Cơ quan phân tích thị giác bao gồm mấy thành phần có bản

Hãy luôn nhớ cảm ơnvote 5*
nếu câu trả lời hữu ích nhé!

Cơ quan phân tích thị giác bao gồm mấy thành phần có bản

  • trilecongtri
  • Cơ quan phân tích thị giác bao gồm mấy thành phần có bản

  • 15/01/2021

  • Cơ quan phân tích thị giác bao gồm mấy thành phần có bản
    Cám ơn 6


XEM GIẢI BÀI TẬP SGK SINH 8 - TẠI ĐÂY

Lý thuyết Sinh học lớp 8 bài 49: Cơ quan phân tích thị giác

6 16.076

Tải về Bài viết đã được lưu

Lý thuyết Sinh học lớp 8 bài 49: Cơ quan phân tích thị giác được VnDoc sưu tầm tổng hợp các câu hỏi lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Sinh học lớp 8. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Bài: Cơ quan phân tích thị giác

  • A. LÝ THUYẾT
    • I. CƠ QUAN PHÂN TÍCH
    • II. CƠ QUAN PHÂN TÍCH THỊ GIÁC
  • B. TRẮC NGHIỆM

A. LÝ THUYẾT

I. CƠ QUAN PHÂN TÍCH

- Chúng ta nhận biết được những tác động của môi trường xung quanh cũng như mọi thay đổi của môi trường bên ngoài cơ thể là nhờ vào các cơ quan phân tích.

- Các bộ phận của cơ quan phân tích

Cơ quan phân tích thị giác bao gồm mấy thành phần có bản

- Ý nghĩa: giúp cơ thể nhận biết được tác động từ môi trường bên ngoài.

- Khi 1 trong ba bộ phận của cơ quan phân tích bị tổn thương sẽ làm mất cảm giác với các kích thích tương ứng.

II. CƠ QUAN PHÂN TÍCH THỊ GIÁC

1. Các thành phần của cơ quan phân tích thị giác

- Gồm: các tế bào thụ cảm thị giác trong màng lưới của cầu mắt, dây thần kinh thị giác (dây số II) và vùng thị giác ở thùy chẩm.

2. Cấu tạo cầu mắt

Cơ quan phân tích thị giác bao gồm mấy thành phần có bản

- Cầu mắt có hình cầu.

- Nằm trong hốc mắt của xương sọ, phía ngoài được bảo vệ bởi các mí mắt, lông mày và lông mi nhờ tuyến lệ luôn tiết nước mắt làm mắt không bị khô.

- Cầu mắt vận động được là nhờ cơ vận động.

- Cầu mắt có 3 lớp màng bao bọc:

+ Màng cứng: nằm ngoài cùng có nhiệm vụ bảo vệ phần trong của cầu mắt.

+ Màng mạch: có nhiều mạch máu và các tế bào sắc tố đen tạo thành 1 phòng tối trong cầu mắt.

+ Màng lưới: chứa thụ cảm thị giác (2 loại tế bào: tế bào nón và tế bào que).

- Môi trường trong suốt: màng giác (nằm trước màng cứng trong suốt để ánh sáng đi qua vào cầu mắt), thủy dịch, thể thủy tinh, dịch thủy tinh.

3. Cấu tạo màng lưới

Cơ quan phân tích thị giác bao gồm mấy thành phần có bản

- Màng lưới là cơ quan thụ cảm thị giác gồm các tế bào thụ cảm:

+ Tế bào nón: tiếp nhận kích thích ánh sáng mạnh và màu sắc. Tập trung chủ yếu ở điểm vàng, càng xa điểm vàng số lượng tế bào nón càng ít. 1 tế bào nón liên hệ với 1 tế bào thần kinh thị giác qua 1 tế bào hai cực.

+ Tế bào que: tiếp nhận kích thích ánh sáng yếu. Nhiều tế bào que mới liên hệ được với 1 tế bào thần kinh thị giác.

+ Điểm mù: nơi đi ra của các sợi trục các tế bào thần kinh thị giác, không có tế bào thụ cảm thị giác ảnh rơi vào đó thì không nhìn thấy gì.

+ Ảnh của vật rơi vào điểm vàng mới nhìn rõ vì ở điểm vàng có nhiều tế bào nón giúp tiếp nhận kích thích ánh sáng mạnh và màu sắc giúp ta nhìn rõ vật.

4. Sự tạo ảnh ở màng lưới

- Ta nhìn thấy vật là do các tia sáng phản chiếu vật đi vào tới màng lưới qua một hệ thống môi trường trong suốt gồm: màng giác, thủy dịch, thể thủy dịch, dịch thủy tinh.

Cơ quan phân tích thị giác bao gồm mấy thành phần có bản

- Vai trò của thể thủy tinh trong cầu mắt:

+ Nhờ sự điểu tiết của thể thủy tinh (như một thấu kính hội tụ) cho ảnh rõ nét hơn trên màng lưới tại điểm vàng.

