Chung kết hoa hậu 2006 tổ chức ở đâu

Mai Phương Thúy - Người đến muộn may mắn

Theo qui định, sáng 9/8, thí sinh phía Bắc phải đến trụ sở báo TP để đấu loại- tiến hành việc đo đạc, kiểm tra hình thể. 16h cùng ngày BTC niêm yết danh sách thí sinh được dự chung khảo sáng sau.

Danh sách đã chốt, báo đã lên khuôn với tựa: Hôm nay (tức 10/8) 43 thí sinh dự chung khảo phía Bắc. Đột ngột, 21h, các nhân viên kỹ thuật trẻ thông báo: Lúc 20h30 có một người đẹp lắm, cao lắm, phải mét tám, đến đăng ký dự tuyển.

Hóa ra trước đó bộ phận phụ trách thí sinh không thể liên lạc được với cô để báo tin dự tuyển. Bộ phận đăng ký liền hỏi ý kiến và được Trưởng ban tổ chức nhất trí vì lý do chính đáng.

Thế rồi sáng 10/8, trong khi thí sinh khác chỉ việc chỉnh trang váy áo để trình diễn thì Thúy phải “khám nghiệm” trước đã. Sự xuất hiện của Thúy làm tất cả xôn xao.

Riêng tôi sau khi quan sát các gương mặt dự tuyển, nhắn tin cho đồng nghiệp trẻ Bích Hương ở miền Nam: “Hoa hậu đã xuất hiện vào phút chót. 1m79. Tầm quốc tế”. Vào Nha Trang, thấy Lưu Bảo Anh cũng rất đẹp, đằm, sáng trưng. Thật nan giải cho BGK.

Mai Phương Thúy mang SBD 189, được liên tưởng Vi Thị Đông cũng mang SBD này (1992). Đêm chung kết, Thúy hiện ra với chiếc váy dạ hội màu đen, nhìn gần thì sang nhưng trông xa, bị nhiều khán giả chê “tối”.

Cộng cả 2 điều lại, có người dự cảm Thúy chỉ đoạt Á hậu. Chiến thắng vẫn thuộc về cô, người đến muộn may mắn (một cách xứng đáng). Chỉ báo hại bộ phận kỹ thuật và phóng viên hôm ấy, đã loay hoay sửa con số 43 thành 44 ở tít rồi mà “ruột” vẫn bị sót, vẫn là 43!

Lưu Bảo Anh- thông minh, khả ái

Trong các cuộc thi phụ ngoài trời cũng như trên sàn tập, Lưu Bảo Anh đều nổi bật bởi gương mặt sáng, da mịn, thân hình thon lẳn. Phục trang quyến rũ, đối thủ xứng đáng của Mai Phương Thúy. Trả lời phỏng vấn hay ho trên các báo nhưng lại cực kỳ run trước BGK.

Có người đã hỏi một câu “khí không phải” rằng Bảo Anh nghĩ việc cô là người gốc Hoa (bố người Hoa, mẹ người Huế) sẽ là lợi thế hay ngược lại, và nghe trả lời “Ông bà cha mẹ em đã chọn Việt Nam làm quê hương. Bản thân em ăn cơm Việt Nam, uống nước Việt Nam, sinh sống trên đất nước này, vậy em là người Việt Nam và chúng ta đều là anh em”.

Ka’The- Hoa hậu Thân thiện đến từ cao nguyên Di Linh

Chiều 27/8, Ka’The “rực rỡ và mới” xuất hiện ở sảnh khách sạn và suýt bị trễ giờ khi một người đàn ông đẹp trai tiến đến, tự giới thiệu tên là Gastone Dall’asen, người Ý, bày tỏ hâm mộ nồng nhiệt. Dương Anh Xuân người dẫn chương trình du học của VTV đứng ngay cạnh, tình nguyện phiên dịch giúp.

Gastone cho biết anh là du khách du lịch xuyên Việt trên đường từ Nam ra Bắc, chọn Hòn Tre làm điểm dừng chân và đã xem đêm chung kết  HHVN.

“Tôi đã đến nhiều vùng núi Tây Nguyên, tôi thấy họ có ngoại hình rất đặc biệt. Nếu là giám khảo đêm qua tôi chắc chắn bầu cho em, vì em có nét đẹp rất tự nhiên- khác với vẻ nuột nà của các thí sinh kia”.

