Chứng minh cơ thể là một khối thống nhất và có khả năng tự điều chỉnh

Chứng minh rằng cơ thể sinh vật là một khối thống nhất về cấu tạo và chức năng. Tại sao nói: Bảo tồn đa dạng sinh học cũng chính là bảo tồn đa dạng gen?


GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CƠ THỂ NGƯỜICơ thể người được lớp da bao bọc bên ngoài, xương tạo nên bộ khung cơ thể, dưới da là lớp mỡ và cơ. Trong cơ thể có hai khoang chính, khoang ngực chứa tim, phổi; khoang bụng chứa ruột, gan, dạ dày, thận, bàng quang, cơ quan sinh sản…Đơn vị cấu trúc nên cơ thể người là các tế bào. Tập hợp các tế bào cùng cấu trúc và chức năng tạo thành mô. Tập hợp các mô tạo nên cơ quan và tập hợp các cơ quan tạo nên hệ cơ quan. Cơ thể người do nhiều hệ cơ quan tạo nên như hệ thần kinh, hệ vận động, hệ tuần hoàn, hệ hô hấp, hệ tiêu hóa, hệ tiết niệu, hệ nội tiết, hệ sinh dục… Tuy gồm nhiều cơ quan nhưng cơ thể người là một khối thống nhất. Sự thống nhất được biểu hiện ở nhiều khía cạnh. Thứ nhất, cơ thể có sự thống nhất giữa cấu trúc và chức năng. Cấu trúc cơ thể là kết quả của sự phát triển cá thể. Chức năng có mối liên hệ khăng khít và lệ thuộc với cấu trúc.Thứ hai, cơ thể có sự thống nhất giữa đồng hóa và dị hóa. Đồng hóa là sự trao đổi và hấp thu các chất từ môi trường ngoài vào cơ thể để tổng hợp thành các thành phần của cơ thể. Dị hóa là sự phân hủy các chất hữu cơ phức tạp trong cơ thể để giải phóng năng lượng. Năng lượng này dùng để thực hiện các quá trình sống cũng như để tổng hợp các chất phức tạp từ những chất từ môi trường ngoài lấy vào. Đồng hóa và dị hóa tuy trái ngược nhưng là hai quá trình thống nhất, không thể tách rời nhau. Thứ ba, cơ thể có sự thống nhất về hoạt động giữa các cơ quan trong cơ thể. Giữa các cơ quan và hệ cơ quan trong cơ thể luôn có sự phối hợp hoạt động nhịp nhàng và thống nhất. Hoạt động của cơ quan này ảnh hưởng đến hoạt động của cơ quan khác: ví dụ hô hấp ảnh hưởng đến tuần hoàn và ngược lại. Toàn bộ cơ thể ảnh hưởng đến từng cơ quan trong cơ thể: ví dụ người to lớn thì tim phải làm việc nhiều hơn người thấp bé. Trong từng cơ quan, cósự phối hợp lẫn nhau giữa các bộ phận: ví dụ bán cầu não trái giúp tư duy logic, bán cầu não phải quản lý những hình ảnh cụ thể. Thứ tư, giữa cơ thể và môi trường cũng có sự thống nhất, môi trường thay đổi thì cơ thể cũng thay đổi, có phản ứng thích nghi. Cơ thể người hoạt động với sự tự điều chỉnh. Trong cơ thể, các cơ quan hoạt động với sự chỉ huy của hệ thần kinh và sự điều hòa của hệ nội tiết. Hệ thần kinh và nội tiết luôn hoạt động tương hỗ, nhờ đó, các chức năng sinh lý được duy trì ổn định để cơ thể tồn tại. Hệ thần kinh cũng giúp cơ thể liên hệ với môi trường xung quanh. CÁC CẤU TRÚC TRONG CƠ THỂ NGƯỜITế bàoTế bào là đơn vị cấu trúc và chức năng cơ bản của cơ thể. Trong cơ thể, tế bào có thể có nhiều hình dạng và kích thước khác nhau nhưng đều có một cấu tạo chung gồm màng tế bào, nhân, tế bào chất chứa các bào quan…Cấu tạoTế bào là đơn vị cấu trúc và chức năng cơ bản của cơ thể. Trong cơ thể, tế bào có thể có nhiều hình dạng và kích thước khác nhau nhưng đều có một cấu tạo chung gồm màng tế bào, nhân, tế bào chất chứa các