Chúa giesu có bao nhiêu môn đệ năm 2024

Trong những ngày ấy, Đức Giêsu đi ra núi cầu nguyện, và Người đã thức suốt đêm cầu nguyện cùng Thiên Chúa. Đến sáng, Người kêu các môn đệ lại, chọn lấy mười hai ông và gọi là Tông Đồ.

12 Tông đồ đó là các ông:

  • ông Simon mà Đức Giêsu gọi là Phêrô
  • ông Anrê, anh của ông Simon
  • ông Giacôbê
  • ông Gioan
  • ông Philípphê
  • ông Batôlômêô
  • ông Matthêu
  • ông Tôma
  • ông Giacôbê con ông Anphê
  • Simon biệt danh là Quá khích
  • Giuđa con ông Giacôbê
  • Giuđa Ítcariốt, người đã trở thành kẻ phản bội

Tên 12 Thánh Tông đồ trên được trích từ Tin mừng theo Thánh Luca (Lc 6, 12-16).

Thêm vào đó, còn phải kể đến 3 Tông đồ nữa:

  • Ông Mátthia, người được các Tông đồ lựa chọn thay thế Giuđa kẻ phản bội
  • Ông Phaolô Tông đồ dân ngoại, được Chúa Giêsu Phục sinh lựa chọn
  • Bà Maria Mađalêna – Tông đồ của các Tông đồ

Dưới đây là những thông tin về từng người trong số các tông đồ của Chúa Giêsu.

12 Tông đồ

Chúa giesu có bao nhiêu môn đệ năm 2024
Đức Chúa Thánh Thần hiện xuống trên các Thánh Tông đồ. (Adriaen Van der Werff, in 1711)

Thánh Phêrô (Simon)

Ông Phêrô chối bỏ Đức Giêsu ba lần vào đêm Người bị bắt, “trước khi gà gáy hai lần”, đúng như lời Đức Giêsu đã báo trước (Mc 14,30). Tuy nhiên, sau lần chối từ đau thương này, Chúa Giêsu đã tha thứ cho Phêrô và cắt đặt ông làm người đứng đầu Giáo hội trên trần gian. Tại biển hồ Tibêria, khi Chúa Giêsu Phục sinh hiện ra với các tông đồ, Người đã hỏi ông Phêrô ba lần: “Này anh Simon, con ông Gioan, anh có mến Thầy không?”. Ông Phêrô đều đáp: “Thưa Thầy có, Thấy biết con yêu mến Thầy”. Và Người đã nói với ông Phêrô: “Hãy chăn dắt chiên của Thầy” (Ga 21,16).

Thánh Phêrô trở thành thủ lãnh trong số 12 Thánh tông đồ. Nhờ ơn Thánh Thần, Thánh Phêrô là người đầu tiên rao giảng Tin mừng cho người Do Thái. Bất cứ nơi nào trong Tân ước kể tên 12 môn đệ đầu tiên, Phêrô luôn được nêu tên đầu tiên.

Thánh Phaolô

Mặc dù không nằm trong số 12 Thánh Tông đồ đầu tiên, nhưng Thánh Phaolô được Đức Giêsu Phục sinh chọn là “lợi khí Ta chọn để mang danh Ta đến trước mặt các dân ngoại, các vua chúa và con cái Ítraen” (Cv 9,15).

Ông Phaolô (còn được gọi là Saulô) là một trong những người thù ghét Kitô giáo cực đoan nhất vào thời của ngài. Phaolô là người chứng kiến và ủng hộ việc ném đá thánh Stêphanô. Ông đã rất nhiệt thành đi lùng bắt các Kitô hữu giải về Giêrusalem và nộp họ cho giới cầm quyền Do Thái để bị bách hại.

Trên đường ông Phaolô đang tới Đamát để bắt thêm những người đi theo Đức Kitô, ông đã mặt giáp mặt với Đức Giêsu. Ông trở nên mù lòa và hoán cải, được đưa vào thành Đamát và đến một ngôi nhà ở phố gọi là Phố Thẳng. Tại đây, ông được một môn đệ Chúa Giêsu theo lệnh Người truyền tới chữa lành cho sáng mắt trở lại. Ông Phaolô chịu phép rửa, trở thành Kitô hữu ngay ngày đó.

Từ đó Phaolô trở thành người vĩ đại nhất trong số những người rao giảng Tin mừng, vị Tông đồ dân ngoại. Ông đã thiết lập ít nhất 14 cộng đoàn Kitô hữu và rao giảng cho hàng nghìn người khi đi qua đi lại Trung Đông và vào đến châu Âu trong bốn chuyến truyền giáo khác nhau. Các lá thư gửi đến các cộng đoàn do Thánh Phaolô thiết lập chiếm phần lớn Tân ước.

