Chức năng tiền tệ là gì năm 2024

Các chức năng của tiền tệ bao gồm làm thước đo giá trị, làm phương tiện lưu thông, phương tiện cất giữ, phương tiện thanh toán và là tiền tệ thế giới. Với mỗi chức năng, tiền tệ đều giữ vai trò quan trọng đối với sự vận hành của nền kinh tế.

1. Là thước đo giá trị

Chức năng đầu tiên thường thấy nhất của tiền tệ là được dùng để biểu thị và làm thước đo giá trị của hàng hóa. Hàng hóa sẽ được đo lường giá trị bằng tiền tệ giống như cách chúng được cân đo bằng các đơn bị đo lường khối lượng. Giá trị hàng hóa được đo lường bằng tiền tệ được gọi là giá cả. Giá cả của hàng hóa chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố: giá trị hàng hóa, giá trị tiền tệ và quan hệ cung – cầu hàng.

VD: Mỗi vật phẩm đều có giá trị khác nhau và được so sánh bằng giá trị của tiền tệ. Một đôi giày bảo hộ có giá trị bằng 5 xu ( tiền xu ngày xưa được làm từ nhôm ). Một cuốn sách có giá trị bằng 1 đồng ( tiền đồng được đúc từ đồng ). Mà 1 đồng cũng có giá trị bằng 10 xu. Vì thế có thể nói giá trị hàng hóa tiền tệ (vàng) thay đổi không ảnh hưởng gì đến “chức năng” tiêu chuẩn giá cả của nó.

2. Phương tiện lưu thông

Trong quá trình trao đổi hàng hóa, tiền tệ đóng vai trò như phương tiện giúp lưu thông hàng hóa. Chức năng lưu thông của tiền tệ được diễn ra theo cấu trúc hàng – tiền – hàng. Tức là hàng hóa sẽ được chuyển hóa thành tiền tệ, và tiền tệ lại được lưu thông thành hàng hóa. Ở mỗi thời kỳ nhất định, lượng tiền cần thiết để đảm bảo lưu thông hàng hóa sẽ thay đổi theo quy luật lưu thông tiền tệ của thị trường. Theo Các Mác, trong cùng thời gian và không gian, lượng tiền cần thiết cho lưu thông được tính bằng thương của tổng giá cả hàng hóa chia số vòng lưu thông của tiền tệ. Tổng giá cả hàng hóa được tính theo công thức giá trung bình của hàng hóa nhân với tổng số lượng hàng hóa được lưu thông. Mức độ tiền tệ hóa trên thị trường càng cao thì chức năng và quy luật lưu thông tiền tệ càng được thể hiện rõ.

VD: Ngày xưa Việt Nam lưu hành những đồng tiền làm bằng nhôm. Để thuận tiện người ta đã đục lỗ ở giữa đồng tiền để tiện lưu trữ và đếm. Những đồng tiền bị đục đó vẫn có giá trị lưu thông trong xã hội ngày đó.

3. Phương tiện cất giữ

Khi được rút khỏi thị trường và được lưu trữ, lúc này tiền tệ đang thực hiện chức năng làm phương tiện cất giữ. Bản chất của tiền tệ là phương tiện đại biểu cho của cải của xã hội với hình thái giá trị. Vì vậy, cất giữ tiền tệ cũng đồng nghĩa với việc cất giữ của cải. Việc cất giữ giúp tiền tệ duy trì sự thích nghi linh hoạt với nhu cầu tiền tệ của thị trường. VD: Người giàu ngày xưa hay có thói quen cất trữ vàng, bạc trong hũ, trong gương. Còn ngày nay thì người ta sẽ cất trữ tiền trong ngân hàng.

4. Phương tiện thanh toán

Phương tiện thanh toán là chức năng dễ thấy nhất của tiền tệ với các biểu hiện được diễn ra trong cuộc sống hàng ngày. Khi thực hiện chức năng thanh toán, tiền tệ không còn là môi giới của lưu thông mà trở thành một bộ phận bổ sung. Quá trình lưu thông của tiền tệ được diễn ra

