Chuyện chằng ca sĩ chu tam là ai?

Từ một đứa trẻ mồ côi ở Đà Nẵng trở thành ca sĩ chuyên nghiệp trên đất Mỹ, Randy còn được biết đến bởi câu chuyện về Việt Nam đi biểu diễn khắp nơi để cố tìm cho bằng được người mẹ sinh thành.

Randy (tên thật là Trần Quốc Tuấn) là ca sĩ da màu duy nhất của Việt Nam hoạt động nghệ thuật ở hải ngoại. Từ những năm 90, ca khúc “Nó” mà Randy thể hiện đã từng khiến hàng triệu người nghe nhạc phải khắc khoải, bởi đó là tiếng lòng của một đứa con luôn khát khao tình mẫu tử. 

Những lời ca:

“Thằng bé âm thầm đi vào ngõ nhỏ

Tuổi ấu thơ đã mang nhiều âu lo…

Nhiều lúc nó khóc trong mơ

Mẹ ơi! Con yêu mong chờ

Bao giờ cho đến bao giờ?”

... như đã vô tình vận vào cuộc đời anh bao nhiêu năm qua.

Randy kể rằng, anh về Việt Nam để bắt đầu hành trình tìm mẹ ruột từ năm 2007. Tính đến nay đã gần 15 năm ròng rã nhưng anh vẫn chưa tìm được mẹ của mình. Năm 2010, khi anh về lại cô nhi viện Thánh Tâm ở Đà Nẵng, anh mới biết mình tên thật là Trần Quốc Tuấn, sinh ngày 25/1/1971. Cái cảm xúc của một người đàn ông ngoại tứ tuần mới biết mình là ai đã khiến anh khóc “tu tu” như một đứa trẻ.

“Trong hồ sơ còn lưu tại cô nhi viện, Randy mới biết sau khi được một năm một tháng thì mình được đưa vào cô nhi viện Thánh Tâm. Và đến 15/11/1975 thì Randy được một người phụ nữ xin về làm con nuôi. Cho đến bây giờ, Randy vẫn không quên được cái cảm giác tìm ra thân phận của mình qua bao cơn nổi chìm của số phận”, Randy chia sẻ.

Chuyện chằng ca sĩ chu tam là ai?
Randy (tên thật là Trần Quốc Tuấn) là ca sĩ da màu duy nhất của Việt Nam hoạt động nghệ thuật ở hải ngoại.

Randy từng tâm sự, những tưởng rời khỏi cô nhi viện Thánh Tâm về sống với gia đình mẹ nuôi, anh sẽ được lan truyền hơi ấm tình thương và một cuộc sống hạnh phúc. Nhưng số phận đã “trêu ngươi” khi 8 năm sống cùng người mẹ nuôi ở Cẩm Hà (tỉnh Quảng Nam), anh đã phải hằn in trên thân thể không biết bao nhiêu vết thẹo của những trận đòn roi và cả những vết thương lòng không bao giờ nguôi ám ảnh.

Bây giờ, vết thương lòng trong quá khứ đã mờ phai. Anh đã học được cách tha thứ để những kỷ niệm cũ không đè nặng tâm can trong cuộc sống đời thường. Nhưng mỗi khi ai đó vô tình gợi chuyện, anh vẫn không thể kiểm soát được cơn nhói lòng đầy tủi hờn và nặng trĩu mà mình từng đi qua trong thuở ấu thơ.

Năm 1983, người mẹ đã nuôi bán Randy cho một gia đình người Hoa ở Hội An (tỉnh Quảng Nam) với giá 3 cây vàng. Anh cứ nghĩ biến cố này sẽ giúp anh thoát khỏi “địa ngục trần gian” nhưng cuộc sống ở gia đình người Hoa của anh cũng chẳng khá hơn là mấy. 

Mãi sau này anh mới biết, hóa ra gia đình này mua anh về không phải để nhận làm con mà vì anh nằm trong diện “những đứa trẻ lai được trở về đất cha” nên nếu có anh, họ sẽ hợp thức hóa được hộ khẩu để có cơ hội qua Mỹ.

Đến năm 1990, Randy cùng gia đình người Hoa được giải thủ tục qua Mỹ. Lúc ra đi, anh nghĩ mình sẽ không bao giờ trở về nữa bởi nơi anh được sinh ra và lớn lên có nhiều kỷ niệm buồn.