Chúa giesu có bao nhiêu môn đệ năm 2024
Huy hiệu 12 Thánh Tông đồ (Italia, thế kỷ XVII)

Thánh Tôma

Thánh Tôma được ghi nhớ như là vị tông đồ đã nghi ngờ khi nghe tin Đức Kitô phục sinh hiện ra với các tông đồ khác trong phòng Tiệc ly. Trong số 12 Thánh Tông đồ, Tôma là người không tin cho đến khi ông đặt bàn tay vào lỗ đinh trên tay và vết giáo trên cạnh sườn của Đức Kitô.

Theo thánh Giáo hoàng Grêgôriô Cả, không phải ngẫu nhiên mà Tôma vắng mặt khi Đức Kitô hiện ra với các tông đồ khác: “Với một cách kỳ diệu, lòng thương xót của Thiên Chúa đã an bài cho người môn đệ không tin này, khi chạm vào các vết thương trên thân thể Thầy của mình, sẽ chữa lành vết thương hoài nghi của chúng ta. Sự hoài nghi của Tôma đã tác động đến đức tin của chúng ta nhiều hơn là bởi đức tin của các môn đệ khác.”

“Vì Tôma chạm vào Đức Kitô và bị chinh phục để tin, mọi ngờ vực đều được gạt qua một bên và đức tin của chúng ta được củng cố. Vì vậy, người môn đệ hoài nghi, sau đó cảm nhận được vết thương của Đức Kitô, trở thành nhân chứng cho thực tại phục sinh”.

Thánh Tôma là chứng nhân cho chúng ta, đôi mắt và đôi tay của ngài cũng là đôi mắt, đôi tay của chúng ta, chúng ta không còn nghi ngờ. Đức Kitô đang sống.

Thánh Giacôbê và Gioan, hai anh em con ông Dêbêđê

Hai anh em Giacôbê và Gioan cùng với Phêrô là những tông đồ duy nhất đồng hành với Đức Giêsu trong ba biến cố đặc biệt: con gái ông Giaia sống lại, biến hình trên núi Tabo, tại vườn Giếtsêmani vào đêm trước cuộc khổ nạn.

Theo đó, ba vị được coi là nhóm thân cận, gần gũi nhất với Đức Giêsu trong số 12 Thánh Tông đồ. Giacôbê được biết đến với tên Giacôbê Tiền (tiền có nghĩa là trước), đơn giản chỉ để phân biệt ngài với một tông đồ khác cũng tên Giacôbê, là Giacôbê Hậu.

Giacôbê Tiền là vị tông đồ đầu tiên đổ máu vì Đức Giêsu, khi bị sát hại theo lệnh vua Hêrôđê Agríppa vào năm 44, để làm “đẹp lòng người Do Thái” (Cv 12,3).

Gioan là vị tông đồ duy nhất đứng bên thánh giá khi Đức Giêsu chịu đóng đinh; những người khác đều đã bỏ chạy. Từ thánh giá, Đức Giêsu đã trao Đức Maria, mẹ Ngài cho Gioan chăm sóc, để cho thấy sự gắn kết độc nhất giữa Đức Giêsu và Gioan.

Thánh Philípphê và Batôlômêô

Tại miền Galilê, Đức Giêsu đã kêu gọi Philípphê làm tông đồ. Sau đó Philípphê tìm đến Batôlômêô (còn gọi là Nathanaen) và nói với ông rằng Ðấng mà sách Luật Môsê và các ngôn sứ nói tới, chúng tôi đã gặp: đó là ông Giêsu, con ông Giuse, người Nadarét.

Sau đó ông Batôlômêô đã không tin: “Từ Nadarét, làm sao có cái gì hay được?” (Ga 1,46). Bất chấp sự khước từ này, Philípphê vẫn dẫn Bartôlômêô đến với Đức Giêsu, để ông tự mình kiểm chứng Đức Giêsu.

Khi Chúa Giêsu nói một lời “Trước khi Philípphê gọi anh, lúc anh đang ở dưới cây vả, tôi đã thấy anh rồi” (Ga 1,48), Bartôlômêô liền nhận ra Đức Giêsu là Đấng Mêsia đích thực. Ông nói: “Thưa Thầy, chính Thầy là Con Thiên Chúa, chính Thầy là Vua Ítraen!” (Ga 1,49).

Lời tuyên xưng này không khác gì lời tuyên xưng của Phêrô nhiều tháng sau đó: “Thầy là Đấng Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống” (Mt 16,16).

