Có nên mổ tách dính buồng tử cung không

Hiện nay, kỹ thuật bơm gel chống dính kết hợp liệu pháp hormone sau phẫu thuật tách dính buồng tử cung đang được áp dụng để giảm tỷ lệ tái dính, tăng cơ hội mang thai cho bệnh nhân. Kỹ thuật này đã được Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội áp dụng thành công cho rất nhiều trường hợp.

Để hiểu thêm về hội chứng dính buồng tử cung cũng như kỹ thuật tách dính hiệu quả hiện nay, chúng tôi đã có trao đổi với ThS.BS Trịnh Thị Thuý - Chuyên khoa Sản phụ khoa, cũng là bác sĩ có nhiều kinh nghiệm trong tư vấn, khám và điều trị cho các trường hợp liên quan đến dính buồng tử cung tại Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội.

Thưa bác sĩ, bác sĩ có thể cho biết dính buồng tử cung là gì và nó có ảnh hưởng như thế nào đến sức khoẻ sinh sản của nữ giới?

Dính buồng tử cung là tổn thương thường gặp ở các chị em đang trong độ tuổi sinh sản. Hiện tượng này xảy ra khi niêm mạc buồng tử cung bị mất đi khiến lớp dưới niêm mạc ở hai bên thành tử cung lộ ra, tạo nên các dải dính, ngăn chặn sự tái tạo bình thường của nội mạc tử cung sau mỗi chu kì kinh nguyệt. Dính buồng tử cung là biến chứng hay gặp sau khi nạo, hút thai; thực hiện các thủ thuật, phẫu thuật can thiệp vào buồng tử cung hoặc do lao sinh dục…Khi buồng tử cung bị dính sẽ làm cho diện tích buồng tử cung hẹp lại, ngăn cản sự làm tổ của phôi thai. Có khoảng 1.5 – 3% bệnh nhân được chẩn đoán vô sinh – hiếm muộn là do nguyên nhân này.

Vậy có thể phát hiện nguy cơ dính buồng tử cung qua những dấu hiệu hay triệu chứng lâm sàng nào không, thưa bác sĩ?

Dính buồng tử cung mức độ nhẹ thường không có triệu chứng nhận biết, chỉ phát hiện tình cờ khi siêu âm tử cung phần phụ với dấu hiệu niêm mạc tử cung mất sự liên tục hoặc khi bệnh nhân siêu âm bơm nước, siêu âm 3D buồng tử cung, hay chụp X – Quang tử cung vòi trứng thấy dính.

Nếu dính buồng tử cung từ trung bình đến nặng, triệu chứng phổ biến nhất là lượng máu kinh đột ngột ra ít hoặc vô kinh sau một can thiệp vào buồng tử cung như: nạo hút thai, nạo polyp hoặc nạo niêm mạc buồng tử cung.

Nếu bệnh nhân bị dính hoàn toàn ống cổ tử cung, sẽ có hiện tượng bế kinh (khi hành kinh, máu kinh bị ứ lại trong buồng tử cung, không thoát ra ngoài âm đạo được).

Có nên mổ tách dính buồng tử cung không

ThS.BS Trịnh Thị Thúy - chuyên khoa Sản phụ khoa, Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội thăm khám cho bệnh nhân

Dính buồng tử cung có điều trị được hay không, nếu được thì bằng phương pháp nào?

Điều trị dính buồng tử cung có thể bằng phương pháp nong buồng tử cung tách dính hoặc phẫu thuật soi buồng tử cung cắt dính. Tuy nhiên, hiệu quả điều trị vẫn còn là một thách thức của chuyên ngành phụ khoa và hỗ trợ sinh sản do khả năng tái dính cao, có thể lên tới 48% – 70%.

Do đó, để nâng cao hiệu quả điều trị, tại Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội, chúng tôi tiên phong áp dụng kỹ thuật bơm gel chống dính vào buồng tử cung sau phẫu thuật, kết hợp với liệu pháp hormone. Thời gian nằm viện sau phẫu thuật ngắn, chỉ từ 2-3 ngày. Rất nhiều bệnh nhân dính buồng tử cung với hiệu quả điều trị cao, tỷ lệ tái dính sau phẫu thuật thấp. Theo thống kê, có khoảng 70% - 80% bệnh nhân đã được điều trị thành công bằng phương pháp này, bệnh nhân không bị tái dính buồng tử cung sau phẫu thuật. Tỷ lệ có thai sau phẫu thuật đạt tới 50-60%. Bệnh nhân hoàn toàn có khả năng có thai tự nhiên sau phẫu thuật tách dính nếu những vấn đề sức khỏe sinh sản khác của 2 vợ chồng bình thường: vòi tử cung thông, có hiện tượng phóng noãn và chất lượng noãn bình thường, số lượng và chất lượng tinh trùng bình thường…

Có nên mổ tách dính buồng tử cung không

ThS.BS Trịnh Thị Thúy - chuyên khoa Sản phụ khoa, Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội phẫu thuật nội soi tách dính buồng tử cung

Ghi nhận về các ca khám dính buồng tử cung tại Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội cũng như việc điều trị là như thế nào, thưa bác sĩ?

