Mang thai bị đi ngoài có ảnh hưởng gì không

Mang thai bị đi ngoài có ảnh hưởng gì không

Mẹ bầu bị tiêu chảy tức là mẹ có hiện tượng đi ngoài phân lỏng 3 lần/ngày trở lên (Nguồn: Sưu tầm)

Mẹ bầu bị tiêu chảy khi mang thai có nguy hiểm không?

Thông thường, mẹ bầu bị tiêu chảy khi mang thai có thể diễn ra trong vòng 1 - 10 ngày. Thời gian dài hay ngắn còn phụ thuộc vào nguyên nhân khiến mẹ bị tiêu chảy. Các biểu hiện đau bụng do tiêu chảy mẹ có thể gặp là đau bụng quanh rốn, đôi lúc sẽ thấy rất đau và trong mỗi cơn đau sẽ kèm theo đi ngoài phân lỏng.

Khi mẹ bầu bị tiêu chảy, ngoài việc cơ thể mẹ bị ảnh hưởng trực tiếp thì thai nhi cũng sẽ phải chịu những tác động không nhỏ. Các cơn đau bụng sẽ khiến cho tử cung co bóp dữ dội. Điều này rất nguy hiểm đối với sự an toàn của bé.

>> Tham khảo thêm: Đau dạ dày khi mang thai: Mẹ bầu cần lưu ý điều gì?

Ngoài ra, khi mang thai thì sức đề kháng của mẹ cũng bị suy giảm nên vấn đề bị tiêu chảy cũng có nguy cơ trở nặng hơn người bình thường. Đi phân lỏng kèm nôn mửa, mẹ sẽ cảm thấy mệt mỏi, mất sức và mất nước hơn rất nhiều. Chính vì thế, mẹ bầu nên bổ sung nước kịp lúc nhằm tránh tình trạng xấu đi. Nhìn chung, vấn đề mẹ bầu bị tiêu chảy được xem là phổ biến, thường gặp trong thai kỳ, nhưng cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ. Do đó, mẹ nên tìm hiểu chi tiết về cách phòng ngừa và chữa trị ngay tại nhà.

>> Tham khảo thêm: Biến chứng thai kỳ thường gặp khi mang thai

Bà bầu bị tiêu chảy phải làm sao?

Hầu hết các trường hợp mẹ bầu bị tiêu chảy sẽ tự hết trong một vài ngày. Khi gặp trường hợp mẹ bầu bị đau bụng đi ngoài, điều đầu tiên mẹ cần quan tâm chính vì giữ nước và điện giải cho cơ thể, vì khi mẹ bầu bị tiêu chảy sẽ làm mất đi đáng kể lượng chất lỏng.

  • Hãy chắc chắn rằng mẹ uống nhiều nước, nước trái cây, và nước canh để bù lượng nước và các chất điện phân mà cơ thể mẹ đã mất. Nước sẽ giúp bổ sung nước bị mất, nước ép trái cây sẽ giúp bổ sung lượng kali và nước canh sẽ bổ sung natri giúp mẹ. Mẹ có thể dùng gói Oresol pha và uống theo nhu cầu.
  • Nếu bệnh tiêu chảy không tự hết, có thể tiêu chảy trong thời kỳ mang thai là do vi khuẩn hoặc ký sinh trùng, mẹ có thể cần kháng sinh. Nếu do virus gây ra tiêu chảy, kháng sinh sẽ không giúp ích gì. Để xác định nguyên nhân, bác sĩ sẽ khám và tìm nguyên nhân để xử lý.
  • Một số loại thuốc có thể gây tiêu chảy khi mang thai, do đó, nếu mẹ có dùng thì nên xem kỹ tác dụng phụ. Ngoài ra, mẹ không nên dùng bất kỳ loại thuốc chống tiêu chảy, thậm chí dạng không cần toa mà không tư vấn bác sĩ.

Mẹ bầu bị tiêu chảy nên ăn gì?

Vậy mẹ bầu bị tiêu chảy nên ăn gì hợp lý là thắc mắc của rất nhiều người. Mẹ nên thực hiện một số thay đổi về chế độ ăn uống để làm giảm bớt triệu chứng tiêu chảy khi mang thai:

