Chứng khoán đáo hạn là gì

Ngày đáo hạn (tiếng Anh: Expiration date) là ngày hiệu lực cuối cùng của những hợp đồng phái sinh như hợp đồng quyền chọn hay hợp đồng tương lai.

  • 13-11-2019Hòa vốn (At The Money - ATM) là gì? Những trạng thái của hợp đồng quyền chọn
  • 11-11-2019Hợp đồng quyền chọn kiểu Mỹ (American Option) là gì? Những đặc điểm nổi bật
  • 21-09-2019Quyền chọn hoán đổi (Swap Option) là gì? Phân loại

Chứng khoán đáo hạn là gì

Hình minh họa. Nguồn: Rockwell Trading

Ngày đáo hạn

Khái niệm

Ngày đáo hạn, tiếng Anh gọi là expiration date.

Ngày đáo hạnlà ngày hiệu lực cuối cùng của những hợp đồng phái sinh như hợp đồng quyền chọn hay hợp đồng tương lai. Trong hoặc trước ngày này, nhà đầu tư đã phải quyết định họ sẽ làm gì với vị thế của mình.

Trước khi một quyền chọn đáo hạn, người nắm giữ hợp đồng có thể chọn thực hiện quyền chọn, đóng vị thế để ghi nhận lãi lỗ, hoặc cứ để cho một hợp đồng vô giá trị đáo hạn.

Hiểu rõ hơn về ngày đáo hạn

Ngày đáo hạn sẽ khác nhau tùy vào loại công cụ phái sinh đang giao dịch. Ngày đáo hạn của quyền chọn cổ phiếu niêm yết ở Mỹ thường là ngày thứ sáu thứ ba của tháng đáo hạn hợp đồng. Trong những tháng mà thứ sáu rơi vào ngày lễ thì ngày đáo hạn sẽ là ngày thứ năm liền trước đó.

Khi một hợp đồng quyền chọn hay tương lai quá ngày đáo hạn thì nó sẽ mất hiệu lực. Ngày giao dịch cuối cùng của quyền chọn cổ phiếu là ngày thứ sáu trước khi nó đáo hạn. Và nhà đầu tư phải quyết định mình sẽ làm gì với quyền chọn này trong ngày giao dịch cuối cùng.

Một số quyền chọn có kèm điều khoản thực hiện tự động. Những quyền chọn này sẽ tự động được thực hiện nếu đang trong trạng thái có lời (in the money) vào thời điểm đáo hạn. Nếu người giao dịch không muốn thực hiện hợp đồng, họ phải đóng hợp đồng trước ngày giao dịch cuối cùng.

Quyền chọn chỉ số cũng đáo hạn vào ngày thứ năm thứ ba trong tháng. Đây cũng là ngày giao dịch cuối cùng của hợp đồng quyền chọn chỉ số kiểu Mỹ. Còn đối với hợp đồng quyền chọn chỉ số kiểu Châu Âu thì ngày giao dịch cuối cùng là ngày trước ngày đáo hạn.

Ngày đáo hạn và giá trị của quyền chọn

Nhìn chung thì một quyền chọn càng lâu đáo hạn thì càng có nhiều thời gian để nó vượt qua mứcgiá thực hiệnvà vì thế nên cũng có giá trị thời gian cao hơn.

Có hai loại quyền chọn là quyền chọn bán và quyền chọn mua. Quyền chọn mua cho người nắm giữ quyền, nhưng không bắt buộc, mua cổ phiếu tại mức giá thực hiện vào ngày đáo hạn. Còn quyền chọn bán thì cho người nắm giữ quyền, và cũng không bắt buộc, bán cổ phiếu tại mức giá thực hiện vào ngày đáo hạn.

Đây là lí do vì sao ngày đáo hạn lại quan trọng đối với người giao dịch quyền chọn. Thời gian chính là nguồn gốc tạo nên giá trị của quyền chọn. Sau khi quyền chọn bán và mua đáo hạn. giá trị thời gian sẽ không còn tồn tại.

(Theo Investopedia)

Chứng khoán đáo hạn là gì
Giao dịch trả một lần (Bullet Transaction) là gì? Đặc điểm và ví dụ

17-12-2019 Giá thực hiện (Strike Price) là gì? Những đặc điểm cần lưu ý

17-12-2019 Giá thanh toán (Settlement Price) là gì? Những đặc điểm cần lưu ý

Chứng khoán có thời hạn (dated securities) là chứng khoán có ghi rõ ngày đáo hạn, tức ghi rõ ngày mà người phát hành mua lại chúng. Thông thường, người ta căn cứ vào thời gian hoàn trả để phân loại chúng thành chứng khoán ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.

(Tài liệu tham khảo: Nguyễn Văn Ngọc, Từ điển Kinh tế học, Đại học Kinh tế Quốc dân)

Loại chứng có thời hạn phổ biến nhất là trái phiếu. Trái phiếu là một sản phẩm đầu tư được các tổ chức của chính phủ và doanh nghiệp phát hành để huy động vốn để tài trợ và mở rộng hoạt động và dự án của họ. Bên vay, hoặc tổ chức phát hành, hứa hẹn trả lãi, được gọi là phiếu lãi, hàng năm hoặc nửa năm cho đến ngày được ấn định. Người phát hành trả lại số tiền gốc, còn được gọi là mệnh giá, cho nhà đầu tư vào ngày đáo hạn.

