Chúng mình thể dục thể thao là một bộ phận của nền văn hóa xã hội

  • 07:15 | Thứ Ba, 19/05/2020
  • Chúng mình thể dục thể thao là một bộ phận của nền văn hóa xã hội
  • Chúng mình thể dục thể thao là một bộ phận của nền văn hóa xã hội
  • Chúng mình thể dục thể thao là một bộ phận của nền văn hóa xã hội

Hầu hết các mặt quan trọng về Thể dục, thể thao (TDTT) đối với lợi ích con người về sức khỏe và tinh thần đều được Hồ Chí Minh đề cập với các quan điểm đúng đắn, sáng tạo. Tư tưởng Hồ Chí Minh về TDTT bao hàm các quan điểm cơ bản và có vị trí, vai trò to lớn trong nền văn hóa thể chất Việt Nam.

Quan điểm cơ bản nhất: Dân cường thì nước thịnh

“...Mỗi một người dân yếu ớt, tức là cả nước yếu ớt, mỗi một người dân mạnh khỏe tức là cả nước mạnh khỏe

... Dân cường thì quốc thịnh. Tôi mong đồng bào ai cũng gắng tập thể dục. Tự tôi ngày nào cũng tập" là những câu trong“Lời kêu gọi tập thể dục” của Bác Hồ đăng vào ngày 27-3-1946. Nói về mục tiêu thì dân cường và nước thịnh là hai mục tiêu cao quý của chế độ mới. Dân cường làm nên nước thịnh. Điều này có nghĩa sức khoẻ của nhân dân là một trong những nhân tố to lớn quyết định sự phát triển đất nước đi tới “Dân giàu nước mạnh”. Do đó, TDTT phục vụ đắc lực sức khoẻ nhân dân cũng đồng thời góp phần phục vụ công cuộc bảo vệ và xây dựng Tổ quốc.

Bởi vậy, các quan điểm khác của Hồ Chí Minh đều nhất quán sự định hướng TDTT phát triển mạnh vì sức khoẻ của nhân dân. Thông qua phục vụ sức khoẻ nhân dân, phục vụ sức khoẻ cho mọi người, TDTT góp phần phục vụ tất cả các hoạt động phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, giáo dục… tức là phục vụ sự nghiệp phấn đấu cho mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh”.

Quan điểm của Hồ Chí Minh về phát triển TDTT quần chúng

Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ rằng: “Dưới chế độ dân chủ, Thể thao và Thể dục phải trở thành hoạt động chung của quần chúng, nhằm mục đích làm tăng cường sức khoẻ của nhân dân. Nhân dân có sức khoẻ thì mọi công việc đều làm được tốt.”

Người khuyến khích: “Vậy nên luyện tập Thể dục, bồi bổ sức khoẻ là bổn phận của mỗi một người dân yêu nước”. Từ đó Hồ Chí Minh chủ trương “Chúng ta nên phát triển phong trào TDTT rộng khắp”. Đó là những quan điểm chung của Hồ Chí Minh về TDTT quần chúng, thể thao cho mọi người.

Về giáo dục thể chất tuổi trẻ học đường, Hồ Chí Minh xác định đây là một bộ phận quan trọng của nền giáo dục quốc dân của nước Việt Nam độc lập và dân chủ: “Một nền giáo dục sẽ đào tạo các em nên những người công dân hữu ích cho nước Việt Nam, một nền giáo dục làm phát triển hoàn toàn những năng lực sẵn có của các em”.

Chúng mình thể dục thể thao là một bộ phận của nền văn hóa xã hội
Trong Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục, Bác viết: "Tôi mong đồng bào ai cũng gắng tập thể dục. Tự tôi ngày nào cũng tập"

Từ quan điểm đó, sau này Bác đã chỉ ra một cách cụ thể về giáo dục nói chung và giáo dục thể chất nói riêng, giáo dục toàn diện đó là “Thể dục kết hợp với gìn giữ vệ sinh chung và riêng, trí dục, mỹ dục, đức dục.” Bốn mặt giáo dục đó có quan hệ mật thiết với nhau, trong đó Thể dục là tiền đề đầu tiên để phát triển các mặt giáo dục khác.

