Có kinh mà bị sốt thì làm thế nào năm 2024

Cơ thể của các chị em có những thay đổi khi sắp đến ngày "đèn đỏ" là chuyện rất đỗi bình thường, không cần phải lo lắng, tuy nhiên lại có những dấu hiệu đang thầm cảnh báo bệnh lý trong người, chị em cần nhanh chóng đi khám.

Phụ nữ hoàn toàn có thể nhận biết được các dấu hiệu trước khi đến kì kinh nguyệt qua những triệu chứng như ngực căng tức và hơi đau, tâm trạng thất thường, mệt mỏi, đau lưng,... Đó là những dấu hiệu rất bình thường còn được gọi là hội chứng tiền kinh nguyệt. Tuy nhiên, triệu chứng sốt trước khi hành kinh lại là một triệu chứng đáng lo ngại, chị em nên đi khám nếu gặp phải triệu chứng này.

Trước kỳ kinh nguyệt, có rất nhiều triệu chứng thường gặp như đau ngực, mệt mỏi, sốt (ảnh minh họa)

Sốt là hội chứng tiền kinh nguyệt?

Hội chứng tiền kinh nguyệt là các triệu chứng khó chịu về thể chất và tinh thần, thường xảy ra khoảng 1 – 2 tuần trước khi bắt đầu kỳ kinh nguyệt và kết thúc khi bắt đầu ra máu kinh. Mỗi người sẽ gặp phải các triệu chứng cụ thể khác nhau nhưng phần lớn mọi người có các triệu chứng về thể chất như sưng và đau bụng, sưng và đau ngực, sưng tấy cơ thể, đau đầu, đau vai, tăng cân, táo bón, cũng như các triệu chứng về tâm lý như dễ cáu gắt, buồn chán, thờ ơ, khó tập trung, cảm giác có sốt cũng là một trong những triệu chứng tiền kinh nguyệt.

Sốt trước kỳ kinh nguyệt có thể là hội chứng tiền kinh nguyệt hoặc đang cảnh bảo bệnh hiểm (ảnh minh họa)

Sở dĩ cảm giác sốt hoặc sốt nhẹ vì khi có kinh nguyệt lượng máu kinh ra nhiều gây mất nước, một số chị em lại hiểu không đúng sợ uống nước nhiều kinh nguyệt ra nhiều nên đã hạn chế uống nước làm cơ thể càng thêm thiếu nước và gây sốt. Khi cơ thể bổ sung đầy đủ nước, chế độ dinh dưỡng hợp lý thì triệu chứng sốt của cơ thể sẽ giảm và khỏi hẳn, nhất là khi bắt đầu ra kinh.

Sốt trước ngày kinh nguyệt 1 tuần có thể là dấu hiệu của bệnh hiểm

Trong các trường hợp, nếu triệu chứng sốt cao hoặc sốt kéo dài dù đã bổ sung đầy đủ nước, ăn uống nghỉ ngơi hợp lý mà tình trạng không cải thiện, các chị em nên đi khám bác sĩ phụ khoa, siêu âm kiểm tra tử cung, buồng trứng vì có thể đó là dấu hiệu cảnh báo bệnh.

Nếu cơn sốt xảy ra kèm theo các triệu chứng đau bụng kinh kéo dài, buồn nôn, đau đầu thì có thể bạn đang mắc phải một số căn bệnh:

U xơ tử cung: Thực chất, u xơ tử cung chỉ là một khối u lành tính nên ít gây biến chứng ung thư về sau. Khối u này thường có thể sẽ bị teo đi sau khi sinh hoặc khi bạn đã ở độ tuổi mãn kinh. Thế nhưng, điều đó không có nghĩa là khối u này sẽ không gây nguy hiểm. Bởi lẽ, nếu bạn đang ở trong độ tuổi sinh sản mà mắc phải bệnh u xơ tử cung thì bệnh có thể gây ra một số triệu chứng phiền toái như:

- Táo bón, đi đại tiện ra máu.

