Máy sấy quần áo nên để ở đâu

Mùa xuân là khoảng thời gian độ ẩm tăng cao, ẩm ướt khiến quần áo không thể khô và còn có mùi khó chịu, chính ví thế mà nhu cầu về máy sấy quần áo tăng cao, tuy nhiên để chọn được chiếc máy sấy vừa tốt, vừa bền, giá cả hợp lý thì không phải điều dễ dàng. Nên chọn máy sấy quần áo như thế nào? Cần lưu ý gì khi sử dụng máy sấy quần áo? Trong bài viết nay, mình xin giải đáp các thắc mắc đó của các bạn nhé!

Máy sấy quần áo nên để ở đâu
Máy sấy quần áo nên để ở đâu
Để lựa chọn được một chiếc máy sấy vừa tốt vừa bền không phải chuyện đơn giản

Máy sấy có làm hỏng quần áo?

Không giống như máy giặt, máy sấy khô quần áo là đồ gia dụng khiến nhiều bà nội trợ băn khoăn khi phải bỏ ra số tiền khá lớn và tần suất sử dụng lại không nhiều.

Thêm đó, có nhiều người dùng lo lắng rằng máy sấy có hại cho quần áo do tác động của nhiệt. Đây cũng là thực tế mà nhiều bà nội trợ phàn nàn khi quần áo bị “co” lại sau khi sấy. Nhưng đó là do người dùng chưa sử dụng đúng cách. Tốc độ vòng quay của máy sấy cùng quy trình làm khô quần áo bằng nhiệt ít nhiều sẽ có tác động đến quần áo khi sử dụng.

Khi chọn lựa máy sấy, cần lưu ý đến khả năng điều chỉnh nhiệt độ, tốc độ vòng quay và các chương trình sấy cơ bản phù hợp với nhu cầu của gia đình. Các loại máy được trang bị cảm biến thông minh giúp điều chỉnh nhiệt độ, thời gian và tốc độ vòng quay sẽ giúp giảm đáng kể ảnh xấu do tác động của nhiệt và những nếp nhăn trên vải.

Ngoài ra, người dùng cũng cần lưu ý đến việc phân loại và lựa chọn các chương trình sấy phù hợp. Trước khi sấy, người dùng chỉ cần phân loại quần áo, lựa chọn các chương trình sấy phù hợp hay sử dụng mức nhiệt và thời gian không quá cao là hoàn toàn tránh được hiện tượng này.

Ưu nhược điểm của máy sấy quần áo có thể bạn chưa biết

Một chiếc máy sấy quần áo có thể đem đến cho bạn những lợi ích sau đây:

  • Trước tiên tác dụng của máy sấy quần áo đương nhiên là làm khô quần áo. Không giống như máy giặt chỉ có thể làm khô ở mức độ vắt nước trên quần áo, máy sấy quần áo có khả năng làm khô hoàn toàn hơi nước có trên quần áo. Điều này giúp ngăn chặn sự sinh sôi, phát triển của nấm mốc, vi khuẩn gây mùi trên quần áo, bảo vệ sức khỏe cho gia đình bạn.
  • Máy sấy quần áo có thể giúp bạn tiết kiệm thời gian phơi đồ đặc biệt là trong thời tiết mưa gió, bạn sẽ không còn phải lo lắng nếu chiếc áo bạn muốn mặc đi chơi vào cuối tuần không thể khô kịp do trời mưa cả tuần. Bạn vừa không phải tốn thời gian phơi đồ, vừa không phải tốn thời gian là quần áo.
  • Giúp gia đình bạn tiết kiệm không gian phơi đồ, tránh tình trạng phơi quần áo cả tuần mà chưa thu vào được lại không có chỗ phơi đồ mới.
  • Giúp quần áo bền màu hơn do không bị phơi dưới ánh nắng, tiếp xúc lâu với không khí và tránh bị giãn do quần áo không bị treo lên khi vẫn còn ướt. Sau khi sấy xong, bạn có thể sử dụng quần áo ngay hoặc gấp gọn vào tủ mà không lo quần áo bị ẩm mốc, có mùi khó chịu.
  • Máy sấy quần áo tương đối nhỏ gọn, không chiếm nhiều diện tích trong không gian sinh hoạt của bạn. Thời gian sấy nhanh, sợi vải mềm mại sau khi sấy.
  • Một số gia đình còn sử dụng máy sấy quần áo như một chiếc máy sưởi vào mùa đông.
  • Sấy nhanh 40 phút cho 2 kg quần áo.