Biết Ka’The học nghề kỹ sư nông nghiệp, Gastone cười, vẻ thú vị: “Hay, vì bây giờ ai cũng cố gắng đổi đời bằng những nghề sang trọng. Chúc em thành công, và biết tận hưởng cuộc sống”.

Ka’The đến từ Di Linh từng làm BGK đặc biệt ấn tượng trong một cuộc trắc nghiệm đi tìm Hoa hậu Thân thiện. “Em nghĩ em là người thân thiện bởi khi em mới đến đây, không ai biết em là ai. Còn bây giờ thì tất cả mọi người đều cười với em”. Để đoạt giải Thân thiện, Ka’The đã nhận được nhiều phiếu bầu nhất từ các thí sinh.

Trần Thanh Loan-  “lưu ban” thành công

Cô sinh viên ĐH Công nghiệp TPHCM này lúc nào cũng vui vẻ nói cười, chẳng ngại tự trào: “Mấy anh bên truyền hình gặp em trêu “Chào em lưu ban Hoa hậu!” vì 2 năm trước đã gặp nhau ở Tuần Châu”.

Lần trước chỉ lọt vòng chung kết, năm nay Loan động viên cô bạn cùng lớp cao 1,7m đi thi, cô bạn nằng nặc “Cậu cũng phải thi tớ mới thi”, thế là sát ngày chung khảo ở TPHCM cả hai mới đăng ký.

Vào chung khảo phía Nam, Loan được chọn còn bạn bị loại: “Bố em bảo nếu đậu Hoa hậu sẽ cho làm bà chủ… vựa hoa quả!”.

Bố Loan cao tới 1,85m, rất cưng chiều con gái, nhà có một xưởng ván ép và một trang trại trồng nấm, nhưng Loan học ngành quản trị kinh doanh không có nghĩa sau này thành bà chủ trại nấm mà cô muốn mở rộng kinh doanh nhiều ngành nghề khác: “Đến Nha Trang thấy bãi biển đẹp quá, đặc biệt đường Trần Phú mà mở những dãy quán cà phê đón gió biển thì tuyệt biết bao”.

Phạm Thúy Trang - “Trang bà già” lọt Top 5 

Một trong 3 thí sinh mới 18 tuổi lọt Top 10, vào Top 5- thi ứng xử. Năm 2003, Trang tham gia Hoa hậu qua Ảnh của báo Thế giới phụ nữ, đoạt giải “Gương mặt khả ái”.

Là một trong những thí sinh trẻ nhất nhưng Trang luôn tỏ ra chín chắn, thẳng thắn: “Nhiều người bảo tính nó như bà già- mẹ Trang kể- Bố là thiếu tá công an nên dạy con rất kỹ”.

Ở TPHCM, thỉnh thoảng Trang tham gia chương trình Duyên dáng VN. Hồi nhỏ Trang hay theo mẹ đi buôn bán vật liệu xây dựng, được mẹ uốn nắn cách marketting thành công.

Mẹ tự hào: “Bây giờ cứ thử giao một cửa hàng nào đó cho xem, cháu bán tốt”. Định hướng của mẹ là sau khi tốt nghiệp ĐH sẽ cho Trang du học Mỹ.

Gia tài của Á hậu 2

Lương Thị Ngọc Lan có một điểm chung với Hoa hậu và Á hậu 1 đó là khả năng giao tiếp bằng  ngoại ngữ khá tốt. Phương Thúy và Ngọc Lan học tiếng Anh, Bảo Anh học tiếng Hoa.

Hai Á hậu cùng học trường ĐH Tin học Ngoại ngữ TPHCM, thậm chí cùng khoa Ngoại ngữ nhưng không hề biết nhau vì “chúng em khác chuyên ngành, người lớp sáng người lớp chiều”.

Nếu có phần thi tài năng ở cuộc thi Hoa hậu VN 2006 có lẽ Lan sẽ chọn hoặc hát hoặc hùng biện bằng tiếng Anh. Đoạt Á hậu 2 rồi Lan lại trở về với việc học tập thường ngày và ước mơ du học hoặc  làm tiếp viên hàng không để được ngao du khắp nơi.

Cao Thanh Hằng - Người ăn ảnh

Cựu học sinh THPT Việt-Đức rất lo lắng về sức khỏe trước khi hòa nhập trời nước miền Trung, nhưng làn da trắng mịn của cô không mấy bắt nắng nhờ bôi kem chống nắng rất dày và kè kè bên cô luôn là một tủ thuốc di động. 