  • Tránh các thực phẩm có khả năng gây ra hoặc làm nặng tình trạng tiêu chảy: Mẹ nên cắt bỏ hoàn toàn các thực phẩm cay, chiên, chất béo cao, nhiều chất ngọt. Trong một số bệnh lý như viêm đại tràng mãn, thiếu men lactoza,... mẹ nên kiêng sữa, thay vào đó vẫn nên dùng pho mát hoặc sữa chua,… để bổ sung calcium cho bào thai nhé.
  • Thử áp dụng chế độ ăn BRAT & CRAM: (Bananas, Rice, Applesauce and Toast: chuối, gạo, nước sốt táo và bánh mì nướng) Chế độ này được các bác sĩ khuyến cáo, để làm dịu hệ thống tiêu hóa.
  • Nạp thêm các nhóm thực phẩm chất lượng dưới đây nhằm cung cấp thêm dưỡng chất cần thiết: các loại rau củ như cà rốt nấu chín, tinh bột như ngũ cốc, bánh quy và khoai tây, thịt nạc, cháo gạo, soup mì hay nui kèm rau.
  • Một lựa chọn thay thế hiệu quả là theo chế độ ăn uống CRAM, gồm (cereal, rice, applesauce and milk: ngũ cốc, gạo, nước sốt táo và sữa). Những thực phẩm này tương đối tốt hơn vì chúng cung cấp hàm lượng protein tốt hơn.

Bác sĩ Bùi Thị Thu Hà cũng khuyên các mẹ bị tiêu chảy khi mang thai nên:

Mang thai bị đi ngoài có ảnh hưởng gì không

  • Bù nước và điện giải: trước tiên bằng uống nước, nếu thiếu nước nhiều mới nên bù dịch.
  • Ăn súp lỏng, uống nước trà gừng hay nước cà rốt để làm giảm tiêu chảy,…..
  • Luôn kiểm tra thuốc: Không dùng thuốc chống co thắt vì các thuốc này sẽ khiến nhu động ruột giảm, làm ứ đọng các đồ ăn ôi thiu, phân, vi trùng và độc tố lâu hơn trong ruột.
  • Mang thai bị đi ngoài có ảnh hưởng gì không

    >> Tham khảo thêm: Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu

    Mang thai bị đi ngoài có ảnh hưởng gì không

    Mẹ bầu bị tiêu chảy nên chú ý bổ sung nước và chất điện giải (Nguồn: Sưu tầm)

    Bà bầu bị tiêu chảy 3 tháng cuối có sao không?

    Bà bầu bị tiêu chảy tháng cuối không phải là hiếm gặp và có nhiều khả năng xảy ra khi mẹ đến gần ngày sinh, nó có thể xảy ra ngay trước khi chuyển dạ hoặc vài tuần trước khi chuyển dạ. Nếu mẹ đang bị tiêu chảy khi mang thai 3 tháng cuối , điều đó không có nghĩa là mẹ đang chuẩn bị sinh ngay lúc đó, chỉ là cơ thể mẹ đang chuẩn bị cho quá trình chuyển dạ bắt đầu vào một thời điểm sau đó, vì vậy mẹ không nên hoảng sợ.

    >> Tham khảo thêm: 10 Dấu hiệu sắp sinh con (chuyển dạ) trước 1 tuần

    Khi nào mẹ nên khám bác sĩ?

    Nếu bà bầu bị tiêu chảy hơn hai ngày, nên gặp bác sĩ sớm nhé. Ngoài ra, nên theo dõi các triệu chứng dưới đây có thể xảy ra cùng với tiêu chảy khi mang thai.

    • Đau bụng nhiều.
    • Chất nhờn (đàm) hoặc máu trong phân.
    • Đau đầu nghiêm trọng.
    • Nôn mửa nặng.
    • Sốt trên 37,8 độ C (100 độ F).
    • Tiểu ít.
    • Tim đập nhanh.

    Cách điều trị cho mẹ bầu bị tiêu chảy hiệu quả, an toàn

    Uống nhiều nước

    Bởi việc đi ngoài phân lỏng sẽ khiến cơ thể bị loại bỏ nhiều chất lỏng gây mất nước. Tình trạng mất nước có thể xảy ra nhanh chóng và gây ra các biến chứng nghiêm trọng, đặc biệt nếu bạn đang mang thai. Do đó, bạn nên nhanh chóng bổ sung nước lọc, nước trái cây và nước canh để thay thế một số chất điện giải, vitamin và khoáng chất mà cơ thể bạn đã mất. Nhưng bạn hãy cố gắng lưu ý không uống đồ uống có hàm lượng đường cao.

    >> tham khảo thêm: Nguyên nhân và cách giảm đau xương mu khi mang thai

    Xem xét lại thuốc, thực phẩm, đồ ăn đã đưa vào cơ thể

    Khi xuất hiện tình trạng tiêu chảy, mẹ bầu nên xem xét lại các thực phẩm, thuốc đã sử dụng trước đó nhằm phát hiện nguyên nhân gây bệnh, hạn chế món ăn đó để phòng tránh bệnh nặng thêm.