*Nhược điểm:

  • Lạm dụng: vì nó cho ta nhiều lợi ích và tiện lợi cho nên có thể bạn sẽ lạm dụng nó 1 cách vô bổ.
  • Tốn điện: Khi đã lạm dụng và khi phải sử dụng nhiều tất nhiên sẽ tốn khá nhiều điện năng trong gia đình bạn vì nó hoạt động ở công suất khá cao.
  • Chỉ sử dụng nhiều trong mùa ẩm ướt còn khoảng thời gian khô hanh mà bạn không vệ sinh và cất cẩn thận máy sẽ rất nhanh hỏng.

Phân loại tủ sấy quần áo

Máy sấy quần áo nên để ở đâu
Trên thị trường có 2 loại là tủ sấy quần áo và máy sấy quần áo

Trên thị trường có các loại máy sấy sau đây:

  • Loại 1: Tủ sấy quần áo: Tủ sấy quần áo hay lồng sấy có hình dáng giống như một chiếc tủ quần áo nhỏ hoặc có dạng một chiếc lồng tròn. Ưu điểm của loại tủ sấy quần áo này là nhỏ gọn, dễ dàng lắp đặt và di chuyển, có thể sấy được nhiều quần áo một lúc. Mặc dù một số loại tủ sấy quần áo không cho phép thay đổi nhiệt độ nhưng bạn có thể điều chỉnh được thời gian sấy. Ngoài ra máy sấy quần áo loại này còn có giá thành tương đối rẻ, phù hợp với nhiều đối tượng sử dụng.Tuy nhiên, nhược điểm của tủ sấy quần áo là thời gian sấy thường lâu, độ bền không cao và ổn định như máy sấy quần áo chuyên dụng.
  • Loại 2: Máy sấy quần áo chuyên dụng: Máy sấy quần áo chuyên dụng hay máy sấy quần áo cửa ngang hay máy sấy quần áo cố định có dạng giống 1 chiếc máy giặt nhưng chỉ có chức năng sấy, được chia nhỏ thành 2 loại là máy sấy ngưng tụ và máy sấy thông hơi.

Những tiêu chí cần lưu ý khi chọn mua tủ sấy quần áo

1.Loại và hãng của máy sấy quần áo

Do hiện nay có nhiều loại máy sấy quần áo đến từ nhiều hãng khác nhau nên các chức năng mà từng loại máy sấy quần áo đem lại cũng đa dạng. Tùy vào nhu cầu sử dụng của bạn thân và gia đình như về mức giá bạn cho là phù hợp, màu sắc mẫu mã của sản phẩm, số lượng quần áo, không gian bạn có để đặt máy sấy quần áo,… mà bạn có thể cân nhắc để lựa chọn trước khi mua một chiếc máy sấy quần áo.

2.Tính năng tiết kiệm điện

Do năng lượng điện sẽ được chuyển hóa chủ yếu thành nhiệt khi hoạt động nên máy sấy được xem là một trong những thiết bị điện tiêu tốn nhiều điện nhất trong gia đình.

Các dòng máy sấy hiện nay lại thường có công suất từ 1800 đến 5000W và thời gian hoạt động mỗi lần kéo dài từ 20 tới 80 phút.

Bạn có thể chọn các dòng máy sấy đời mới đã được tích hợp công nghệ inverter, sẽ giúp giảm mức điện tiêu thụ xuống đáng kể.

3.Chế độ chống nhăn

Máy sấy quần áo nên để ở đâu
Nên chọn loại máy có chế độ chống nhăn để không phải mất công là lại

Khi chọn mua máy sấy quần áo, bạn nên lưu ý chọn những loại máy có kỹ thuật sấy xoay tròn hay chế độ phun hơi nước khi sấy, giúp giảm thiểu đáng kể trên quần áo.

Bạn cũng có thể chọn máy có thể điều chỉnh nhiệt độ, tốc độ vòng quay và có các chương trình phù hợp với nhiều loại quần áo khác nhau sẽ giúp hạn chế những ảnh hưởng xấu lên quần áo.