bào quan…Màng tế bào bao quanh tế bào, gồm hai lớp, có cấu tạo từ phospholipit xen kẽ với các phân tử protit do đó nó kiểm soát và chọn lọc các chất đi qua màng. Với cấu trúc đặc biệt này, tế bào có khả năng thực hiện nhiều nhiệm vụ:ngăn các tế bào với các tế bào khác và với môi trường xung quanh; điều khiển sự vận chuyển ra vào màng tế bào của các chất để trao đổi chất và thông tin với môi trường ngoài; duy trì điện thế màng và nồng độ các chất bên trong và ngoài màng. Ở trẻ em, màng tế bào có tính thấm tốt, cho phép hấp thu các chất dễ dàng hơn ở người lớn.Nhân tế bào thường nằm giữa tế bào, là bào quan quan trọng nhất trong tế bào. Nhân chứa các nhiễm sắc chất có thành phần là protit, axit ribonuclelic (ARN), axit desoxyribonucleic (ADN), phospholipit, các ion kim loại… Nhiệm vụ của nhân là kiểm soát các hoạt động hóa học của tế bào và chứa các thông tin di truyền.Ty thể là loại bào quan có cấu trúc phức tạp, giữ nhiệm vụ tạo nên ATP-một chất giàu năng lượng để cung cấp cho các hoạt động hoạt động của tế bào. Ty thể có bộ gen riêng nên có khả năng tự nhân đôi.Tế bào chất là một khối dịch gồm 90% là nước, còn lại là các protit, lipit, gluxit, các amino axit, nucleotit, ARN, các ion kim loại và các sản phẩm chuyển hóa trung gian… Tế bào chất là nơi diễn ra các phản ứng sinh hóa của tế bào, là dung môi hòa tan các chất cần thiết cho hoạt động tế bào và là nơi chứa các bào quan.Lưới nội chất là hệ thống mạng vận chuyển các chất trong tế bào. Có hai loại lưới nội chất là lưới nội chất hạt có nhiệm vụ dẫn protit tổng hợp đến nơi dự trữ; lưới nội chất trơn là nơi tổng hợp lipit, dự trữ canxi và là nơi giải độc cho tế bào.Ribosom là các bào quan nhỏ hình cầu thường tập trung trên lưới nội chất hạt. Chúng có cấu tạo từ protit và ARN. Ribosom tham gia tổng hợp protit từ khuôn mẫu ARN thông tin. Trong tế bào có chứa hàng trăm đến hàng nghìn phân tử ribosom.Thể Golgi là nơi chứa protit do ribosom tổng hợp hay cô đặc các chất trong tế bào. Lysosom là các khối cầu chứa các enzym thực hiện các quá trình phân hủy của tế bào như tiêu hủy các vật lạ, tiêu hủy ty thể già cỗi, tiêu hủy vi khuẩn, các chất cặn bã, sửa chữa các tổn thương trong tế bào…Hoạt động của tế bàoMỗi tế bào là một hệ thống mở, tự duy trì và tự sản xuất. Chúng có mật mã riêng hướng dẫn các hoạt động của mình. Mật mã này được giữ trong nhân. Tế bào có nhiều hoạt động: trao đổi chất, hoạt động chức năng, sinh sản và biệt hóa.Trong hoạt động trao đổi chất, tế bào thu nhận chất dinh dưỡng, chuyển hóa các chất này thành năng lượng thông qua quá trình đồng hóa và dị hóa. Trao đổi chất được thực hiện qua màng tế bào và quá trình chuyển hóa cũng như tạo năng lượng được tiến hành trong ty thể. Quá trình trao đổi chất nhằm duy trì sự tồn tại và sinh trưởng của tế bào.