Tại sao đạn B41 khi bay tốc độ tăng

Tại sao đạn B41 khi bay tốc độ tăng

Trong phóng sự “Sản xuất thành công thuốc nổ nhiệt áp” trên VTV2 mới đây, ngành công nghiệp Quốc phòng Việt Nam đã trình làng tiến bộ cải tiến kỹ thuật mới. Đặc biệt, phải nhấn mạnh đến việc nghiên cứu thành công thuốc nổ nhiệt áp do Viện Vũ Khí phối hợp với Viện thuốc phóng phối hợp thực hiện.

Sản phẩm mới này chính là thuốc nổ nhiệt áp TNNA-7V dành cho các loại vũ khí nhiệt áp có uy lực mạnh.

Tuy nhiên, hiện thuốc nổ nhiệt áp này chỉ mới được Việt Nam sử dụng để chế tạo mẫu đạn mới, trang bị cho súng chống tăng B-41( RPG-7). Đây là loại súng chống tăng không giật dùng cá nhân, còn được gọi tại Việt Nam là B41. Gọi là B41 vì súng là đời sau của B40 (hay bazooka 40 mm), dù cho nó vẫn có đường kính là 40 mm.

Theo Viện Vũ Khí, việc nghiên cứu, chế tạo thành công thuốc nổ nhiệt áp, nhờ thành quả đó tạo điểm tựa để chế tạo mẫu đạn nhiệt áp ĐNA-7V dành cho súng chống tăng B-41 theo thiết kế TBG-7V của Nga.

Phóng sự cho biết, trải qua nhiều lần bắn thử nghiệm ĐNA-7V đã đạt yêu cầu kỹ thuật, chiến thuật mà nhóm nghiên cứu các chuyên gia quân sự, kỹ thuật quốc phòng mong muốn.

“Nguyên lý hoạt động của đạn nhiệt áp ĐNA-7V cũng tương tự như nguyên lý bắn các loại đạn chống tăng hay chống bộ binh khác trang bị cho B-41. Do đó, không cần qua cải tiến kỹ thuật, vẫn có thể bắn ĐNA-7V”, Trí thức trẻ dẫn phân tích.

Tuy nhiên ĐNA-7V lại được trang bị đầu đạn nhiệt áp có uy lực và sức công phá vượt trội hơn gấp nhiều lần mẫu đạn thông thường. Đây là điểm đáng chú ý.

Viện Vũ khí cũng giới thiệu các thông số kỹ thuật của đạn nhiệt áp ĐNA-7V như sau: Cỡ đầu đạn 105mm; Đầu đạn nặng 4,5kg; Chiều dài cơ sở 996mm; Tầm bắn hiệu quả: 120m và xa nhất có sử dụng kính ngắm là 5020m; Sơ tốc đầu đạn là 120m/ giây; Phạm vi ảnh hưởng của vụ nổ với đạn nhiệt áp ĐNA-7V có thể lên đến 40 mét vuông

Chế tạo đạn nhiệt áp “made in Vietnam”

Tại sao đạn B41 khi bay tốc độ tăng

Trong điều kiện tác chiến phức tạp và hiện đại hiện nay, đạn nhiệt áp mới này được thiết kế cho súng chống tăng B-41 mang hiệu quả tác chiến cao hơn với nhiều loại mục tiêu từ phá hủy boongke, hầm ngầm, tòa nhà đến các phương tiện cơ giới hiện đại và sinh lực đực.

Mẫu đạn nhiệt dành cho súng chống tăng B-41 (RPG-7) được quân đội Liên Xô chế tạo vào những năm 1980, đáng chú ý nhất vẫn là TBG-7V.

Ở Việt Nam, công nghệ liên quan đến chế tạo đạn nhiệt áp hay vũ khí nhiệt áp vẫn còn mới mẻ vì có cơ chế hoạt động khác so với các loại thuốc nổ trước đó.

Vượt qua trở ngại này, nhóm nghiên cứu của Viện Vũ khí đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ phải chế tạo ra một loại chất nổ nhiệt áp để nhồi vào bên trong một quả đạn có trọng lượng chỉ hơn 4kg nhưng vẫn tạo được vụ nổ tương tự một quả pháo cỡ lớn với sức nổ mạnh gấp một lần rưỡi- 2 lần so với thuốc nổ TNT truyền thống.

Qua nhiều lần nghiên cứu, chế tạo và thử nghiệm và mất nhiều thời gian, công sức đầu tư vào quá trình chế tạo thuốc nổ nhiệt áp của Viện Vũ khí phối hợp cùng Viện thuốc phóng, thuốc nổ đã thành công. Nhóm đã xác định được công thức thành phần chế tạo thuốc nổ nhiệt áp TNNA-7V, ngoài ra còn đáp ứng yêu cầu kỹ thuật nhồi lắp cho đạn nhiệt áp ĐNA-7V.