Là một bệnh viện chuyên sâu về hỗ trợ sinh sản, hàng ngày, chúng tôi đón tiếp hàng trăm bệnh nhân đến khám và tư vấn về vấn đề vô sinh - hiếm muộn. Trong đó, mỗi tháng phát hiện khoảng 10 – 20 trường hợp dính buồng tử cung.

Có những trường hợp đến khám mà chúng tôi đặc biệt ấn tượng. Đó là trường hợp vợ chồng chị Nguyễn Thị P, đến khám vì vô sinh vào tháng 2/2020. Bệnh nhân đã có 1 con, sau đó bị lưu thai 2 lần khi thai 8 - 10 tuần, phải hút thai. Trong suốt 10 năm tiếp theo, bệnh nhân không thể có thai trở lại. Hai vợ chồng đã đi khám tại nhiều cơ sở khác nhau, phát hiện vợ bị dính buồng tử cung. Chị P đã được tiến hành phẫu thuật tách dính buồng tử cung 3 lần tại 2 bệnh viện khác nhưng không thành công, thậm chí, sau mỗi lần mổ, buồng tử cung của chị còn bị dính nhiều hơn. Hai vợ chồng đến khám và mong muốn được phẫu thuật thêm một lần nữa với tâm thế thử tìm vận may, cũng không hy vọng quá nhiều sẽ thành công.

Bác sĩ xét thấy trường hợp của chị P, buồng tử cung bị dính ở vị trí giữa buồng, với diện tích dính chiếm khoảng trên 1/3 buồng tử cung, dải dính dày, phân loại mức độ dính: trung bình. Bác sĩ đã tiến hành phẫu thuật nội soi buồng tử cung tách dính kết hợp bơm gel chống dính. Kết quả, sau 2 chu kỳ kinh, chụp lại tử cung vòi trứng, buồng tử cung hoàn toàn bình thường, không có hiện tượng tái dính. Vì 2 vợ chồng đã trên 35 tuổi, chất lượng tinh trùng của chồng kém nên hai anh chị đã quyết định thực hiện Thụ tinh trong ống nghiệm và đã sinh bé.

Vậy thì có thể nói, kỹ thuật bơm gel chống dính kết hợp liệu pháp hormone trong điều trị các trường hợp dính buồng tử cung được xem là biện pháp hiệu quả nhất hiện nay để can thiệp tách dính và chống tái dính cho bệnh nhân. Tuy nhiên, có cách nào để chị em phụ nữ có thể khám sàng lọc để sớm phát hiện bệnh lý này trước khi quá nặng?

Hiện tại, tại Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội, có rất nhiều phương tiện để tiến hành khám và phát hiện các trường hợp dính buồng tử cung như: siêu âm đầu dò âm đạo, chụp X – quang tử cung vòi trứng (HSG) hoặc siêu âm bơm nước buồng tử cung vào đầu chu kỳ kinh (sạch kinh 2-5 ngày), siêu âm 3D buồng tử cung vào nửa sau chu kỳ kinh.

Nếu các cặp vợ chồng bị vô sinh - hiếm muộn hoặc chuẩn bị mang thai nhưng trước đó từng can thiệp nạo hút buồng tử cung, có thể đến khám và tiến hành các biện pháp thăm dò trên để phát hiện sớm dính buồng tử cung và điều trị kịp thời.

Có nên mổ tách dính buồng tử cung không

ThS.BS Trịnh Thị Thúy - chuyên khoa Sản phụ khoa, Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội siêu âm cho bệnh nhân

Xin cám ơn bác sĩ về những chia sẻ!

Từ nay đến ngày 29/5/2022, Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội sẽ nhận hồ sơ xét duyệt thực hiện Thụ tinh trong ống nghiệm (TTTON) miễn phí cho 10 cặp vợ chồng vô sinh, hiếm muộn có hoàn cảnh khó khăn (tương đương 100 triệu đồng/ca). Bên cạnh đó, Bệnh viện cũng sẽ hỗ trợ miễn phí cho 20 ca sàng lọc phôi mang gen bệnh lý hiếm (không giới hạn số lượng phôi), 10 ca phẫu thuật vi phẫu tinh hoàn tìm tinh trùng - Micro TESE (áp dụng cho gia đình thực hiện TTTON), 10 ca phẫu thuật nội soi thăm dò buồng tử cung (chỉ công phẫu thuật), 20 ca nuôi cấy và theo dõi phôi bằng hệ thống tự động Timelapse (tối đa 16 phôi).