Quan điểm của Hồ Chí Minh về thể thao thành tích cao

TDTT quần chúng là nền tảng xã hội của thể thao thành tích cao, Hồ Chí Minh rất quan tâm tới thể thao thành tích cao. Nhưng theo Người, thể thao thành tích cao phát triển trên cơ sở TDTT quần chúng. Hồ Chí Minh từng lưu ý rằng, phát triển thể thao thành tích cao vừa phấn đấu giành “vinh quang của dân tộc về mặt thể thao” vừa thúc đẩy TDTT quần chúng vì sức khoẻ cho mọi người dân.

TDTT quần chúng phải được phát triển phong phú đó là sự đa dạng các loại hình, sâu rộng các địa bàn và hầu hết các đối tượng tập luyện. Tính phong phú đó là nền tảng của thể thao thành tích cao. Đồng thời thể thao thành tích cao phát triển mạnh cũng thể hiện tính phong phú của nó về cả loại hình, đối tượng, địa bàn.

Trong thư chúc mừng Đại hội thể thao GANEFO châu Á lần thứ nhất, tổ chức vào cuối năm 1966 ở Campuchia, Bác viết: “Đây là cuộc gặp gỡ lớn để các lực lượng mới trỗi dậy ở châu Á, tỏ rõ cho toàn thế giới thấy khả năng phong phú của mình trong lĩnh vực thể thao”.

TDTT quần chúng mà nổi bật là thể thao trong các trường học, trong lực lượng vũ trang phát triển mạnh, đạt được nhiều thành tích trong thi đấu quốc gia, quốc tế, đó là điều kiện tất yếu, thường xuyên để phát triển thể thao thành tích cao của nước nhà, vươn tới tầm vóc khu vực, châu lục và thế giới. Bởi vậy, cần phải quan tâm tới mọi điều kiện phát triển thể thao quần chúng, nhất là thể thao thế hệ trẻ. Chủ tịch Hồ Chí Minh dạy rằng: “Tuổi trẻ là tương lai của đất nước và của thể thao nước nhà, các cháu phải có đầy đủ phương tiện tập luyện để nâng cao thể lực”.

Phát huy tinh thần dân tộc và giá trị đạo đức nhân văn trong lĩnh vực thể thao

Hồ Chủ tịch chỉ ra cho thể thao Việt Nam rằng: “Phong trào và thành tích thể thao của thế giới phát triển mạnh, Việt Nam ta hãy cố gắng tiến kịp”.

Cuối năm 1966, đoàn Thể thao Việt Nam tham dự Đại hội thể thao GANEFO lần thứ nhất đạt thành tích tốt. Ngay sau khi về nước được Bác Hồ tiếp, Người rất vui bởi vì thể thao Việt Nam đã phát huy cao tinh thần dân tộc, giành vinh quang về cho đất nước, nhân dân. Bác khen ngợi các VĐV rằng: “Tất cả các cháu giành được huy chương, nhiều cháu giành được HCV, thế là rất tốt” và Người cũng căn dặn: “Các cháu hãy cố gắng nhiều hơn nữa để xứng đáng là những VĐV của dân tộc Việt Nam anh hùng”.

Tinh hoa tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong thời kỳ mới

Hồ Chí Minh rất coi trọng những giá trị đạo đức và nhân văn trong thể thao. Người nhắc nhở VĐV Việt Nam rằng “Các cháu đừng vì thắng lợi mà kiêu căng, tự mãn” và căn dặn “các cháu luôn luôn nhớ phải khiêm tốn học tập cái hay, cái giỏi của các bạn. Trong thi đấu thắng không kiêu, bại không nản, thế mới là VĐV tốt”.

Đấu trường thể thao còn được Chủ tịch Hồ Chí Minh ghi nhận là dịp để tăng cường sự bình đẳng dân tộc, chủng tộc và đoàn kết giữa các dân tộc, hiểu biết lẫn nhau.

Đó là những nét cơ bản trong nội dung của các quan điểm cơ bản về TDTT của Hồ Chí Minh. Tư tưởng của Hồ Chí Minh về TDTT có vai trò định hướng sự hình thành và phát triển nền TDTT của chế độ mới từ sau Cách mạng tháng Tám 1945 cho đến ngày nay và cả mai sau.