Bên cạnh đó, nhóm còn xây dựng được phương pháp nhồi đúc TNNA-7V vào thân đạn có hút chân không, xây dựng được phương pháp thử nghiệm, nghiệm thu đánh giá uy lực của sản phẩm thuốc nổ nhiệt áp và đầu đạn nhiệt áp phù hợp với trang thiết bị đo lường của Việt Nam.

Cần phải nhắc đến một thành công khác của nhóm đề tài trẻ của Viện Vũ khí nghiên cứu chính là việc các kỹ sư đã chế tạo thành công vỏ đầu đạn nhiệt áp với kết cấu mới thân liền tum lớp tóp hai đầu, chưa từng chế tạo được trên dây chuyền công nghệ quốc phòng nội địa.

Với thành tựu nghiên cứu, chế tạo thuốc nổ nhiệt áp cũng như đạn nhiệt áp giành cho súng chống tăng B-41 của Viện Vũ khí đã mở ra hướng nghiên cứu mới với hệ vũ khí nhiệt áp tương đối hiện đại, tiên tiến trên thế giới hiện nay.

Có thể thấy, trong suốt thời gian qua, từng đơn vị thuộc Tổng Cục Quốc phòng Việt Nam đã vô cùng nỗ lực làm chủ công nghệ, tăng cường tư duy sáng tạo trong thiết kế, sửa chữa, nâng cấp, cải tiến và khai thác hiệu quả những vũ khí trang bị mới. Đây là hướng đi vô cùng đúng đắn.

Từ chính những sản phẩm quốc phòng kết tinh được trí tuệ, sáng tạo, hàm lượng chất xám, và thành tựu nghiên cứu khoa học của nền công nghiệp Việt Nam sẽ đáp ứng tốt hơn các nhiệm vụ sản xuất quốc phòng, tạo điều kiện nâng cao chất lượng huấn luyện, sẵn sàng chiến đầu trong Quân đội nhân dân Việt Nam.

B-41 trong chiến tranh Việt Nam

Trong chiến tranh Việt Nam, giáp xe tăng chưa có công nghệ cao, chưa có ERA, nên súng B41 rất lợi hại, xuyên được tất cả các xe thiết giáp lúc đó (kể cả xe tăng M48 Patton, M60).

Bộ binh và du kích Việt Nam sử dụng hai chiến thuật săn xe:

Một là sử dụng tổ bộ binh nhỏ, luồn sâu, phục kích. Điều nguy hiểm với xe tăng là khi B41 áp sát được tầm dưới 100 mét, đến lúc này, xạ thủ ngắm bắn chính xác vào những chỗ hiểm như ổ đỡ tháp pháo, phía sau xe, khoang chứa đạn sau tháp pháo... Những phát bắn này thường tiêu diệt tức khắc mục tiêu. Khi phòng ngự, khi xe tăng đến gần, các xạ thủ bám chiến hào, công sự, vật cản. Kết hợp với cối, mìn định hướng làm lui bộ binh đi cùng. Xe tăng khó có thể quan sát bao quát, khả năng bị diệt cao khi bị tấn công từ nhiều hướng.

Hai là dùng nhiều tổ, phân tán, bắn liên tục từ nhiều hướng, di chuyển liên tục, bám sát. Trong địa hình rừng núi, đây là chiến thuật rất đáng sợ. Một số lượng lớn đầu đạn đến từ nhiều hướng bù những sai số ước lượng của xạ thủ, thông thường loạt đạn săn xe tăng này có kết quả tức khắc, mặc dù khoảng cách không nhỏ.

B41 rất đáng sợ với các xe bọc thép chở quân hỗ trợ bộ binh IFV. Những phát bắn phục kích xe này gây thương vong lớn, trong phim Cuộc chiến 10 ngàn ngày còn cảnh B-41 hạ một xe thiết giáp M113 đang di chuyển rất nhanh. Các xe bọc thép có vỏ mỏng hơn xe tăng, kể cả xe bọc thép hiện đại, nên không thể chịu được phát bắn của B-41.

Trong chiến tranh, Việt Nam đã khiến rất nhiều quân địch run sợ bởi đội ngũ súng chống tăng B-40, B-41, B-50 đồ sộ.

"Sát thủ diệt tăng" của Việt Nam là gì mà khiến địch lo ngại

Súng chống tăng B-40

RPG-2 là một loại súng chống tăng không giật dùng cá nhân, còn được gọi tại Việt Nam là B40. Loại súng này được sử dụng rộng rãi trong chiến tranh Việt Nam, sau đó dần dần thay bằng đời sau RPG-7 (hay phiên bản B41 của Việt Nam).

B40 chỉ là một ống mỏng nhẹ dài nhẵn đường kính trong 40 mm. Phía trên ống có thước ngắm và đầu ruồi gập lại được, đỡ vướng khi vận chuyển, dựng lên khí ngắm bắn.

Thước ngắm chỉ có 3 mức, xa nhất 150 mét, các mức thước ngắm là các thanh ngang đặt cố định như chiếc thang. Đạn B40 gồm 2 phần, đầu đạn và liều phóng. Trước khi lắp đạn vào súng phải lắp liều phóng vào đạn. Phần cổ đạn có đinh dễ định vị, khi lắp đặt đinh vao vết lõm miệng nòng súng.