“Lúc rời khỏi đó, Randy cảm thấy hân hoan lắm, không muốn trở về để đối diện với những nỗi đau ám ảnh trong quá khứ. Nhưng sau này, khi lớn lên, Randy đã suy nghĩ khác đi. Nghĩ rằng phải trở về mới tìm được mẹ nên bằng mọi giá Randy phải trở về”, Randy tâm sự.

Cô gái Thụy Điển khao khát tìm mẹ ruột Việt Nam

Chuyện chằng ca sĩ chu tam là ai?
Randy thú nhận, anh đã khóc rất nhiều trong quãng thời gian chưa tìm thấy mẹ.

Vẹn nguyên khát khao tìm mẹ

Nam ca sĩ cũng chia sẻ trong chương trình “Hát câu chuyện tình” rằng, trong suốt ngần đó năm khát khao tìm mẹ, anh đã mơ về mẹ không biết bao nhiêu lần. Những khát khao cháy bỏng tự đáy sâu tâm khảm đã khiến anh hình dung về mẹ với nhiều hình hài trong giấc mơ. Đó cũng là ngọn nguồn cảm hứng để anh đã viết những ca khúc về mẹ với lời lẽ thiết tha, nồng nàn, sâu lắng.

“Có một lần đang đi diễn ở bang Boston (Mỹ), Randy đã mơ mẹ mặc một bộ đồ trắng mắc màn cho Randy ngủ. Đó là giấc mơ đặc biệt nhất của Randy trong những ngày tháng chưa tìm thấy mẹ. Bởi giấc mơ đó khiến Randy cảm thấy ấm áp, hạnh phúc và ngọt ngào chưa bao giờ có”, Randy nói.

Nam ca sĩ bảo rằng, sau giấc mơ ấy, bao nỗi nhớ mong và khao khát được tìm thấy mẹ lại trỗi dậy trong anh mãnh liệt. Vì lẽ đó mà trong các bài hát anh viết về mẹ luôn có những màn đối đáp giữa mẹ và con. Anh vừa hỏi mẹ nhưng cũng đóng vai mẹ để tự giải đáp những điều mình khắc khoải.

“Có lần Randy nghĩ, nếu mình tìm được mẹ, chắc lúc đó mẹ đã lớn tuổi rồi. Vì thế, Randy mới viết một bài hát “Xin lỗi mẹ”. Lời bài hát là nỗi thiết tha tự đáy sâu tâm khảm của một người con thiếu vắng tình mẫu tử: “Mẹ đừng rời xa bỏ con mẹ ơi/ Thiếu tình mẹ con biết sống sao đây/ Trời phủ mây bóng tối sẽ giăng đầy/ Và ngục tù đời cướp dần từng hơi thở/ Mồ côi mẹ rồi khổ có ai hay”.

Randy thú nhận, anh đã khóc rất nhiều trong quãng thời gian chưa tìm thấy mẹ. Có người thấy anh khóc nhiều đã hỏi vì sao anh không đi tìm cha để nghe cha kể về mẹ. Và biết đâu qua những lời kể của cha anh sẽ có manh mối để dễ tìm ra mẹ hơn. 

Chuyện chằng ca sĩ chu tam là ai?
Năm 2007, Randy lần đầu về nước và sau đó anh được biết đến là “ca sĩ đi tìm mẹ” suốt nhiều năm.

Thiếu nữ Thuỵ Sỹ khát khao tìm mẹ ruột ở Ninh Bình

Nhưng Randy cho rằng, bản thân anh vẫn nhớ đến cha và vẫn có một vài sáng tác về cha. Chẳng hạn: “Cha ơi cha! Cha ở phương nào/ Sao không về quê mẹ tìm con?/ Tình phụ thân ai nỡ lòng chia sẻ/ Hỏi sao dòng đời lắm trái ngang…” hoặc “Cha ra đi xa khuất chân trời…/ Con giận đời ghét nghĩa mồ côi”. Tuy nhiên, tự trong sâu thẳm nỗi lòng, anh vẫn nhớ về mẹ nhiều hơn vì lẽ đó anh viết tới 9 ca khúc dành cho người mẹ của mình.

Randy bảo rằng, hơn chục lần về Việt Nam tìm mẹ, lần nào anh cũng tin là mình sẽ tìm ra mẹ. Nhưng sau nhiều lần thất bại, anh mới ngộ ra rằng, tất cả chỉ vì mình quá mong mỏi mà trái tim lại quặn lên nhiều hơn.