Ngày Thể thao Việt Nam 27-3

Ngày 29-1-1991, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định số 25/CT về việc lấy ngày 27-3 hàng năm làm "Ngày Thể thao Việt Nam". "Ngày Thể thao Việt Nam" được tổ chức hàng năm nhằm thu hút mọi tầng lớp nhân dân tham gia phong trào rèn luyện thân thể và các hoạt động văn hoá thể thao lành mạnh. "Ngày Thể thao Việt Nam" bắt nguồn từ những sự kiện lịch sử buổi ban đầu của nền TDTT cách mạng.

Vào ngày 31-1-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 14, thành lập Nha Thể dục Trung ương thuộc Bộ Thanh niên, tiền thân của ngành TDTT ngày nay. Ngành TDTT mới ra đời nhiệm vụ là liên lạc mật thiết với Bộ Y tế và Bộ Giáo dục để nghiên cứu phương pháp và thực hành thể dục trong toàn quốc nhằm tăng bổ sức khỏe quốc dân và cải tạo nòi giống Việt Nam.

Để tăng cường và mở rộng các hoạt động TDTT và trực tiếp chỉ đạo công tác giáo dục thể chất cho thế hệ trẻ, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký tiếp Sắc lệnh số 33 ngày 27-3-1946 thành lập Nha Thanh niên và Thể dục thuộc Bộ Quốc gia Giáo dục.

Cũng trong ngày 27-3-1946, trên các báo Cứu Quốc, Việt Nam khoẻ và nhiều tờ báo khác đăng lời "Hồ Chủ tịch hô hào đồng bào tập thể dục: Sức khoẻ và thể dục".

Đây là văn kiện lịch sử, được coi như cương lĩnh đầu tiên về xây dựng nền TDTT cách mạng của nước Việt Nam mới, thể hiện tập trung Tư tưởng Hồ Chí Minh về TDTT. Với những ý nghĩa lịch sử sâu sắc đó, ngày 27-3 được Nhà nước ta lấy làm "Ngày Thể thao Việt Nam" hàng năm.

Theo TTXVN

(TG) - Phát triển thể dục thể thao (TDTT) nói chung, TDTT quần chúng nói riêng luôn là chủ trương lớn, là chính sách xã hội của Đảng và Nhà nước ta nhằm góp phần phát huy nhân tố con người, xây dựng nguồn lực xã hội. Cùng với mục tiêu tăng cường, bảo vệ sức khỏe cá nhân, cộng đồng và xã hội, TDTT còn là một trong những nhiệm vụ, giải pháp nhằm thu hút mọi người, tạo nên sự gắn kết và hỗ trợ xã hội hướng đến mục tiêu “dân giàu, nước mạnh”.

Chúng mình thể dục thể thao là một bộ phận của nền văn hóa xã hội
Ảnh minh hoạ

“DÂN CƯỜNG THÌ NƯỚC THỊNH”

Chủ tịchHồ Chí Minhđãxác định công tácTDTTlà một trong những công tác cách mạng, định hướngTDTTphục vụ đắc lựcchomục tiêudân cường, nước thịnh. Hoạt độngTDTTkhông chỉ phục vụ sức khoẻ nhân dân, mà còn góp phần phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, giáo dục…

Ngườichỉ rõ: “Dưới chế độ dân chủ, thể thao và thể dục phải trở thành hoạt động chung của quần chúng, nhằm mục đích làm tăng cường sức khoẻ của nhân dân. Nhân dân có sức khoẻ thì mọi công việc đều làm được tốt”. “Vậy nên luyện tập thể dục, bồi bổ sức khoẻ là bổn phận của mỗi một người dân yêu nước”.Từ đó, Ngườiđưa ra chủ trương:“Chúng ta nên phát triển phong tràothể dục thể thaorộng khắp”.

Trong tiến trình lãnh đạo cách mạng, Đảng Cộng sản Việt Nam ngày càng nhận thức đầy đủ và sâu sắc hơn về vai trò củaTDTTtrong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước, góp phần phát huy tối đa sức mạnh con người, cộng đồng và xã hội nhằm tạo ra sự đoàn kết xã hội, nguồn lực xã hội. Xuất phát từ vị trí và vai trò củaTDTTvới sự nghiệp đổi mới, vấn đề phát triểnTDTTquần chúng được đặt ra như một yêu cầu cấp bách.

