Môi trường làm việc độc hại nặng nhọc là gì năm 2024

Tổng đài của LuatVietnam nhận được nhiều thắc mắc về phụ cấp môi trường. Vậy phụ cấp môi trường là gì? Đối tượng và mức hưởng được quy định như thế nào?

1. Phụ cấp môi trường là gì?

Khái niệm phụ cấp môi trường là gì hiện không được quy định tại bất kỳ văn bản pháp luật nào. Thực tế cũng không tồn tại loại phụ cấp môi trường. Đây là cách mọi người gọi phụ cấp độc hại, nguy hiểm hay chính là phụ cấp dành cho người làm trong môi trường độc hại, nguy hiểm.

Có thể thấy, đây là khoản phụ cấp nhằm phần nào hỗ trợ, bù đắp cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động khi phải làm việc ở môi trường tổn hại đến sức khoẻ, tinh thần hoặc có thể suy giảm khả năng lao động.

Đáng nói thêm, không chỉ phụ cấp độc hại, nguy hiểm hay thường gọi là phụ cấp môi trường, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động làm việc trong môi trường, làm các công việc nguy hiểm, độc hại, nặng nhọc còn được hưởng một số quyền lợi khác. Có thể kể đến:

- Được nghỉ hằng năm dài hơn người làm việc trong điều kiện bình thường 02 ngày. Cụ thể là 14 ngày nghỉ hằng năm so với 12 ngày nghỉ hằng năm của người làm việc trong điều kiện bình thường (căn cứ khoản 1 Điều 113 Bộ luật Lao động năm 2019).

- Được nghỉ hưu sớm hơn không quá 05 tuổi so với người làm việc ở điều kiện lao động bình thường trừ trường hợp có quy định khác (căn cứ khoản 3 Điều 169 Bộ luật Lao động).

- Giảm điều kiện về tuổi nghỉ hưu để được hưởng lương hưu so với người lao động ở điều kiện bình thường (tuổi nghỉ hưu có thể thấp hơn tối đa 05 tuổi)…

Xem thêm các quyền lợi khi làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm

Môi trường làm việc độc hại nặng nhọc là gì năm 2024
Phụ cấp môi trường là gì? Ai được hưởng phụ cấp môi trường? (Ảnh minh hoạ)

2. Ai được hưởng phụ cấp môi trường? Mức hưởng thế nào?

Sau khi đã hiểu về khái niệm phụ cấp môi trường là gì thì điều mà cán bộ, công chức, viên chức và người lao động quan tâm là đối tượng được hưởng cũng như mức hưởng cụ thể với từng đối tượng. Cụ thể:

2.1 Người lao động

Với người lao động, phụ cấp môi trường hoặc chính là phụ cấp độc hại, nguy hiểm được quy định tại Thông tư 11/2020/TT-BLĐTBXH về danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

Theo đó, tại Thông tư này, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã liệt kê 1838 ngành, nghề công việc thuộc danh mục nghề, công việc nặng nhọc, nguy hiểm thuộc 42 lĩnh vực khác nhau: Khai thác khoáng sản, cơ khí, luyện kim, hoá chất, vận tải, xây dựng giao thông và kho tàng bến bãi, điện…

Về mức phụ cấp, điểm b khoản 5 Điều 3 Thông tư 10/2020/TT-BLĐTBXH quy định, phụ cấp lương để bù đắp về điều kiện lao động, tính chất của công việc, điều kiện sinh hoạt khi người lao động làm việc tại nơi có điều kiện làm việc độc hại, nguy hiểm theo thoả thuận của các bên.

Ngoài ra, theo Điều 4 Thông tư 24/2022/TT-BLĐTBXH, người làm việc ở môi trường nặng nhọc, nguy hiểm còn được bồi dưỡng bằng hiện vật theo định suất hàng ngày, gồm 04 mức: 13.000 đồng; 20.000 đồng, 26.000 đồng và 32.000 đồng.

2.2 Cán bộ, công chức, viên chức

Với đối tượng cán bộ, công chức, viên chức, Bộ Nội vụ quy định về phụ cấp môi trường tại Thông tư số 07/2005/TT-BNV. Cụ thể, cán bộ, công chức, viên chức làm việc trực tiếp ở nơi độc hại, nguy hiểm mà yếu tố độc hại, nguy hiểm cao hơn bình thường chưa tính vào hệ số lương thì được hưởng thêm phụ cấp.

Mức phụ cấp môi trường cho các đối tượng này vẫn được tính theo công thức: Hệ số phụ cấp x mức lương cơ sở. Trong đó, mức lương cơ sở là 1,8 triệu đồng/tháng áp dụng từ ngày 01/7/2023.

