Chương trình giáo dục mầm non hiện này với việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ như thế nào

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH------------0 O 0 ------------Trần Thị Hoàng YếnPHƯƠNG PHÁPPHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CHO TRẺ(Dùng cho hệ đào tạo từ xa - ngành Giáo dục mầm non)Vinh - 20111LỜI NÓI ĐẦUPhương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ là một bộ phận của giáo dụchọc Mầm non. Đây là một môn học bắt buộc trong chương trình đào tạo Giáoviên mầm non ở các hệ đào tạo. Vì vậy để đáp ứng nhu cầu dạy - học và thựchành cho thầy, trò ngành giáo dục Mầm non, chúng tôi biên soạn cuốn giáo trìnhPhương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Cuốn giáo trình được chúng tôi biênsoạn dựa trên những thành tựu nghiên cứu của các nhà sư phạm, các nhà nghiêncứu Nga và Việt Nam… với mục đích cung cấp cho người học những kiến thứccơ bản, khoa học, hiện đại về phương pháp dạy nói cho trẻ từ 0 – 6 tuổi. Cuốnsách gồm 5 chương:Chương I: Những vấn đề chung về bộ môn Phương pháp phát triển ngônngữ cho trẻ.Chương II: Nhiệm vụ, phương pháp và các hình thức phát triển ngôn ngữcho trẻ.Chương III: Phương pháp luyện phát âm cho trẻChương IV: Phương pháp phát triển vốn từ cho trẻChương V: Phương pháp dạy trẻ nói đúng ngữ phápChương VI: Phương pháp phát triển ngôn ngữ mạch lạcChương VII: Phương pháp dạy trẻ làm quen chữ cáiĐể cuốn sách tiếp tục hoàn thiện, chúng tôi rất mong được ý kiến đóng gópcủa các bạn đồng nghiệp và anh chị em sinh viên trong quá trình sử dụng.Tác giả2CHƯƠNG INHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ BỘ MÔNPHƯƠNG PHÁP PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CHO TRẺI. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU CỦA BỘ MÔN1. Đối tượng nghiên cứuMôn phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ là một khoa học thực hành.Nó dựa trên đặc điểm ngôn ngữ nói chung, đặc điểm tiếng mẹ đẻ nói riêng, dựavào quy luật tâm lý của quá trình tiếp thu tiếng mẹ đẻ ở từng lứa tuổi, dựa vàonguyên lý giáo dục để xác định một cách khoa học: mục đích, nhiệm vụ, nộidung, phương pháp, biện pháp, các hình thức và phương tiện phát triển ngôn ngữcho trẻ từ 0- 6 tuổi.Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ có thể xem là một môn khoa họcthuộc lĩnh vực ngôn ngữ học ứng dụng. Dựa trên cơ sở của ngôn ngữ học và mộtsố ngành khoa học cơ bản khác, phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ cố gắngxác định phương hướng, nội dung, phương pháp trong việc làm cụ thể là dạy nóicho trẻ.Vậy đối tượng nghiên cứu của môn học là các quy luật hoạt động sư phạmnhằm hình thành và phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Nói cách khác: đó là những đặcđiểm của quá trình giáo dục và dạy học trong lĩnh vực ngôn ngữ nhằm phát triểnngôn ngữ cho trẻ.2. Sơ lược về quá trình hình thành, xây dựng bộ môn phương pháp phát triểnngôn ngữ.Từ sau Cách mạng tháng 8, tiếng Việt đã được dùng để giảng dạy trong tấtcả các môn học ở nhà trường phổ thông cũng như trường đại học. Môn tiếng Việtdần dần được hình thành ở các cấp học và ngày càng được cải tiến. Đảng, nhànước và ngành giáo dục đã có ý thức đầy đủ, sâu sắc về vai trò của tiếng Việttrong cách mạng văn hoá tư tưởng, cách mạng khoa học - kỹ thuật và đặc biệttrong sự nghiệp giáo dục thế hệ thanh niên.Việc giảng dạy môn tiếng Việt ở nước ta từ sau cách mạng tháng 8 đến naycó thể phân ra thành 3 thời kỳ:Thời kỳ 1: Thời kỳ nghiên cứu về tiếng Việt chưa có là bao, việc giảng dạytiếng Việt được tiến hành chủ yếu thông qua môn văn học. Cách dạy này khôngcung cấp cho học sinh những hiểu biết có cơ sở khoa học về hệ thống tiếng Việt.Thời kỳ 2: Khoảng từ năm 1960 trở đi là thời kỳ mà các thành tựu nghiêncứu về tiếng Việt đã khá phong phú. ở các trường đại học và cao đẳng, việc giảngdạy ngôn ngữ học ở các khoa ngữ văn đã có hệ thống và ngày càng chất lượngđược nâng cao. Nhiệm vụ của môn tiếng Việt ở trường phổ thông được quan3niệm là cung cấp cho học sinh các tri thức về tiếng Việt và thực hành các tri thứcnày nhằm sử dụng tốt tiếng Việt.Tuy nhiên tình hình nói, viết tiếng mẹ đẻ của người học chưa tốt.Thời kỳ 3: Thời kỳ ý thức được sự cần thiết phải xây dựng ở Việt Nam mộtngành khoa học nghiên cứu về việc dạy và học phải đưa vào chương trình giảngdạy các trường sư phạm môn phương pháp dạy tiếng Việt. Một số hội nghị khoahọc ở T.W cũng như địa phương đã hướng nội dung vào việc thảo luận nâng caochất lượng giảng dạy môn tiếng Việt ở nhà trường. Trên một số tạp chí đã xuấthiện rải rác một số bài nghiên cứu về nội dung, phương pháp dạy tiếng ở nhàtrường. Đặc biệt có cuốn "Dạy nói cho trẻ trước tuổi cấp 1" của Phan Thiều(1979) và cuốn " Dạy trẻ phát âm đúng và làm giàu vốn từ cho trẻ" của Tạ ThịNgọc Thanh (1980). Tuy nhiên, nhìn chung nội dung các báo cáo khoa học, cácbài nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở mức độ giải thích, vận dụng các tri thức ngônngữ học, các thành tựu nghiên cứu về tiếng Việt vào nhà trường.Phải đến hội nghị khoa học về dạy tiếng Việt trong nhà trường tổ chứcnăm1982 tại trường ĐHSP Hà Nội, chuyên ngành phương pháp dạy tiếng mớiđược đạt ra với tư cách là một khoa học độc lập trong mối liên hệ chặt chẽ vớicác ngành khoa học khác như giáo dục học, tâm lý học, ngôn ngữ học...Năm 1983, Bộ giáo dục quyết định đưa vào chương trình cải cách khoaNgữ văn các trường ĐHSP môn Phương pháp dạy học tiếng Việt. Tiếp theo đó làkhoa Tiểu học, khoa Mầm non của trường đại học sư phạm Hà Nội I được thànhlập và môn phương pháp dạy tiếng cũng được giảng dạy, nghiên cứu.3. Mối liên hệ giữa môn phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ với cácngành khoa học kháca. Mối liên hệ với học thuyết Mác - Lênin về tiếng nói.Học thuyết Mác- Lênin đã chỉ ra rằng: Ngôn ngữ bắt đầu từ lao động, bắtnguồn từ nhu cầu giao tiếp giữa con người với con người trong lao động và trongcuộc sống. Ở trẻ em, ngôn ngữ phát triển trong nhu cầu giao tiếp giữa trẻ với môitrường xung quanh. Trẻ bắt chước mọi người nói và được mọi người dạy nói.Từ đó, chúng ta có thể khẳng định rằng: chỉ có dựa trên học thuyết MácLênin về nguồn gốc của ngôn ngữ, khi đó các nhà giáo dục mới có phương phápđúng đắn nhất để hình thành và phát triển ngôn ngữ cho trẻ.Bộ môn Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ dựa trên quy luật biệnchứng, nhìn nhận sự phát triển ngôn ngữ của trẻ như sự chuyển đổi từ lượngthành chất. Lúc đầu ngôn ngữ của trẻ chỉ là những từ riêng lẻ xuất phát từ sựnhận thức thế giới xung quanh. Trẻ chưa thể nói thành câu hoàn chỉnh. Qua quátrình tiếp xúc với mọi người, vốn ngôn ngữ của trẻ tăng lên, trẻ học được cáchnói của người lớn, lúc đó trẻ mới nói được thành câu hoàn chỉnh.Rõ ràng: Triết học Mác- Lênin là cơ sở phương pháp luận của bộ mônPhương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mới có thể giải quyết được vấn đề cốt4lõi, đó là: hiểu về sự phát triển ngôn ngữ và xây dựng phương pháp phù hợp vớiquy luật phát triển ngôn ngữ.b. Mối quan hệ với ngôn ngữ học- Hai khái niệm ngôn ngữ và ngữ ngôn:Ngôn ngữ được dùng để chỉ một hệ thống các ký hiệu ngữ âm có ý nghĩachung đối với một tập hợp người và có những quy tắc phát âm, ngữ nghĩa và ngữpháp thống nhất trong trong toàn bộ tập hợp người sử dụng ngôn ngữ ấy.Hoạt động ngôn ngữ là quá trình sử dụng một ngôn ngữ nào đó để giaotiếp.Hoạt động ngôn ngữ là một dạng hoạt động tâm lý, là hiện tượng có tínhchủ quan. Hoạt động ngôn ngữ của một chủ thể nói năng nào đó phản ánh đặcđiểm tâm lý về tính cách, sở thích về tình cảm, nói năng. Vì thế qua hoạt độngngôn ngữ các nhà khoa học nghiên cứu đặc điểm tâm lý: tư duy, tưởng tượng,chú ý, ghi nhớ…của các chủ thể hoạt động. Phát triển ngôn ngữ cho trẻ là dạy trẻsử dụng ngôn ngữ để giao tiếp, tư duy.