“Trong lần thứ 8, Randy đã sôi sục lên vì có một người phụ nữ gọi điện cho Randy. Cô thương Randy vô cùng. Nghe người đó kể, Randy thấy có nhiều điều khá trùng hợp với hoàn cảnh của mình nên đã rất sung sướng. Nghe tin cô từ miền Trung vào TP HCM để gặp Randy, Randy đã chạy từ quận 12 sang gặp cô. Khi gặp nhau, nghe cô tâm sự, trong lòng Randy dường như chắc nịch cô chính là mẹ mình. Tuy nhiên, sau khi thử AND thì kết quả lại không trùng huyết thống”, Randy tâm sự.

Mỗi lần về Việt Nam, tuy quỹ thời gian rất ít nhưng Randy cũng tranh thủ về thăm Quảng Nam và Đà Nẵng. Với Randy, có thể đâu đó trên một con đường, một góc phố nơi ngày xưa in dấu chân của mẹ, anh được gặp lại chính người mẹ ruột mà anh vẫn khát khao tìm được.

Mỗi khi trở về Việt Nam, Randy lại trải lòng mình qua các ca khúc buồn man mác. Tuy buồn như thế nhưng tiếng hát của anh luôn được đón nhận mọi lúc mọi nơi. Dù đó là không gian sang trọng của phòng trà hay dân dã đồng quê như khi anh theo đoàn đến với miền Tây, miền Trung và miền Bắc. Có lẽ những tình cảm đó phần nào an ủi những nỗi buồn trong trái tim của chàng ca sĩ mang hai dòng máu Việt - Mỹ này.

Năm 2007, Randy lần đầu về nước và sau đó anh được biết đến là “ca sĩ đi tìm mẹ” suốt nhiều năm. Và, với sự giúp đỡ của một số tổ chức cũng như cá nhân, anh đã có hàng trăm cuộc gặp gỡ trên mọi miền đất nước để tiếp xúc với những người phụ nữ có khả năng là mẹ ruột của mình nhưng tất cả đều không phải. Dù vậy, anh vẫn mong tìm lại mẹ ruột dù đó chỉ là hy vọng mong manh.

Gần đây, ca khúc ‘To The Moon,’ với ca từ ngọt ngào, giai điệu êm ái, dễ cảm và đặc biệt là vibe âm nhạc đậm chất quốc tế, đã trở thành hiện tượng mới trên các nền tảng nghe nhạc trực tuyến.

Love you to the moon and backI can't let you know this factLove you to the moon and back

I'm so freaking missing you

Tác giả của sáng tác ngày chẳng phải một ca sĩ indie nước ngoài hay một anh chàng du học sinh nào đó, mà chính là chàng trai Lê Công Thành, sinh ra và lớn lên ở Việt Nam, hay còn được biết đến với nghệ danh hooligan..

Mới đây, Saigoneer đã có buổi trò chuyện với chàng trai sinh tài năng năm sinh năm 1994 này để tìm hiểu thêm về chặng đường âm nhạc vừa chớm nở của anh chàng, sự ra đời của bản hit ‘To the Moon’ và cả những dự định mà anh đang ấp ủ.​

Chuyện chằng ca sĩ chu tam là ai?

Khi “nhân vật” phụ tỏa sáng

​‘To the Moon’ chính thức ra mắt vào tháng 7 năm 2020, là phiên bản tiếng Anh của ca khúc ‘Hàng Nghìn Kilomet.’ Tuy sinh sau đẻ muộn và như một bản bonus tặng kèm nhưng ‘To the Moon’ lại được yêu thích hơn hẳn bản gốc. Tính đến thời điểm này, lyric video của bài hát đã đạt hơn 6 triệu lượt xem trên YouTube, cao hơn nhiều lần so với ‘Hàng Nghìn Kilomet.’

Chuyện chằng ca sĩ chu tam là ai?

​Chuyện trò với Saigoneer, hooligan. cho biết bản thân chưa từng nghĩ ca khúc sẽ được yêu mến như vậy: “Mình thực hiện ‘To the Moon’ trong lúc đang bị bệnh và phải ‘trả deadline’ cho thầy Sean Doan, là thầy dạy jazz của mình. Thầy đã giúp mình hoàn thiện phần lời sao cho tốt nhất có thể. Lúc 3 giờ sáng, thầy gửi mình bài hát hoàn chỉnh. Hai tiếng sau, mình thức dậy, học phát âm và thu xong vào 11 giờ trưa. Do đang bệnh và thiếu ngủ nên mình đứng hát như thể người bị mộng du vậy.”

