Chủ đề Bức tranh của em gái tôi

Văn bản “Bức tranh của em gái tôi” nằm trong chương trình Ngữ văn 6 tập 2. Đây là một văn bản giàu ý nghĩa, dễ tạo sự thích thú cho học sinh. Hocnguvan.vn xin giới thiệu tới thầy cô và các em phần phân tích văn bản Bức tranh của em gái tôi. Hi vọng đây sẽ là tư liệu hữu ích cho thầy cô và các em trong quá trình tìm hiểu văn bản.

I. Tìm hiểu chung

1. Tác giả

– Tạ Duy Anh (1959), quê ở huyện Chương Mĩ, tỉnh Hà Tây.

2. Tác phẩm

a. Xuất xứ tác phẩm

Bức tranh của em gái tôi là truyện ngắn đạt giải nhì trong cuộc thi viết “Tương lai vẫy gọi” của báo Thiếu niên tiền phong.

b. Ngôi kể: Ngôi thứ nhất (người anh)

– Tác dụng: Giúp đi sâu tái hiện những suy nghĩ, tâm trạng của người anh.

– Nhân vật chính: người anh. Bởi lẽ tác giả muốn thể hiện chủ đề ăn năn, hối hận để khắc phục tính ghen ghét, đố kị là chính à truyện tập trung khắc họa diễn biến tâm trạng của người anh.

c. Ý nghĩa nhan đề: Bức tranh của em gái tôi

+ Cuối truyện bức tranh mới xuất hiện à gây tò mò, thôi thúc người đọc tìm hiểu

+ Chất chứa trong đó tình cảm trìu mến, yêu thương của anh dành cho em gái và bức tranh (giàu tình cảm, gợi mở nhiều điều hơn nhan đề “Bức tranh của tôi”)

II. Trọng tâm kiến thức

1. Diễn biến tâm trạng của nhân vật người anh

– Trước khi phát hiện ra tài năng của em:

+ Anh gọi em là Mèo

+ Hay quát mắng em vì em hay nghịch ngợm

=> Thấp thoáng dáng vẻ của một người anh, hay tỏ vẻ mình lớn hơn nhưng cũng có chút gì đó yêu thương và chiều chuộng em mình.

– Khi tài năng của em được phát hiện:

+ Trong khi mọi người xúc động, mừng rỡ, ngạc nhiên thì người anh lại không vui. Bởi lẽ:

++ Anh cảm thấy mình bất tài nên bị đẩy ra ngoài => buồn bã, tủi thân.

++ Từ một người đứng ở trên, người anh cảm thấy vị trí của mình như bị hạ thấp => anh ghen tị với em

=> Đó là diễn biến tâm lí rất phù hợp, dễ hiểu. Cái đáng trách của người anh là: không điều chỉnh được tâm trạng của mình; để cho lòng ích kỉ và sự ghen tị lấn át tâm hồn mình => trở nên gắt gỏng với em, không còn thân và yêu thương em như trước nữa.

+ Tâm trạng trên còn được tác giả đẩy lên một mức nữa, cực đoan hơn khi người anh quyết định xem lén tranh của em => thực hiện một hành động mà chính bản thân mình coi khinh chỉ vì tò mò, đố kị.

=> Tiếng thở dài của người anh xuất phát từ sự tự ti, sự buồn bã, bất lực => người ai vừa đáng trách lại vừa đáng thương.

+ Người anh tự gieo vào đầu mình những ý nghĩ không tốt: trước kia, khuôn mặt của em khiến anh thấy ngộ nghĩnh => bây giờ: cảm thấy như đang chọc tức mình.

– Khi người em đi tham dự trại thi vẽ và đoạt giải:

+ Anh là người duy nhất trong nhà không vui

+ Tránh né cái ôm của em

+ Miễn cưỡng đi nhận giải cùng

– Khi đứng trước bức tranh vẽ mình:

+ Người anh ngỡ ngàng không nhận ra mình trong bức tranh, bởi lẽ: hình ảnh người anh trong bức tranh quá đẹp, với vẻ đẹp trong sáng, hồn nhiên của tuổi thơ. => Có thể không phải người anh không nhận ra mình, mà là không dám nhận hình ảnh đẹp đẽ đó là mình.