+ Ta nhìn thấy vật là nhờ các tia sáng phản chiếu từ vật tới mắt đi qua thể thủy tinh tới màng lưới sẽ kích thích các tế bào thụ cảm ở đây và truyền về trung ương, cho ta nhận biết về hình dạng, độ lớn và màu sắc của vật.

B. TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Cơ quan phân tích thị giác bao gồm:

A. Cơ quan thụ cảm

B. Dây thần kinh

C. Bộ phận kích thích ở trung ương

D. Tất cả các đáp án trên

Chọn đáp án: D

Giải thích: Cơ quan phân tích thị giác bao gồm cơ quan thụ cảm, dây thần kinh, bộ phận kích thích, giúp cơ thể nhận biết tác động của môi trường

Câu 2: Vai trò của cơ quan phân tích thị giác?

A. Giúp nhận biết tác động của môi trường

B. Phân tích hình ảnh

C. Phân tích màu sắc

D. Phân tích các chuyển động

Chọn đáp án: A

Giải thích: Cơ quan phân tích giúp cơ thể nhận biết tác động của môi trường xung quanh

Câu 3: Bộ phận kích thích trung ương nằm ở đâu?

A. Dây thần kinh hướng tâm

B. Vỏ não

C. Thùy chẩm

D. Dây thần kinh số 12

Chọn đáp án: B

Giải thích: Bộ phận kích thích ở trung ương (nằm ở vỏ não)

Câu 4: Cơ quan thị giác bao gồm:

A. Tế bào thụ cảm thị giác

B. Dây thần kinh thị giác

C. Vùng thị giác

D. Tất cả các đáp án trên

Chọn đáp án: D

Giải thích: Cơ quan thị giác gồm: tế bào thụ cảm thị giác, dây thần kinh thị giác, vùng thị giác (ở thùy chẩm)

Câu 5: Vùng thị giác nằm ở đâu?

A. Trong màng lưới của cầu mắt

B. Dây thần kinh số II

C. Ở thùy chẩm

D. Vỏ não

Chọn đáp án: C

Giải thích: Vùng thị giác (ở thùy chẩm)

Câu 6: Tế bào thụ cảm thị giác nằm ở đâu?

A. Trong màng lưới của cầu mắt

B. Dây thần kinh số II

C. Ở thùy chẩm

D. Vỏ não

Chọn đáp án: A

Giải thích: Tế bào thụ cảm thị giác (trong màng lưới của cầu mắt)

Câu 7: Mắt được cấu tạo gồm mấy lớp?

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Chọn đáp án: B

Giải thích: Cấu tạo gồm 3 lớp:

+ Màng cứng

+ Màng mạch

+ Màng lưới

Câu 8: Cầu mắt được bảo vệ nhờ?

A. Lông mi

B. Lông mày

C. Mi mắt

D. Tất cả các đáp án trên

Chọn đáp án: D

Giải thích: Cầu mắt được bảo vệ bởi các mi mắt, lông mày và lông mi.

Câu 9: Các tế bào nón có nhiệm vụ?

A. Chỉ tiếp nhận kích thích ánh sáng mạnh

B. Chỉ tiếp nhận màu sắc

C. Chỉ tiếp nhận ánh sáng yếu

D. Tiếp nhận ánh sáng yếu và màu sắc

Chọn đáp án: D

Giải thích: Các tế bào nón: tiếp nhận kích thích ánh sáng mạnh và màu sắc

Câu 10: Các tế bào que có nhiệm vụ?

A. Tiếp nhận kích thích ánh sáng mạnh

B. Tiếp nhận màu sắc

C. Tiếp nhận ánh sáng yếu

D. Tiếp nhận ánh sáng yếu và màu sắc

Chọn đáp án: C

Giải thích: tế bào que: tiếp nhận kích thích ánh sáng yếu

Câu 11: Vùng thị giác nằm ở đâu?

A. Trong màng lưới của cầu mắt

B. Dây thần kinh số II

C. Ở thùy chẩm

D. Vỏ não

Chọn đáp án: C

Câu 12: Tế bào nón tiếp nhận dạng kích thích nào dưới đây?

A. Ánh sáng yếu và ánh sáng mạnh

B. Ánh sáng mạnh và màu sắc

C. Ánh sáng yếu và màu sắc

D. Cả ánh sáng mạnh, ánh sáng yếu và màu sắc

Chọn đáp án: B

Câu 13: Tế bào thụ cảm thị giác nằm ở đâu?

A. Trong màng lưới của cầu mắt

B. Dây thần kinh số II

C. Ở thùy chẩm

D. Vỏ não

Chọn đáp án: A

Câu 14: Mống mắt còn có tên gọi khác là

A. lòng đen.

B. lỗ đồng tử.

C. điểm vàng.

D. điểm mù.

Chọn đáp án: A

Câu 15: Ảnh của vật hiện trên điểm vàng nhìn rõ nhất là vì

A. Ở điểm vàng mỗi chi tiết của ảnh được một tế bào nón tiếp nhận

B. Ảnh của vật được truyền về não nhiều lần

C. Ảnh của vật ở điểm vàng được truyền về não qua từng tế bào kinh riêng rẽ

D. Câu A và C đúng

Chọn đáp án: D

Câu 16: Ở mắt người, điểm mù là nơi

A. đi ra của các sợi trục tế bào thần kinh thị giác.

B. nơi tập trung tế bào nón.

C. nơi tập trung tế bào que.

D. nơi đi ra của các sợi trục tế bào liên lạc ngang.

Chọn đáp án: A

Câu 17: Các tế bào que có nhiệm vụ?