Thánh Giacôbê Hậu

Giacôbê Hậu là vị thủ lãnh có ảnh hưởng của giáo đoàn Giêrusalem và có tiếng nói quyết định tại Công đồng Giêrusalem (năm 50), nơi các tông đồ quyết định loan truyền giáo huấn của Đức Giêsu cho dân ngoại.

Giacôbê đã ủng hộ ý tưởng không bắt dân ngoại phải trở thành người Do Thái trước khi trở thành Kitô hữu: “Vì vậy, phần tôi, tôi xét là không được gây phiền hà cho những người gốc dân ngoại trở lại với Thiên Chúa” (Cv 15,19).

Giacôbê đã viết một lá thư gửi đến dân ngoại, cơ bản chỉ ra rằng dân ngoại không cần phải giữ tất cả các luật lệ về việc kiêng ăn uống của người Do Thái hoặc phải cắt bì trước khi trở thành Kitô hữu, nhưng trước hết chỉ đòi hỏi những ai đang theo Đức Kitô phải từ bỏ việc cúng tế ngoại giáo.

Những hành động này đã vượt qua trở ngại lớn trong việc hoán cải và làm phép rửa cho những người ở mọi quốc gia, chứ không chỉ cho người Do Thái. Thánh Giacôbê Hậu cũng được xem là tác giả của thư Giacôbê trong Tân ước.

Thánh Mátthêu

Mátthêu là viên thu thuế cho người Rôma đang chiếm đóng ở Galilê, là người duy nhất trong số 12 Tông đồ làm nghề này. Người Do Thái ghét những người thu thuế, vì họ làm việc cho người Rôma và thường gian lận đối với dân chúng. Đức Giêsu thấy Mátthêu (còn gọi là Lêvi) “đang ngồi ở trạm thu thuế. Ngài bảo ông: ‘Anh hãy theo tôi!’ Ông đứng dậy đi theo Người” (Mc 2,14).

Trong mắt người Do Thái, Mátthêu là một kẻ đáng khinh, một kẻ bị ruồng bỏ không hơn gì một tội nhân do công việc thu thuế của ông. Thế nhưng Đức Giêsu, với tình yêu và lòng thương xót chứa chan, đã thấu hiểu tấm lòng Mátthêu. Người đã kêu gọi ông trở thành một trong 12 Thánh Tông đồ.

Mátthêu đã từ bỏ mọi sự để đi theo và tin vào Đức Kitô. Mặc dù không có nhiều chi tiết về thánh Mátthêu, nhưng có bằng chứng cho thấy Thánh nhân đã đi truyền giáo ở Ấn Độ, và trở thành vị Thánh bảo trợ của đất nước này.

Thánh Anrê, Simon, Giuđa và Mátthia

Kinh thánh có ít chi tiết về các ông Anrê, Simon, Giuđa và Mátthia. Tuy nhiên, mỗi người đều theo Đức Kitô và đi giảng dạy Tin mừng.

Ông Anrê thuộc nhóm tông đồ được chọn đầu tiên và là người trước tiên gọi Đức Giêsu là Đấng Mêsia; do đó, ngài rất gắn bó với Đức Giêsu.

Ông Simon có thể là thành viên của một nhóm Do Thái gọi là nhóm Nhiệt thành, những người kiên quyết với đức tin Do Thái giáo và ghét người Rôma. Đức Giêsu đã chinh phục được Simon, và vị tông đồ này đã chuyển lòng nhiệt thành và sức lực của ngài vào sứ điệp của Đức Kitô.

Trong Tin mừng theo thánh Mátthêu và Máccô, ông Giuđa được gọi là Tađêô, và theo thánh Luca thì được gọi là Giuđa. Thánh Gioan cũng gọi ông là Giuđa trong Bữa Tiệc ly.

Ông Mátthia được chọn để thay thế Giuđa trong số 12 Tông đồ, kẻ phản bội (Cv 1,15–26). Trong khi các tông đồ ở Giêrusalem chờ đợi Chúa Thánh Thần ngự xuống, ông Phêrô trong tư cách lãnh đạo có thể đã chọn được người thay thế. Tuy thế, ông Phêrô đã để cho các Tông đồ lựa chọn.

Ông Phêrô đưa ra chỉ dẫn rằng bất cứ ai được chọn phải thuộc nhóm những người đã đi theo Đức Kitô kể từ khi Người chịu phép rửa và phải làm chứng rằng Đức Kitô đã phục sinh.

Có hai người được đề cử là Basaba và Mátthia. Cuối cùng ông Mátthia được chọn qua việc rút thăm. Từ đây, Tân ước không nói gì thêm về Mátthia.