+ Khi nghe câu hỏi của mẹ, người anh có rất nhiều những cung bậc cảm xúc khác nhau:

++ giật sững người, ngỡ ngàng: vì không tin đó là bức tranh vẽ về mình

++ hãnh diện: vì mình trong mắt em thật đẹp, được nhiều người chiêm ngưỡng

++ xấu hổ vì mình đã ghen tị, đố kị với em, không xứng đáng với hình ảnh đẹp đẽ trong lòng em.

=> Câu nói thầm trong trí nhớ của anh thể hiện sự hối hận chân thành, sự ăn năn, tự nhận thức về bản thân và tâm hồn nhân hậu của em. Tình yêu thương, lòng nhân hậu có thể cảm hóa được con người.

=> Hình ảnh người anh trong câu chuyện, chúng ta có thể bắt gặp ở mọi nơi trong cuộc sống, trong chính bản thân mình. Bởi ai cũng có lòng đố kị, có sự ích kỉ, ghen tị. Nhưng đừng để điều đó điều khiển hành vi và cuộc sống của mình. Người anh vừa đáng trách, lại vừa đáng thương. Nhưng chắc chắn bằng tình yêu thương và lòng nhân hậu của em, anh sẽ trở về với bản tính tốt đẹp vốn có.

2. Nhân vật người em

– Hình ảnh Mèo được hiện lên rất rõ qua cái nhìn, suy nghĩ và cảm nhận của người anh:

+ Một cô bé tinh nghịch, đáng yêu, thông minh

+ Yêu thích và có tài năng hội họa.

+ Hồn nhiên, trong sáng, ngây thơ

– Bức tranh về người anh đã làm nổi bật phẩm chất của cô bé: yêu thương, bao dung và nhân hậu.

=> Cô bé như một tấm gương để người anh soi vào và tự hoàn thiện bản thân mình.

III. Tổng kết

1. Nội dung

Qua câu chuyện về người anh và cô em gái có tài năng hội họa, truyện “Bức tranh của em gái tôi” cho thấy: Tình cảm trong sáng, hồn nhiên và lòng nhân hậu của người em gái đã giúp cho người anh nhận ra phần hạn chế ở chính mình

2. Nghệ thuật

– Ngôi kể thứ nhất tự nhiên, chân thật

– Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế, sắc sảo

Hãy nêu chủ đề của tác phẩm “Bức tranh của em gái tôi”

Các câu hỏi tương tự

Em hãy giải thích ý nghĩa nhan đề của tác phẩm “Bức tranh của em gái tôi”.

Câu 1: Hãy nêu chủ đề của tác phẩm Bức tranh của em gái tôi

Câu 2 :

a, Nhân vật chính trong truyện là ai? Vì sao em lại cho đó là nhân vật chính?

b, Truyện được kể theo lời của nhân vật nào? Việc lựa chọn vai kể như vậy có tác dụng gì?

Câu 3: Đọc kĩ lại truyện, chú ý đến tâm trạng của người anh và cho biết:

a, Diễn biến tâm trạng của nhân vật người anh qua các thời điểm: từ trước cho đến lúc thấy em gái tự chế màu vẽ, khi tài năng hội họa ở em gái được phát hiện, khi lén xem những bức tranh em gái đã vẽ và khi đứng trước bức tranh được giải nhất của em gái trong phòng trưng bày.

b, Vì sao khi tài năng hội họa ở em gái mình được phát hiện, người anh lại có tâm trạng không thể thân với em gái như trước kia được nữa?

c, Giải thích tâm trạng của người anh khi đứng trước bức tranh "anh trai tôi" của em gái: Thoạt tiên là sự ngỡ ngàng, rồi đến hãnh diện, sau đó là xấu hổ.

Câu 4: Em hiểu ntn về đoạn kết của truyện "Tôi không trả lời mẹ... lòng nhân hậu của em con đấy"? Qua đó, em có cảm nghĩ gì về nhân vật người anh?

Câu 5: Em có cảm nhận gì về nhân vật cô em gái trong truyện? Điều gì khiến em cảm mến nhất ở nhân vật này (tài năng, sự hồn nhiên, lòng độ lượng, nhân hậu,...)?

Câu 6: Vì sao truyện lại được đặt tên là Bức tranh của em gái tôi?

Câu 7: Lòng ghen ghét, đố kị có phải là thói xấu phổ biến của con người không hay chỉ là của riêng nhân vật người anh trong tác phẩm này? Lấy một số ví dụ trong thực tế mà em biết hoặc được nghe kể lại.