Trong đường lối phát triển, Đảng ta luôn coi trọng, đẩy mạnh lãnh đạo, chỉ đạo công tácTDTTquần chúng, coi đây là một trong những điều kiện để hình thành và phát triển các thế hệngườiViệt khỏe về thể chất, trong sáng về tâm hồn, góp phần cải thiện tầm vóc, thể lực con người Việt Nam;tạo ra sự gắn kết xã hội giữa các cá nhân, cá nhân với cộng đồng và xã hội;phát triểnmôi trường sống lành mạnh, đẩy lùitệnạn xã hội, góp phần vào sự phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa của đất nước.

Bước vào thời kỳ đổi mới toàn diện đất nước,TDTTquần chúng được Đảng ta đặc biệt quan tâm. Mục tiêu và động lực của đổi mới xuất phát từ con người và vì con người.Hay nói khác đi, con người vừa là chủ thể vừa là động lực vừa là mục tiêu của sự nghiệp đổi mới.Theo đó, Đảng ngày càng khẳng định vai trò củaTDTTquần chúng đối với việc phát huy nhân tố con người, huy động sự tham gia của cộng đồng, xã hội.Bởi, sự nghiệp đổi mới chỉ thành công khi tạo ra những cá nhân là chủ thể có ý thức, có sự gắn kết với nhau cùng chung sức xây dựng cộng đồng, xã hội.

Đại hộiVI của Đảng(1986)đã khẳng định vai trò quan trọng củaTDTT, trong đó cóTDTTquần chúng như là một chính sách xã hội góp phần khôi phục và tăng cường sức khỏe nhân dân: “Cùng với công tác y tế,góp phần khôi phục và tăng cường sức khoẻ của nhân dân”; “Mở rộng và nâng cao chất lượng phong trào thể dục, thể thao quần chúng, từng bước đưa việc rèn luyện thân thể thành thói quen hằng ngày của nhân dân đông đảo, trước hết là của thế hệ trẻ. Nâng cao chất lượng giáo dục thể chất trong các trường học. Củng cố và mở rộng hệ thống trường, lớp năng khiếu thể thao, phát triển lực lượng vận động viên trẻ. Lựa chọn và tập trung sức nâng cao thành tích một số môn thể thao. Coi trọng việc giáo dục đạo đức, phong cách thể thao xã hội chủ nghĩa. Cố gắng bảo đảm các điều kiện về cán bộ, về khoa học, kỹ thuật, cơ sở vật chất và nhất là về tổ chức, quản lý cho công tác thể dục, thể thao”(1).

đãđịnh hướng: “Phát triển các công trình công cộng như trường học, bệnh viện, các công trình văn hoá, thể dục, thể thao...Chính sách xã hộiđúng đắn vì hạnh phúc con người là động lực to lớn phát huy mọi tiềm năng sáng tạo của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội(2).

Trong nhiệm vụ thực hiện chính sách bảo vệ sức khoẻ của,Đại hộiĐảng lần thứVII tiếp tục khẳng định:Xây dựng phong trào toàn dân rèn luyện thân thể, hoạt độngthể dục, thể thao, nhất là trong thanh, thiếu niên; kết hợp phổ cập và nâng cao. Phát triển các câu lạc bộ và hội thể dục thể thao hoạt động theo nguyên tắc tự quản và tự bù đắp chi phí có sự quản lý và tài trợ một phần cần thiết của Nhà nước”(3).Phương hướng, nhiệm vụ chủ yếu của 5 năm, giai đoạn từ năm 1991-1995cũngxác định:...tổ chức hướng dẫn và vận động đông đảo nhân dân tham gia rèn luyện thân thể hằng ngày;(...). Cải tiến tổ chức, quản lý các hoạt động thể dục, thể thao theo hướng kết hợp chặt chẽ các tổ chức nhà nước và các tổ chức xã hội...(4).