Ông Giuđa Ítcariốt

Giống như một số người trong nhóm 12 tông đồ, chúng ta không biết Giuđa được chọn khi nào. Ông là người giữ túi tiền của nhóm, phụ trách về tiền bạc. Ông Giuđa đã thông đồng với các thượng tế mà phản bội Đức Giêsu để lấy 30 đồng bạc.

Trong Bữa Tiệc ly, Đức Giêsu biết dự tính của Giuđa, và sau khi rửa chân cho các Tông đồ, kể cả Giuđa, Người tiết lộ có người sẽ phản bội. Người đã xác định đó là Giuđa, khi nói: “Anh làm gì thì làm mau đi!” (Ga 13,27).

Ngay trong đêm hôm đó, Giuđa dẫn một toán quân đến và đã chỉ điểm Đức Giêsu là thủ lĩnh của nhóm. Sau khi Đức Giêsu bị bắt, Giuđa cố trả lại tiền nhưng người Do Thái từ chối, nên ông đã “ra đi thắt cổ” (Mt 27,5).

Thánh Maria Mađalêna – Tông đồ của các Tông đồ

Vào tháng 7 năm 2016, Đức Giáo hoàng Phanxicô đã nâng ngày lễ nhớ hàng năm của Thánh nữ Maria Mađalêna lên bậc lễ kính, cùng bậc lễ với các Thánh Tông đồ. Ngoài Đức Mẹ, ngài là người phụ nữ duy nhất được Giáo hội tôn kính như thế.

Bộ Phụng tự và Kỷ luật Bí tích đã ra huấn thị nói rằng: “Thật là hợp lý để ngày lễ Thánh Mađalêna có cùng bậc lễ với các Thánh Tông đồ trong lịch phụng vụ chung của Rôma, cũng như để nhấn mạnh sứ vụ đặc biệt của người phụ nữ này như một tấm gương và hình mẫu cho các phụ nữ trong Giáo hội”.

Như các tông đồ, Maria Mađalêna thể hiện lòng yêu mến và dấn thân theo Chúa. Bà và những phụ nữ khác đi khắp Galilê với Đức Giêsu và “lấy của cải mình mà giúp đỡ Đức Giêsu và các môn đệ” (Lc 8,3).

Bà theo Đức Giêsu lên Giêrusalem, và đã hiện diện lúc Chúa chịu đóng đinh, cùng với Gioan, chứ không bỏ trốn như các tông đồ khác.

Vào buổi sáng phục sinh đầu tiên Tin mừng thuật lại là Đức Giêsu đã gặp bà trước tiên. Người sai bà đến với các tông đồ. Bà đã nói với họ “Tôi đã thấy Chúa” (Ga 20,18). Bà chính là người đầu tiên loan báo Tin Mừng Đức Kitô Phục sinh. Các Tông đồ sau đó đã loan báo Tin Mừng cho cả thế giới này. Vì vậy, tuy không nằm trong số 12 Tông đồ, bà lại được gọi là Tông đồ của các Tông đồ.

Chưa có bao nhiêu món đồ?

Các nhân vật nòng cốt của việc rao giảng ơn cứu độ là Chúa Giêsu, nhóm 12 tông đồ và 72 môn đệ.

Chưa có bao nhiêu tông đồ?

Mười hai Sứ đồ (Hi văn "απόστολος" apostolos, có nghĩa là "người được sai phái", "sứ giả"), còn được gọi là Mười hai Tông đồ hoặc Mười hai Thánh Tông đồ, Mười hai Thánh đồ là những người Do Thái xứ Galilee (10 vị có tên bằng tiếng Aram, 4 vị có tên bằng tiếng Hy Lạp) được tuyển chọn trong số các môn đệ, rồi được Chúa ...

12 tông đồ của Chúa Giêsu tên là gì?

Các tông đồ gồm: Phêrô, Anrê, Giacôbê Tiền, Gioan, Philípphê, Batôlômêô (Nathanaen), Tôma, Mátthêu (Lêvi), Giacôbê Hậu, Giuđa (Tađêô), Simon và Giuđa, cộng thêm Mátthia và Phaolô là hai vị không thuộc nhóm Mười hai.

12 tông đồ ai phản bội?

Trong Tin mừng theo thánh Mátthêu và Máccô, ông Giuđa được gọi là Tađêô, và theo thánh Luca thì được gọi là Giuđa. Thánh Gioan cũng gọi ông là Giuđa trong Bữa Tiệc ly. Ông Mátthia được chọn để thay thế Giuđa trong số 12 Tông đồ, kẻ phản bội (Cv 1,15–26).