Có bao nhiêu cá thể rùa Hoàn Kiếm?

Chiều 24/4, nguồn tin của phóng viên Báo Điện tử VietnamPlus xác nhận rùa mai mềm ở hồ Đồng Mô, một trong 3 cá thể “họ” rùa Hoàn Kiếm vừa qua đời. Đây là loài rùa quý hiếm nhất thế giới, lâu nay mới chỉ ghi nhận chính thức 3 cá thể, trong đó một cá thể được nuôi ở Trung Quốc, hai cá thể phát hiện ở hồ Xuân Khanh và hồ Đồng Mô (Hà Nội).

Cá thể “rùa Hoàn Kiếm” ở hồ Đồng Mô (thị xã Sơn Tây) có thể đã chết nhiều ngày trước khi nổi lên mặt nước, như chuyện từng xảy ra với “cụ” rùa cuối cùng ở Hồ Gươm. Hiện nay, nguyên nhân về cái chết của cá thể rùa trên đang được các cơ quan chức năng làm rõ.

Theo một cán bộ của Hiệp hội bảo tồn động vật hoang dã, cá thể “rùa Hoàn Kiếm” ở hồ Đồng Mô vừa mất, có chiều dài toàn thân 156cm, chiều dài mai rùa 98cm, chiều rộng mai rùa 76cm, cân nặng 93kg.

[Rùa Hoàn Kiếm ở Đồng Mô: Kỳ vọng có thêm cá thể để ghép đôi sinh sản]

Cá thể rùa trên nhiều khả năng chính là cá thể rùa đã được bẫy bắt thành công vào năm 2020. Khi đó, các nhà bảo tồn đã bẫy bắt thành công một cá thể rùa Hoàn Kiếm có cân nặng 86kg, chiều dài mai 99,5cm, rộng mai 75,5cm.

Sau đó, để khẳng định chắc chắn cá thể rùa ở hồ Đồng Mô cùng loài với rùa hồ Gươm, các nhà khoa học đã tiến hành lấy mẫu gửi đến phòng thí nghiệm của Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) và Viện Tài nguyên và Môi trường (Đại học Quốc gia Hà Nội).

Kết quả phân tích gene của cả 2 đơn vị nghiên cứu đều cho một kết quả, kết luận mẫu phân tích thuộc loài giải sin-hoe hay còn gọi là “rùa Hoàn Kiếm.” Các nhà khoa học cũng dùng máy siêu âm do các chuyên gia của WCS thực hiện để xác định giới tính và cho ra kết quả giống cái.

Vì thế, thông tin cá thể rùa nặng gần 100kg ở hồ Đồng Mô vừa chết, đã khiến không ít người lo lắng, bởi “sự ra đi” của một trong 3 cá thể rùa “họ” ùa Hoàn Kiếm tại Việt Nam, đang làm hẹp dần hi vọng khôi phục loài rùa quý hiếm nhất thế giới.

Có bao nhiêu cá thể rùa Hoàn Kiếm?
Cá thể rùa mai mềm thứ 2 được phát hiện trên hồ Đồng Mô. (Ảnh: Nguyễn Văn Long)

Tuy nhiên, nhìn nhận một cách lạc quan từ kinh nghiệm nghiên cứu và một số hình ảnh mà bản thân đã chụp được về phần đầu của các cá thể rùa lớn ở hồ Đồng Mô, ông Nguyễn Văn Long - cán bộ điều phối Chương trình Bảo tồn loài thuộc Tổ chức bảo tồn động vật hoang dã (WCS), chia sẻ hi vọng vẫn còn tồn tại loài rùa Hoàn Kiếm tại hồ Đồng Mô.

Theo ông Long, ngày 22/10/2020, một cá thể rùa mai mềm lớn tại hồ Đồng Mô đã được đưa lên bờ lấy mẫu và xét nghiệm, qua đó chứng minh là rùa Hoàn Kiếm. “Tuy nhiên không thể khẳng định đây là cá thể đã được thả lại năm 2008,” ông Long chia sẻ.

Lý giải thêm, ông Long cho biết trước khi cá thể rùa Hoàn Kiếm được xác định, ông đã chụp nhiều ảnh của 1 hoặc 2 cá thể rùa mai mềm khác nghi là rùa Hoàn Kiếm. Đến đầu tháng 11/2020, ông tiếp tục chụp được một cá thể rùa khác nổi lên mặt nước ngoài khu vực biệt lập mà cá thể rùa Hoàn Kiếm vừa được thả.