    Thay đổi chế độ ăn khi tiêu chảy

    Chế độ ăn uống sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hệ tiêu hóa, do đó, càng vào thai kỳ, mẹ nên thay đổi chế độ ăn uống sao cho phù hợp với thể trạng.

    • Tránh các loại thức ăn nhiều dầu mỡ, cay nóng, thức uống có gas, caffein, cồn,...
    • Không nên uống sữa nếu cơ thể không dung nạp được lactose, thay vào đó hãy thử chuyển sang dùng phô mai,...
    • Hạn chế ăn những loại hải sản tôm, cua, cá biển,... hoặc những loại thực phẩm từng khiến mẹ bầu bị tiêu chảy, đau bụng.

    Không tự ý uống thuốc

    Bà bầu bị tiêu chảy có uống được oresol không hay các loại thuốc khác? Thực tế, mẹ không nên tự ý dùng thuốc bởi điều này sẽ kèm theo những tác dụng không mong muốn, gây ảnh hưởng đến thai nhi. Do đó, mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng các loại thuốc điều trị.

    Nghỉ ngơi nhiều hơn

    Tiêu chảy ở các mẹ bầu sẽ gây mệt mỏi nhiều và choáng váng, nên dễ làm mẹ bầu vấp ngã. Chính vì thế, các mẹ bầu nên nghỉ ngơi nhiều hơn để mau chóng khỏe lại, tránh tiêu chảy kéo dài ảnh hưởng đến sức khỏe bản thân và thai nhi.

    Theo dõi tình trạng tiêu chảy

    Tình trạng mẹ bầu bị tiêu chảy có thể sẽ diễn biến nặng hơn theo thời gian. Nếu sau 2 - 3 ngày mà mẹ không cảm thấy bệnh không thuyên giảm thì hãy đến gặp bác sĩ ngay. Lúc này, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám, xác định nguyên nhân gây bệnh và đưa ra phác đồ điều trị thích hợp.

    >> tham khảo thêm: Bầu mấy tháng uống được nước dừa?

    Mang thai bị đi ngoài có ảnh hưởng gì không

    Mẹ bầu bị tiêu chảy sau 2 - 3 ngày không thuyên giảm thì nên đến ngay bác sĩ

    Cách phòng ngừa tiêu chảy trong thời kỳ mang thai

    Khi đi khám, bác sĩ sẽ đánh giá xem mẹ có bị mất nước hay không? Nguyên nhân do gì, từ đó mới có hướng giải quyết, ví dụ như nhiễm trùng đường ruột do vi khuẩn, có thể bác sĩ chỉ định dùng kháng sinh, nếu do virus thường điều trị triệu chứng,…

    Có một số lý do hay gây tiêu chảy, đặc biệt trong thời kỳ mang thai. Mẹ nên lưu ý một số biện pháp chung để phòng ngừa:

    • Ăn chín, đun sôi.
    • Rửa tay trước và sau ăn.
    • Thức ăn chế biến đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm.
    • Tránh các loại thực phẩm nhiều gia vị hoặc béo vì chúng rất khó tiêu hóa.
    • Giảm lượng sữa nếu mẹ không dung nạp lactose và thay vào đó lựa chọn các nguồn bổ sung canxi khác.
    • Tránh đường, sô đa đường và thức uống tăng lực vì chúng có thể làm phiền hệ tiêu hóa của mẹ.
    • Không tiêu thụ cà phê, trà, nước trái cây và đồ uống làm tăng năng lượng dạng sản xuất công nghiệp.

    >> tham khảo thêm: Mang thai 3 tháng đầu có quan hệ được không?

    Bà bầu đau bụng đi ngoài khi đi du lịch do đâu? Cần lưu ý gì?

    Tiêu chảy của khách du lịch là một bệnh thông thường ảnh hưởng đến du khách mỗi năm. Sự khởi phát tiêu chảy của người du lịch thường xảy ra trong vòng một tuần đi du lịch nhưng có thể bắt đầu bất cứ lúc nào trong khi đi du lịch. Điều quan trọng là nên biết khu vực của điểm đến. Các khu vực có nguy cơ cao hơn là ở các nước đang phát triển ở Nam Mỹ, Châu Phi, Châu Á và Trung Đông. Nguồn tiêu chảy chủ yếu của người du lịch là tiêu thụ thực phẩm hoặc nước bị ô nhiễm chất phân.

    Nếu sẽ đi du lịch trong thời kỳ mang thai, muốn tránh tiêu chảy, mẹ nên:

    • Tránh sử dụng nước máy chưa đun sôi ở những khu vực có nguy cơ cao: không uống, không đánh răng hoặc sử dụng các các viên đá làm từ nguồn nước ở đó.
    • Tránh xa thực phẩm đường phố.
    • Tránh những loại trái cây đã bóc vỏ sẵn hoặc không có vỏ.
    • Tránh những khu vực không đáp ứng vệ sinh đầy đủ.
    • Nếu mẹ bị tiêu chảy trong thai kỳ, hãy chắc chắn uống đủ nước để tránh mất nước.