4.Thời gian sấy khô quần áo

Thông thường các công việc nội trợ như giặt đồ, dọn dẹp, nấu nướng do phụ nữ trong gia đình đảm nhiệm, tuy nhiên, ngày nay phụ nữ cũng có công việc sự nghiệp riêng, do đó, tiêu chí thời gian mà một chiếc máy sấy quần áo có thể tiết kiệm cho họ thay cho việc phơi đồ, thu đồ và ủi đồ để có thể làm các việc khá quan trọng.
Thời gian treo quần áo mang đi phơi, đợi quần áo khô để thu vào và là ủi đã gần bằng một chu trình sấy của máy sấy quần bây giờ. Tuy nhiên, mỗi loại máy sấy quần áo sẽ có thời gian sấy khác nhau, vì vậy, các bạn cần tham khảo kỹ về thời gian sấy của từng loại để lựa chọn được chiếc máy sấy quần áo mình cần.

5.Thời gian lọc bụi bông và , xơ vải

Trong quá trình hút ẩm, máy sấy quần áo sẽ kéo theo các bụi bông, xơ và vải thừa bên trong quần áo, nếu không được loại bỏ triệt để thì khi mặc và hoạt động chúng chúng ta có thể hít phải làm ảnh hưởng đến hô hấp.

6.Lượng tiêu thụ điện

Máy sấy quần áo sử dụng điện năng để chuyển hóa thành nhiệt năng nên sẽ là một trong các thiết bị tiêu tốn nhiều điện trong gia đình. Do đó, bạn nên chọn các loại máy sấy quần áo hạn chế mức tiêu thụ điện thấp nhất có thể.

7. Kiểm tra cấu tạo, củ sấy, kích thước máy sấy quần áo

Máy sấy quần áo nên để ở đâu
Tùy vào nhu cầu sử dụng mà bạn có thể chọn tủ hay máy sấy quần áo có kích thước phù hợp

Trước khi quyết định mua bạn nên kiểm tra thử máy trước, đảm bảo rằng củ sấy có hoạt động, tạo tiếng ồn nhẹ. Tránh chọn mua máy sấy quần áo loại tạo ra tiếng ồn to, vì mô to kém chất lượng.

Chú ý rằng, lựa chọn kích thước tủ vuông hay tủ tròn phù hợp với nhu cầu gia đình nhà bạn sử dụng. Nếu sấy khô nhiều quần áo thì nên chọn tủ sấy khô quần áo loại vuông với giá thành cao, còn nếu gia đình bạn ít người thì chọn tủ sấy tròn, giá thành rẻ hơn. Nếu chọn tủ vuông thì bạn có thể quan tâm tới mẫu máy sấy quần áo khung vuông gập có thể gấp gọn rất tiện dụng giúp tiết kiệm không gian khi không dùng tới mà không cần phải tháo rời.

8.Kết hợp các chức năng khác

Chức năng của máy sấy là giúp làm khô quần áo thay vì phải phơi dưới ánh nắng mặt trời, và người dùng có thể lấy quần áo ra mặc ngay sau khi sấy. Vì vậy, khi đi mua máy sấy, bạn cũng nên chú ý đến những chức năng kèm theo của máy sấy như là: Chương trình sấy khô quần áo tự động, chế độ sấy với thời gian và nhiệt độ phù hợp cho các loại vải khác nhau, chế độ sấy diệt khuẩn, tính năng hẹn giờ sấy giúp chủ động thời gian.

Những lưu ý khi sử dụng máy sấy quần áo

1.Hãy rũ rời từng chiếc quần áo khi bạn lấy ra khỏi máy giặt để bỏ vào máy sấy, việc này sẽ giúp quần áo đỡ bị nhăn và đồng thời giảm thời gian sấy khô.

2. Bỏ quần áo vào đủ khối lượng cho phép theo công suất của máy sấy, thường khoảng 2/3 lồng máy, không nên chỉ sấy ít một sẽ rất lãng phí điện năng.

4. Tuy nhiên cũng không được để máy sấy bị quá tải, nhét đầy lồng máy. Lượng quần áo quá nhiều so với công suất của máy cũng sẽ tốn năng lượng, hơn nữa quần áo cần có không gian để được sấy khô nhanh và giảm nhăn.