- Mô hình cấu trúc ngôn ngữ:Khi trẻ em học ngôn ngữ thì học cụ thể những gì? Ngôn ngữ cấu tạo từ tiểuhệ thống, bao gồm: âm thanh ngôn ngữ, ngữ nghĩa, cấu trúc ngữ pháp chung vàcách thức sử dụng ngôn ngữ hàng ngày. Biết một ngôn ngữ là phải nắm vững cáclĩnh vực trên và tổng hợp chúng vào hệ thống giao tiếp linh hoạt, hiệu quả.Thành tố đầu tiên là ngữ âm: đây là thành tố đầu tiên khi học một ngônngữ. Lĩnh hội năng lực này như thế nào là khoa học về sự phát triển ngữ âm. Mỗingôn ngữ có một cách thức phát âm riêng, học một ngôn ngữ là học cách thứcphát âm ngôn ngữ, là học nghe âm thanh ngôn ngữ, là để hiểu ngôn ngữ.Thành tố thứ hai là ngữ nghĩa:Ở đây yêu cầu cần làm giàu vốn từ và cách thức nắm một khái niệm nàođó được diễn đạt trong một từ hay một tập hợp từ.Khi trẻ mới sử dụng từ, từ đó không có ý nghiã như giống từ như ở ngườilớn. Để xây dựng vốn từ đa năng, trẻ phải thấu hiểu nghĩa của hàng ngàn từ vàliên kết chúng lại vào mạng lưới khái niệm có liên quan đến nhau. Lớn dần trẻ trẻchỉ không chỉ sử dụng từ chính xác mà còn luôn có ý thức về ngữ nghĩa của cáctừ. Như thế trẻ luôn làm rõ nghĩa của từ và thực hiện chúng theo cách thức sángtạo.Thành tố thứ ba là kiến thức về ngữ pháp:Khi trẻ lĩnh hội được vốn từ, trẻ bắt đầu biết liên kết các từ và biến đổichúng theo một ý nghĩa nào đó.Kiến thức ngữ pháp bao gồm hai thanh phần: - cú pháp (những quy luật làtừ được liên kết trong câu); - hình thái học (cách thức sử dụng các quy luật ngữpháp về thời, giống, số, thể chủ động, thể bị động).5Thành tố cuối cùng là tính thực tiễn, tức là vấn đề giao tiếp ngôn ngữ củachủ thể sử dụng. Để giao tiếp có hiệu quả, trẻ phải học cách thức tham gia vàohoạt động giao tiếp, tiếp tục và phát triển chủ đề giao tiếp, thể hiện ý nghĩ củamình một cách rõ ràng. Thêm vào đó trẻ phải biết diễn đạt bằng cử chỉ, điệu bộ,giọng nói và vận dụng ngữ cảnh để giao tiếp.Tính thực tiễn bao gồm cả kiến thức về xã hội, vì xã hội luôn quy địnhcách thức sử dụng ngôn ngữ. Để giao tiếp thành thạo, trẻ phải học các nghi lễgiao tiếp trong một xã hội nhất định.Bốn thành tố trên phụ thuộc chặt chẽ vào nhau, nắm vững mặt này củangôn ngữ sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc lĩnh hội các mặt khác. Học ngôn ngữlà học tất cả các thành phần ngôn ngữ một cách thống nhất với nhau trong mộtmô hình giao tiếp linh hoạt.- Mối quan hệ của phương pháp phát triển ngôn ngữ với ngôn ngữ học:Như trên đã nói, ngôn ngữ là công cụ để biểu hiện, để tích luỹ và mở rộngcác khái niệm của tư duy, nhận thức và là phương tiện để hình thành ý thức củacon người. Cho nên ngôn ngữ phục vụ cho những mục đích bình thường hàngngày và cả những mục đích cao cả nhất trong cuộc sống.Bộ môn Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ phải biết và nắm vữngnhững thành tựu khoa học trong lĩnh vực ngôn ngữ học để không ngừng cải tiếnnội dung và phương pháp dạy nói cho trẻ.Rõ ràng bộ môn này có mối quan hệ khăng khít với ngôn ngữ học. Bởi vìnhững người làm công tác phát triển ngôn ngữ chỉ có một mục đích duy nhất, đólà giúp trẻ nắm vững ngôn ngữ tiếng mẹ đẻ.c. Mối quan hệ với tâm lý học- Ngôn ngữ là một dạng hoạt động tâm lýTrong tâm lý học, ngôn ngữ được coi là một dạng hoạt động tâm lý đặcbiệt. Nó có những chức năng sau:Ngôn ngữ là một phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người.Ngôn ngữ là phương tiện bảo tồn giữ gìn và truyền đạt kinh nghiệm lịch sửcủa xã hội loài người. Ngôn ngữ còn là phương tiện để tư duy, hoạt động trí tuệ.- Lý thuyết Tâm lý học Mác-xit về sự phát triển ngôn ngữTheo lý thuyết Tâm lý học Mac-xít, yếu tố sinh lý là yếu tố tiền đề quantrọng, là yếu tố tiên quyết đóng vai trò cho sự phát triển ngôn ngữ trẻ em (não, bộmáy phát âm, tai nghe).Yếu tố giáo dục và dạy học trong lĩnh vực phát triển ngôn ngữ cho trẻ emlà yếu tố quan trọng nhất, quyết định và có động lực thúc đẩy cho sự phát triểnngôn ngữ của trẻ em. Môi trường giáo dục của gia đình tác động đầu tiên vào đốivới sự phát triển ngôn ngữ của trẻ. Dạy ngôn ngữ cho trẻ trong trường mầm nonlà quan trọng nhất đối với trẻ. Chương trình phát triển ngôn ngữ cho trẻ ở trườngmầm non được xây dựng có mục đích, có hệ thống, đảm bảo tính khoa học.6Trường mầm non là nơi có phương tiện và điều kiện phát triển ngôn ngữ tốt nhất.Chương trình phát triển ngôn ngữ cho trẻ nhằm mục đích phát triển những kỹnăng ngôn ngữ một cách toàn diện, giúp cho trẻ nói thành thạo trước khi đếntrường phổ thông. Chương trình còn nhằm khắc phục những khuyết tật của trẻ emvề mặt ngôn ngữ.Môi trường xã hội là điều kiện để phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Trẻ emmuốn học nói bình thường thì phải được giao tiếp trong môi trường ngôn ngữ, trẻem học cách thức giao tiếp, học tập ngôn ngữ từ những người xung quanhmình.Vì vậy môi trường xã hội cũng phải là môi trừơng văn hoá. Ngoài ra môitrường tự nhiên góp phần ảnh hưởng đến sự phát triển ngôn ngữ của trẻ.Tính tích cực của bản thân trẻ cũng đóng vai trò tích cực đến sự phát triểnngôn ngữ của mình.- Mối quan hệ với Tâm lý học:Đứng ở góc độ tâm lý học, các nhà ngôn ngữ học nhận thấy rằng: việc tiếpthu ngôn ngữ của trẻ có nhiều điểm khác với việc tiếp thu kiến thức trong cáclĩnh vực khác. Ngôn ngữ được hình thành rất sớm. Trẻ em không có ý thức vềngôn ngữ nhưng bằng cách bắt chước có tính chất bản năng, trẻ sẽ học được cáchnói từ những người xung quanh. Đó là cách học theo phương pháp tự nhiên.Nhưng đến độ tuổi nhất định, khi tư duy phát triển đến một mức độ cần thiết thìcó thể tổ chức dạy nói cho trẻ như các môn học khác, nghĩa là bằng cách lý giải,phân tích, phân loại… Đó là cách học có ý thức. Hai phương pháp này đều cónhững ưu, nhược điểm riêng có thể bổ sung cho nhau.Người làm công tác nghiêncứu phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ phải biết đặc điểm tâm lý đó của trẻđể tiến hành dạy nói cho trẻ.Mặt khác, tâm lý học lứa tuổi (tâm lý học trẻ em trước tuổi đi học) cònchia các giai đoạn phát triển ngôn ngữ cuả trẻ thành nhiều thời kỳ. Điều đó rấtquan trọng đối với các nhà nghiên cứu phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ.Họ có cơ sở để xác định mục đích yêu cầu, nội dung, tìm ra phương pháp và cáchình thức tổ chức dạy nói phù hợp với từng độ tuổi.Rõ ràng sự liên hệ giữa bộ môn Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻvới bộ môn tâm lý học làm cho phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ trởthành một khoa học tích cực, có hiệu quả giúp cho các cô giáo có chương trìnhdạy trẻ sát đối tượng.d. Mối quan hệ với giáo dục họcPhương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ là một bộ phận khoa học chuyênnghiên cứu các quy luật hoạt động sư phạm nhằm hình thành và phát triển ngônngữ cho trẻ. Nó là một bộ phận của giáo dục học trước tuổi đi học. Cho nên nó cómối quan hệ mật thiết với giáo dục học. Cũng như các môn học khác, phươngpháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ góp phần thực hiện các mục tiêu giáo dục trẻ.7Từ mục tiêu đó, phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ xác định mục đích củamình là phát triển ngôn ngữ cho trẻ để giao tiếp.Mặt khác, muốn dạy nói cho trẻ đạt kết quả tốt, cô giáo phải đảm bảo cácnguyên tắc trong giáo dục học: tính khoa học, tính hệ thống, tính trực quan, tínhvừa sức tiếp thu và nguyên tắc lý luận kết hợp với thực tiễn.Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ phải dựa trên giáo học pháp đạicương để lựa chọn những phương pháp đảm bảo cho sự tích cực của đứa trẻ lựachọn những điều kiện phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Phát triển ngôn ngữ cho trẻcòn sử dụng những thành tựu mới trong lĩnh vực giáo dục học như: khẳng địnhviệc dạy nói cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi.Như vậy: giáo dục học là cơ sở để xác định nội dung và phương pháp tốtnhất để dạy nói cho trẻ.e. Mối quan hệ với giải phẩu sinh lýMối quan hệ này được coi là cơ sở tự nhiên của phương pháp phát triểnngôn ngữ cho trẻ.Trẻ em sinh ra thừa hưởng cơ chế di truyền những đặc điểm sinh lý theokiểu người từ thế hệ đi trước. Những đặc điểm sinh lý tham gia vào hoạt độngngôn ngữ, là điều kiện tiên quyết cho sự lĩnh hội phát triển của trẻ em. Những cơquan: trung tâm ngôn ngữ trên võ não, cơ quan thính giác, hệ thống cơ quan phátâm (phổi, khí quản, dây thanh, khoang miệng, lưỡi, răng...) hình thành và pháttriển chín muồi là tiền đề cho sự phát triển ngôn ngữ sau này.Học thuyết về hệ thống tín hiệu đã khẳng định: ngôn ngữ là hệ thống tínhiệu thứ hai, là sự hoạt động đặc biệt của võ bán cầu đại não. Học thuyết này đảmbảo phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ lựa chọn đúng các phương pháptrong việc dạy nói cho trẻ, nhấn mạnh tính hiệu quả của những phương pháp tíchcực: tích cực nhận thức và thực hành ngôn ngữ.Chính vì ngôn ngữ là hệ thống tín hiệu thứ hai, là sự hoạt động đặc biệt củavõ bán cầu đại não cho nên việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ phải được liên mậtthiết với việc phát triển, hoàn thiện bán cầu đại não và hệ thần kinh trung ươngnói chung. Các nhà giải phẫu sinh lý đã khẳng định: trong ba năm đầu là kết thúcsự trưởng thành về mặt sinh lý những vùng não chỉ huy ngôn ngữ. Vì vậy cầnphải phát triển ngôn ngữ đúng lúc mới đạt kết quả tốt.Tóm lại: Bộ môn phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ có quan hệkhăng khít với với nhiều ngành khoa học khác. Dựa trên cơ sở của các ngànhkhoa học khác mà phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ tìm ra những cáchlàm đúng nhất để dạy nói cho trẻ.II. VAI TRÒ CỦA NGÔN NGỮ TRONG SỰ PHÁT TRIỂN TRẺ EMNgôn ngữ có vai trò rất lớn trong cuộc sống của con người. Nhờ ngôn ngữmà con người có thể trao đổi với nhau những hiểu biết, truyền cho nhau nhữngkinh nghiệm, tâm sự với nhau những nỗi niềm thầm kín.8Bác Hồ của chúng ta dã dạy: “Tiếng nói là thứ của cải vô cùng lâu đời vàvô cùng quý báu của dân tộc chúng ta phải giữ gìn và bảo vệ nó” (Ngôn ngữ vàlý luận văn học – Tài liệu dùng trong trong các trường sư phạm mẫu giáo).Trong công tác giáo dục trẻ mầm non cho đất nước, chúng ta càng thấy rõvai trò của ngôn ngữ đối việc giáo dục trẻ thơ. Ngôn ngữ góp phần đào tạo cáccháu trở thành những con người phát triển toàn diện.1. Ngôn ngữ là công cụ giao tiếp“Bản chất con người là tổng hoà các mối quan hệ xã hội” (Marx).“Con người muốn tồn tại thì phải gắn bó với cộng đồng. Giao tiếp là mộthoạt động đặc trưng quan trọng của con người. Ngôn ngữ là phương tiện giaotiếp quan trọng nhất” (Lênin). Nhờ có ngôn ngữ mà con người có thể hiểu đượcnhau, cùng nhau hành động vì những mục đích chung: lao động, đấu tranh, xâydựng và phát triển xã hội.Không có ngôn ngữ, không thể giao tiếp được, thậm chí không thể tồn tạiđược nhất là trẻ em, một sinh thể yếu ớt cần được sự chăm sóc, bảo vệ của ngườilớn.Ngôn ngữ chính là một trong những phương tiện thúc đẩy trẻ trở thành mộtthành viên của xã hội. ở trẻ nhỏ nhu cầu giao tiếp của trẻ rất lớn. Ngôn ngữ làcông cụ hữu hiệu để trẻ có thể bày tỏ nguyện vọng của mình từ khi còn rất nhỏ đểngười lớn có thể chăm sóc, điều khiển và giáo dục trẻ là một điều kiện quan trọngđể trẻ tham gia vào mọi hoạt động và trong hoạt động sẽ hình thành nhân cách.2. Ngôn ngữ là công cụ để phát triển tư duy, nhận thứcUsinxki đã nhận định: “Tiếng mẹ đẻ là cơ sở của mọi sự phát triển, là vốnquý của mọi tri thức” (Phát triển ngôn ngữ, Nguyên bản tiếng Nga, NXBMatxcơva, tr3).Ngôn ngữ có vai trò rất lớn trong việc giáo dục trí tuệ cho trẻ. Trước hếtngôn ngữ là phương tiện giúp trẻ nhận thức thế giới xung quanh. Bởi vì sự pháttriển trí tuệ của trẻ chỉ diễn ra khi các cháu lĩnh hội những tri thức về sự vật hiệntượng xung quanh. Song sự lĩnh hội những tri thức đó lại không thể thực hiệnđược khi không có ngôn ngữ.Ví dụ: Khi dạy trẻ từ “quả cam” chúng ta có thể cho trẻ quan sát, cho trẻnhận biết tên gọi, đặc điểm quả cam đó gắn với các từ tương ứng như: quả cam,vỏ cam, múi cam, hạt cam, ăn cam có vị ngọt…Ngôn ngữ chính là cơ sở của mọi sự suy nghĩ và là công cụ của tư duy. Trẻem có nhu cầu rất lớn trong việc nhận thức thế giới xung quanh, trong quá trìnhnhận thức sự vật và hiện tượng, muốn cho các cháu phân biệt được vật này vớivật khác, biết được tên gọi, màu sắc, hình dáng, công dụng và những thuộc tínhcơ bản của vật, nếu chỉ cho các cháu xem xét mà không không dùng từ ngữ đểgiải thích, hướng dẫn và khẳng định những kết quả đã quan sát được thì những trithức mà các cháu thu nhận được sẽ hời hợt, nông cạn, có khi còn sai lệch. Trong9khi nhận biết các sự vật đó, trẻ phải dùng từ để gọi tên sự vật, tên các chi tiết, đặcđiểm, tính chất, công dụng của sự vật. Từ đó trẻ biết phân biệt sự vật này với sựvật khác.Khi trẻ đã lớn, nhận thức của trẻ phát triển thì trẻ không chỉ nhận biếtnhững sự vật hiện tượng gần gũi xung quanh trẻ mà trẻ không trực tiếp nhìn thấy.Trẻ muốn biết về quá khứ và về tương lai, trẻ muốn biết về công việc của ngườilớn, của bố mẹ. Để đáp ứng những nhu cầu nhận thức đó của trẻ không có cáchnào khác là thông qua lời kể của người lớn, thông qua các tác phẩm văn học cókết hợp với hình ảnh trực quan.Khi đã có một vốn ngôn ngữ nhất định, trẻ sử dụng ngôn ngữ của mình đểnhư là phương tiện biểu hiện nhận thức của mình. Trẻ có thể dùng lời để diễn đạtnhững hiểu biết và suy nghĩ, cảm xúc của mình. Trẻ hiểu được lời chỉ dẫn củangười lớn, của cô giáo thì các hoạt động trí tuệ, các thao tác tư duy của trẻ đượcchính xác, kích thích trẻ tích cực hoạt động, kích thích trẻ nói và hiểu biết đóngày càng nâng lên.Trẻ còn dùng ngôn ngữ để đặt ra muôn vàn câu câu hỏi, yêu cầu, nguyệnvọng, thể hiện biết bao nguyện vọng, thái độ, tình cảm yêu ghét… Biểu hiện bằngngôn ngữ giúp nhận thức của trẻ được cũng cố sâu sắc hơn, tạo cho trẻ được sốngtrong môi trường có các hoạt động giao tiếp, trên cơ sở đó nảy sinh nhiều suynghĩ sáng tạo mới. Vì vậy trong các trường mầm non, khi cho trẻ tiến hành cáchoạt động vui chơi, lao động, học tập… cần tạo điều kiện và kích thích trẻ nói.Một trong những phương pháp để kiểm tra nhận thức của trẻ là phải thông quangôn ngữ.Rõ ràng ngôn ngữ đóng vai trò quan trọng trong việc giáo dục trí tuệ chotrẻ. Thông qua ngôn ngữ, trẻ có thể nhận thức về thế giới xung quanh một cáchsâu rộng, rõ ràng, chính xác. Ngôn ngữ giúp trẻ tích cực sáng tạo trong hoạt độngtrí tuệ. Vì vậy, việc phát triển trí tuệ cho trẻ không tách rời với việc phát triểnngôn ngữ.3. Ngôn ngữ là công cụ để giáo dục đạo