Chủ tịch nước trần đại quang vắng mặt bao lâu

Chủ tịch nước Trần Đại Quang qua đời sáng ngày 21/9, để lại một khoảng trống quyền lực trong bộ máy nhà nước.

Người ngay lập tức được nắm quyền Chủ tịch nước là Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh, một gương mặt không thực sự quen thuộc với công chúng.

Điều 93 của Hiến pháp quy định: “Khi Chủ tịch nước không làm việc được trong thời gian dài thì Phó Chủ tịch nước giữ quyền Chủ tịch nước. Trong trường hợp khuyết Chủ tịch nước thì Phó Chủ tịch nước giữ quyền Chủ tịch nước cho đến khi Quốc hội bầu ra Chủ tịch nước mới.”

Bà Thịnh được Quốc hội bầu vào vị trí Phó Chủ tịch nước ngày 8/4/2016. Người tiền nhiệm của bà, ông Trần Đại Quang, được bầu làm Chủ tịch nước trước đó sáu ngày, trong một kỳ họp thay đổi nhân sự cấp cao bất thường, diễn ra ngay trước thềm cuộc bầu cử Quốc hội vào cuối tháng 5/2016.

Theo website của Văn phòng Chủ tịch nước, bà Đặng Thị Ngọc Thịnh sinh năm 1959, quê ở tỉnh Quảng Nam. Bà hiện kiêm nhiệm đại biểu Quốc hội tỉnh Vĩnh Long và là Phó Chủ tịch thứ nhất Hội đồng Thi đua khen thưởng Trung ương.

Hồ sơ đại biểu Quốc hội cho thấy bà có bằng Thạc sĩ Xây dựng Đảng, bằng Cử nhân Luật, và bằng Cử nhân Lịch sử.

Bà gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 19/11/1979 và hiện là một trong số 178 ủy viên chính thức của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, cơ quan quyền lực bậc nhất của tổ chức này.

Như vậy, bà Thịnh nhiều khả năng sẽ được giữ chức Chủ tịch nước từ nay cho đến kỳ họp Quốc hội tiếp theo, khai mạc vào ngày 22/10. Khi đó, nếu không có sự biến gì quá bất thường, Quốc hội sẽ tiến hành bầu Chủ tịch nước mới trong số các đại biểu Quốc hội.

Mặc dù về lý thuyết, bất kỳ đại biểu Quốc hội nào cũng có cơ hội trở thành Chủ tịch nước, nhưng xưa nay, vị trí này luôn do một Uỷ viên Bộ Chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam nắm giữ.

Chủ tịch nước trần đại quang vắng mặt bao lâu

Danh sách Uỷ viên Bộ Chính trị. Lưu ý: ông Đinh La Thăng đã bị cách chức và ông Trần Đại Quang đã qua đời. Ảnh: Báo Mới.

Bà Thịnh hiện chỉ là Uỷ viên Trung ương, không phải Uỷ viên Bộ Chính trị. Trừ trường hợp Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp và đưa bà vào Bộ Chính trị, thì bà gần như không có khả năng nào được bầu làm Chủ tịch nước.

Thông thường, Ban Chấp hành Trung ương Đảng sẽ họp trước mỗi kỳ họp Quốc hội hoặc họp bất thường. Chúng ta có thể chờ đến hội nghị trung ương đó để có thể phán đoán chính xác hơn ai sẽ là Chủ tịch nước tiếp theo.

Tuy nhiên, nếu thành phần Bộ Chính trị không có gì thay đổi từ nay đến kỳ họp Quốc hội vào tháng 10 thì chúng ta có thể khoanh vùng các ứng cử viên trong số các Uỷ viên Bộ Chính trị hiện nay, bao gồm: Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Xuân Phúc, Nguyễn Thị Kim Ngân, Trần Quốc Vượng, Đinh Thế Huynh, Tòng Thị Phóng, Trương Hoà Bình, Vương Đình Huệ, Phạm Bình Minh, Phạm Minh Chính, Võ Văn Thưởng, Trương Thị Mai, Nguyễn Văn Bình, Ngô Xuân Lịch, Tô Lâm, Hoàng Trung Hải, và Nguyễn Thiện Nhân.