Trước đó, hồi tháng 7/2020, ông Long cũng phát hiện và chụp được 1 cá thể rùa mai mềm có cân nặng khoảng 40kg (chưa từng được phát hiện tại hồ Đồng Mô). Tuy nhiên, cá thể rùa này thuộc loài gì vẫn chưa được xác định cụ thể.

Thông tin trên đã phần nào cho thấy dấu hiệu tích cực cũng như hi vọng rằng ở hồ Đồng Mô có thể vẫn còn những cá thể rùa cùng “họ” với rùa Hoàn Kiếm để phục hồi quần thể rùa quý hiếm này. Tuy nhiên, vị chuyên gia đến từ WCS cũng lưu ý những hình ảnh mà anh và các chuyên gia chụp được vẫn cần phải nghiên cứu thêm.

Trước đó, vào năm 2018, Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch Bảo tồn các cá thể giải sin-hoe (rùa Hoàn Kiếm). Theo đó, cơ quan chức năng sẽ tiến hành điều tra, xác minh số lượng cá thể, giới tính rùa Hoàn Kiếm tại hồ Đồng Mô và hồ Xuân Khanh, trên địa bàn thành phố.

Dự kiến giai đoạn 2021-2025, cơ quan chức năng sẽ nghiên cứu đặc điểm sinh học, điều kiện tự nhiên, môi trường phù hợp làm căn cứ đề xuất kế hoạch ghép đôi sinh sản, nếu được. Trên cơ sở đó, đến năm 2026 sẽ thực hiện các dự án bảo tồn, ghép đôi sinh sản, ươm nuôi giống loài rùa Hoàn Kiếm, tiến tới phục hồi quần thể loài rùa quý hiếm nhất thế giới này./.

TPO - Bức ảnh chụp được hai cá thể rùa mai mềm khổng lồ cùng lúc trên hồ Đồng Mô năm 2020 mở ra hy vọng có nhiều hơn một cá thể rùa Hoàn Kiếm ở đây, dù cần rất nhiều thời gian và bằng chứng khoa học để khẳng định.

Hồ Đồng Mô từng là “vương quốc” của loài rùa Hoàn Kiếm, nơi hoạt động săn bắt rùa từng diễn ra khá phổ biến vào thập niên 80, 90 của thế kỷ trước. Tuy nhiên, khi Chương trình Bảo tồn rùa Châu Á (ATP) tìm kiếm rùa Hoàn Kiếm tại hồ Đồng Mô (2003), loài này gần như tuyệt chủng.

Sau gần 4 năm với hàng nghìn giờ quan sát, các nhà bảo tồn đã ghi nhận được một cá thể rùa mai mềm khổng lồ ở đây, khẳng định sự có mặt của loài rùa quý hiếm nhất thế giới bên ngoài Hồ Gươm thời điểm đó, đồng thời nâng số lượng cá thể rùa Hoàn Kiếm trên toàn thế giới lên con số 4.

Năm 2008, khi cá thể rùa Hoàn Kiếm thoát ra khỏi hồ Đồng Mô sau trận lũ lịch sử, bằng chứng khẳng định chắc chắn có một cá thể rùa Hoàn Kiếm trên hồ Đồng Mô.

Có bao nhiêu cá thể rùa Hoàn Kiếm?

Cá thể rùa Hoàn Kiếm ở hồ Đồng Mô năm 2008. Ảnh: ATP

Năm 2020, cơ quan chức năng Hà Nội phối hợp với các tổ chức bảo tồn bẫy bắt thành công một cá thể rùa Hoàn Kiếm ở hồ Đồng Mô để xác định giới tính và phân tích gene, khẳng định đây chính là cá thể bị thoát ra hồ năm 2008. Cá thể này khi đó nặng 86kg, chiều dài mai 99,5cm, rộng mai 75,5cm.

Sau khi cá thể này chết đi, câu hỏi đặt ra là hồ Đồng Mô còn bao nhiêu rùa Hoàn Kiếm? Câu hỏi đã được các nhà bảo tồn đặt ra và tìm kiếm câu trả lời nhiều năm qua nhưng chưa có đáp án chắc chắn, nhất là khi hồ Đồng Mô rộng tới 1400ha. Loài rùa Hoàn Kiếm lại có tập tính bí ẩn, vô cùng hoang dã, thích ngâm mình hàng giờ dưới nước sâu.

Nhiều năm qua, người dân địa phương sống quanh hồ Đồng Mô luôn cho rằng có hơn một cá thể rùa Hoàn Kiếm ở đây, căn cứ vào những lần quan sát được các cá thể có kích thước khác nhau hoặc kích thước của các vết rách do rùa để lại trên lưới đánh cá.