đức cho trẻPhát triển và hoàn thiện nhân cách dần dần nhân cách cho trẻ mầm nonkhông những có ý nghĩa to lớn trong việc phát triển trí tuệ mà còn có tác dụngquan trọng đối với việc giáo dục tình cảm, đạo đức. Ở lứa tuổi mầm non, đặc biệtlà lứa tuổi mẫu giáo, các cháu đã bắt đầu hiểu biết và lĩnh hội những khái niệm,quy tắc, những chuẩn mức đạo đức của xã hội. Tuy đây mới chỉ là bước đầunhưng lại vô cùng quan trọng, có tính chất quyết định đến việc hình thành nhữngnét tính cách riêng biệt của mỗi con người trong tương lai. Muốn cho các cháuhiểu và lĩnh hội những khái niệm đạo đức này, chúng ta không chỉ thông quanhững hoạt động, hành vi cụ thể hoặc những sự vật hiện tượng trực quan đơnthuần mà phải có ngôn ngữ. Nhờ có ngôn ngữ mà các cháu có thể thể hiện đượcđầy đủ những nhu cầu, nguyện vọng và tình cảm của mình. Cũng nhờ có ngôn10ngữ mà các nhà giáo dục, các bậc phụ huynh có điều kiện để hiểu con cháu mìnhhơn. Từ đó uốn nắn, giáo dục và xây dựng cho các cháu những hành vi đạo đứctrong sáng và chuẩn mực nhất.Ví dụ: khi trẻ được nghe kể câu chuyện ”Ba cô gái”, trẻ sẽ nhận ra rằng:cô Út mới thực lòng thương mẹ và cô được sống cuộc đời hạnh phúc. Từ đó, trẻcó suy nghĩ và hành động sao cho tốt hơn.Như vậy, ngôn ngữ rất quan trọng trong việc giáo dục đạo đức cho trẻ.Ngôn ngữ đã góp phần không nhỏ vào việc trang bị cho trẻ những hiểu biết vềnhững nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức, rèn luyện cho trẻ những tình cảm và hànhvi đạo đức phù hợp với xã hội mà trẻ đang sống.4. Ngôn ngữ là công cụ để giáo dục thẩm mỹ cho trẻNgôn ngữ có vai trò quan trọng trong việc giáo dục, tác động có mục đích,có hệ thống nhằm phát triển ở trẻ năng lực cảm thụ cái đẹp và hiểu đúng đắn vềcái đẹp trong tự nhiên, trong đời sống xã hội, trong nghệ thuật; giáo dục trẻ lòngyêu cái đẹp và năng lực tạo ra cái đẹp.Thật vậy, trong đời sống hàng ngày, khi giao tiếp với người lớn, trẻ nhậnthức được cái đẹp ở xung quanh từ đó trẻ có thái độ trân trọng cái đẹp và tạo racái đẹp.Đặc biệt khi tiếp xúc với những bộ môn nghệ thuật như : âm nhạc, tạohình, trẻ có thể cảm nhận được cái đẹp tuyệt vời của cuộc sống xung quanh quaâm thanh, đường nét… Từ đó giúp trẻ nhạy cảm hơn đối với cái đẹp. Và khi trẻđã làm quen với các tác phẩm văn học, trẻ có thể tìm thấy ở đó những hình tượngnhân vật điển hình, mỗi nhân vật mang một sắc thái riêng, một vẻ đẹp riêng(những nét đẹp về thể chất, về tinh thần). Từ đó, trẻ tự biết mình phải sống nhưthế nào.Ví dụ: Khi được nghe người lớn kể chuyện “Tấm Cám”, trẻ tìm thấy ở côTấm những nét đẹp bề ngoài và những nét đẹp trong tâm hồn: hiền lành, đôn hậu,chịu khó… còn ở cô Cám là lười biếng, độc ác, tham lam… Từ đó, trẻ hiểu rarằng phải sống tốt và sống đẹp như cô Tấm.Chúng ta có thể khẳng định rằng ngôn ngữ đã góp phần không nhỏ vào vàoquá trình giáo dục cho trẻ những tình cảm thẩm mỹ cao đẹp.5. Ngôn ngữ đối với việc giáo dục thể chất cho trẻGiáo dục thể lực cho trẻ trong trường mầm non là quá trình tác động chủyếu vào cơ thể trẻ, tổ chức cho trẻ vận động, rèn luyện cơ thể, giữ gìn vệ sinh, tổchức chế độ sinh hoạt hợp lý nhằm bảo vệ, làm cho cơ thể trẻ khoẻ mạnh, pháttriển hài hoà, cân đối, sức khoẻ tăng cường, đạt đến trạng thái hoàn thiện về mặtthể chất.Để giáo dục thể lực cho trẻ, các nhà giáo dục đã kết hợp nhiều phươngpháp khác nhau. Trong đó, ngôn ngữ đóng vai trò quan trọng đáng kể.11Trong chế độ sinh hoạt hàng ngày, cô giáo và người lớn đã dùng ngôn ngữhướng dẫn trẻ thực hiện tốt các yêu cầu do mình đề ra, góp phần làm cho cơ thểtrẻ phát triển. Đặc biệt, trong các giờ thể dục, giáo viên dùng lời, tạo điều kiệngiúp trẻ phát triển cân đối. Ngoài chế độ sinh hoạt hàng ngày, trẻ còn phải đượcăn ngon, ăn đủ chất thì cơ thể trẻ mới phát triển hoàn thiện. Trong khi trẻ ăn,người lớn cần phải dùng ngôn ngữ động viên, kích thích để trẻ ăn được nhiều vàăn ngon hơn.Kết luận: Ngôn ngữ đóng vai trò quan trọng trong quá trình giáo dục trẻtrở thành những con người phát triển toàn diện. Sự phát triển chậm trễ về mặtngôn ngữ có ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của trẻ. Cho nên, các nhà giáodục cần phải đề ra nhiệm vụ, nội dung, phương pháp phát triển ngôn ngữ trẻ đúnglúc và phù hợp với lứa tuổi.III. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUÁ TRÌNH HỌC NÓI CỦA TRẺTrẻ lớn lên không phải tự nhiên mà nói được, muốn nói được trẻ phải trảiqua quá trình rèn luyện lâu dài và phức tạp.Quá trình lĩnh hội và rèn luyện tiếng nói phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhưsau:1. Yếu tố sinh lý:- Não: phải phát triển bình thường. Sự sắp xếp các tế bào võ não, sự phânchia các miền chức năng nghe, nói được hoàn thiện cơ bản vào lúc một tuổi rưỡđến lúc hai tuổi.- Bộ máy phát âm: muốn nói được con người phải vận dụng cơ bắp củanhiều cơ quan khác nhau.+ Phổi đóng vai trò quan trọng trong việc phát âm, là kho chứa không khí.Luồng không khí từ phổi đi ra làm rung động dây thanh, cọ xát vào các bộ phậnkhác để tạo ra việc chú ý đến tư thế của trẻ khi học, khi nói cũng như việc rènluyện cho trẻ biết cách thở ra hít vào là điều rất cần thiết.Ví dụ: Để giúp trẻ điều khiển cơ môi và luyện hơi thở có thể sử dụng tròchơi: Thổi bóng hay làm chuồn chuồn bay lâu hơn.+ Hầu và dây thanh: là chỗ gô ra ở cổ có bốn miệng sụn chính tạo thànhmột hộp có dây thanh. Dây thanh có hai màng mỏng có thể mở ra khép vào, lúccăng lúc chùng khi nói. Dây thanh dài khoảng 20mm và dày lên theo lứa tuổi.+ Khoang miệng và khoang mũi: có vai trò như hộp cộng hưởng biến đổiâm thanh do dây thanh phát ra. Âm thanh phát ra từ dây thanh được uốn nắn quamiệng và hốc mũi trở nên đa dạng, dễ nghe. Muốn nói được con người không chỉcó bộ máy phát âm bình thường mà bộ máy này cần phải được rèn luyện đúnglúc, đúng mức. Cần phải tìm mọi cách tác động đến thời kỳ phát triển ngôn ngữquan trọng này (từ sơ sinh đến 7 tuổi), thời kỳ mà bắt đầu sử dụng cơ chế vậnđộng ngôn ngữ và những khuyết tật của người lớn đều do sự phát triển không đầyđủ của cơ chế vận động từ khi còn rất bé.12Ví dụ: Để luyện cơ quan phát âm cho trẻ có thể sử dụng các bài tập luyệncơ môi, cơ hàm, hàm dưới sau đây: Đánh răng: luyện cơ lưỡi; Trốn tìm lưỡi:luyện cơ lưỡi, hàm dưới; Thi cười: luyện cơ môi.- Tai nghe: muốn học nói được thì trước tiên trẻ phải xem người lớn nóinhư thế nào mới bắt chước được. Trẻ bị điếc không thể học nói được. Muốn nóiđược đòi hỏi cơ quan thính giác của trẻ phát triển bình thường để thu nhận vàphân biệt âm thanh ngôn ngữ một cách chính xác tinh tế. Ở trường mầm non cầnchú ý vấn đề rèn luyện thính giác cho trẻ.Ví dụ: có thể sử dụng các trò chơi luyện thính giác: Tiếng kêu ở đâu hayNghe thấy tiếng gì?2. Yếu tố tâm lýLoại yếu tố thứ hai ảnh hưởng đến quá trình học nói của trẻ là yếu tố tâmlý. Sự phát triển các chức năng ngôn ngữ ở trẻ có mối quan hệ tương hỗ qua lạivới sự phát triển của tư duy. Việc tiếp thu ngôn ngữ còn phụ thuộc vào khả năngtri giác, sự tinh tế nhạy bén, khối lượng cũng như thời gian chú ý, khả năng ghinhớ, óc sáng tạo, ý chí, tình cảm và tính cách của trẻ cũng ảnh hưởng đến quátrình học nói.Hiện tượng trẻ chậm nói so với mức bình thường thường thấy ở trẻ quá rụtrè, nhút nhát, trầm lắng, ít chan hoà với tập thể hoặc thường thấy ở trẻ bị chấnđộng tâm lý nặng dẫn đến việc trẻ bị nói lắp, nói ngọng hoặc thậm chí không nóiđược.3. Yếu tố xã hộiĐây là yếu tố quan trọng hàng đầu, có ảnh hưởng quyết