Tất cả các Uỷ viên Bộ Chính trị đều là đại biểu Quốc hội, thoả mãn điều kiện hiến định về tiêu chuẩn được bầu làm Chủ tịch nước. Tuy nhiên, chúng ta gần như có thể loại trừ ông Đinh Thế Huynh do ông này vắng bóng trên chính trường từ lâu và đã hai năm nay không họp Quốc hội.

Một khả năng có thể xảy ra là Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng sẽ được bầu làm Chủ tịch nước, chính thức nhất thể hoá hai chức danh đứng đầu đảng và đứng đầu nhà nước theo mô hình Trung Quốc.

Tham dự buổi tiếp xúc có ông Phan Nguyễn Như Khuê, Phó trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH TP.HCM; thiếu tướng Ngô Tuấn Nghĩa, Chính ủy Bộ tư lệnh TP.HCM và ông Lâm Đình Thắng, Phó bí thư Quận ủy Bình Thạnh.

Ngay trước khi chương trình tiếp xúc bắt đầu, ông Khuê lý giải với cử tri về việc vắng mặt của Chủ tịch nước Trần Đại Quang. Theo lịch, hiện Chủ tịch nước bận công tác nước ngoài và chuẩn bị cho Hội nghị TƯ 7 sắp diễn ra nên Chủ tịch nước đã báo cáo xin phép vắng mặt.

Buổi tiếp xúc đã nhận rất nhiều ý kiến phản ánh, tâm tư nguyện vọng của đông đảo cử tri gửi đến Quốc hội.

Cử tri Lâm Ngọc Mạnh (Q.3) cho rằng lòng dân đang rất tin tưởng trước sự chỉ đạo quyết liệt của Đảng và Chính phủ trong các vụ án tham nhũng. Tuy nhiên, cần đẩy mạnh công tác phòng tham nhũng để kịp thời ngăn chặn trước khi tham nhũng bùng phát.

Cử tri Bùi Ngọc Thuỷ (Q.4) đề nghị cần làm rõ việc nhiều người nhân danh "Hội thánh Đức chúa trời" để lôi kéo học sinh, sinh viên bỏ học và đi theo, từ bỏ gia đình.

Chủ tịch nước trần đại quang vắng mặt bao lâu

Ông Phan Nguyễn Như Khuê trả lời ý kiến cử tri

Ảnh: Đình Quân

 Cử tri Nguyễn Thị Thạch Thảo (Q.4) cho biết cảm thấy rất xót xa khi ngày càng có nhiều vụ y, bác sĩ bị hành hung. Nhiều bộ phim có hình ảnh y bác sĩ với nội dung phản cảm như "bác sĩ hạ độc"... gây ảnh hưởng đến hình ảnh của những người làm công tác khám chữa bệnh. Cần kiểm duyệt kỹ các bộ phim hay tác phẩm hài để bảo vệ hình ảnh của người thầy thuốc.

Đại diện tổ tiếp xúc, ông Phan Nguyễn Như Khuê ghi nhận những ý kiến của cử tri. Về công tác phòng chống tham nhũng, ông Khuê khẳng định chưa lúc nào phòng chống tham nhũng được quan tâm như thế này.

“Chính phủ xác định liêm chính kiến tạo, dứt khoát xử lý tham nhũng. Một vài vụ tham nhũng bị đưa ra xét xử vừa qua tuy có đau lòng nhưng cần phải làm. Đảng có những bước đi và hành động cụ thể trong phòng chống tham nhũng”, ông Khuê nhấn mạnh.

Tin liên quan

Trong lúc dư luận còn đang đồn đoán về sự vắng mặt lâu ngày của ông Đinh Thế Huynh thường Trực Ban Bí thư – nhân vật số 5 trong đảng CSVN, thì người ta càng ngạc nhiên trước sự biến mất đầy bí ẩn của Chủ tịch Nước Trần Đại Quang.

Điều đáng nói ở đây là cũng như ông Đinh Thế Huynh, Chủ tịch Nước Trần Đại Quang cũng là một ứng cử viên chức vụ TBT trong Đại hội giữa kỳ Đảng CSVN sẽ diễn ra vào giữa năm 2018. Điều đó không khiến nhiều người đặt câu hỏi, tại sao lại có sự trùng hợp hình như có chủ ý kỳ lạ như thế?