- Đau bụng dưới và vùng chậu dữ dội.

- Bí tiểu, đái rắt, thậm chí có thể gây suy thận.

- Ra nhiều máu trong kỳ "đèn đỏ" khiến cơ thể mệt mỏi, uể oải.

Viêm vòi trứng: Vòi trứng bị viêm có thể là do u nang buồng trứng hoặc các chứng bệnh viêm nhiễm khác. Trong thời kỳ rụng trứng, bệnh này sẽ khiến cho trứng khó di chuyển qua vòi trứng hơn.

Ung thư cổ tử cung: Trong giai đoạn đầu, ung thư cổ tử cung sẽ chưa có biểu hiện gì rõ ràng, cụ thể. Tuy nhiên, khi các tế bào ác tính xâm nhập và phát triển được thì có thể gây ra một số triệu chứng như:

- Tiết dịch âm đạo bất thường.

- Đau vùng chậu, vùng dưới rốn, thỉnh thoảng đau bụng kinh dữ dội.

- Đau hoặc phù chân.

- Chảy máu âm đạo bất thường.

- Đau khi giao hợp.

Sốt trước kỳ kinh nguyệt có thể là cảnh báo của bệnh ung thư cổ tử cung (ảnh minh họa)

Đây là một căn bệnh vô cùng nguy hiểm, chủ yếu thường gặp ở nữ giới. Do đó, khi thấy có các triệu chứng này thì chị em cần đi khám ngay để điều trị càng sớm càng tốt. Nhờ đó sẽ không gây ra các biến chứng nặng, làm ảnh hưởng đến tính mạng về sau.

Lạc nội mạc tử cung: Trong tử cung của phụ nữ thường có các lớp mô gọi là nội mạc tử cung. Mỗi tháng, khi đến kỳ "đèn đỏ", các mô này sẽ bong ra và được đẩy ra ngoài cơ thể. Thế nhưng, do một số yếu tố tác động khiến các mô lại đi lạc vào trong khoang bụng, buồng trứng, ruột hay trực tràng... rồi bám lại ở đó phát triển nên gọi là tình trạng lạc nội mạc tử cung. Một số người khi mắc bệnh này sẽ không có biểu hiện gì khác lạ, một số người thì lại phải đối mặt với cơn đau bụng kinh dữ dội đi kèm cùng các biểu hiện như chóng mặt, mệt mỏi, chân tay run rẩy, sốt cao,...

Ngoài ra, khi cơn sốt kéo dài đến thời điểm đang ra kinh có thể là dấu hiệu cảnh báo hội chứng sốc nhiễm độc (tình trạng nhiễm trùng vi khuẩn do đặt băng vệ sinh tampon trong âm đạo quá lâu) hoặc nhiễm trùng khác như viêm vùng chậu.

Nếu là do nhiễm trùng vùng chậu, các triệu chứng mà người bệnh cảm nhận rõ nhất thường là sốt nhẹ kèm theo đau vùng chậu đáng kể.

Triệu chứng sốt trước khi hành kinh có thể là triệu chứng rất bình thường của hội chứng tiền kinh nguyệt bởi cơ thể đang mất nước nghiêm trọng và chỉ cần bổ sung nước đầy đủ sẽ khỏi sốt. Tuy nhiên, đây cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh phụ nữ nguy hiểm. Chính vì vậy, khi có

dấu hiệu sốt trước khi có kinh nguyệt

, các chị em nên theo dõi thật kỹ. Bên cạnh đó, cần chú ý chăm sóc sức khỏe thật tốt, đặc biệt là duy trì một lối sống lành mạnh, chế độ dinh dưỡng, tập luyện hợp lý để không bị ảnh hưởng đến chất lượng của sống.

Ngoài ra, nếu có những triệu chứng lạ, nghi ngờ là bệnh trước hoặc trong quá trình hành kinh thì việc thăm khám và điều trị theo chỉ định của bác sĩ là cần thiết nhất, chị em không nên chủ quan tự chữa bệnh, hãy đi khám càng sớm càng tốt.