Trái phiếu có thể được chia thành trái phiếu doanh nghiệp và trái phiếu chính phủ. Trái phiếu doanh nghiệp do các công ty phát hành và có thể là loại đầu tư vào trái phiếu loại không đầu tư. Trái phiếu đầu tư được phát hành bởi các công ty ổn định có rủi ro mặc định thấp và do đó, có lãi suất thấp hơn so với trái phiếu không đầu tư. Trái phiếu không đầu tư, còn được gọi là trái phiếu rác hoặc trái phiếu có lãi suất cao, có xếp hạng tín dụng rất thấp do xác suất cao công ty phát hành doanh nghiệp sẽ không có khả năng về thanh toán lãi suất. Vì lý do này, các nhà đầu tư vào các trái phiếu có lãi suất cao thường đòi hỏi lãi suất cao hơn rất nhiều để bù đắp việc phải để chịu rủi ro cao hơn. Giao dịch trái phiếu doanh nghiệp trên các sàn giao dịch lớn và có mệnh giá 1.000 đô la.

Chia sẻ trên:    19896

Khác với thị trường cổ phiếu cơ sở, mỗi hợp đồng tương lai (HĐTL) trong chứng khoán phái sinh đều có ngày đáo hạn cụ thể. Vậy chúng ta cùng tìm hiểu ngày đáo hạn của hợp đồng tương lai là gì?

Ngày đáo hạn hợp đồng tương lai là gì?

Ngày đáo hạn hợp đồng tương lai là ngày hợp đồng tương lai sẽ ngừng giao dịch và chuyển đổi thành thanh toán bằng tiền mặt. Đến ngày đáo hạn, toàn bộ các vị thế đang mở cửa hợp đồng đáo hạn sẽ được xem là đóng vào cuối ngày. Toàn bộ lãi/ lỗ sẽ được thanh toán vào tài khoản nhà đầu tư vào hôm sau.

Ngày đáo hạn hợp đồng tương lai chỉ số VN30 được quy định là thứ Năm lần thứ 3 của tháng đáo hạn hợp đồng.

Theo quy định, tại mỗi thời điểm sẽ có 4 mã hợp đồng tương lai có hiệu lực đồng thời với thời gian đáo hạn là: ngày thứ Năm thứ 3 của tháng hiện tại, tháng kế tiếp và hai tháng cuối 2 quý tiếp theo.

Ví dụ: Tại ngày 01/07/2019, trên thị trường sẽ có những Hợp đồng tương lai với những ngày đáo hạn sau:

Mã HĐ

Tài sản cơ sở

Ngày niêm yết

Tháng đáo hạn

Ngày GD đầu tiên

Ngày GD cuối cùng

Ngày thanh toán cuối cùng

VN30F1907

VN30

17/05/2019

07/2019

17/05/2019

18/07/2019

19/07/2019

VN30F1908

VN30

21/06/2019

08/2019

21/06/2019

15/08/2019

16/08/2019

VN30F1909

VN30

18/01/2019

09/2019

18/01/2019

19/09/2019

20/09/2019

VN30F1912

VN30

19/04/2019

12/2019

19/04/2019

19/12/2019

20/12/2019

Nếu vào ngày đáo hạn hợp đồng tương lai, nhà đầu tư vẫn nắm giữ vị thế đến hết phiên đóng cửa, hợp đồng sẽ tự được tất toán lãi/ lỗ và thực hiện bù trừ thanh toán. Sau ngày giao dịch cuối cùng, hợp đồng đáo hạn sẽ không còn được giao dịch. Hợp đồng sẽ tự động thanh toán theo giá đóng cửa của chỉ số VN30 cơ sở.

Ví dụ: Nhà đầu tư đang có vị thế mua 1 hợp đồng VN30F1906, ngày đáo hạn là 20/06/2019, ngày thanh toán cuối cùng là 21/06/2019. Nhà đầu tư có thể:

  • Bán 1 hợp đồng VN30F1906 để đóng vị thế tháng 6 đang được nắm giữ.
  • Không thực hiện giao dịch đóng vị thế và nắm giữ đến hết ngày 20/06/2019.

Tại ngày 20/06/2019:

  • Giá hợp đồng VN30F1906 vào cuối phiên đóng cửa: 865.0
  • Chỉ số VN30 cuối phiên ATC ngày 20/06/2019:  864.59 

Lúc này, nếu quý khách đặt bán HĐTL giá ATC thì hợp đồng sẽ được thanh toán lãi/ lỗ theo giá đóng cửa là 865.0

Còn nếu quý khách không đóng vị thế, hợp đồng sẽ được thanh toán lãi/ lỗ theo chỉ số VN30 là 864.59.

Trên đây là nội dung về ngày đáo hạn của Hợp đồng tương lai. Nhà đầu tư nên theo dõi diễn biến chênh lệch giá trên thị trường cơ sở và Hợp đồng tương lai để đưa ra được quyết định đúng đắn nhất.

Chúc nhà đầu tư giao dịch thành công!

>> Có thể nhà đầu tư quan tâm:

Các loại lệnh được sử dụng khi giao dịch hợp đồng tương lai

Phân biệt hợp đồng tương lai, hợp đồng quyền chọn và hợp đồng kỳ hạn

Tại sao nên sử dụng dịch vụ tư vấn chứng khoán khi giao dịch hợp đồng tương lai?