Năm 2018, lần đầu tiên Chương trình Bảo tồn rùa Châu Á phát đi thông điệp có hơn một cá thể rùa Hoàn Kiếm ở hồ Đồng Mô. Cơ sở của thông tin này là vào ngày 6/8/2018, khi tiến hành quan sát tại khu vực cấm đánh bắt, gần một bãi đẻ trứng nhân tạo do ATP thiết lập trên hồ Đồng Mô, nhóm quan sát gồm hai cán bộ giàu kinh nghiệm của ATP đã quan sát được hai cá thể rùa mai mềm cỡ lớn ở cùng một thời điểm.

Có bao nhiêu cá thể rùa Hoàn Kiếm?

Lưỡi câu cỡ lớn từng được dùng để săn bắt rùa Hoàn Kiếm vào đầu thập niên 90. Ảnh: ATP.

Cụ thể hơn, khi đang chụp ảnh cá thể rùa Hoàn Kiếm vẫn thường quan sát được thì một cá thể khác nhỏ hơn hơn xuất hiện ở khoảng cách khoảng 50m từ thuyền của các cán bộ quan sát. Khi đó, hai cá thể này cách nhau khoảng 100m.

Nhóm nghiên cứu đã quan sát và ghi nhận được một số đặc điểm của cá thể này như màu vàng nổi bật trên đầu, mũi ngắn và kích thước tương ứng với ước lượng trọng lượng khoảng 40kg.

Bằng chứng chắc chắn hơn là ngày 20/8/2020, anh Nguyễn Văn Trọng, cán bộ thực địa của ATP đã chụp lại khoảnh khắc hai cá thể rùa Hoàn Kiếm cùng nổi lên tại một địa điểm.

Có bao nhiêu cá thể rùa Hoàn Kiếm?

Bức ảnh chụp được hai cá thể rùa mai mềm khổng lồ trên hồ Đồng Mô ngày 20/8/2020.

Hình ảnh này cung cấp thêm bằng chứng vững chắc cho thấy, có ít nhất 2 cá thể rùa Hoàn Kiếm sống tại hồ Đồng Mô, Hà Nội – nơi từng được coi là vương quốc của loài rùa Hoàn Kiếm.

Thông tin này đem đến niềm vui cho các nhà bảo tồn loài rùa Hoàn Kiếm. Dù vậy, giới bảo tồn cho rằng còn rất nhiều việc phải làm để khẳng định điều này, trong đó có việc bẫy bắt, phân tích gene để xác định loài.

Trước mắt, thế giới chỉ còn ghi nhận hai cá thể rùa Hoàn Kiếm chính thức, gồm một cá thể ở hồ Xuân Khanh và một cá thể ở Vườn thú Tô Châu (Trung Quốc).

Con đường bảo tồn và khôi phục loài rùa quý hiếm nhất thế giới cũng trở nên rất khó khăn khi chỉ có cá thể ở vườn thú Tô Châu là xác định được giới tính.

Còn bao nhiêu cá thể rùa Hoàn Kiếm?

Như vậy đến nay, thế giới chỉ còn ghi nhận hai cá thể rùa Hoàn Kiếm chính thức, một cá thể ở Vườn thú Tô Châu (Trung Quốc) và một cá thể ở hồ Xuân Khanh (Việt Nam).

rùa Hoàn Kiếm sống được bao nhiêu năm?

Vào năm 2016, cá thể rùa Hồ Gươm qua đời, có chiều dài toàn thân là 185cm, chiều rộng mai 100cm, nặng 169kg. Nguyên nhân rùa chết được cho là già yếu, bởi con rùa sống lâu nhất thế giới là 180 năm, trong khi rùa Hồ Gươm ước tính 200 tuổi.

Rùa mai mềm ở Việt Nam còn bao nhiêu con?

Như vậy, đến cuối năm 2023 thì Trung Quốc chỉ còn 1 con đực đã già, còn Việt Nam chỉ còn 2 con nhưng không rõ đặc điểm, giới tính. Tình trạng của loài này đang cực kỳ nguy cấp.

rùa Hoàn Kiếm là giống gì?

Rùa Hồ Gươm là một nhóm cá thể rùa lớn đã từng sống tại Hồ Gươm. Con cuối cùng sống ở Hồ Gươm đã chết vào ngày 19 tháng 1 năm 2016. Đây là những cá thể thuộc loài rùa mai mềm khổng lồ Rafetus swinhoei đặc biệt quý hiếm, năm 2023 trên thế giới người ta chỉ tìm thấy được 3 cá thể.