định đến việc rènluyện và phát triển tiếng nói của trẻ. Muốn nói được, trẻ phải sống trong xã hộiloài người. ở đây cũng cần nhắc đến trường hợp xảy ra từ xa xưa: Vua PhiđricHôlengtaophen đệ nhị đã quyết định tìm hiểu xem con người sẽ phát triển như thếnào, sẽ nói tiếng gì nếu không dạy nói. Ông đã tách một số trẻ nhỏ từ khi chưabiết nói ra khỏi xã hội loài người và cấm không cho ai được nói chuyện và tiếpxúc với chúng, kể cả những người có nhiệm vụ chăm sóc những trẻ đó. Kết quảlà những đứa trẻ đáng thương này không biết nói gì và chết rất sớm.Hay một ví dụ khác: Đó là hai cô gái ấn Độ được tìm thấy năm 1921 trongmột vùng ít người ở phía đông ấn Độ. Họ sống chung với bầy sói trong hang,không nói được và biết hú như tiếng sói.Như vậy, xã hội loài người là nguồn phát ra hệ thống tín hiệu thứ hai tácđộng lên cơ quan thần kinh, kích thích bộ máy phát âm hoạt động. Trẻ học nóitrong môi trường giao tiếp tự nhiên và thường xuyên quan hệ với thế giới xungquanh, các quá trình tiếp xúc này có thể kìm hãm hoặc tạo điều kiện cho việc họcnói của trẻ.Dưới tác động của yếu tố tâm lý, sinh lý và xã hội, kỹ năng ngôn ngữ củatrẻ dần dần được hình thành trong quá trình rèn luyện lâu dài.13IV. CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CỦA TRẺ EMSự phát triển ngôn ngữ của trẻ em được các nhà tâm lý – ngôn ngữ họcnhìn nhận ở những góc độ khác nhau. L.S Vưgôtxky xuất phát từ mục đích mànhìn nhận: “Bản chất sự phát triển ngôn ngữ nhằm mục đích giao tiếp và nhậnthức và tất nhiên sự phát triển ngôn ngữ của trẻ không chỉ thuần tuý dựa trên sựphát triển khả năng nhận thức của trẻ”. Nhấn mạnh vai trò giao tiếp của ngônngữ, A. A Lêonchiep lại cho rằng: “Sự phát triển lời nói của trẻ em trước hết làsự phát triển của phương thức giao tiếp”. Nguyễn Huy Cẩn và K.Hai-nơ Dichđều thống nhất với nhau rằng khi cho rằng: Sự phát triển ngôn ngữ của trẻ trảiqua các giai đoạn từ thấp đến cao, phù hợp với các giai đoạn nhất định của lứatuổi; có thể tìm thấy nguồn gốc của sự phát triển ngôn ngữ ở các giai đoạn trước.Như vậy, có thể nhận thấy rằng: Sự phát triển ngôn ngữ của trẻ là một quá trìnhtừ thấp đến cao với các giai đoạn mang những đặc trưng khác nhau tuỳ thuộc vàođộ tuổi của nhà trẻ; ở mỗi giai đoạn có sự kế thừa và phát triển những thành tựucủa các giai đoạn trước.Các nhà ngôn ngữ học thống nhất với nhau chia sự phát triển ngôn ngữ củatrẻ em thành hai giai đoạn: giai đoạn tiền ngôn ngữ và giai đoạn ngôn ngữ chínhthức.1. Giai đoạn tiền ngôn ngữĐây là thời kì đầu tiên trong quá trình học nói của trẻ. Giai đoạn này kéodài khoảng 12 tháng tuổi. Các nhà tâm lý học cho rằng thời kỳ tiền ngôn ngữ nàylà chung cho tất cả các ngôn ngữ và thời kỳ bập bẹ của trẻ em toàn thế giới đềunhư nhau. Điều này chứng tỏ chúng ta sinh ra đã có sẳn bản năng giao tiếp. Giaiđoạn này giao lưu xúc cảm chiếm vai trò chủ đạo.Giai đoạn này chỉ xuất hiện một số dấu hiệu báo trước của các chức năngngôn ngữ sắp hình thành. Ở giai đoạn trẻ bắt đầu tập sử dụng cơ quan phát âm,hình thành phản xạ vận động có điều kiện.Từ tháng thứ hai ở trẻ xuất hiện những tiếng động, tiếng huýt không rõ nét.Đến tháng thứ ba trẻ bắt đầu bập bẹ gừ gừ như chim. Đặc biệt khi người lớn nóichuyện với trẻ ở xuất hiện cảm xúc tổng hợp tích cực.Đến tháng thứ năm, thứ sáu trẻ có khả năng phân biệt từ, âm tiết được nhấnmạnh trong lời nói: ba, mẹ, măm… Trẻ có thể thực hiện một số mệnh lệnh hoặcyêu cầu của người lớn. Nhưng điều đó không có nghĩa lúc trẻ dã lĩnh hội đượcnghĩa của từ. Đây chỉ là sự hình thành phản xạ có điều kiện, gắn liền với hoàncảnh, với hình thức âm thanh, ngữ điệu lời nói, và cử chỉ của người lớn khi nói.Cuối năm thứ nhất, đầu năm thứ hai ở trẻ xuất hiện ngôn ngữ hoàn cảnh, từđó trẻ dùng mang nhiều nghĩa, tuỳ lúc, tuỳ nơi…Muốn hiểu được người lớn phảidựa vào hoàn cảnh của trẻ khi nói.Sau giai đoạn này, các chức năng ngôn ngữ của trẻ được hình thành khôngphải thông qua mối quan hệ trực tiếp với hệ thống tín hiệu thứ hai nữa.142. Giai đoạn ngôn ngữ chính thứcBắt đầu từ tháng 12 trở đi ở trẻ xuất hiện những âm bập bẹ có nghĩa đầutiên và ngay lập tức trẻ huy động chúng vào giao tiếp với những người xungquanh. Các âm bập bẹ nhanh chóng mất đi, nhường chỗ cho các từ tham gia vàoviệc cấu tạo câu để giao tiếp. Những từ đầu tiên xuất hiện, các kiểu câu có cấutạo đơn giản gồm 2- 3 từ xuất hiện khiến khả năng giao tiếp của trẻ càng tăng lên.Trẻ tích cực tham gia vào giao tiếp và sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp. Nhu cầugiao tiếp càng tăng lên thúc đẩy hoạt động giao tiếp ngôn ngữ. Kết quả là các kỹnăng giao tiếp được hình thành.Đến 7 tuổi quá trình hình thành các chức năng ngôn ngữ của trẻ kết thúc vềcơ bản.V. CÁC LÝ THUYẾT VỀ SỰ PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CỦA TRẺ EMNgôn ngữ - thành tựu lớn nhất của con người phát triển với tốc độ cực lớntrong những năm đầu của cuộc đời. Một tuổi, Nam đã biết sử dụng từ đơn để gọitên vật thể quen thuộc và thể hiện suy nghĩ của mình. Ba tuổi Lan biết sử dụngmột số cách thức giao tiếp đơn giản. Trẻ đã biết liên kết các từ thành câu chưatừng nghe trước đó. Bốn tuổi, Huy đã biết nói câu dài và câu có cấu trúc tươngđối phức tạp. Khi nói chuyện về chủ đề nào đó, bé đã tỏ ra có khả năng giao tiếp.Sự phát triển ngôn ngữ nhanh chóng của trẻ đã và đang đặt ra những vấnđề cho các nhà nghiên cứu khoa học.Chẳng hạn:- Vốn từ to lớn và hệ thống ngữ pháp phức tạp được trẻ làm quen như thếnào?- Ngôn ngữ là một năng lực tách biệt hay là đơn giản chỉ là một thành tốcủa năng lực tư duy nói chung.- Nếu không được giao tiếp trong môi trường ngôn ngữ, trẻ em có thể tựsáng tạo ra ngôn ngữ được không?- Tất cả trẻ em đều lĩnh hội ngôn ngữ theo cách thức chung hay còn có sựkhác biệt về văn hoá và cá nhân?Trong suốt nửa thiên niên kỷ này, những nghiên cứu về sự phát triển trẻem chủ yếu mang tính mô tả - nhằm xây dựng những chuẩn mực về các giai đoạnphát triển ngôn ngữ. Những nghiên cứu đầu tiên đã vạch ra được các mốc quantrọng trong sự phát triển ngôn ngữ của trẻ trên toàn cầu: 6 tháng tuổi bập bẹ, mộttuổi nói từ đầu tiên, liên kết các từ vào cuối tuổi thứ hai, lĩnh hội vốn từ tương đốilớn và cấu trúc ngữ pháp vào khoảng 4-5 tuổi. Trình tự của các thành tựu này chothấy quá trình này được quy định bởi sự trưởng thành và chín muồi của đứa trẻtuân theo quy luật khách quan. Cùng lúc đó, ngôn ngữ có vẻ là hiện tượng nhưdo học tập mà có.15Tất cả những nghịch lý trên đã sinh ra và được phản ánh trong hai họcthuyết trái ngược nhau về sự phát triển ngôn ngữ ở trẻ em.1. Lý thuyết “ Hành vi chủ nghĩa” của B. F SKinnerTrong tác phẩm “ Hành vi bằng lời” xuất bản năm 1957, B. F SKinnerkết luận rằng : “ngôn ngữ giống như bất kỳ một hành vi âm thanh nào đó, cha mẹnhận những âm giống từ, khích lệ các âm thanh bằng cử chỉ âu yếm, nụ cười vànhắc lại các từ này cho trẻ nghe”. Ví dụ: Lan 12 tháng phát ra các âm ba- ba- ba bà- bà…Bố mẹ nghe và nhắc lại các âm này và dạy cháu gọi bà bằng “bà”. Nhưvậy cháu có vốn từ này rất sớm. “Bắt chước” cùng với kết hợp hành vi đượcdùng để giải thích nguyên nhân trẻ nắm bắt từ ngữ một cách nhanh chóng, thậmchí cả cấu trúc ngữ pháp phức tạp. Bắt chước cùng bắt buộc và động viên khíchlệ khi trẻ nói đúng sẽ giúp trẻ lĩnh hội ngôn ngữ nhanh chóng hơn.Tuy nhiên hiện nay các nhà nghiên cứu ít có xu hướng theo quan điểm chủnghĩa hành vi trong nghiên cứu trẻ em. Một mặt, nếu trẻ có được