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII-Đại hội đưa đất nước ta tiến vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước,khẳngđịnh: “Phát triển phong tràothể dục thể thaosâu rộng trong cả nước, trước hết là trong thanh, thiếu niên; tạo chuyển biến tích cực về chất lượng và hiệu quả giáo dục thể chất trong trường học, trong các lực lượng dự bị quốc phòng và lực lượng vũ trang. Mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế về thể dục, thể thao. Từng bước hình thành lực lượng thể thao chuyên nghiệp”(5).

Đại hội IXcủa Đảngtiếp tụckhẳng định vànhấn mạnh “Phát động phong trào toàn dân tập luyện thể dục, thể thao, nâng cao sức khoẻ và tầm vóc người Việt Nam; phổ biến rộng rãi kiến thức về tự bảo vệ sức khoẻ...”; “đẩy mạnh xây dựng thư viện, nhà văn hoá, nhà thông tin, câu lạc bộ sức khoẻ, sân bãi thể dục thể thao, khu vui chơi giải trí...”(6);“Xây dựng chiến lược quốc gia về nâng cao sức khỏe, tầm vóc con người Việt Nam, tăng cường tuổi thọ, cải thiện chất lượng giống nòi. Tăng cường thể lực của thanh niên. Phát triển mạnh thể dục thể thao, kết hợp tốt thể thao phong trào và thể thao thành tích cao, dân tộc và hiện đại. Có chính sách và cơ chế phù hợp để phát hiện, bồi dưỡng và phát triển tài năng, đưa thể thao nước ta đạt vị trí cao của khu vực, từng bước tiếp cận với châu lục và thế giới”(7).

Cùng với những nội dung trong,như: “Đẩy mạnh các hoạt động thể dục thể thao cả về quy mô và chất lượng. Khuyến khích và tạo điều kiện để toàn xã hội tham gia hoạt động và phát triển sự nghiệp thể dục thể thao. Phát triển mạnh thể thao quần chúng, thể thao nghiệp dư, trước hết là trong thanh niên, thiếu niên(...)Khuyến khích các doanh nghiệp ngoài công lập đầu tư và kinh doanh cơ sở tập luyện, thi đấu thể thao(...)Chuyển giao hoạt động tác nghiệp về thể thao cho các tổ chức xã hội và các cơ sở ngoài công lập thực hiện(8),Văn kiện Đại HộiXcũngđã thể hiện quan điểm nhất quán của Đảng về phát triểnTDTTnhằm nâng cao sức khỏe, thể lực, nâng cao đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ, góp phần thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội và đối ngoại.

Quan điểm này một lần nữa được Đảng nhấn mạnh tại Đại hội XI: “Tăng cường hiệu quả hoạt động của hệ thống thiết chế văn hoá ở các cấp, đồng thời có kế hoạch cải tạo, nâng cấp và đầu tư xây dựng mới một số công trình văn hoá, nghệ thuật, thể dục, thể thao hiện đại ở các trung tâm kinh tế - chính trị - văn hoá của đất nước”; “Phát triển mạnh phong trào thể dục, thể thao đại chúng, tập trung đầu tư nâng cao chất lượng một số môn thể thao thành tích cao nước ta có ưu thế. Kiên quyết khắc phục những hiện tượng tiêu cực trong thể thao”(9).

Đặc biệt,ngày 1/12/2011, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 08-NQ/TW về“Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, tạo bước phát triển mạnh mẽ về thể dục, thể thao đến năm 2020” với 3 quan điểm cơ bản:Phát triểnTDTTlà một yêu cầu khách quan của xã hội, nhằm góp phần nâng cao sức khỏe, thể lực và chất lượng cuộc sống của nhân dân, chất lượng nguồn nhân lực; giáo dục ý chí, đạo đức, xây dựng lối sống và môi trường văn hóa lành mạnh, góp phần củng cố khối đại đoàn kết toàn dân, mở rộng quan hệ hữu nghị và hợp tác quốc tế; đồng thời, là trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể, tổ chức xã hội và của mỗi người dân, đảm bảo cho sự nghiệp thể dục, thể thao ngày càng phát triển.Ðầu tư choTDTTlà đầu tư cho con người, cho sự phát triển của đất nước. Tăng tỷ lệ chi ngân sách nhà nước, ưu tiên đầu tư xây dựng cơ sở vật chấtTDTTvà đào tạo vận động viên thể thao thành tích cao; đồng thời phát huy các nguồn lực của xã hội để phát triểnTDTT. Ðổi mới quản lý nhà nước vềTDTT, phát huy mạnh mẽ vai trò của các tổ chức xã hội trong quản lý, điều hành các hoạt độngTDTT.Giữ gìn, tôn vinh những giá trịTDTTdân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa của nhân loại, phát triển nềnTDTTnước ta mang tính dân tộc, khoa học, nhân dân và văn minh.