*Mối quan hệ giữa các chức năng của tiền tệ

Như vậy, 5 chức năng của tiền tệ là các hình thức biểu hiện và nói lên bản chất của tiền tệ. Các chức năng đó là một khối thống nhất, không đứng riêng lẻ mà liên hệ với nhau một cách chặt chẽ. Trước hết đó thước đo giá trị và phương tiện lưu thông. Đó là 2 chức năng cơ bản bổ sung cho nhau và không thể chia cắt bởi vì khi hàng hóa biểu hiện giá trị của mình thành giá cả thì giá trị của hàng hóa đã được bán, có nghĩa là một mặt lao động của người sản xuất hàng hóa đã được xã hội thừa nhận, qua đó tiền tệ đã hoàn thành chức năng thước đo giá trị và phương tiện lưu thông. Mặc khác khi hàng hóa biên thành tiền, nghĩa là nó đã trở thành một hình thái ngang giá được xã hội thừa nhân, vậy thì đương nhiên nó là một vật có giá trị cất trữ , và với tư cách là phương tiện lưu thông và phương tiện cất trữ, thì tiền tệ hoàn toàn chấp hành được chức năng phương tiện thanh toán, tiền tệ xuất hiện với tư cách là phương tiện thanh toán thì một mặt nó không những chứng minh mối quan hệ chặt giữa các chức năng của tiền tệ và mặt khác nó còn chứng minh rằng, sự xuất hiện chức năng phương tiện thanh toán của tiền tệ là một kết quả tất yếu. Cuối cùng, tiền tệ thực hiện chức năng tiền tệ thế giới khi tiền tệ thực hiện bốn chức năng đã nêu trên , mở rộng phạm vi hoạt động trên thế giới

Các chức năng của tiền tệ bao gồm: thước đo giá trị, phương tiện lưu thông, phương tiện cất trữ, phương tiện thanh toán.


1. Thước đo giá trị

Tiền dùng để đo lường và biểu hiện giá trị của các hàng hoá khác.

Khi tiền thực hiện chức năng thước đo giá trị, thì giá trị của hàng hóa được biểu hiện bằng một lượng tiền nhất định gọi là giá cả hàng hóa.

Giá cả hàng hóa là hình thức biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hóa.

Như vậy, giá trị là nội dung, là cơ sở của giá cả. Trong các điều kiện khác không đổi, giá trị của hàng hóa càng cao thì giá cả của nó cũng càng cao và ngược lại. Giá cả của hàng hoá có thể lên xuống xoay xung quanh giá trị nhưng tổng số giá cả vẫn bằng tổng số giá trị.

Khi tiền thực hiện chức năng thước đo giá trị không đòi hỏi phải có tiền mặt trên thực tế, gọi là tiền thật (vàng thoi, bạc nén, tiền đúc, tiền giấy…) mà chỉ cần một lượng tiền tưởng tượng.


2. Phương tiện lưu thông

Chức năng phương tiện lưu thông của tiền thể hiện ở chỗ tiền làm trung gian trong trao đổi hàng hóa. Khi tiền làm phương tiện lưu thông đòi hỏi phải có tiền mặt trên thực tế, tức tiền thật (vàng thoi, bạc nén, tiền đúc, tiền giấy, tiền tín dụng…) và khi đó trao đổi hàng hóa vận động theo công thức: H – T – H. Đây chính là công thức lưu thông hàng hóa giản đơn.

Là phương tiện lưu thông, lúc đầu tiền xuất hiện trực tiếp dưới hình thức vàng thoi, bạc nén, sau đó là tiền đúc và cuối cùng là tiền giấy. Tiền giấy chỉ là ký hiệu của giá trị do nhà nước phát hành và buộc xã hội công nhận. Tiền giấy không có giá trị thực (không kể giá trị của vật liệu giấy dùng làm tiền).

Thực hiện chức năng phương tiện lưu thông, tiền làm cho quá trình mua bán diễn ra được thuận lợi, nhưng đồng thời nó cũng làm cho việc mua bán tách rời nhau cả về không gian và thời gian, do đó nó đã bao hàm khả năng khủng hoảng (ví dụ, có thể mua mà chưa bán, có thể mua ở nơi này, bán ở nơi kia… do đó, tạo ra nguy cơ không nhất trí giữa mua và bán, tiềm ẩn khả năng khủng hoảng).

Chức năng tiền tệ là gì năm 2024
Hình minh họa. Các chức năng của tiền tệ là gì?


3. Phương tiện cất trữ

Tiền là hiện thân của giá trị, đại biểu của của cải xã hội nên nó có thể thực hiện được chức năng phương tiện cất trữ.

Chức năng phương tiện cất trữ của tiền có nghĩa là tiền được rút khỏi lưu thông và được cất trữ lại. Cất trữ tiền là một hình thức cất trữ của cải.

Tiền làm phương tiện cất trữ còn có tác dụng đặc biệt, đó là khi tiền được cất trữ tạm thời trước khi mua hàng.

Chỉ có tiền đủ giá trị như tiền vàng mới làm được chức năng cất trữ.