Tuy nhiên, cô gái 18 tuổi này quá nhạy cảm: ăn đồ biển lập tức đau bụng, dính phấn hoa là mẩn đỏ cả người. Hằng đề cao sự tự lập, song mẹ cô luôn có mặt cạnh con gái, đôi lúc gây nên cảm giác Hằng kém hòa đồng với mọi người.

Giữa bãi biển chang chang nắng trưa, 34 thí sinh đang quay một số clip cho phần Hoa hậu Biển. Phụ huynh của Hằng chạy lại che ô và chấm mồ hôi lên trán con gái.

Trả lời câu hỏi của PV “Chắc sức ép từ phụ huynh rất lớn?”, Hằng nói: Sự quan tâm của người thân là cần thiết, nhưng nếu đi quá đà là em không thích. Đã là cuộc thi, phải công bằng.

Trần Thị Hương Giang: “Ăn đèn và ăn phấn”

Hoa hậu Hải Dương đang học tại khoa Quốc tế- ĐH KH Xã hội -Nhân văn HN. Năm 2004, cô từng dự Hoa hậu VN, vì thế năm nay cô tham dự cuộc thi với tâm thế thoải mái, không tự đặt ra áp lực quá cao. Phải thừa nhận, Hương Giang rất “ăn đèn và ăn phấn”.

Quan sát các thí sinh trong phòng tập 2 ngày liền, thấy ngoài đời, cô chỉ nổi bật nhất là chiều cao (1m76). Nhưng lên sân khấu thì... phải biết. Cười tươi, trắng trẻo.

Nhiều người cho rằng Giang sở hữu nét đẹp Á Đông, nữ tính. Điều đó càng rõ hơn khi cô lên sân khấu. Cô cũng có một bà mẹ thiết tha với cuộc thi.

Hàng ngày bà lên đảo quan sát con trên bãi biển, vào phòng tập nhắc nhở: “Con cố lên, lúc nãy lỡ một nhịp rồi đấy”. Trong cuộc sống, có lẽ cô không được phép lỡ một nhịp nào, theo ngành Quan hệ quốc tế mà.

Nguyễn Thị Ngọc Anh và uớc mơ làm phiên dịch

Ngọc Anh đến từ Hải Phòng, có phải vì cùng dân miền biển với nhau mà cô đã bình chọn Mai Hải Anh- Khánh Hòa là Hoa hậu Thân thiện: “Bạn ấy là chủ nhà và thể hiện rõ sự hiếu khách của người Nha Trang”.

Sau gần 2 tuần trên đảo, Ngọc Anh khoe học được cách chịu đựng áp lực, và cách gây ấn tượng. Sau khi tốt nghiệp ĐH Ngoại ngữ Hải Phòng, Ngọc Anh ước mơ trở thành phiên dịch và có sở thích nghe nhạc, đọc sách (nhất là tủ sách Hạt giống tâm hồn). “Em rất ít khi  bị hẫng dù trong hoàn cảnh nào, biết người biết ta trăm trận trăm thắng”.

Phạm Thùy Dương- cây piano của Đoàn nghệ thuật QK2

Dạo này ít sô thời trang hơn, nhưng những kinh nghiệm từ sàn catwalk giúp cô tập rất nhanh trên sàn diễn Hoa hậu. Gặp trong phòng hay khi trả lời phỏng vấn, đều thấy Thùy Dương ngồi thẳng lưng, vai bằng, cổ rướn lên.

Khuôn mặt trái xoan dễ chịu, nụ cười duyên không thua Nguyễn Thu Hà, chiều cao 1m74 giúp cô đoạt giải Siêu mẫu phía Bắc, Siêu mẫu tài năng 2005, Á hậu 1 Người đẹp Hà Nội 2005.

Khác Cao Thanh Hằng, Thùy Dương không quá cố gắng gìn giữ làn da. Cô vừa biết bơi và rất chăm xuống biển tập luyện. Sau chục ngày, cô đã mau chóng kết thân cùng Trần Thanh Loan, Đặng Huyền Lâm và Lương Thị Ngọc Lan.

Cô cũng đăng ký dự cuộc thi người mẫu (Vietnam Model Award) và là một trong 5 người mẫu được độc giả bình chọn cho tháng 7. Điều đó có nghĩa là cuối năm nay cô sẽ vào TPHCM dự chung kết Vietnam Model Award.