Ở trẻ em, quá trình trao đổi chất diễn ra mạnh mẽ hơn ở người lớn.Tùy vào nhiệm vụ, tế bào có thể có nhiều hoạt động chức năng khác nhau. Tế bào thần kinh có hoạt động chức năng là tạo ra và truyền đi những dòng điện sinh học, tế bào cơ có hoạt động chức năng là co giãn, tế bào niêm mạc có hoạt động chức năng là tiết chất nhầy, tế bào tuyến nội tiết có hoạt động tiết hormon… Ở trẻ em, hoạt động chức năng của tế bào chưa hoàn thiện.Khi tế bào phát triển đến một mức độ nhất định, chúng sẽ sản sinh thế hệ tế bào mới. Quá trình sinh sản của tế bào người đa số dựa trên sự nguyên phân, tức là tế bào con giống tế bào mẹ về bộ nhiễm sắc thể. Chỉ có một số tế bào sinh dục sinh sản bằng hình thức giảm phân, tức là tế bào con có bộ nhiễm sắc thể đơn bội. Sự phân tế bào giúp cơ thể lớn lên và đổi mới. Ở trẻ em, quá trình phân chia diễn ra nhanh và nhiều hơn ở người lớn.Sau khi trứng thụ tinh, chúng tạo thành hợp tử. Hợp tử phân chia liên tục tạo thành phôi. Nếu quá trình phân chia này cứ tiếp tục diễn ra thì sẽ không hình thành nên cơ thể người mà chỉ tạo thành một khối tế bào lớn. Trong quá trình phát triển, các tế bào của hợp tử sẽ có sự phân công chức năng để phát triển thành những cơ quan khác nhau. Quá trình này gọi là biệt hóa. Biệt hóa cũng là một hoạt đọng của tế bào. Trong mỗi cơ quan của cơ thể, các tế bào cũng có quá trình biệt hóa: chúng phân công các hoạt động khác nhau. Ví dụ trong mô biểu bì da có nhiếu loại tế bào thực hiện những hoạt động khác nhau như lông, tuyến mồ hôi… Ở trẻ em, quá trình biệt hóa ở các cơ quan chưa tiến hành xong, đặc biệt là trong thời kỳ sơ sinh.JSự lớn lên của trẻ em bắt nguồn từ sự gia tăng số lượng tế bào trong các cơ quan trong cơ thể. Tế bào ở trẻ em có những đặc điểm về cấu trúc và chức năng thuận lợi để chúng dễ dàng phát triển và sinh sản nhanh chóng. Tuy nhiên, tế bào ở trẻ em cũng có những điểm chưa hoàn thiện về cấu trúc khiến cho chúng dễ bị những yếu tố lạ xâm nhập. Tế bào trẻ em cũng chưa hoàn thiện về các hoạt động chức năng, điều này khiến cho hoạt động của mô mà chúng tạo nên chưa hoàn thiện.Thành phần hóa học của tế bàoTrong tế bào, người ta tìm thấy 74 nguyên tố hóa học trong tự nhiên. Có thể chia thành phần hóa học của tế bào thành hai loại, hữu cơ và vô cơ. Protit chiếm 10-20%, tham gia vào mọi cấu trúc của tế bào. Lipit chiếm 2-3%, là thành phần chính của các màng trong tế bào. Gluxit chiếm 1%, là nguồn năng lượng dự trữ của tế bào. Các axit nucleic tham gia cấu tạo nhân tế bào. Các hợp chất như enzym và hormon tham gia các phản ứng hóa học trong tế bào… Phần vô cơ gồm 75-85% nước và 1% các muối khoáng là thành phần chính của tế bào chất. Ở trẻ em, tế bào có hàm lượng nước cao hơn ở người lớn nhưng hàm lượng protit lại thấp hơn.JTế bào được tạo nên từ những chất khác nhau. Để gia tăng số lượng tế bào, chúng ta cần cung cấp cho trẻ em các loại thức ăn phong phú về chủng loại để có thể giúp tế bào mới trong cơ thể trẻ em hình thành một cách đầy đủ và hoàn chỉnh nhất.MôMô là tập hợp các tế bào đã biệt hóa, tức là có cùng nguồn gốc, cấu tạo và chức năng trong cơ thể. Trong cơ thể, có nhiều loại mô khác nhau nhưng cơ bản đều xuất phát từ 4 loại mô chính là biểu mô, mô liên kết, mô cơ và mô thần kinh.Biểu mô là tập hợp các tế bào đứng sát nhau, giữa các tế bào trong biểu mô rất ít hoặc không có chất gì chen vào giữa chúng. Biểu mô thường bao phủ mặt ngoài hay mặt trong của các cơ quan, tạo thành các tuyến nội tiết hay ngoại tiết.Mô liên kết là loại mô trong đó tế bào sắp xếp không sát