sự dạy dỗ tíchcực ở phía người lớn thì đến 6 tuổi trẻ sẽ có vốn từ khổng lồ. Mặt khác, người tacũng có thể quan sát thấy trẻ em sáng tạo ra những dạng ngôn ngữ mà trẻ chưa hềhọc được từ phía người lớn. Như vậy, có thể giả định rằng trẻ em đã tự phát triểnngôn ngữ của mình và tự xây dựng, tìm hiểu các quy luật về ngữ pháp.Tuy vậy tư tưởng của SKinner và các hành vi chủ nghĩa khác không thểphủ nhận hoàn toàn. Trong thực tế chúng ta thấy vai trò của cha mẹ và những nhàgiáo dục là rất to lớn trong sự phát triển ngôn ngữ trẻ em. Những nguyên tắc củahành vi chủ nghĩa có vai trò lớn trong giáo dục khuyết tật về ngôn ngữ giúp trẻvượt qua những trì trệ về ngôn ngữ (Rat-net, 1993).2. Lý thuyết “ Tự nhiên chủ nghĩa” của Noam Chomsky.Nhà ngôn ngữ học Noam Chomsky (1957) trong tác phẩm: “Cấu trúc ngữnghĩa” đã phân tích có phê phán lý thuyết của Skinner, lần đầu tiên thu phục thếgiới rằng: trẻ em đóng vai trò chính, là nhân tố chính trong sự phát triển ngônngữ của mình. Ngược lại hoàn toàn với chủ nghĩa hành vi, Chomsky lập luậnrằng những cấu trúc bên trong là năng lực hiểu và sản sinh ngôn ngữ. Ông coingôn ngữ là hiện tượng có cơ sở sinh học, là thành tựu của con người. Lý thuyếtcủa ông là lý thuyết theo khuynh hướng tự nhiên.Nghiên cứu những thành tích về ngữ pháp của trẻ em, Chomsky cho rằng:những nguyên tắc để xây dựng câu là quá phức tạp để dạy trẻ cũng như rất khókhăn cho việc lĩnh hội đối với trẻ nhỏ tuổi. Nhưng con người sinh ra cùng với cơquan lĩnh hội ngôn ngữ - mô hình cấu trúc bẩm sinh có cơ sở khoa học giúp choviệc lĩnh hội ngôn ngữ, chỉ cần có thêm tác động của môi trường bên ngoài. Thựctế có hai nhóm tiếp cận:Nhóm một tiếp cận đã coi trọng vai trò của cảm giác và đưa ra một vài quytrình để phân tích kích thích như điểm khởi đầu của sự phát triển. Quan điểm nàybênh vực lý luận của Piget cho rằng: những mối tác động qua lại phong phú giữa16đứa trẻ và môi trường chính là động lực đầu tiên thúc đẩy cho sự phát triển nhậnthức. Quan điểm này có tính hành vi chủ nghĩa và tính lĩnh vực chung.Nhóm hai, ngược lại, là quan điểm tự nhiên chủ nghĩa và tính lĩnh vực đặctrưng. Theo quan điểm này cơ quan lĩnh hội ngôn ngữ cho phép trẻ lĩnh hội ngônngữ vốn từ đầy đủ, tổ hợp từ thành những câu đúng khi phát âm và hiểu nghĩacâu nghe được.Vậy làm thế nào để một cơ quan lĩnh hội ngôn ngữ có thể đảmbảo cho trẻ lĩnh hội được các ngôn ngữ đa dạng trên thế giới. Theo Chomsky(1976) trong cơ quan lĩnh hội ngôn ngữ có vùng ngữ pháp toàn cầu- kho chứa tấtcả các nguyên tắc của tất cả ngôn ngữ trên thế giới. Trẻ em sẽ sử dụng nhữngkiến thức này để giải mã các phạm trù ngôn ngữ và mọi quan hệ trong bất kỳquan hệ nào mà trẻ em được tiếp xúc. Khi đưa ra hệ thống ngữ pháp toàn cầu,Chomsky đã nhấn mạnh đặc điểm chung của các loại ngôn ngữ trên thế giới.Thêm vào đó, cơ quan lĩnh hội ngôn ngữ (LDA) đặc biệt dành cho chức năng lĩnhhội ngôn ngữ, những chức năng tư duy cấp cao không cần thiết để tiếp thu tất cảcác cấu trúc ngôn ngữ. Thay vào đó trẻ em làm điều này một cách tự phát.Vì vậy đối nghịch với quan điểm hành vi chủ nghĩa, quan điểm tự nhiênchủ nghĩa coi việc dạy có chủ định của cha mẹ là không cần thiết cho sự pháttriển ngôn ngữ. Thay vào đó, mặc dầu có tính di truyền phức tạp (LAD) đảm bảorằng ngôn ngữ được lĩnh hội ngay từ giai đoạn đầu (Pinker, 1994).Những bằng chứng ủng hộ quan điểm tự nhiên chủ nghĩa:Nhiều nghiên cứu cho rằng: trẻ em có khả năng to lớn để sáng tạo ra hệthống ngôn ngữ mới. Cung cấp chứng cớ để ủng hộ quan điểm này có ba chứngcớ:- Dạy loài vật hệ thống ngôn ngữ- Định vị các chức năng ngôn ngữ trên bán cầu đại não của con người.- Tìm xem có thực sự tồn tại một giai đoạn nhạy cảm đến sự phát triểnngôn ngữ hay không?Sau đây chúng ta sẽ lần lượt xem xét từng vấn đề:+ Một con vượn có thể học ngôn ngữ được không? Có phải năng lực ngônngữ chỉ có ở con người? Để giải quyết vấn đề người ta đã có gắng nhiều lần dạyvượn người - một chủng loại gần nhất trong bậc thang tiến hoá - học ngôn ngữ.Vượn người có một vài năng lực giao tiếp bằng ký hiệu.Ví dụ: các vượn người sửdụng một vài ký hiệu có chủ định như vẫy tay để yêu cầu đưa thức ăn từ vượnmẹ, giống như trẻ em thường làm khi chưa biết nói.Tuy nhiên khả năng lĩnh hộingôn ngữ của trẻ còn rất hạn chế. Sau một thời gian dài (có thể nhiều tháng haynhiều năm) dạy nói cho vượn người vốn từ cơ bản chỉ tương đương với trẻ 3- 4tuổi. Và không có chứng cớ nào để kết luận chúng có thể lĩnh hội hệ thống ngữpháp phức tạp.+ Vùng ngữ pháp trên não bộ17Con người có vùng chuyên biệt trên não bộ giúp lĩnh hội các kỹ năng ngônngữ. Nói chung vùng ngữ pháp cư trú trên bán cầu trái của não. ở đó có hai cấutrúc đặc trưng. Vùng Broca nằm ở thuỳ trước, điều khiển sự sản sinh ngôn ngữ.Tổn thương ở vùng này dẫn đến sự rối loạn trong giao tiếp, con người mặc dù cóthể hiểu ngôn ngữ nhưng nói chậm, không có ngữ pháp, không biểu cảm. Ngượclại, vùng Wenicker ở thuỳ dương trái chịu trách nhiệm thông hiểu ngôn ngữ. Khivùng này bị tổn thương, ngôn ngữ vẫn có nhưng chứa đựng nhiều từ không cónghĩa, năng lực lĩnh hội ngôn ngữ của con người cũng bị tổn thương.Thêm vào đó các nhà nghiên cứu còn cho rằng khi trẻ em lĩnh hội mộtngôn ngữ nào đó não bộ trở nên chuyên môn hoá hơn.- Có tồn tại một giai đoạn nhạy cảm đến sự phát triển ngôn ngữ haykhông?Erick Lenberg (1967) đầu tiên đưa ra giả thuyết rằng trẻ em phải lĩnh hộingôn ngữ trong suốt giai đoạn chuyên biệt hoá chức năng của não bộ và nó kéodài suốt lứa tuổi trưởng thành.Nếu quan điểm này đúng đắn, nó sẽ cung cấp chứng cớ cho lý thuyết củachủ nghĩa tự nhiên cho rằng: sự phát triển ngôn ngữ có đặc thù sinh học duy nhất.Bằng chứng là họ xem xét các trường hợp trẻ em bị bỏ rơi và ít được giao tiếpvới người khác trong suốt thời kỳ ấu thơ. Nghiên cứu gần đây nhất là một emGenie – một em bé bị bỏ rơi một mình trong phòng học phía sau nhà khi em mới20 tháng tuổi mà không ai biết đến tận 13 tuổi. Không ai được nói với em và embị đánh mỗi khi làm ồn. Qua một vài năm được các nhà giáo dục chăm sóc hếtlòng, ngôn ngữ của Genie được phát triển nhưng không đạt được kết quả như cácem bé bình thường khác. Mặc dù em lĩnh hội vốn từ to lớn và em có thể hiểu tốttrong giao tiếp bình thường nhưng năng lực về ngữ pháp của em bị hạn chế(giống như vùng ngôn ngữ ở não bộ bị tổn thương). Trường hợp trên phù hợp vớigiả thuyết của Erick Lenberg cho rằng ngôn ngữ phát triển có hiệu quả nhất trongquá trình chuyên biệt hoá chức năng của não bộ.Những ưu điểm- hạn chế của quan điểm Tự nhiên chủ nghĩa:Lý thuyết của Noam Chomsky có ảnh hưởng lớn đến các quan điểm hiệnthực về sự phát triển ngôn ngữ. Hiện nay người ta chấp nhận rộng rãi rằng yếu tốtiên quyết sinh học duy nhất ở con người có vai trò to lớn trong việc học ngônngữ. Nhưng quan điểm của Chomsky về sự phát triển ngôn ngữ vẫn đứng trướcmột số thách thức :Đầu tiên, sự so sánh giữa các ngôn ngữ khác nhau đã bộc lộ các hệ thốngngữ pháp hoàn toàn khác nhau. Chomsky và một số nhà nghiên cứu khác đã cốgắng tìm ra một hệ thống ngữ pháp toàn cầu, một tập hợp duy nhất cho tất cả cácngôn ngữ trên thế giới đã không có kết quả. Người ta phê phán Chomsky về ýtưởng ngữ pháp toàn cầu, cái mà ông cho rằng là có cơ sở nhằm tìm ra các quyluật ngữ pháp chung trong lý thuyết của ông.18Thứ hai, giả định của Chomsky rằng kiến thức về mặt ngữ pháp được quyđịnh từ lúc mới sinh ra không phù hợp với những quan sát về phát triển