    Những câu hỏi mà bà bầu đau bụng đi ngoài hay thắc mắc về việc bị tiêu chảy

    1. Tiêu chảy có phải là một dấu hiệu của thai kỳ?

    Tiêu chảy là một trong những triệu chứng sớm nhất của thai nghén, kèm theo nôn mửa và buồn nôn, chán ăn hoặc thèm ăn. Nguyên nhân có thể do sự gia tăng nồng độ hormone, đặc biệt là estrogen, progesterone và HCG khi bắt đầu mang thai.

    >> Tham khảo thêm: 25 dấu hiệu mang thai tuần đầu

    2. Tiêu chảy trong thời kỳ mang thai có hại cho em bé?

    Tiêu chảy trong thai kỳ sẽ không gây hại cho bé của mẹ. Nhưng nếu tình trạng này trầm trọng, gây mất nước ở người mẹ, sẽ gây cản trở lưu lượng máu đến bào thai. Tiêu chảy xảy ra do bất kỳ biến chứng như nhiễm trùng tử cung hoặc nhiễm trùng ổ bụng… trong tam cá nguyệt thứ hai hoặc thứ ba có thể nguy hiểm cho thai nhi.

    Tiêu chảy có thể xảy ra trong tam cá nguyệt thứ hai của thai kỳ?

    Tiêu chảy trong tam cá nguyệt thứ hai ít gặp hơn. Nếu tiêu chảy đi kèm theo bất kỳ triệu chứng nào khác như sốt hoặc đau cơ thể, mẹ nên đi khám bác sĩ. Ngoài ra các nguy cơ tiêu chảy cao hơn nếu do thực phẩm, đồ uống hoặc nhiễm trùng. Trong trường hợp này, mẹ nên đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt nhé.

    Thực tế, tiêu chảy là một tình trạng phổ biến có thể ảnh hưởng đến bất kỳ ai, kể cả phụ nữ đang mang thai. Việc thay đổi nội tiết tố, nhiễm trùng ruột và rối loạn cơ bản về ruột đều có thể gây ra tiêu chảy khi mang thai. Mẹ bầu bị tiêu chảy không nên quá hoang mang mà hãy xác định vấn đề và bổ sung bù nước, điện giải kịp thời để cải thiện sức khỏe!

    Nếu mẹ còn ngàn câu hỏi đang phân vân cần lời giải đáp. Hãy nhanh chóng gửi ngay câu hỏi của mình về các Chuyên gia Huggies nào!

    Bạn đã nghĩ ra tên cho bé nhà mình chưa? Cùng Huggies tham khảo cách đặt tên cho con nhé:

    Nguồn tham khảo:

    EmptyView

    Nấu chè đậu đỏ nếp cẩm thanh nhiệt cơ thể

    Giảm mệt mỏi, giảm stress và tăng khả năng lưu thông máu, thanh nhiệt cơ thể.

    Thực phẩm trong thai kỳ

    Bạn biết rằng việc ăn đúng cách khi mang thai là rất quan trọng, nhưng ăn gì gọi là đúng cách? Có thai nên ăn gì? Những loại thực phẩm nào sẽ giúp cơ thể đang mang bầu của bạn hoạt động tốt và hỗ trợ bé phát triển? Có thể bạn sẽ bối rối khi có quá nhiều thông tin về vấn đề này, nhất là khi các thông tin còn mâu thuẫn với nhau.

    Đổi bữa với salad rau mầm

    Rau mầm là những loại rau không bón bằng thuốc và hoàn toàn sạch cho nên sẽ rất an toàn cho các Mẹ, bên cạnh đó lượng vitamin và chất sơ cung cấp từ rau cũng rất nhiều. Các Mẹ có thể thay đổi cho lạ miệng.

    Bí quyết làm thịt vịt rang muối ngon

    Thịt vịt có giá trị dinh dưỡng rất cao. Trong 100g thịt vịt có khoảng 25g chất protein (vượt xa nhiều lần so với thịt bò, heo, dê, cá, trứng). Ngoài ra, hàm lượng các chất dinh dưỡng như canxi, phốtpho, sắt, vitamin (B1, B2, A, D, E), acide nicotic… cũng rất cao.

    Bà bầu bị đi ngoài

    Thuốc sắt cho bà bầu nên uống khi nào, bầu mấy tháng thì uống sắt hay đâu là những thực phẩm bổ sung sắt cho bà bầu? Cùng Hugies tìm hiểu nhé.