4. Phương tiện thanh toán

Kinh tế hàng hóa phát triển đến một trình độ nào đó tất yếu sẽ nảy sinh việc mua bán chịu và do đó, xuất hiện chức năng phương tiện thanh toán của tiền.

Thực hiện chức năng này tiền được dùng để chi trả sau khi công việc giao dịch, mua bán đã hoàn thành, ví dụ: trả tiền mua hàng chịu, trả nợ, nộp thuế…

Tiền làm phương tiện thanh toán có tác dụng đáp ứng kịp thời nhu cầu của người sản xuất hoặc tiêu dùng ngay cả khi họ chưa có tiền, hoặc chưa có đủ tiền.

Đồng thời, khi chức năng này càng được thực hiện rộng rãi thì khả năng khủng hoảng cũng sẽ tăng lên, vì chỉ cần một khâu nào đó trong hệ thống thanh toán không thực hiện được sẽ làm cho toàn bộ sợi dây chuyền thanh toán bị phá vỡ.

Trong quá trình thực hiện chức năng phương tiện thanh toán, ngày càng xuất hiện nhiều hơn các hình thức thanh toán mới không cần tiền mặt (tiền vàng, bạc, đồng, tiền giấy…) như: ký sổ, séc, chuyển khoản, thẻ điện tử (card)…


5. Tiền thế giới

Khi trao đổi hàng hóa mở rộng ra bên ngoài biên giới quốc gia và hình thành quan hệ buôn bán giữa các nước thì xuất hiện tiền thế giới. Tiền thế giới cũng thực hiện các chức năng: thước đo giá trị, phương tiện lưu thông, phương tiện thanh toán…

Trong giai đoạn đầu sự hình thành quan hệ kinh tế quốc tế, đồng tiền đóng vai trò là tiền thế giới phải là tiền thật (vàng, bạc). Sau này, song song với chế độ thanh toán bằng tiền thật, tiền giấy được bảo lãnh bằng vàng, gọi là tiền giấy bản vị vàng, cũng được dùng làm phương tiện thanh toán quốc tế. Dần dần do sự phát triển của quan hệ kinh tế-chính trị thế giới, chế độ tiền giấy bản vị vàng bị bãi bỏ nên một số đồng tiền quốc gia mạnh được công nhận là phương tiện thanh toán, trao đổi quốc tế, mặc dù phạm vi và mức độ thông dụng có khác nhau. Nền kinh tế của một nước càng phát triển, đặc biệt trong quan hệ kinh tế đối ngoại, thì khả năng chuyển đổi của đồng tiền quốc gia đó càng cao.

Những đồng tiền được sử dụng làm phương tiện thanh toán quốc tế ở phạm vi và mức độ thông dụng nhất định gọi là những đồng tiền có khả năng chuyển.

Việc chuyển đổi tiền của nước này ra tiền của nước khác được tiến hành theo tỷ giá hối đoái. Đó là giá cả một đồng tiền của nước này được tính bằng đồng tiền của nước khác.

Chức năng của tiền tệ là gì?

Tiền tệ có các chức năng cơ bản là phương tiện lưu thông, phương tiện tích trữ, phương tiện thanh toán, công cụ định lượng giá trị và tiền tệ thế giới.

Chức năng quan trọng nhất của tiền tệ là gì?

Trong 05 chức năng của tiền tệ, chức năng quan trọng nhất là chức năng phương tiện lưu thông. Trước đây, khi chưa có tiền tệ, quá trình trao đổi hàng hóa diễn ra theo hình thức trực tiếp, tức là một hàng hóa được trao đổi trực tiếp với một hàng hóa khác. Điều này gây ra nhiều bất tiện, tốn thời gian và công sức.

Khi thực hiện chức năng phương tiện lưu thông tiền dùng để làm gì?

- Phương tiện lưu thông: Tiền tệ được sử dụng để mua bán, trao đổi hàng hóa, dịch vụ mà không cần phải trao đổi trực tiếp hàng hóa với nhau. Chức năng phương tiện lưu thông được thể hiện qua cấu trúc hàng - tiền - hàng.

Khi nào tiền được đưa vào cất trữ?

Chức năng cất trữ làm cho tiền trong lưu thông thích ứng một cách tự phát với nhu cầu tiền cần thiết cho lưu thông. Nếu sản xuất tăng, lượng hàng hoá nhiều thì tiền cất trữ được đưa vào lưu thông. Ngược lại, nếu sản xuất giảm lượng hàng hoá lại ít thì một phần tiền rút khỏi lưu thông đi vào cất trữ.