Có những kiểu nhân hóa nào cho ví dụ năm 2024

Nhân hóa là biện pháp tu từ quen thuộc trong văn viết và văn nói hằng ngày mà đôi khi chúng ta không nhận ra. Hãy cùng muahangdambao.com tìm hiểu nhân hóa là gì và các kiến thức liên quan trong bài viết sau đây nhé!

Nhân hoá tiếng Anh là personification có nghĩa là gắn cho đồ vật, vật nuôi, cây cối… tên gọi, suy nghĩ, tình cảm, tính cách và hành động như con người.

Theo định nghĩa nhân hóa lớp 3, lớp 6, đây là biện pháp tu từ trong đó gọi hoặc tả các sự vật, hiện tượng bằng các từ ngữ thường được dùng cho con người, giúp chúng trở nên gần gũi, sinh động và gắn bó với con người hơn.

Có những kiểu nhân hóa nào cho ví dụ năm 2024
Nhân hóa là biện pháp tu từ phổ biến trong văn học

Phép nhân hóa được sử dụng rộng rãi trong đời sống và các tác phẩm văn học, đem lại hiệu quả khá cao trong diễn đạt.

Ví dụ: “Cái trống trường nằm im lìm giữa sân suốt ba tháng hè, chờ đợi ngày khai giảng để được cất vang âm thanh ” Tùng… tùng… tùng” quen thuộc”.

Trong câu văn trên, người viết đã nhân hoá cái trống trường như một con người với các cung bậc tình cảm như im lìm, chờ đợi.

Tác dụng biện pháp nhân hóa

Phép nhân hóa đóng vai trò quan trọng trong văn học và đời sống của con người, nhằm mục đích:

  • Giúp các sự vật, hiện tượng trở nên sinh động, gần gũi hơn với con người.
  • Giúp các sự vật, hiện tượng có thể biểu thị được suy nghĩ, tình cảm của con người.
    Có những kiểu nhân hóa nào cho ví dụ năm 2024
    Nhân hóa giúp sự vật thêm sinh động, gần gũi

Ví dụ:

“Trâu ơi ta bảo trâu này

Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta.

Cấy cày vốn nghiệp nông gia

Ta đây trâu đấy, ai mà quản công”.

Trong câu ca dao trên, con trâu được nhân hóa giống như người bạn thân thiết của người nông dân.

Các kiểu nhân hóa chính

Dùng đại từ chỉ người để gọi sự vật

Đây là hình thức nhân hóa phổ biến nhất, trong đó, gọi các sự vật, con vật, đồ vật bằng các đại từ chỉ người như cô, dì, chú, bác, ông, bà… Cách gọi này khiến sự vật trở nên gần gũi và thân thuộc hơn rất nhiều.

Có những kiểu nhân hóa nào cho ví dụ năm 2024
Dùng từ chỉ người để chỉ sự vật

Ví dụ:

Chim gặp bác Chào Mào, “chào bác!”

Chim gặp cô Sơn Ca, “chào cô!”

Chim gặp anh Chích Choè, “chào anh!”

Chim gặp chị Sáo Nâu, “chào chị!”

(Chim vành khuyên – Hoàng Vân)

Trong bài hát này chúng ta bắt gặp các hình ảnh nhân hóa như: bác Chào Mào, cô Sơn Ca, anh Chích Choè, chị Sáo Nâu.

Dùng từ tả hành động, tính cách của người để miêu tả sự vật

Đây là hình thức nhân hóa đem lại hiệu quả nghệ thuật cao, tạo nên nhiều tầng, lớp nghĩa, tăng tính gợi hình, gợi cảm cho lời văn, ý thơ, khiến các sự vật trở nên sinh động hơn rất nhiều.

Ví dụ: “Từng làn gió trêu đùa mái tóc em”.

Trong câu văn trên, hành động “trêu đùa” của con người được sử dụng cho “gió”, khiến gió trở thành một đối tượng tinh nghịch và có tình cảm, cảm xúc riêng.

Trong hình thức nhân hóa “miêu tả” này, chúng ta thường gặp 4 kiểu tả sau đây: tả ngoại hình, tả hành động, tả tâm trạng và tả tính cách.

Ví dụ:

  • Tả hành động: “Ông mặt trời trốn sau đám mây”.

Trong câu văn này, hành động “trốn” của con người được dùng để miêu tả mặt trời.

  • Tả tâm trạng: “Mèo con buồn rầu ủ rũ nằm dưới mái hiên nhà”

Trong câu văn này, “buồn rầu ủ rũ” vốn là từ dùng để diễn tả tâm trạng của con người lại được dùng cho mèo con, biến nó trở thành đối tượng có tình cảm, tâm tư riêng.

  • Tả ngoại hình: “Con đường uốn mình qua những cánh đồng lúa vàng rực rỡ”.

Trong câu văn này, “uốn mình” được dùng để miêu tả vẻ đẹp mềm mại của con đường.

  • Tả tính cách: “Chim công nom thật đỏm dáng làm sao!”

Trong câu văn này, “đỏm dáng” dùng để miêu tả vẻ đẹp phô trương, màu mè và sặc sỡ của chim công giống như những anh chàng hào nhoáng, thích chăm chút vẻ ngoài.

Xưng hô vật như với con người

Đây là hình thức nhân hóa thường được áp dụng khi nhân vật đang độc thoại nội tâm.

Ví dụ:

“Buồn trông con nhện giăng tơ

Nhện ơi nhện hỡi nhện chờ mối ai”

Trong câu thơ này, tác giả đang trò chuyện với “nhện” như một con người hay chính là hình thức độc thoại để diễn tả nỗi nhớ quê hương của mình. Hình thức nhân hóa này giúp nêu bật tâm trạng cô đơn, lẻ loi của tác giả nơi đất khách quê người.

Qua bài viết trên đây chắc hẳn các bạn đã hiểu nhân hóa là gì có mấy kiểu nhân hóa đúng không? Hy vọng qua những chia sẻ này đã giúp các bạn hiểu sâu và ứng dụng hiệu quả biện pháp tu từ này trong học tập!