của ngônngữ. Mặc dù đã đạt được những bước đặc biệt trong thời kỳ trước tuổi học, songsự làm quen với nhiều kiểu loại câu khác nhau không xảy ra lập tức mà từ từ vàtăng dần.3. Lý thuyết về sự phát triển ngôn ngữ và nhận thứca. Lý thuyết của PiegetPieget và Vưgotsky nghiên cứu vấn đề nóng hổi trong tâm lý học: vai tròcủa ngôn ngữ trong sự phát triển trí tuệ (cả hai nhà tâm lý học đều cùng sinh mộtnăm 1896, mặc dù sống và làm việc ở hai nơi cách biệt, Pieget ở Thuỵ Sĩ vàVưgotsky ở Nga.Vấn đề hai ông đặt ra là: có phải trẻ em hình thành các suy nghĩ trước rồisau đó dịch chúng sang từ ngữ, hay năng lực về ngôn ngữ mở ra một cánh cửaphát triển trí tuệ, giúp trẻ tư duy theo cách thức cao hơn.Trong tác phẩm “Ngôn ngữ và tư duy của trẻ”- Pieget cho rằng: Ngôn ngữlà tương đối không quan trọng trong sự phát triển tư duy. Thay vào đó, ông còncho rằng những tiến bộ về mặt tư duy xảy ra khi trẻ hành động trực tiếp với cácvật thể vật chất, phát hiện ra những thiếu sót trong cách thức tư duy hiện có vàluyện tập nó để sáng tạo ra phương thức tư duy phù hợp với hiện thực bên ngoài.Sau đó một vài năm, nhà tâm lý học trẻ tuổi Vưgotsky (1934/1986) xemxét lại kết luận trên. Trong “Tư duy và ngôn ngữ của trẻ em” ông lập luận rằng:hoạt động tinh thần của con người là kết quả của hoạt động có tính chất xã hộichứ không phải là hoạt động học tập một cách cá thể. Ngôn ngữ là phương thứcđầu tiên mà qua đó con người trao đổi những giá trị xã hội. Vưgotxky coi ngônngữ là vô cùng quan trọng trong sự phát triển tư duy và ông cũng coi sự làmquen với ngôn ngữ là thành tựu lớn nhất trong sự phát triển trẻ em.Vào khoảng hai tuổi đầu tuổi thứ ba, trẻ em có những bước tiến nhảy vọtvề ngôn ngữ. Piget công nhận rằng: ngôn ngữ là phương thức linh hoạt nhất thểhiện tinh thần của con người. Nếu tách tư duy ra khỏi hành vi làm cho nhận thứccủa con người có hiệu quả hơn rất nhiều so với trước đó giai đoạn - trực quanhành động. Khi chúng ta tư duy về từ chúng ta sẽ vượt qua giới hạn về thời gianvà không gian cụ thể. Chúng ta có thể liên hệ với quá khứ, hiện tại, tương laicùng một lúc, sáng tạo ra biểu tượng về hiện thực khách quan càng lớn hơn, liênquan chặt chẽ với nhau hơn.Mặc dù nhìn thấy sức mạnh của ngôn ngữ, song Pieget không công nhậnngôn ngữ có vai trò trong những hình thức cao hơn tư duy. Thay vào đó ông coihoạt động trực quan sẽ dẫn đến biểu tượng bên trong của kinh nghiệm mà sau nàytrẻ gọi là từ.Ví dụ: những từ đầu tiên trẻ thường gọi là những từ chỉ hành động vàsự vật quen thuộc.19Tuy nhiên lý thuyết của Pieget không nói lên một cách chính xác mô hìnhtrực quan hành động đã chuyển hoá thành biểu tượng đó như thế nào và sau đóthành các phạm trù, được biểu hiện trong võ bọc từ ngữ như thế nào. Như vậyPieget không đánh giá hết vai trò của ngôn ngữ trong sự phát triển của tư duy.* Pieget và giáo dục:Lý thuyết có ảnh hưởng vô cùng quan trọng trong giáo dục, đặc biệt đốivới giáo dục mầm non và tiểu học. Ba nguyên tắc giáo dục của Pieget là nền tảngcủa một loạt các chương trình giáo dục theo quan điểm của Pieget hơn ba mươinăm qua.+ Chú trọng đến học tập tìm tòi: trong các lớp học theo trường phái Piegetthì trẻ em được động viên tìm tòi phát kiến qua các mối tác động qua lại một cáchngẫu nhiên. Thay vào việc cung cấp cho trẻ em kiến thức sẵn có bằng lời, giáoviên đưa ra một loạt các hành động thiết kế nhằm kích thích sự khám phá và pháthiện, tìm tòi và cho phép trẻ tự do lựa chọn các hoạt động này.+ Nhận thức rõ ràng sự hoạt động của trẻ emPieget tin rằng kinh nghiệm học tập phù hợp xây dựng trên mức độ pháttriển hiện tại của tư duy. Giáo viên quan sát và lắng nghe học sinh của mình, giớithiệu những kinh nghiệm cho phép trẻ thực hiện những mô hình mới, sửa đổicách thức nhìn nhận thế giới còn sai lạc. Nhưng những kỹ năng mới không thể ápđặt trước khi trẻ chưa hoàn toàn thích thú, sẵn sàng. Bởi điều này sẽ dẫn đến ghinhớ máy móc những công thức mà không có sự thấu hiểu đích thực (Jondson andHooper, 1982).+ Công nhận sự khác biệt cá thể: Lý thuyết của Pieget cho rằng tất cả trẻem đều trải qua sự tự phát triển như nhau, nhưng mỗi trẻ phát triển với một tốc độkhác nhau. Vì thế giáo viên phải nỗ lực tổ chức các hoạt động cho cá nhân trẻhoặc một nhóm trẻ chứ không phải cả lớp. Sau đó giáo viên đánh giá sự tiến bộcủa trẻ bằng cách so sánh từng nhóm trẻ với nhau ở cùng một độ tuổi hay thànhtích trung bình của nhóm trẻ cùng độ tuổi.Nhưng những ứng dụng của lý thuyết Pieget cũng bị phê phán. Đặc biệtphê phán nhiều về việc ông quá chú trọng đến hành vi như một cách thức học tậpmà dẫn đến việc coi thường giao tiếp bằng lời. Tuy nhiên ảnh hưởng của Piegetđến giáo dục là rất lớn. Ông đã cung cấp cho giáo viên cách thức mới để quan sát,nhận định và tăng cường cho sự phát triển của trẻ em. ông còn trang bị những cơsở lý luận cho cách thức tiếp cận theo hướng lấy trẻ em làm trung tâm trong hoạtđộng học tập và giảng dạy.b. Lý thuyết xã hội hoá của VưgotxkyVưgotxky tin rằng (Pieget cũng vậy) trẻ em là những chủ thể tìm tòi trithức tích cực, nhưng ông không coi đứa trẻ là những cá thể tách biệt. Trong lýthuyết của ông, trẻ em và môi trường xã hội hợp tác với nhau để định hướng nhận20thức theo cách thức xã hội quen thuộc. Ông cho rằng: sự nhận thức của con ngườivừa có tính ngôn ngữ, lại vừa có cơ sở là ngôn ngữ.Nhưng Pieget cho rằng: ở trẻ có loại ngôn ngữ tự ngã trung tâm.Ngôn ngữtự ngã trung tâm của trẻ là loại ngôn ngữ trẻ tự nói với chính mình, không hềquan tâm đến đối tượng giao tiếp, nó xuất hiện ở những đứa trẻ chưa được xã hộihoá một cách đầy đủ và nó cũng không có một chức năng thực tế nào trong hoạtđộng giao tiếp của trẻ. Hay nói cách khác, đây là loại ngôn ngữ có tính duy kỷ(chỉ nói với chính mình, không đặt mình vào quan hệ đối thoại.Vưgotsky phản đối mạnh mẽ kết luận của Pieget.Ông lập luận rằng, trẻ emtự nói với chính mình là để tự điều khiển và điều chỉnh hành vi. Do vậy ngôn ngữgiúp trẻ tư duy về hành vi của mình và lựa chọn các hành động phùhợp.Vưgotsky đánh giá ngôn ngữ như nền tảng cho tất cả các quá trình tư duybậc cao, như điều khiển chú ý, ghi nhớ có chủ định và nhớ lại…Tóm lại, hai mươi năm qua các nhà nghiên cứu đã tiến hành đánh giá haiquan điểm trên, xem quan điểm nào là đúng đắn. Kết quả là loại ngôn ngữ tự ngãnói với chính mình không được gọi là ngôn ngữ tự ngã trung tâm nữa mà đượcgọi là ngôn ngữ cá nhân.Và nếu như ngôn ngữ cá nhân thúc đẩy cơ bản sự phát triển nhận thức, vậynó xuất hiện từ đâu? Câu trả lời của Vưgotsky nhấn mạnh bản chất xã hội củanhận thức. Đó là sự khác biệt cơ bản giữa Vưgotsky và Pieget .Vưgotsky coi rằng tất cả các quá trình nhận thức bậc cao đều là kết quả cuảcác sự tương tác xã hội. Lý thuyết này đề cập đến một loạt bài tập mà trẻ khôngtự giải quyết nhưng có thể thực hiện được với sự giúp đỡ của người lớn hay củabanh bè có kỹ năng cao hơn.Khi chúng tham gia vào các hoạt động và đối thoạivới những người có kỹ năng cao hơn. Chúng sẽ học tập ngôn ngữ của các đốithoại này, biến chúng thành một phần của ngôn ngữ cá nhân của trẻ và sử dụngngôn ngữ này để tổ chức nỗ lực cá nhân theo cách thức tương tự.Thứ hai là “đặc điểm hướng dẫn thích ứng”. Đó là sự thay đổi của nhữngủng hộ xã hội trong quá trình giảng dạy. Người lớn thay đổi sự giúp đỡ của mìnhđể phù hợp với mức độ phát triển tư duy hiện có của trẻ bằng cách sử dụng cácchỉ dẫn, giảng giải trực tiếp... dần dần khả năng của trẻ được nâng cao, hướngdẫn thích ứng này sẽ giảm đi cùng với sự phát triển khả năng thành công của trẻ.