Luyện nói về quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả

Câu 1: Từ truyện Bức tranh của em gái tôi, hãy lập dàn ý theo hai câu hỏi sau:

a, Theo em, Kiều Phương là người như thế nào? Từ các chi tiết về nhân vật này trong truyện, hãy miêu tả lại hình ảnh của Kiều Phương theo tưởng tượng của em.

b, Anh của Kiều Phương là người như thế nào? Hình ảnh người anh trong bức tranh với người anh thực của Kiều Phương có khác nhau không?

Câu 2:Lập dàn ý cho bài văn miêu tả một đêm trăng nơi em ở theo gợi ý sau đây:

- Đó là một đêm trăng như thế nào?

- Đêm trăng đó có gì đặc sắc, tiêu biểu: bầu trời, đêm, vầng trăng, cây cối, nhà cửa, đường làng, ngõ phố, ánh trăng...?

- Để miêu tả cho các bạn thấy một đêm trăng đẹp, em sẽ so sánh những hình ảnh trên như thế nào?

Câu 3: Lập dàn ý cho một bài văn miêu tả quang cảnh chợ hoa ngày Tết?

Vượt  thác (Võ Quảng)

Câu 1: Căn cứ vào tên bài văn để xác định chủ đề? Đoạn nào trong bài văn tập trung thể hiện chủ đề này? Các đoạn khác có vai trò gì trong việc thể hiện chủ đề?

Câu 2: Cảnh dòng sông và hai bên bờ qua sự miêu tả ở trong bài đã đổi thay như thế nào theo từng chặng đường của con thuyền? Theo em, vị trí quan sát để miêu tả của người kể chuyện trong bài này là ở chỗ nào? Vị trí quan sát ấy có thích hợp không? Vì sao?

Câu 3: Cảnh con thuyền vượt thác đã được miêu tả như thế nào? Hãy tìm những chi tiết miêu tả ngoại hình, hành động của nhân vật dượng Hương Thư trong cuộc vượt thác. Những cách so sánh nào đã được sử dụng?

Nêu ý nghĩa của hình ảnh so sánh dượng Hương Thư giống như "một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh".

Câu 4: Ở đoạn đầu và đoạn cuối của bài có hai hình ảnh miêu tả những cây cổ thụ trên bờ sông. Em hãy chỉ ra hai hình ảnh ấy và cho biết tác giả đã sử dụng cách chuyển nghĩa nào ở mỗi hình ảnh. Nêu ý nghĩa của từng trường hợp.

Câu 5: Qua bài văn, em cảm nhận như thế nào về hình ảnh con người và thiên nhiên được miêu tả trong bài?

Câu 6: Hai bài Sông nước Cà Mau và Vượt thác đều miêu tả cảnh sông nước. Em hãy nêu những nét đặc sắc của phong cảnh thiên nhiên được miêu tả ở mỗi bài và nghệ thuật miêu tả của mỗi tác giả.

Câu 7: Hãy viết cảm tưởng của em khi đọc đoạn thơ của Tố Hữu trong phần Đọc thêm – SGK Ngữ văn 6-Tập 2?

So sánh (Tiếp theo)

Câu 1: Tìm một số từ chuyên dùng trong so sánh ngang bằng và so sánh không ngang bằng

Câu 2: Hãy nêu những câu văn có sử dụng phép so sánh trong bài Vượt thác. Em thích hình ảnh so sánh nào? Vì sao?

Câu 3: Dựa theo bài Vượt thác, hãy viết một đoạn văn từ ba đến năm câu tả dượng Hương thư đưa thuyền vượt qua thác dữ; trong đoạn văn có sử dụng cả hai kiểu so sánh được giới thiệu.

Câu 4: Tìm và phân loại các phép so sánh trong các câu sau:

Phép so sánh

Kiểu so sánh

a

Cờ như mắt mở thức thâu canh

Như lửa đốt hoài trên chót đỉnh

b

Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn

c

Rắn như thép, vững như đồng

Cao như núi, dài như sông

Chí ta lớn như biển Đông trước mặt

d

Đẹp như hoa hồng

Cứng hơn sắt thép

Câu 5: Viết một đoạn văn ngắn về đề tài tự chọn có sử dụng cả so sánh ngang bằng và so sánh không ngang bằng.

MỌI NGƯỜI GIẢI GIÚP MÌNH NHA MÌNH ĐĂNG CẦN GẤP LẮM 10H PHẢI NỘP RÙI