Hoàng Lệ Trang - Đồng cảm với các em nhỏ mồ côi

Trưa 17/8/2006, khi chuyến giao lưu tại Làng trẻ em SOS Nha Trang kết thúc, ô tô nổ máy đã lâu mà trên xe vẫn còn thiếu 3 người đẹp. Cùng với Lưu Bảo Anh và Trần Thanh Loan, Hoàng Lệ Trang mải chuyện trò với các em nhỏ, quên cả giờ về.

Mồ côi cha và không sống với mẹ nên Lệ Trang có sự đồng cảm tự nhiên với các em không may mắn được sống trong mái ấm gia đình. “Muốn bao bọc, làm điều gì đó theo khả năng của mình cho các em nhỏ mồ côi, lang thang” - Hoa hậu Biển bày tỏ ước nguyện.

 DPV - KBH - ĐTT - NĐQ/ báo Tiền Phong

9h sáng hôm nay, những bông hoa đẹp nhất được lựa chọn từ hơn 3.000 thí sinh sẽ gặp gỡ ban tổ chức và đạo diễn để nghe phổ biến về những nội dung, quy định cuối cùng trước khi bước vào vòng chung kết. Chiều tối cùng ngày, các người đẹp -  trong trang phục áo dài - sẽ được chụp ảnh bởi một số chuyên viên để tìm ra Hoa hậu Ảnh. Đây là hoa hậu "phụ" đầu tiên trong số 5 giải khác.

Sáng ngày 17/8, thí sinh sẽ lên đường đến Cam Ranh để thăm và giao lưu cùng cán bộ, chiến sĩ vùng 4 Hải quân. Từ ngày 18 - 20/8 sẽ là thời gian rất quan trọng với 34 người đẹp, bởi họ sẽ trải qua cuộc thi Hoa hậu Biển. Thí sinh sẽ mặc trang phục đồ tắm do ban tổ chức cung cấp và tiến hành những bài trình diễn đơn giản. Ngày 21 và 22/8, thí sinh sẽ tiếp tục tranh tài ở 2 cuộc thi Hoa hậu Thể thao và Hoa hậu Thân thiện. Đối với Hoa hậu Thể thao, trang phục của người đẹp sẽ là đồ aerobic cũng do ban tổ chức cung cấp. Riêng Hoa hậu Thân thiện, các thí sinh sẽ thể hiện sự khéo léo của mình qua việc tự trang điểm.

Chung kết hoa hậu 2006 tổ chức ở đâu

Từ ngày 23-25/8, thí sinh được đạo diễn Lại Văn Sâm (đạo diễn chương trình) tập luyện gắt gao chuẩn bị cho đêm chung kết (26/8). Trước khi bước vào đêm chung kết, 34 thí sinh cũng sẽ có một buổi gặp gỡ ban giám khảo và ban tổ chức để ký kết một số văn bản cần thiết. Theo lời ban tổ chức, giải thưởng 80 triệu đồng cho Hoa hậu, 60 triệu cho Á hậu 1 và 40 triệu đồng cho Á hậu 2 sẽ được người đẹp nhận trọn vẹn mà không phải trừ bất cứ khoản nào từ chi phí chương trình. Ngày 27/8 sẽ là ngày mà top 10 người đẹp nhất chụp ảnh, giao lưu và tham gia hoạt động từ thiện.

\n

Chiều qua 15/8, tại khu du lịch Hòn Ngọc Việt trên đảo Hòn Tre, Nha Trang, Khánh Hòa, Ban tổ chức cuộc thi Hoa hậu Việt Nam 2006 đã tổ chức họp báo. Theo nhà thơ Dương Kỳ Anh, Tổng biên tập Báo Tiền Phong, Trưởng ban tổ chức, so với các cuộc thi trước, cuộc thi này có số lượng thí sinh đăng ký tham gia đông hơn, chiều cao của thí sinh tăng lên, có nhiều thí sinh cao trên 1,70 mét, đặc biệt có thí sinh cao 1,79 mét. Trong thời gian diễn ra cuộc thi, các thí sinh sẽ gặp gỡ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, khó khăn; trao tiền ủng hộ Quỹ xóa đói giảm nghèo, Quỹ đền ơn đáp nghĩa và thanh niên xung phong ở địa phương có hoàn cảnh khó khăn... Trong đêm chung kết 26/8, dự tính có hơn 5.000 người tham dự. (X.H)

Dạ Ly