Hooligan. bật mí anh không đặt kỳ vọng quá nhiều vào ‘To the Moon’ mà vào ‘Hàng Nghìn Kilomet’ vì đây là ca khúc anh chàng viết lời tốt nhất, đặt nhiều cảm xúc và thông điệp bên trong nó. Anh bật cười khi nói về việc nhiều khán giả nhầm lẫn danh tính của mình với ca sĩ nước ngoài: “Thậm chí, có những bạn khi biết mình là người Việt còn cho rằng mình là con lai hay sinh sống ở nước ngoài nữa.”

Ai cũng là nàng thơ, là nguồn cảm hứng cho các sáng tác của mình hết.

​Anh nói thêm về quá trình học ngoại ngữ của mình: “Mình không giỏi tiếng Anh. Hồi xưa mình học dưới quê nên vững phần ngữ pháp hơn là nghe nói. Có lẽ là vì từ cấp hai mình đã nghe nhiều nhạc US-UK nên khả năng bắt chước tốt, chứ hooligan. mang 100% dòng máu Việt Nam và vẫn đang chăm chỉ cải thiện khả năng ngoại ngữ từ sau ‘To the Moon.’”

Lyric video ‘To the Moon.’

Nối tiếp thành công của ‘To the Moon,’ hooligan. trình làng hai ca khúc ‘Bài Hát Cho Darling’ và ‘Love You, Bae!’. Một trong hai bài chính là động lực thúc đẩy hooligan. quyết tâm dấn bước vào con đường nghệ thuật.

Hai lần “Mặt trời chân lý chói qua tim”

Khoảng thời gian 2015–2017, anh tham gia khá nhiều chương trình, cuộc thi như I Can Sing, Music Bus hay Sony Show và giành giải thưởng cao. Tuy biết mình có khiếu nhưng đối với hooligan. khi ấy, ca hát mới chỉ là một sở thích và anh thể hiện một cách rất bản năng, chưa chuyên nghiệp. “Năm 2017, mình đăng ký dự thi The Voice và rớt từ 'vòng gửi xe.' Mình thấy bản thân còn thiếu rất nhiều kỹ năng để có thể theo đuổi nghiệp cầm ca,” hooligan. kể lại.

Sau khi tốt nghiệp Đại học, chàng trai trẻ bắt đầu công việc bán bảo hiểm ở Sài Gòn, làm phụ bếp tại Vũng Tàu rồi trở về Sài thành làm nhân viên sự kiện. Vận may chạm ngõ khi anh nhận được cơ hội làm trợ lý cho nhạc sĩ lừng danh Huy Tuấn. Biết hooligan. đang tập tành sáng tác, nhạc sĩ Huy Tuấn đã ngỏ ý muốn nghe thử.

“Nửa đêm nọ, chú gửi cho mình một email dài, khen bài hát hay, mọi thứ đều tốt, chú rất thích. Đó là ca khúc ‘Bài Hát Cho Darling.’ Khoảnh khắc ấy, mình như được thức tỉnh, cảm thấy như có tia sáng xẹt ngang qua đầu và tự nhủ rằng hãy làm gì đó cho cuộc đời mình đi. Trước đó, khi chạy sự kiện cho Sơn Tùng M-TP — một trong những nghệ sĩ mình yêu thích, mình cũng đứng dưới sân khấu và hỏi lòng sao không dám thử. Nhờ ‘Bài Hát Cho Darling,’ mình đã tự tin hơn vào khả năng của bản thân, tìm được sự thật bên trong mình,” hooligan. bộc bạch.

Nhờ ‘Bài hát cho Darling’, mình đã tự tin hơn vào khả năng của bản thân, tìm được sự thật bên trong mình.