Súng bắn bằng tư thế vác vai, một tay nắm nòng súng, một tay nắm tay cầm. Tầm bắn 150 mét, nhiều người cho rằng bắn mục tiêu di động chỉ 100 mét, nhưng trên thực tế, súng bắn rất chính xác, một phần do tên lửa chưa đóng góp nhiều vào chuyển động của đạn.

Đầu đạn được kích nổ bằng ngòi chạm nổ quán tính, ngòi đặt ở phần cổ đạn. Khi đạn đập vào mục tiêu dừng lại, thì khối nặng của ngòi lao vào hạt nổ.

Tại sao đạn B41 khi bay tốc độ tăng

Vũ khí B-41 và đầu đạn PG-7

Súng chống tăng B-41

B41 là tên gọi Việt Nam của súng phóng lựu phản lực chống tăng cá nhân RPG-7. Đây là một biến thể nâng cấp, hiện đại hóa từ súng phóng lựu phản lực chống tăng RPG-2. RPG-7 được cải tiến rất nhiều về ống phóng, cơ cấu phóng, khả năng xuyên giáp của đầu đạn.

Cải tiến quan trọng nhất của RPG-7 là cơ cấu phóng, đạn được phóng đi nhờ 2 nguồn lực, một từ liều phóng cháy trong ống phóng và từ động cơ tên lửa của đầu đạn. Đến RPG-7 thì nó mới đúng nghĩa là một tên lửa chống tăng không điều khiển. Ở RPG-2 chỉ áp dụng một phần của nguyên lý tên lửa.

Động cơ tên lửa được kích hoạt sau khi đầu đạn ra khỏi nòng khoảng 11 mét và được duy trì đến 500 mét, nhờ động cơ tên lửa, tốc độ tối đa của đầu đạn đạt tới 300 mét/giây.

Ngoài ra, đầu đạn được cải tiến nhiều về ngòi nổ và khả năng xuyên giáp. RPG-7 sử dụng đạn xuyên giáp PG-7V, đầu đạn được trang bị ngòi nổ kiểu kích điện (tức là chóp đầu đạn được trang bị các tinh thể sinh điện, khi gặp áp suất lớn do va chạm, nó sinh điện và kích nổ đầu đạn).

Ngòi nổ có kết cấu khá đơn giản nhưng đòi hỏi rất cao về kỹ thuật trong quá trình chế tạo để đảm bảo độ chính xác và tin cậy. Đến tận ngày nay, nếu không được Nga chuyển giao công nghệ thì việc chế tạo ngòi nổ này vẫn là một thách thức lớn ngay cả với những nước công nghiệp phát triển.

Tại sao đạn B41 khi bay tốc độ tăng

Người lính Việt Nam với B-41

Súng chống tăng B-50

Đây thực chất là ký hiệu của súng chống tăng CT-62 do ngành quân giới Việt Nam tự thiết kế chế tạo dựa trên kinh nghiệm đúc kết từ vũ khí chống tăng SKZ trong kháng chiến chống Pháp và học hỏi một phần công nghệ từ RPG-2 (B-40).

Đầu những năm 1960, Bộ Quốc phòng giao cho Cục Quân khí chủ trì đề tài nghiên cứu chế tạo súng chống tăng CT-62. Các nhà máy Z1 có nhiệm vụ chế thử súng và gia công phần cơ khí vỏ đạn, Z2 chế thử ống nổ, hạt lửa, nhồi lắp đạn và tổ chức bắn thử. Sau gần 2 năm miệt mài nghiên cứu, các cán bộ kỹ thuật đã hoàn thành thiết kế cơ bản và đưa vào chế thử.

Theo đó, súng chống tăng CT-62 được sản xuất bằng vật liệu thép hợp kim 35X/CA. Trong đó, nòng súng (cỡ 50mm) được gia công qua nhiều công đoạn như khoan, doa, miết và nhiệt luyệt đảm bảo chịu được áp suất cực đại 700kG/cm2. Chiều dài của nòng được tính để bảo đảm sơ tốc ban đầu đạt trung bình 82m/s. Để triệt tiêu toàn bộ độ giật lùi, súng thiết kế loa phụt ở phần đuôi nòng.

Một trong nhưng khâu mà các cán bộ Việt Nam mất khá nhiều thời gian, độ phức tạp cao là phần chế tạo đạn chống tăng CT-62.

Qua kinh nghiệm dùng đạn chống tăng SKZ và B-40, các cán bộ kỹ thuật quyết định thiết kế đạn cỡ 100mm theo nguyên lý có miếng chắn sóng giống như đạn chống tăng B-40, góc nón 60 độ (góc nón tối ưu đạn SKZ). Cán bộ ta đã thực hiện gần 30 lần thử nổ xuyên trục thép để xác định khoảng cách tối ưu giữa miếng chắn sóng và đỉnh nón, bề dày của miếng chắn sóng.

Theo VietQ