Cơ sở để xác định giá trị của hàng hóa là

Phương pháp xác định giá hàng hóa là một trong những quy định là cơ sở để nhằm áp dụng biện pháp chống bán phá giá trong luật quản lý ngoại thương mới nhất.

Điều kiện thương mại thông thường

Hàng hóa tương tự được coi là bán trên thị trường nội địa của nước xuất khẩu theo điều kiện thương mại thông thường trừ các trường hợp sau đây:

– Các giao dịch bán hàng hóa tương tự trên thị trường nội địa nước xuất khẩu, hoặc giao dịch xuất khẩu sang thị trường nước thứ ba có giá bán thấp hơn chi phí sản xuất trong một khoảng thời gian ít nhất là 06 tháng và khối lượng, số lượng này ít hơn 20% tổng khối lượng, số lượng bán hàng trong nước hoặc xuất khẩu sang thị trường nước thứ ba;

– Các giao dịch bán hàng hóa tương tự trên thị trường nội địa của nước xuất khẩu hoặc giao dịch xuất khẩu sang thị trường nước thứ ba được thực hiện giữa các bên có mối quan hệ theo quy định và giá bán giữa các bên này không phản ánh giá thị trường;

– Các giao dịch bán hàng hóa tương tự trên thị trường nội địa nước xuất khẩu hoặc các giao dịch xuất khẩu sang thị trường nước thứ ba được thực hiện trên cơ sở các thỏa thuận bù trừ.

Phương pháp xác định giá thông thường

– Trường hợp hàng hóa tương tự được bán trên thị trường nội địa của nước xuất khẩu với khối lượng, số lượng đáng kể, giá thông thường là giá có thể so sánh được của hàng hóa tương tự đang được bán trên thị trường nội địa của nước xuất khẩu theo điều kiện thương mại thông thường quy định.

– Trong trường hợp không có hàng hóa tương tự được bán trên thị trường nội địa của nước xuất khẩu hoặc trong trường hợp việc bán trong nước đó không cho phép việc so sánh hợp lý do điều kiện đặc biệt của thị trường đó hoặc do hàng hóa tương tự được bán trên thị trường nội địa của nước xuất khẩu với khối lượng, số lượng không đáng kể thì giá thông thường được xác định theo một trong các cách sau đây:

+ Giá xuất khẩu của hàng hóa tương tự sang một nước thứ ba thích hợp với điều kiện giá xuất khẩu đó mang tính đại diện;

+ Cơ quan điều tra tự xây dựng dựa trên giá thành hợp lý của hàng hóa cộng thêm các chi phí hợp lý khác và lợi nhuận ở mức hợp lý dựa trên từng công đoạn từ khâu sản xuất đến lưu thông trên thị trường của nước xuất khẩu hoặc nước thứ ba.

– Khối lượng, số lượng hàng hóa tương tự được bán trên thị trường nội địa của nước xuất khẩu quy định được coi là đáng kể nếu chiếm ít nhất 5% tổng khối lượng, số lượng hàng hóa bị điều tra xuất khẩu sang Việt Nam. Cơ quan điều tra có thể xem xét tỷ lệ thấp hơn với điều kiện có chứng cứ cho thấy tỷ lệ đó vẫn đủ lớn để tiến hành so sánh một cách hợp lý.

Phương pháp xác định giá xuất khẩu

– Giá xuất khẩu là giá bán của hàng hóa bị điều tra được xuất khẩu sang Việt Nam dựa trên các chứng từ giao dịch hợp pháp.

– Trong trường hợp không có giá xuất khẩu; hoặc có chứng cứ cho thấy giá xuất khẩu không đáng tin cậy; Cơ quan điều tra xác định giá xuất khẩu theo một trong các cách sau đây:

+ Giá xuất khẩu được xây dựng dựa trên giá bán lại cho khách hàng độc lập đầu tiên. Khách hàng độc lập đầu tiên được hiểu là khách hàng không có mối quan hệ với nhà sản xuất; xuất khẩu có liên quan quy định;

+ Giá xuất khẩu được xây dựng trên các cơ sở hợp lý khác.

– Giá xuất khẩu được coi là không đáng tin cậy theo quy định trong trường hợp nhà sản xuất; xuất khẩu; nhà nhập khẩu hoặc bên thứ ba có mối quan hệ theo quy định hoặc có các thỏa thuận về bù trừ.