nhau, xen kẽ giữa chúng là khoảng gian bào chứa chất nền. Chất nền là chất nằm xen giữa các tế bào, có vai trò đệm. Các mô liên kết dưới da thường có chất nền ở dạng dịch như máu, bạch huyết; mô liên kết dây chằng có chất nền dạng sợi; mô mỡ có chất nền ở dạng keo. Mô cơ là loại mô trong đó tế bào có dạng sợi, có khả năng co giãn. Mô cơ khá phổ biến trong cơ thể, gồm 3 loại. Cơ trơn tạo nên các nội quan như dạ dày, thực quản, tử cung… Cơ vân tức là các bắp thịt, chiếm đa số trong cơ thể, giữ nhiệm vụ tạo hình, giúp cơ thể vận động. Cơ tim tạo nên quả tim, có cấu trúc đặc biệt gồm các sợi cơ phân nhánh.Mô thần kinh là loại mô đặc biệt, tạo nên não bộ, tủy sống, dây thần kinh và hạch thần kinh. Mô thần kinh do các tế bào thần kinh tạo nên. Đây là những tế bào có cấu trúc đặc biệt, trong đó nơron là loại phổ biến nhất. Nơron có khả năng tiếp nhận kích thích, tạo dòng điện sinh học và truyền dòng điện đi trong mô thần kinh. Ở trẻ em, mô có hàm lượng nước khá cao, cấu trúc và chức năng của mô chưa hoàn chỉnh.JCơ thể trẻ em được tạo nên từ những loại mô khác nhau. Những mô này đều chưa hoàn thiện về cấu trúc và chức năng. Chính vì vậy, mô trẻ em dễ bị tổn thương và dễ bị vi khuẩn tấn công. Để giúp trẻ em tránh nhiễm bệnh, chúng ta cần tránh để trẻ tiếp xúc với môi trường ô nhiễm. Để giúp trẻ em tránh các tổn thương trên cơ thể, cần chú ý các thiết bị, đồ dùng thích hợp với trẻ, các điều kiện an toàn để bảo vệ trẻ. Ngoài ra, cần cung cấp cho trẻ em các loại thức ăn giúp tăng khả năng chịu đựng của tế bào và mô, từ đó làm tăng sức đề kháng cho cơ thể. Cơ quan và hệ cơ quanCơ quan là một bộ phận của cơ thể, nằm ở một vị trí nhất định trong cơ thể, có cấu tạo và hình dạng nhất định để thực hiện một chức năng nhất định trong cơ thể. Cơ quan do tập hợp nhiều loại mô tạo nên. Ví dụ bàn tay được tạo nên bởi mô liên kết như mỡ, xương, máu…; mô biểu bì như da, lông…; mô thần kinh như dây thần kinh... Ở trẻ em, trong thời kỳ thai nhi, các cơ quan đã được hình thành và phát triển liên tục cho đến lúc cơ thể trẻ trưởng thành. Các cơ quan của cơ thể trẻ em chưa hoàn chỉnh về cấu trúc và chức năng. Trong mỗi độ tuổi, các cơ quan lại có những đặc điểm cấu tạo riêng và chức năng hay đổi theo các đặc điểm cấu tạo ấy. Càng lớn, cấu tạo và chức năng của các cơ quan càng hoàn thiện. Khi cơ thể trưởng thành là lúc các cơ quan đã hoàn thiện về cấu tạo và chức năng.Hệ cơ quan là tập hợp các cơ quan cùng thực hiện chung một nhiệm vụ chức năng trong cơ thể. Ở trẻ em, các hệ cơ quan cũng có những đặc điểm cấu tạo riêng và chức năng hay đổi theo các đặc điểm cấu tạo ấy. JTrẻ em mầm non có đầy đủ các cơ quan và hệ cơ quan tương ứng như người lớn nhưng chưa hoàn thiện về cấu trúc và chức năng, chính vì vậy, cần phải hiểu rõ sự phát triển của sóc các cơ quan, hệ cơ quan trẻ em để bảo vệ và chăm sóc thật tốt, giúp chúng phát triển hoàn chỉnh.

Tóm lại, cơ thể trẻ em mầm non còn chưa hoàn chỉnh về cấu trúc và chức năng từ cấp độ tế bào đến cấp độ cơ quan. Nhưng cùng với thời gian, cơ thể trẻ sẽ dần hoàn thiện. Do vậy mỗi độ tuổi trẻ lại có một đặc điểm khác nhau và tiến bộ hơn so với giai đoạn trước.


Page 2