‘Bài Hát Cho Darling’ sau đó đã được anh gửi tới nhạc sĩ Phạm Hải Âu và được khen rất thú vị bởi lẽ nó không theo bất kỳ quy tắc nào trong âm nhạc. Là Giám đốc của Học viện Nghệ thuật Ngôi sao (Star Academy of Arts), nhạc sĩ Phạm Hải Âu đã cho hooligan. cơ hội tham gia khóa học đào tạo các ca/nhạc sĩ vừa bước ra từ chương trình Sing My Song như LyLy hay Dư Quốc Vương. Tại đây, hooligan. đã học được rất nhiều điều bổ ích, dần định hình được con người mình. Mang theo hoài bão lớn, anh đã đi vay tiền để đóng học phí học thanh nhạc, vũ đạo và chơi nhạc cụ. Sau vài khóa, trường quyết định đầu tư luôn cho hooligan. trên hành trình âm nhạc.

Chuyện chằng ca sĩ chu tam là ai?

Bìa ca khúc ‘Bài Hát Cho Darling.’

Lãng mạn, điên rồ và đột phá

Là ba yếu tố mà hooligan. hướng tới trong âm nhạc lẫn cuộc sống đời thường. Đây cũng là ba tính từ đại diện cho top 3 thần tượng của anh, gồm Bruno Mars với những cú bứt phá luôn khiến thế giới trầm trồ, Ed Sheeran cùng những bản tình ca ngọt lịm và The Weeknd điên-độc-đỉnh. Nghệ danh hooligan. cũng được lấy từ tên album "Doo-Wops & Hooligans" của Bruno Mars. Hooligan. lúc nào cũng ôm mộng được có mặt trong ekip làm việc với một trong ba tên tuổi đình đám trên, dù chỉ đóng một vai trò nhỏ.

Chuyện chằng ca sĩ chu tam là ai?

Tính tới nay, các bài hát được hooligan. phát hành đều xoay quanh chủ đề tình yêu. Không phải một “cao thủ” dày dạn kinh nghiệm tình trường nhưng hooligan. cũng đã có vài mối tình rất đẹp. Anh tiết lộ mình thuộc tuýp người yêu hết mình, cực kỳ lãng mạn trong tình yêu và sau khi chia tay, bản thân đều thay đổi tích cực hơn nhờ chắt lọc nhiều điều hay từ người cũ. Vậy hẳn có người sẽ là nàng thơ của hooligan.? Chàng trai bật cười: “Ai cũng là nàng thơ, là nguồn cảm hứng cho các sáng tác của mình hết."

Tôn chỉ trong âm nhạc của hooligan. chính là sự chân thật. Bất kể là câu chuyện của mình hay lấy cảm hứng từ chuyện của người khác, từ phim ảnh hay sách báo thì cũng phải mang cảm xúc thật, có sự chân thành trong câu chữ và cách trình bày.

Ngoài tinh thần lãng mạn, mộng mơ đang thể hiện cho mọi người thấy, hooligan. khẳng định trong tương lai khán giả sẽ gặp được phiên bản điên rồ đang tồn tại bên trong mình. “Mình đã chuẩn bị xong từ lâu rồi. Có các ca khúc tiếng Anh lẫn tiếng Việt. Tuy nhiên, giữa tình hình dịch bệnh căng thẳng, có lẽ mình sẽ cho ra mắt trước những bài hát lạc quan, tươi sáng và mang tính chữa lành, cổ vũ hơn là một dự án nào đó hơi lập dị,” hooligan. úp mở.

Mới chỉ lộ diện từ ‘Hàng Nghìn Kilomet’ vào giữa năm 2020, hooligan. đã có bước đột phá ấn tượng nhờ ‘To the Moon.’ Sở hữu kênh YouTube đạt 37 nghìn lượt đăng ký cùng hơn 8,5 triệu lượt view, anh hiện còn có hơn 185 nghìn lượt nghe nhạc hàng tháng trên ứng dụng Spotify.

Chuyện chằng ca sĩ chu tam là ai?

Kết thúc cuộc trò chuyện với Urbanist vào lúc 8 giờ tối, chỉ mới lót dạ bằng vài lát bánh mì, hooligan. vẫn tràn đầy năng lượng bước vào phòng thu tiếp tục làm việc. Nguồn cung năng lượng cho hooligan. dường như là niềm hạnh phúc khi được sống cùng âm nhạc chứ chẳng cần là calories, đạm đường, chất béo nữa.

[Ảnh sử dụng trong bài do nhân vật cung cấp]

Quãng 8 là series bài viết về các cá tính âm nhạc độc lạ của Việt Nam. Bạn là một tín đồ nhạc Việt? Hãy gửi ý tưởng về cho Saigoneer qua hòm thư [email protected]