5. Sử dụng giấy thơm ủ sấy quần áo, cho vào máy sấy cùng với quần áo, mỗi tờ dùng cho khoảng 10-12 bộ quần áo. Giấy này không những giúp làm mềm và thơm quần áo mà còn giúp giảm tĩnh điện trong quần áo, nếu không lúc gấp quần áo có thể bạn sẽ cảm thấy như bị điện giật nhẹ.

6. Chọn chế độ sấy phù hợp với quần áo của bạn. Máy sấy có từng chế độ theo từng chu kỳ với chức năng hẹn giờ sấy trong 30 – 60 – 120 – 180 phút phù hợp với khối lượng và chất liệu vải. Nói chung ngay từ khâu giặt quần áo bạn đã phải phân loại quần áo, sau đó đưa vào máy sấy, chất liệu quần áo khác nhau sẽ cần được sấy khác nhau. Nên dùng nhiệt độ cao cho quần jean, khăn tắm, khăn vải nặng khác; nhiệt độ trung bình cho các vật liệu tổng hợp như polyester; và nhiệt độ thấp cho các món đồ như đồ lót, vải lông mềm.

7. Đừng cho thêm quần áo ướt vào máy đang sấy dở quần áo, điều này sẽ khiến ẩm kế trong máy không đo được chính xác độ ẩm, quần áo có thể bị ẩm hoặc quá khô.

8. Luôn đóng cửa của máy sấy trong suốt quá trình sấy, mỗi khi mở cửa không khí nóng sẽ thoát ra và máy sẽ cần thêm thời gian để hoàn thành chu trình sấy.

9. Không sấy quần áo quá khô (nhiệt độ quá cao và thời gian dài), vừa hại quần áo vừa tốn điện, hơn nữa quần áo sẽ bị nhăn. Khi sấy quá lâu, hơi nóng từ nhiệt độ cao làm giảm hơi ẩm trên quần áo, khiến cho quần áo bị co rút lại, nhất là với các loại vải cotton. Sấy càng khô thì đồ có độ nhăn càng cao, nên nếu không cần thiết thì để ở chế độ thấp.

10. Lấy quần áo ra khỏi máy sấy ngay sau khi đã sấy khô, rũ thẳng rồi gấp hoặc treo lên để tránh bị nhăn.

Máy sấy quần áo nên để ở đâu
Bạn nên rũ lại toàn bộ quần áo sau khi lấy ra khỏi máy sấy

11. Nếu có thể sắp xếp thời gian để là/ủi quần áo ngay sau khi sấy, bạn nên chọn thời gian sấy ít hơn, khi đó quần áo vẫn còn hơi ẩm sẽ dễ là/ủi hơn, lại tiết kiệm điện.

12. Quần áo để lâu ngày bị hôi mốc có thể đưa vào máy sấy cùng với một tờ giấy thơm sẽ giúp loại bỏ mùi hôi.

13. Lưu ý không cho quần áo có chi tiết kim loại vào máy sấy bởi chúng có thể rơi ra và làm hỏng máy sấy. Không sấy những loại vải mềm mỏng như màn cửa, vải len, tơ, ny-lon không thấm nước, những đồ có kích thước to như áo khoác có mũ trùm đầu, chăn,…. Trước khi đưa quần áo vào máy sấy cần kiểm tra và lấy hết những vật có trong túi, những vật như kẹp, bút mực, đinh và kim… bởi những vật này có thể làm hư hóng máy sấy và quần áo. Đặc biệt, các loại vải bông rất nhạy cảm với nhiệt độ nên chỉ sấy ở chế độ gió, chứ không nên sấy ở chế độ nhiệt độ cao. Lưu ý, nếu quần áo có dính dầu mỡ mà đưa vào máy sấy có thể gây cháy.

14. Vệ sinh lưới lọc bông vải thường xuyên cũng là cách để tránh lãng phí thời gian sấy và tiết kiệm điện năng tiêu thụ.

Kết luận

Trên đây là tổng hợp tất cả ý kiến cũng như kinh nghiệm đã từng sử dụng máy sấy quần áo của mình. Hi vọng sau bài viết này sẽ giúp ích nhiều hơn cho các bạn trong việc chọn và sử dụng an toàn máy sấy quần áo. Hãy like và share bài viết nhé! Xin cảm ơn!

2105 views

Share FacebookTwitterPin It