TrongNghị quyết 33-NQ/TW(2014)về “Xâydựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước, Đảng tacũngkhẳng định và nhấn mạnh vai trò củaTDTTnói chung vàTDTTquần chúng nói riêng trong việc xây dựng văn hóa, con người Việt Nam: “Nâng cao thể lực, tầm vóc con người Việt Nam, gắn giáo dục thể chất với giáo dục tri thức, đạo đức, kỹ năng sống, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”(10).

Với mục tiêutăng cường sức khỏe nhân dân, đồng thời ứng phó với quá trình già hóa dân số, chuyển đổi từ mô hình bệnh tật từ lây nhiễm sang không lây nhiễm nhằm chia sẻ gánh nặng với y tế, Đại hội XII,tạiĐảng taxác định: “Phát triển thể dục, thể thao toàn dân để góp phần nâng cao sức khỏe cho nhân dân, đồng thời làm cơ sở để phát triển thể thao thành tích cao”(11). Nghị quyết số 20-NQ/TW, ngày25/10/2017của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về“Tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới” cũng nhấn mạnh: “Xây dựng và tổ chức thực hiện đồng bộ các đề án, chương trình về nâng cao sức khỏe và tầm vóc người Việt Nam”, “Đổi mới căn bản giáo dục thể chất, tâm lý, tăng số môn tập luyện tự chọn trong nhà trường, kết hợp chặt chẽ với tập luyện ngoài nhà trường. Phát triển mạnh các phong trào rèn luyện thân th(12).

TrongNghị quyết số 21-NQ/TW, ngày25/10/2017 về “Công tác dân số trong tình hình mới”,Đảng tacũngđã xác định nhiệm vụ và giải pháp: “Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, khơi dậy phong trào mọi người dân thường xuyên luyện tập thể dục, thể thao, có lối sống lành mạnh, chế độ dinh dưỡng hợp lý để nâng cao sức khỏe tầm vóc, thể lực người Việt Nam.

Tiếp nối với những quan điểm, chủ trương được thống nhất, phát triển qua các kỳ Đại hội,Đại hội XIII của Đảng xác định: “Thực hiện tốtĐề án tổng thể phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam giai đoạn 2011 - 2030.Phát triển thể dục, thể thao toàn dân để tăng cường sức khoẻ của nhân dân, làm cơ sởchophát triển thể dục, thể thao thành tích cao.

Trong suốt tiến trình lãnh đạo cách mạng, đặc biệt trong thời kỳ đổi mới, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn quan tâm và khẳng định vai trò củaTDTTnói chung vàTDTTquần chúng nói riêng trong việc phát huy nhân tố con người, phát triển kinh tế-xã hội, văn hóa và đối ngoại.TDTTkhông chỉ phát huy tiềm năng của cá nhân, mà còn phát huy sức mạnh của cộng đồng, xã hội, tạo nên nguồn lực to lớntrong quá trìnhthực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.

Từ những chủ trương, định hướng của Đảng qua mỗi kỳ Đại hội, có thể khẳng định:Sau hơn 30 năm đổi mới toàn diện, cùng với những nhân tố làm cho“đất nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử trên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa”(13),có vai trò của công tác TDTT nói chung, TDTT quần chúng nói riêng.Trong tình hình mới, đTDTT quần chúng tiếp tục phát triển mạnh mẽ,hợp lý, hiệu quảhơn nữa, phù hợp với thực tiễn cách mạng đang đặt ra, cần phải có một hệ thống các giải pháp đồng bộ.