* Vưgotxky với giáo dục:Lý thuyết của Vưgotxky đã đưa đến một tầm nhìn mới trong dạy và học nhấn mạnh tầm quan trọng của các ngữ cảnh xã hội và việc cùng hợp tác tronghành động.Hiện nay các nhà giáo dục áp dụng rộng rãi tư tưởng của Vưgotxky đểthúc đẩy sự phát triển trí tuệ của trẻ em.Trường phái giáo dục của hai ông giống nhau: coi trọng sự tham gia tíchcực và sự khác biệt cá thể.21Nhưng Vưgotxky khác Pieget: giáo dục không chỉ hoàn thiện những cái đãhình thành.Thay vào đó, giáo dục đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sựphát triển khi trẻ tiếp thu những chỉ dẫn từ phía người lớn, những người có kinhnghiệm.Trong lứa tuổi mầm non, Vưgotxky chỉ dẫn cần phải tạo ra nhiều cơ hộihoạt động để phát triển tác động qua lại giữa trẻ với trẻ, giữa trẻ với người lớn.Thêm vào đó, phải dành nhiều thời gian cho các trò chơi tưởng tượng.TheoVưgotxky giáo viên phải biến ngôi trường thành môi trường văn hoá cao. Khi trẻnói với nhau về các nội dung về đọc, viết, toán… chúng sẽ phản ánh những điềunày trong các quá trình tư duy. Làm như vậy trẻ sẽ phát triển năng lực điều khiểnhệ thống tín hiệu của nền văn hoá nơi trẻ sống, như vậy trẻ tiến tới mức độ pháttriển tư duy cao hơn.(Vưgotxky, 1934/1986).VI. CÁC CHỨC NĂNG NGÔN NGỮ CỦA TRẺTiếng nói của trẻ thực hiện các chức năng liên hệ trẻ với thế giới xungquanh: chức năng giao tiếp, chức năng nhận thức và chức năng điều khiển.1. Chức năng giao tiếp: đây là chức năng xuất hiện sớm nhất từ vàokhoảng thứ 9 đến tháng thứ 12.Nhu cầu giao tiếp với những người xung quanh đã kích thích và thúc đẩytrẻ hoàn thiện tiếng nói trong tương lai, trẻ có thể dùng lời của mình để thực hiệncác mong muốn, yêu cầu và nhận thức của mình. Trẻ có thể hiểu khi người lớnnói chuyện với trẻ.Sau ba tuổi, trẻ bắt đầu lĩnh hội ngôn ngữ bên trong. Từ lúc này tiếng nóiđối với trẻ không chỉ là phương tiện giao tiếp nữa, nó còn thực hiện các chứcnăng khác.2. Chức năng nhận thức:Khi lĩnh hội các từ mới, các cấu trúc ngữ pháp mới, trẻ mở rộng các biểutượng của mình về thế giới xung quanh, về sự vật hiện tượng cùng với các mốiquan hệ của chúng.Ngược lại khi nhận biết các tên gọi, đặc điểm, thuộc tính các sự vật, hiệntượng xung quanh trẻ dùng ngôn ngữ của mình để chỉ rõ những đặc điểm đó làmcho nhận thức của trẻ rõ ràng, chính xác hơn.3. Chức năng điều khiển:Cùng với chức năng giao tiếp và chức năng nhận thức, ở trẻ tiếng nói cònthực hiện chức năng điều khiển. Các từ đầu tiên thực hiện chức năng này: được,không được, cấm, ăn đi, hãy làm…Những từ như vậy sẽ đánh thức sự tự ý thứccủa trẻ, luyện tập ý chí và tính kỷ luật, giúp trẻ hiểu thế nào là tốt là xấu, cái gìnên làm và cái gì không nên làm.Các từ điều khiển hành vi trẻ cần được sử dụng trong hoàn cảnh giao tiếpkhác nhau để giúp trẻ hiểu rõ bản chất vấn đề. Tránh sử dụng từ như là mối de22doạ: không được, mẹ đánh đấy…Trường hợp de doạ không xảy ra trẻ bắt đầuchơi với nguy hiểm, nó sẽ cố tình làm điều cần.Các từ ngữ có chức năng điều khiển cần được trẻ tiếp nhận một cách có ýthức với từng động cơ khác nhau. Cuối cùng trẻ sẽ tập sử dụng ngôn ngữ củamình- ngôn ngữ bên trong để lập kế hoạch cho bản thân. Đây là hình thức ngônngữ cao nhất.Khi ngôn ngữ bắt đầu thực hiện các chức năng điều khiển là khi ngôn ngữtrở thành công cụ giáo dục đạo đức kể từ lúc đấy. Vì vậy người lớn cần chú ý đếnhành vi và lời nói của mình.Như nói ở trên, những từ có chức năng đầu tiên mà trẻ nắm được là các từ:đừng, được, phải, không nên… Nhờ các từ đó mà trẻ hiểu được các khái niệmtốt, xấu giúp rèn luyện ý chí, phân biệt phải trái, đúng sai và khi lĩnh hội tiếng mẹđẻ đồng thời trẻ lĩnh hội cả cấu trúc ngữ pháp. Thay vì trẻ nói: “đọc đi”, trẻ sẽ nói”Cô đọc cho cho nghe với”…CÂU HỎI TỰ HỌC1. Đối tượng nghiên cứu của bộ môn Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ làgì?2. Mối quan hệ giữa bộ môn Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ với cácngành khoa học khác?3. Phân tích vai trò của ngôn ngữ trong sự phát triển của trẻ em.4. Trình bày hiểu biết của bản thân về các lý thuyết phát triển ngôn ngữ của trẻem.5. Trình bày các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình học nói của trẻ.6. Trình bày hiểu biết của bản thân về các chức năng của ngôn ngữ, lấy ví dụ.HƯỚNG DẪN TỰ HỌC1. Đối tượng nghiên cứu của bộ môn PPPTNN cho trẻ là quá trình giáo dục nhằmhình thành và phát triển ngôn ngữ cho trẻ để trẻ có phương tiện giao tiếp và nhânthức. Từ đó giúp hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ. Quá trình này đượcquy định bởi các thành tố nhiệm vụ, phương pháp và các hình thức phát tổ chứchoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ.2. Bộ môn PPPTNN cho trẻ co mối quan hệ mật thiết với các ngành khoa họckhác:- Mối quan hệ với học thuyết Mác - LêNin về nguồn gốc của ngôn ngữ:đây là cơ sở phương pháp luận để các giáo dục ngôn ngữ cho trẻ xác định đúngnhiệm vụ, phương pháp và hình thức phát triển ngôn ngữ cho trẻ.23- Mối quan hệ với tâm lý học: Những thành tựu nghiên cứu về sự phát triểntâm lý nói chung và tâm lý lứa tuổi trẻ em nói riêng là cơ sở để lựa chọn trọngtâm nội dung, phương pháp và hình thức giáo dục ngôn ngữ phù hợp với từng độtuổi của trẻ.- Mối quan hệ với ngôn ngữ học: những thành tựu về tiếng mẹ trẻ trên cácbình diện ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp, ngữ dụng là hệ thống kiến thức giúp cácnhà sư phạm vận dụng vào quá trình tổ chức các hoạt động phát triển ngôn ngữcho trẻ.- Mối quan hệ với giáo dục học: khoa học về giáo dục học nói chung vàgiáo dục học mầm non nói riêng đã giúp các nhà sư phạm xác định đúng cácnguyên tắc giáo dục cần thiết, phù hợp với đặc điểm tâm lý lứa tuổi mầm non.- Mối quan hệ với giải phẩu sinh lý: các nhà giáo dục cần có những hiểubiết về sự hình thành, phát triển các cơ quan sinh lý liên quan đến quá trình nóinăng của trẻ. Từ đó, có tác động phù hợp và kịp thời và hiệu quả với từng giaiđoạn phát triển ngôn ngữ của trẻ này.3. Ngôn ngữ đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển toàn diện cho trẻ.- Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất.- Ngôn ngữ là phương tiện để phát triển tư duy, nhận thức.- Ngôn ngữ là phương tiện để giáo dục đạo đức.- Ngôn ngữ là phương tiện để giáo dục thẫm mỹ.- Ngôn ngữ là phương tiện để phát triển thể lực.4. Nắm được quan điểm chính của các nhà nghiên cứu về sự phát triển ngôn ngữcủa trẻ:- Lý thuyết “Hành vi chủ nghĩa” của Skinner”. Lý thuyết nêu lên tinh thầnchính: trẻ em phát triển ngôn ngữ bản thân chủ yếu do hành vi bắt chước, làmtheo mẫu.- Lý thuyết “Tự nhiên chủ nghĩa” của Noam Chomky: lý thuyết nêu lêntinh thần chính: trẻ em phát triển ngôn ngữ bản thân chủ yếu là do cấu trúc sinhhọc bên trong.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến qua trình học nói của trẻ:- Yếu tố sinh lý (não, cơ quan phát âm, tai nghe);- Yếu tố tâm lý- Yếu tố xã hội (môi trường sống, môi trường ngôn ngữ, vai trò của giáodục).6. Về các chức năng ngôn ngữ trong lời nói của trẻ:- Chức năng giao tiếp - đây là chức năng căn bản và xuất hiện sớm nhấttrong lời nói của trẻ.- Chức năng nhận thức - chức năng này giúp thoả mãm nhu câu nhận biết,tìm hiểu thế giới xung quanh của trẻ.24- Chức năng điều khiển – chức năng này giúp trẻ điều chỉnh hành vi, suynghĩ của bản thân phù hợp với thực tiễn khách quan.25