Ngoài ra, từ 16/05 - 29/05/2022, nằm trong khuôn khổ chương trình Tuần Lễ Vàng, khách hàng sẽ được miễn phí: khám, siêu âm không giới hạn số lần (áp dụng với các dịch vụ siêu âm nang noãn, siêu Doppler tinh hoàn); xét nghiệm tinh dịch đồ (1 lần); chụp tử cung vòi trứng (1 lần). Song song đó, Bệnh viện sẽ giảm 20% chi phí xét nghiệm cận lâm sàng (không bao gồm các dịch vụ chuyên sâu) cho khách hàng, đồng thời tặng voucher trị giá 5 triệu đồng khi thực hiện TTTON, voucher 3 triệu đồng khi thực hiện phẫu thuật/thủ thuật có giá trị trên 10 triệu đồng (chỉ bao gồm công phẫu thuật, không bao gồm chi phí thuốc và các chi phí khác) tại bệnh viện cho khách hàng.

Các cặp vợ chồng có thể gọi vào số điện thoại 024 3634 3636 để được tư vấn thêm. Tham khảo thông tin thêm tại: https://tuanlevang2022.afhanoi.com/.


Trong Sản – Phụ khoa, dính buồng tử cung là một trong nhiều tổn thương tại buồng tử cung khiến người phụ nữ khó có thể mang thai. Có khoảng 1.5 – 3% bệnh nhân được chẩn đoán vô sinh – hiếm muộn là do nguyên nhân này. Hiện tại, Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội đã thực hiện kĩ thuật bơm Gel chống dính vào buồng tử cung sau mổ nội soi tách dính buồng tử cung kết hợp liệu pháp Hormone để cải thiện tỷ lệ tái dính sau phẫu thuật, giúp bệnh nhân sớm đón con yêu.

Dính buồng tử cung – Nỗi ám ảnh của phụ nữ hiếm muộn

Buồng tử cung là một khoang trống trong lòng tử cung, nơi đón nhận, bao bọc cho “mầm sống” sau khi tinh trùng và trứng gặp nhau. Tuy nhiên, vì một vài nguyên nhân mà nơi trú ngụ ấm áp đó phải chịu những tổn thương, ảnh hưởng không nhỏ tới ước mơ làm cha làm mẹ của nhiều gia đình hiếm muộn.

Dính buồng tử cung là tổn thương thường gặp ở các chị em đang trong độ tuổi sinh sản. Hiện tượng này xảy ra khi niêm mạc buồng tử cung bị mất đi khiến lớp dưới niêm mạc ở hai bên thành tử cung lộ ra, tạo nên các dải dính, ngăn chặn sự tái tạo bình thường của nội mạc tử cung sau mỗi chu kì kinh nguyệt. Dính buồng tử cung là biến chứng hay gặp sau khi nạo, hút thai; thực hiện các thủ thuật, phẫu thuật can thiệp vào buồng tử cung hoặc do lao sinh dục, …. Khi dính tử cung mà có thai sẽ làm cho diện tích buồng tử cung hẹp lại, ngăn cản sự làm tổ của phôi thai. Dính buồng tử cung khi mang thai cũng chính là 1 trong nhiều nguyên nhân gây vô sinh, lưu sảy thai, đẻ non thậm chí vỡ tử cung ở người phụ nữ.

Có nên mổ tách dính buồng tử cung không

Hình ảnh x – quang tử cung vòi trứng trước mổ: dính buồng tử cung là phần không ngấm thuốc (khoanh tròn)

Vị trí dính buồng tử cung có thể ở đáy buồng tử cung, giữa buồng tử cung, góc sừng, ống cổ tử cung, cá biệt, có nhiều trường hợp dính toàn bộ buồng tử cung. Tùy vào vị trí, diện tích dính hay độ dày của dải dính, lượng kinh nguyệt hàng tháng mà dính buồng tử cung được chia làm 3 mức độ. Ở mức độ nhẹ, bệnh thường không có triệu chứng rõ ràng, chỉ phát hiện tình cờ khi bệnh nhân tiến hành siêu âm phụ khoa, chụp X – Quang tử cung vòi trứng, … Nếu lượng máu kinh hàng tháng đột ngột giảm hoặc vô kinh sau khi thực hiện can thiệp vào buồng tử cung (nạo, hút thai, loại bỏ polyp, …) là dấu hiệu phổ biến của dính buồng tử cung mức độ vừa và nặng mà chị em có thể nhận biết được. Trường hợp dính ở ống cổ tử cung sẽ gây ra hiện tượng bế kinh, kinh nguyệt bị ứ đọng trong buồng tử cung và không thể thoát ra ngoài âm đạo như các chu kì thông thường.