A. Tiếp nhận kích thích ánh sáng mạnh

B. Tiếp nhận màu sắc

C. Tiếp nhận ánh sáng yếu

D. Tiếp nhận ánh sáng yếu và màu sắc

Chọn đáp án: C

Câu 18: Chọn cụm từ thích hợp để điền vào chỗ chấm trong câu sau : Nhờ khả năng điều tiết của … mà ta có thể nhìn rõ vật ở xa cũng như khi tiến lại gần.

A. thể thủy tinh

B. thủy dịch

C. dịch thủy tinh

D. màng giác

Chọn đáp án: A

Câu 19: Khi bụi vào mắt, ta thường dụi mắt làm mắt đỏ lên, bụi đã lọt vào phần nào của mắt?

A. Màng giác

B. Màng cứng

C. Màng mạch

D. Màng lưới

Chọn đáp án: A

Câu 20: Cơ quan phân tích thị giác gồm có 3 thành phần chính, đó là

A. các tế bào thụ cảm thị giác ở màng lưới, dây thần kinh thị giác và vùng thị giác ở thùy chẩm.

B. các tế bào thụ cảm thị giác ở màng mạch, dây thần kinh thính giác và vùng thị giác ở thùy đỉnh.

C. các tế bào thụ cảm thị giác ở màng cứng, dây thần kinh thị giác và vùng thị giác ở thùy trán.

D. các tế bào thụ cảm thị giác ở màng lưới, dây thần kinh vị giác và vùng vị giác ở thùy chẩm.

Chọn đáp án: A

Với nội dung bài Cơ quan phân tích thị giác các bạn học sinh cùng quý thầy cô cần nắm vững kiến thức về cơ quan phân tích, cơ quan phân tích thị giác, cấu tạo cầu mắt, sự tạo ảnh ở màng lưới...

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Lý thuyết Sinh học lớp 8 bài 49: Cơ quan phân tích thị giác. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Sinh học lớp 8, Giải Vở BT Sinh Học 8, Chuyên đề Sinh học 8, Giải bài tập Sinh học 8, Tài liệu học tập lớp 8, ngoài ra các bạn học sinh có thể tham khảo thêm đề học kì 1 lớp 8 và đề thi học kì 2 lớp 8 mới nhất được cập nhật.

Tham khảo thêm

  • Cơ quan phân tích thị giác bao gồm mấy thành phần có bản
    Sinh học 8 bài 41: Cấu tạo và chức năng của da
  • Cơ quan phân tích thị giác bao gồm mấy thành phần có bản
    Đề thi học kì 1 môn Toán lớp 8 Phòng GD&ĐT Đại Từ, Thái Nguyên năm học 2016 - 2017
  • Cơ quan phân tích thị giác bao gồm mấy thành phần có bản
    Trắc nghiệm môn Sinh học 8 bài 49
  • Cơ quan phân tích thị giác bao gồm mấy thành phần có bản
    Giải bài tập SGK Sinh học 8 bài 52
  • Cơ quan phân tích thị giác bao gồm mấy thành phần có bản
    Giáo án môn Sinh học 8 bài 51: Cơ quan phân tích thị giác theo CV 5512
  • Cơ quan phân tích thị giác bao gồm mấy thành phần có bản
    Đề kiểm tra 15 phút môn Sinh học lớp 8 bài: Vệ sinh hệ bài tiết nước tiểu
  • Cơ quan phân tích thị giác bao gồm mấy thành phần có bản
    Giải bài tập SGK Sinh học 8 bài 48: Hệ thần kinh sinh dưỡng
  • Cơ quan phân tích thị giác bao gồm mấy thành phần có bản
    Giải bài tập SGK Sinh học 8 bài 50: Vệ sinh mắt
  • Cơ quan phân tích thị giác bao gồm mấy thành phần có bản
    Giải bài tập SGK Sinh học 8 bài 51
  • Cơ quan phân tích thị giác bao gồm mấy thành phần có bản
    Đề kiểm tra 15 phút môn Sinh học lớp 8 bài: Trụ não, tiểu não, não trung gian
  • Cơ quan phân tích thị giác bao gồm mấy thành phần có bản
    Giải bài tập SGK Sinh học 8 bài 49
  • Cơ quan phân tích thị giác bao gồm mấy thành phần có bản
    Đề kiểm tra 15 phút môn Sinh học lớp 8 bài: Bài tiết và cấu tạo hệ bài tiết nước tiểu