Lần xuất hiện công khai cuối cùng của ông Trần Đại Quang là ngày 25 tháng 7, khi ông gặp Nikolai Patrushev, thư ký của hội đồng an ninh Nga. Và kể từ đó Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã không thấy xuất hiện trong các sự kiện quan trọng..

Lâu nay, trong một môi trường chính trị thiếu minh bạch như ở Việt Nam, sự vắng mặt của các quan chức cao cấp đã trở thành đất sống của những tin đồn thổi. Và bất kể những tin đồn, kể cả là ác ý song người dân vẫn thích được biết và họ sẵn sang tin đó là điều có thật. Một phần cũng bởi truyền thông nhà nước đa phần là nói láo theo định hướng.

Dù rằng ông Trần Đại Quang vẫn xuất hiện trong các sự kiện qua các hình ảnh tư liệu cũ khiến người dân không tránh khỏi sự hoài nghi.

Vì thế sự vắng mặt của Chủ tịch Nước Trần Đại Quang đã khiến người ta suy diễn dưới nhiều tin đồn khác nhau: Nhà báo Huy Đức nguồn thạo tin từ TBT Nguyễn Phú Trọng cho rằng, ông Trần Đại Quang bị ung thư và được gia đình đưa sang Nhật bản điều trị. Tin này trùng hợp với nguồn tin của GS Phạm Gia Khải, trưởng Ban bảo vệ sức khỏe TW nói với BBC. Đồng thời GS. Phạm Gia Khải còn khẳng định Ban bảo vệ sức khỏe TW không có người đi cùng.

Tuy vậy, khác với nhận xét của của GS. Khải cố vấn chăm sóc sức khỏe cho cán bộ cấp cao đã cho rằng Chủ tịch Trần Đại Quang sang Nhật trị bệnh, tác giả Atsushi Tomiyama, nhà bình luận chính trị của nhật báo Nikkei của Nhật Bản cho rằng, "Việc không có chỉ dấu nào cho thấy ông Quang đang ở ngoài Việt Nam có nghĩa là có thể ông vẫn đang ở trong nước, và điều này khiến việc ông vắng mặt lại càng thêm khác thường,". Tuy nhiên phát biểu của Trưởng Ban bảo vệ sức khỏe TW - GS Phạm Gia Khải không mấy thuyết phục vì GS. Khải nổi tiếng với các phát ngôn không chính xác. Điển hình là các phát biểu về tình hình sức khỏe của ông Nguyễn Bá Thanh và Đại tướng Phùng Quang Thanh trong các scandal “lãnh đạo cao cấp biến mất bí ẩn” những năm trước. Sự khác biệt đó cũng khiến người ta hoài nghi, không biết ông Trần Đại Quang có sang Nhật chữa bệnh như Osin tung tin hay không?

Cũng có các tin đồn nói rằng, ông Trần Đại Quang đã bị quản thúc lập tức ngay sau khi Tổng cục Tình Báo Bộ Quốc phòng (TC2) của tướng Nguyễn Chí Vịnh tổ chức thành công vụ bắt cóc nghi can Trịnh Xuân Thanh tại Berlin và Trịnh Xuân Thanh đã khai hết đường dây tổ chức đưa Trịnh Xuân Thanh đào tẩu. Song tin đồn này tỏ ra là không có cơ sở, vì một nhân vật cấp cao như Trần Đại Quang với vô vàn đệ tử không bao giờ Chủ tịch Nước Trần Đại Quang cho phép mình tham gia vào những trò dại dột như thế.

Nguồn tin trong nội bộ lãnh đạo Việt Nam rò rỉ cho biết, ông Trần Đại Quang mắc bệnh nặng do nghi bị bệnh ung thư và được đưa sang Nhật là chuyện không có thật, đây là một tin giả được tay chân của ông Trần Đại Quang tung ra nhằm đánh lạc hướng của dư luận, mà nhà báo Huy Đức cũng là nạn nhân của tin giả đó.