Chúng mình thể dục thể thao là một bộ phận của nền văn hóa xã hội

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm tới rèn luyện thể dục, thể thao

MỘT SỐ GIẢI PHÁP

Nhằm thực hiện quan điểm, nhiệm vụ của Đảng về phát triểnTDTTquần chúng,góp phần nâng cao tầm vóc, thể lực con người Việt Nam, tăng cường sức khỏe nhân dân, bảo tồn và phát triển văn hóa thể chất của dân tộc, trong thời gian tới cần tập trung vào các giải pháp sau:

tăng cường tuyên truyền các mô hìnhTDTTvì sức khỏe cộng đồng, các bài tập thể dục tăng cường sức khỏe nhằm giúp nhân dân thấy được ý nghĩa của tập luyệnTDTTđối với sức khỏe cá nhân, cộng đồng và xã hội; tăng số lượng người tham gia luyện tập thường xuyên, tạo ra phong trào rộng khắp tập luyệnTDTTở các độ tuổi, giới tính, phù hợp với đặc điểm thể chất và điều kiện sống của người dân.

định hướng, hướng dẫn thực hiện các chương trình hoạt động thể chất tăng cường sức khỏe. Đề ra các giải pháp phát triển chương trình y tế trong các thiết chế thể dục thể thao vì sức khỏe cộng đồng. Cần có sự phối hợp giữa ngành Y tế và ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch để xây dựng hồ sơ y tế cho các môn thể thao và phát triển các môn thể thao cho các chương trình y tế - sức khỏe cộng đồng. Tăng cường vai trò của các tổ chức thể thao trong việc phát triển các chương trìnhTDTTvì sức khỏe cộng đồng trong các câu lạc bộ, trung tâm thể thao.Xây dựng tài liệu phục vụ cho công tác tuyên truyền về vai trò của tập luyện thể thao đối với sức khỏe và các hoạt động thể thao tăng cường sức khỏe.

Tham mưuvớicấp ủy Đảnglãnh đạo, chỉ đạo phát triển các thiếtchếTDTT;các chương trình thể thao tăng cường sức khỏe vàhỗ trợ nhà trường tổ chức giáo dục thể chất và hoạt động thể thao nhằm kết nối giữaTDTTtrường học vớiTDTTquần chúng và tạo điều kiện để mọi người tập luyện thể thao thường xuyên.

tổ chức,hướng dẫn người dân tập luyệnTDTTtăng cường sức khỏe. Đẩy mạnh công tác đào tạo cộng tác viên là cán bộ đoàn, hội phụ nữ, người cao tuổi về phát triển các câu lạc bộTDTTtăng cường sức khỏe nhằm hướng dẫn người dân tập luyện và phát triển câu lạc bộTDTTtăng cường sức khỏe.

gắn việc tập luyệnTDTTtăng cường sức khỏe của người dân với việc triển khai các cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”, “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” và “Chương trình xây dựng nông thôn mới” nhằm tạo ra môi trường sống an toàn, thân thiện. Bố trí cơ sở vật chất phục vụ tập luyệnTDTTcủa người dân. Tổ chức các giải thể thao để người dân thể hiện và khẳng định trình độ tập luyện và góp phần tuyên truyền các tấm gương luyện tậpTDTT, nuôi dưỡng thói quen và yêu thích tập luyệnTDTTcủa người dân./.

TS. PHẠM GIA CƯỜNG

_______________________

(1) (2)Đảng Cộng sản Việt Nam:,Nxb.Sự thật, H, 1987.

(3) (4)Đảng Cộng sản Việt Nam:,Nxb.Sự thật, H, 1991.

(5)Đảng Cộng sản Việt Nam:,Nxb.Sự thật, H, 1996.

(6) (7)Đảng Cộng sản Việt Nam:,Nxb.Chính trị quốc gia, H, 2001.

(8)Đảng Cộng sản Việt Nam:,Nxb.Chính trị quốc gia, H, 2006.

(9)Đảng Cộng sản Việt Nam:,Nxb.Chính trị quốc gia, H, 2011.

(10)Nghị quyếtsố33-NQ/TW, ngày 9/6/2014củaBan Chấp hành Trung ương về.

(11) (13)Đảng Cộng sản Việt Nam:, Văn phòng Trung ương Đảng, 2016.

(12)Nghị quyết số 20-NQ/TW, ngày25/10/2017củaBan Chấp hành Trung ương về.