Riêng hệ số phụ cấp môi trường tại Thông tư 07 được chia thành 04 mức như sau: 0,1 hoặc 0,2 hoặc 0,3 hoặc 0,4. Môi trường được coi là độc hại, nguy hiểm nếu có các yếu tố sau đây:

a1) Tiếp xúc trực tiếp với chất độc, khí độc, bụi độc, làm việc ở môi trường dễ bị lây nhiễm, mắc bệnh truyền nhiễm.

a2) Làm việc trong môi trường chịu áp suất cao hoặc thiếu dưỡng khí, nơi quá nóng hoặc quá lạnh.

a3) Những công việc phát sinh tiếng ồn lớn hoặc làm việc ở nơi có độ rung liên tục với tần số cao vượt quá tiêu chuẩn an toàn lao động và vệ sinh lao động cho phép.

Bạn có đang làm việc trong một môi trường làm việc độc hại (Toxic workplace)? Và nếu có thì làm thế nào để “giữ mình” trong một môi trường như vậy.

Trong bài viết này, IELTS LangGo sẽ cùng các bạn nhận diện môi trường làm việc độc hại qua một số dấu hiệu phổ biến, đồng thời bật mí cho các bạn cách tránh những ảnh hưởng tiêu cực nhé.

1. Như thế nào là một môi trường làm việc độc hại

Trước tiên, chúng ta sẽ cùng làm rõ khái niệm và các dấu hiệu nhận biết một môi trường làm việc độc hại (Toxic workplace).

Môi trường làm việc độc hại nặng nhọc là gì năm 2024
Các dấu hiệu của một môi trường làm việc độc hại

Khái niệm Môi trường làm việc độc hại

Khái niệm “môi trường làm việc độc hại” được đề cập trong bài viết này không đề cập đến môi trường độc hại về vật lý, hóa học gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Môi trường làm việc độc hại - từ gốc tiếng anh là Toxic workplace - có thể được hiểu là một nơi làm việc chốn công sở mà ở đó có những xung đột cá nhân, hành vi tiêu cực như thao túng, chống đối, bắt nạt, … gây ảnh hưởng đến tinh thần cũng như chất lượng công việc của những người làm việc ở đó.

Các dấu hiệu của môi trường làm việc độc hại

Để nhận biết được nơi bạn đang làm việc có phải là một môi trường làm việc độc hại (Toxic workplace), bạn có thể dựa vào một số dấu hiệu sau:

Môi trường làm việc độc hại nặng nhọc là gì năm 2024
Các dấu hiệu của môi trường làm việc độc hại

Nơi làm việc bị bao trùm bởi không khí căng thẳng, mệt mỏi

Không khí và tinh thần làm việc làm việc là điều bạn có thể dễ dàng nhận ra ở một môi trường làm việc nào đó.

Bạn có thể thử tưởng tượng bạn làm việc trong một văn phòng đầy những gương mặt nhăn nhó, những ánh mắt mệt mỏi hay những tiếng thở dài, … thì liệu tinh thần làm việc của bạn có thể ở trạng thái tốt được không?

Không những thế, khi làm việc cùng những người đồng nghiệp có thái độ làm việc không tích cực thì năng suất và chất lượng công việc của bạn cũng bị ảnh hưởng một cách tiêu cực.

Mối quan hệ và tương tác giữa các nhân viên kém

Môi trường làm việc “toxic” có thể được nhận biết qua mối quan hệ và tương tác của các thành viên trong cùng một đội nhóm và giữa các phòng ban với nhau.

Tất nhiên, trong một môi trường tập thể, chúng ta khó có thể làm hài lòng tất cả mọi người, tuy nhiên, nếu nơi bạn làm việc có dấu hiệu lập nhóm cạnh tranh không công bằng, chia bè kéo cánh nói xấu hay cô lập ai đó, … thì đó chắc hẳn là một môi trường làm việc “không lành mạnh”.

Lãnh đạo và quản lý một cách cực đoan

Sự lãnh đạo độc đoán hay cách quản lý cứng nhắc, cực đoan cũng là một trong những dấu hiệu của một môi trường làm việc độc hại.

Môi trường làm việc độc hại nặng nhọc là gì năm 2024
Quản lý một cách cực đoan là một trong các dấu hiệu của môi trường làm việc độc hại

Một nơi làm việc mà ý kiến của nhân viên không được tôn trọng hay các cấp lãnh đạo và nhân viên không có được tiếng nói chung hẳn không thể được coi là một môi trường làm việc tốt.

Không có cơ hội phát triển bản thân

Chúng ta ai cũng muốn có thể làm việc trong một môi trường có thể phát triển bản thân thay vì cứ lặp đi, lặp lại một công việc nào đó. Chính vì thế, nếu không có cơ hội phát triển hay thăng tiến thì chúng ta sẽ mất đi động lực và nhiệt huyết trong công việc.

Vậy nên một môi trường không có cơ hội để phát triển hay nâng tầm bản thân không phải là một môi trường lý tưởng để bạn gắn bó lâu dài.

Không có sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống

Có lẽ không ai trong các bạn muốn mình phải check mail và xử lý công việc vào cuối tuần nay ngày nghỉ. Điều này hoàn toàn tự nhiên bởi ngoài thời gian làm việc, chúng ta còn cần thời gian cho bản thân, gia đình, bạn bè, …

Một môi trường làm việc độc hại sẽ khiến bạn không có đủ thời gian để duy trì sự cân bằng trong cuộc sống. Và nếu điều này kéo dài sẽ khiến bạn cảm thấy căng thẳng và kiệt sức ảnh hưởng rất nhiều đến năng suất và chất lượng công việc.