Cũng như tin sẽ bắt ông Trùm Bắc Hà cũng là tin mà Huy Đức đưa ra là thất thiệt. Một trùm an ninh cỡ Đại tướng công An Trần Đại Quang, thì không thể đi chữa bệnh như cỡ chủ tịch xã Nguyễn Bá Thanh hay anh nhà quên Vĩnh Phúc Phùng Quang Thanh. Huy Đức chỉ đưa tin duy nhất đúng là sự xuất hiện của Trịnh Xuân Thanh đã bị đưa về Việt nam, cũng vì đơn vị bắt TXT là TC2 của tướng Nguyễn Chí Vịnh dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Nguyễn Phú Trọng. Và điều Huy Đức công bố cũng đang trở thành tai họa cho ông Tổng Bí thư, mà ông này có thể đối mặt với lệnh truy nã quốc tế của Europol theo đề nghị của Chính phủ CHLB Đức.

Chỉ có việc ông Trần Đại Quang sau khi chữa bệnh ổn định và được gia đình đưa ra Phú Quốc dưỡng bệnh theo lời mời của ông Ba Dũng, cũng giống như trường hợp ông Đinh Thế Huynh không phải là tin đồn nhảm.

Một nguồn tin khả tín cho biết, ông Trần Đại Quang đã lâm bệnh tương đối nặng ngay khi đặt chân đến CHLB Nga trong dịp Chủ tịch Nước Trần Đại Quang thăm chính thức Liên bang Nga ngày 28/6 - 1/7/2017. Khi đó ông Trần Đại Quang bị viêm phổi cấp và sức khỏe giảm sút rõ rệt và lập tức được các bác sĩ hàng đầu của Nga kết hợp với các nhân viên Y tế VN khám và chữa trị.

Tin cho biết, phải rất cố gắng bằng mọi cách cả 2 nước mới có thể chụp được một số hình ảnh mang tính tượng tượng trưng để gửi cho báo chí về cuộc gặp cấp cao của Chủ tịch Nước Trần Đại Quang và các quan chức Nga, đặc biệt là với Tổng thống Nga V. Putin. Khi sức khỏe có phần hồi phục, Chủ tịch Nước Trần Đại Quang đã trở về nước tiếp tục công tác. Cho đến ngày 25/7/2017, sau khi tiếp ông Nikolai Patrushev, thư ký của Hội đồng An ninh Nga, và cũng là thời điểm sau khi nghi can Trịnh Xuân Thanh bị bắt giữ, thì bệnh tình của ông Trần Đại Quang trở nên nghiêm trọng hơn. Kể từ đó Chủ tịch Nước Trần Đại Quang đã không thấy xuất hiện trong các sự kiện quan trọng. Nguồn tin cho biết thêm, theo yêu cầu của cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, ông Quang đã bí mật đi vào Phú Quốc để nghỉ ngơi và điều trị bệnh phổi tại đây.

Tất cả các thông tin về sức khỏe của Chủ tịch Nước Trần Đại Quang có được báo cáo với Ban Bảo vệ Sức khỏe TW của BS Phạm Gia Khải là thông tin giả. Điều này trùng khớp với sự xác nhận của cơ quan tình báo Nhật bản, như nhật báo Nikei gần đây đưa tin cho biết, Chủ tịch Nước Trần Đại Quang không hề sang Nhật bản như tin rò rỉ của nhà báo Huy Đức và GS Phạm Gia Khải. Nhà báo Huy Đức, là người đã đưa tin “Đại tướng Trần Đại Quang đi chữa bệnh từ tối 25-7-2017” vào ngày 10/8/2017, đồng thời nói rõ nơi chữa bệnh là Nhật; ngay sau khi Chủ tịch Nước Trần Đại Quang tái hiện ngày 28/8/2017, thì nhà báo này đã có bình luận rằng, “Sau một tháng 3 ngày, người Nhật biết nhiều hơn chúng ta”.

Đây là một thông tin giả được tung ra với mục đích chính trị. Điều đó chứng tỏ việc bảo vệ sức khỏe của các cán bộ lãnh đạo cao cấp Đảng CSVN được giữ bí mật tuyệt đối, và cũng là lý do vì sao cả 2 ông Đinh Thế Huynh và Trần Đại Quang đều chọn Phú Quốc là điểm dưỡng bệnh.

* Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á châu Tự do RFA