Điều trị dính buồng tử cung

Hiện nay, tùy theo mức độ dính mà các Bác sĩ sẽ thực hiện nong buồng tử cung tách dính hoặc mổ nội soi dính buồng tử cung. Tuy nhiên, hiệu quả điều trị vẫn còn là một thách thức với chuyên ngành Sản phụ khoa cũng như Hỗ trợ sinh sản bởi khả năng tái dính sau can thiệp vẫn khá cao (khoảng 48 – 70%). Trước bài toán làm sao để giảm tỷ lệ tái dính, tăng cơ hội mang cho bệnh nhân sau tách dính tử cung, đội ngũ Bác sĩ Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội đã nghiên cứu và tiên phong áp dụng Kĩ thuật Bơm Gel chống dính kết hợp liệu pháp Hormone trong điều trị các trường hợp dính buồng tử cung. “Tại bệnh viện, sau phẫu thuật từ 1 – 2 chu kì kinh nguyệt, bệnh nhân sẽ được kiểm tra lại tử cung để đánh giá hiệu quả. Theo thống kê, có khoảng 70 – 80% bệnh nhân không còn dính buồng tử cung tái phát và tỷ lệ có thai sau phẫu thuật đạt tới 50 – 60%. Đặc biệt, bệnh nhân hoàn toàn có khả năng mang thai tự nhiên sau khi điều trị dính buồng tử cung nếu sức khỏe sinh sản của hai vợ chồng bình thường.”  – Thạc sỹ, Bác sĩ Trịnh Thị Thúy (Chuyên khoa Sản Phụ khoa, Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội chia sẻ.

Có nên mổ tách dính buồng tử cung không

ThS.BS Trịnh Thị Thúy thực hiện bơm Gel chống dính phòng tái dính buồng tử cung sau phẫu thuật

Trong số đó, có gia đình chị Nguyễn Thị P, đến khám vì vô sinh vào tháng 2/2020. Bệnh nhân đã có 1 con, sau đó bị lưu thai 2 lần khi thai 8-10 tuần, phải hút thai. Trong suốt 10 năm tiếp theo, bệnh nhân không thể có thai trở lại, 2 vợ chồng đã đi khám tại nhiều cơ sở khác nhau, phát hiện vợ bi dính buồng tử cung. Chị P đã được tiến hành phẫu thuật tách dính buồng tử cung 3 lần tại 2 bệnh viện khác, chi phí phẫu thuật dính buồng tử cung tốn không ít nhưng không đạt hiệu quả, thậm chí, sau mỗi lần mổ, buồng tử cung của chị còn bị dính nhiều hơn. Hai vợ chồng đến khám và mong muốn được phẫu thuật thêm một lần nữa với tâm thế thử tìm vận may, cũng không hy vọng quá nhiều sẽ thành công.

Qua quá trình thăm khám, Bác sĩ Thúy thấy buồng tử cung của chị bị dính ở vị trí giữa buồng, với diện tích dính chiếm khoảng > 1/3 buồng tử cung, dải dính rất dày, phân loại mức độ dính: trung bình. Bác sĩ đã tiến hành phẫu thuật soi buồng tử cung tách dính kết hợp bơm gel chống dính. Kết quả, sau 2 chu kỳ kinh, chụp lại tử cung vòi trứng, buồng tử cung hoàn toàn bình thường, không có hiện tượng tái dính. Hiện tại, chị đang mang thai tháng thứ 7. Mẹ và thai đều khỏe mạnh, 2 vợ chồng đang hạnh phúc chuẩn bị chào đón con yêu ra đời.

Có nên mổ tách dính buồng tử cung không

Hình ảnh nội soi dính Buồng tử cung

Có nên mổ tách dính buồng tử cung không

Hình ảnh nội soi BTC sau khi cắt dải dính

Hiện nay, để chẩn đoán dính buồng tử cung, bệnh viện đã áp dụng nhiều phương pháp như: siêu âm đầu dò âm đạo, siêu âm bơm nước buồng tử cung vào giai đoạn sạch kinh đầu chu kì kinh, siêu âm 3D buồng tử cung vào giữa chu kì kinh hay chụp X – Quang tử cung vòi trứng. Bên cạnh đó, Ths.Bs Trịnh Thị Thúy cũng khuyến cáo chị em nên kiểm tra sức khỏe sinh sản thường xuyên, khoảng 6 tháng/lần tại các Bệnh viện, cơ sở y tế uy tín. Đặc biệt, với những cặp vợ chồng đang mong con, từng có các can thiệp liên quan tới buồng tử cung thì việc khám và thực hiện các biện pháp thăm dò, xác định nguyên nhân hiếm muộn là rất cần thiết trong hành trình tìm kiếm con yêu.