Thời gian gắn bó với công việc của nhân viên ngắn

Một dấu hiệu của môi trường toxic mà bạn có thể dễ dàng nhận ra là thời gian làm việc của nhân viên trong công ty hay phòng ban đó thường khá ngắn. Bởi lẽ, chẳng ai muốn mãi phải làm việc trong một môi trường không phù hợp, không lành mạnh.

2. Ảnh hưởng của môi trường làm việc độc hại

Môi trường làm việc độc hại có tác động tiêu cực đến tinh thần làm việc và chất lượng công việc của những người làm việc ở đó. Cùng điểm qua những ảnh hưởng của môi trường toxic nhé!

Năng suất và chất lượng công việc giảm

Tại nơi làm việc, mọi người sẽ cần phải giao tiếp và hỗ trợ nhau để hoàn thành công việc. Vì vậy, khi làm việc trong một môi trường làm việc độc hại với không khí căng thẳng, trì trệ hay những người đồng nghiệp “toxic”, không chịu hợp tác thì năng suất và chất lượng công việc của bạn cũng sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực.

Môi trường làm việc độc hại nặng nhọc là gì năm 2024
Môi trường làm việc độc hại sẽ ảnh hưởng đến hiệu suất công việc

Mất động lực làm việc

Khi chất lượng công việc của bạn không được như mong muốn do các yếu tố từ môi trường làm việc bạn sẽ cảm thấy chán nản và dần mất đi động lực làm việc.

Bên cạnh đó, một số tính chất của môi trường làm việc độc hại như cấp trên quản lý một cách cực đoan hay không có cơ hội phát triển cũng là những yếu tố khiến bạn khó có thể duy trì nhiệt huyết trong công việc.

Kiệt quệ về thể chất và tinh thần

Môi trường làm việc toxic khiến bạn mất cân bằng giữa công việc và cuộc sống sẽ khiến bạn căng thẳng, mệt mỏi và lâu dài có thể dẫn đến kiệt quệ về thể chất lẫn tinh thần.

3. Cách “giữ mình” trong môi trường làm việc độc hại

Có thể thấy rằng môi trường làm việc độc hại có ảnh hưởng rất tiêu cực đến người làm việc. Vậy nếu bạn nhận thấy, mình đang phải làm việc trong một môi trường toxic như thế, thì có thể tham khảo một số cách “giữ mình” dưới đây.

Tránh xa những tiêu cực và tìm kiếm những đồng nghiệp tích cực

Trong một môi trường làm việc độc hại, các bạn có thể cố gắng tránh xa những tiêu cực như không tham gia vào việc chia bè, kéo cánh, thao túng hay bắt nạt.

Bên cạnh đó, bạn có thể cố gắng tìm kiếm những người đồng nghiệp tích cực bởi có thể cũng có những người muốn “giữ mình” như bạn.

Chủ động tìm cách thay đổi

Nếu có thể, bạn hãy cố gắng tìm cách thay đổi môi trường làm việc đó trong khả năng của bạn. Ví dụ như tạo một bầu không khí làm việc tích cực hơn, tổ chức một số hoạt động giúp mọi người có thể hiểu nhau và hỗ trợ nhau tốt hơn trong công việc.

Xác định thời gian làm việc và nghỉ ngơi

Để duy trì cân bằng giữa công việc và cuộc sống trong một môi trường làm việc toxic, bạn hãy xác định rõ với cả cấp trên và đồng nghiệp về thời gian làm việc và nghỉ ngơi của bạn. Ví dụ như không check mail hay xử lý ngoài giờ làm việc hay ngày nghỉ trừ các trường hợp có vấn đề phát sinh khẩn cấp.

Có thể, ban đầu, bạn sẽ khiến mọi người hơi “mất lòng” một chút nhưng nếu bạn vẫn hoàn thành tốt công việc được giao thì bạn có thể đứng lên bảo vệ quyền lợi của mình.

Ra đi và tìm một môi trường làm việc khác lý tưởng hơn

Môi trường làm việc độc hại nặng nhọc là gì năm 2024
Bạn có thể quyết định nghỉ việc và tìm môi trường phù hợp hơn

Trong trường hợp xấu nhất là bạn đã làm tất cả những gì trong khả năng của mình mà vẫn không thể giảm bớt hay tránh khỏi những ảnh hưởng tiêu cực của môi trường làm việc độc hại, bạn có thể ra đi và tìm một môi trường làm việc khác phù hợp hơn.

Hy vọng những chia sẻ trên đây có thể giúp bạn nhận biết được môi trường làm việc độc hại để có những biện pháp tránh những ảnh hưởng tiêu cực. Bên cạnh đó, IELTS LangGo cũng muốn khuyên bạn hãy cẩn trọng hơn khi lựa chọn nơi làm việc cho mình bởi môi trường làm việc lý tưởng sẽ giúp bạn có hiệu suất làm việc tốt nhất.