Điều chỉnh giá thông thường, giá xuất khẩu

– Khi xác định biên độ bán phá giá, Cơ quan điều tra xem xét các điều chỉnh sau đây:

+ Điều chỉnh giá thông thường và giá xuất khẩu về cùng một khâu của quá trình lưu thông hàng hóa;

– Điều chỉnh giá thông thường và giá xuất khẩu về cùng thời điểm tính toán; hoặc tại các thời điểm tính toán gần nhau nhất;

+ Điều chỉnh giá thông thường và giá xuất khẩu khi có những khác biệt về thuế; điều kiện bán hàng; cấp độ thương mại; khối lượng; đặc tính vật lý và các yếu tố khác mà Cơ quan điều tra cho là phù hợp;

+ Khi chuyển đổi tiền tệ, Cơ quan điều tra sử dụng tỷ giá hối đoái tại thời điểm bán hàng; trừ trường hợp giao dịch bán hàng xuất khẩu theo hợp đồng kỳ hạn; tỷ giá hối đoái là tỷ giá quy định của hợp đồng kỳ hạn. Trong trường hợp có sự biến động tỷ giá; Cơ quan điều tra tiến hành điều chỉnh biến động về tỷ giá phù hợp trong thời kỳ điều tra;

+ Các điều chỉnh khác mà Cơ quan điều tra thấy phù hợp.

>> Xem thêm: Quy định chống bán phá giá của nước ta như thế nào?

Trên đây là Phương pháp xác định giá hàng hóa theo quy định pháp luật mới nhất. Để biết thêm thông tin chi tiết, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn.

Trong cuộc sống chúng ta ngày nay hàng hóa giữ vị trí quan trọng. Hàng hóa phục vụ con người và có ý nghĩa trong các mặt của đời sống.Vậy giá trị của hàng hóa là gì là câu hỏi được nhiều độc giả quan tâm tìm hiểu.

Hàng hóa là gì?

Sự ra đời của hàng hóa gắn liền với sự phát triển của xã hội loài người. Đánh dấu sự ra đời của hàng hóa là sự hình thành các bộ lạc. Con người không thể tự sản xuất tất cả mọi thứ để đáp ứng nhu cầu của mình và họ bắt đầu trao đổi với nhau để đảm bảo sự sinh tồn. Chỉnh bởi tính cấp thiết của hàng hóa trong xã hội, từ trước Mác, đến Mác và sau Mác đã có rất nhiều lý luận ra đời nhằm nghiên cứu cho loại vật chất mang tên “hàng hoá”.

Theo kinh tế chính trị Mác cho rằng: “Hàng hoá là sản phẩm của lao động có thể thoả mãn nhu cầu nào đó của con người và dùng để trao đổi với nhau”. Như vậy hàng hóa xuất phát từ quá trình lao động và tạo ra những sản phẩm thực tế cho con người. Con người sử dụng hàng hóa vào mục đích trực tiếp để trao đổi với nhau. Hàng hóa có thể tồn tại dưới dạng vật thể hoặc phi vật thể.

Hai thuộc tính của hàng hóa

Trong mỗi hình thái kinh tế – xã hội, sản xuất hàng hoá có bản chất khác nhau, nhưng hàng hoá đều có hai thuộc tính: Giá trị sử dụng và Giá trị hàng hoá. Cụ thể giá trị của hàng hóa là gì mời độc giả theo dõi phần tiếp theo của bài viết để có câu trả lời.

Giá trị của hàng hóa là một trong hai thuộc tính quan trọng của hàng hóa. Vậy giá trị của hàng hóa là gì?

Giá trị hàng hóa là lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa kết tinh bên trong hàng hóa. Giá trị là nội dung bên trong của hàng hóa, nó được biểu hiện ra bên ngoài bằng việc hai hàng hóa có thể trao đổi được với nhau.

Một vật, khi đã là hàng hoá thì nhất thiết nó phải có giá trị sử dụng. Nhưng không phải bất cứ vật gì có giá trị sử dụng cũng đều là hàng hoá. Như vậy, một vật muốn trở thành hàng hóa thì giá trị sử dụng của nó phải là vật được sản xuất ra để bán, để trao đổi, cũng có nghĩa là vật đó phải có giá trị trao đổi. Trong kinh tế hàng hoá, giá trị sử dụng là cái mang giá trị trao đổi. Muốn hiểu được giá trị hàng hóa phải đi từ giá trị trao đổi.

Cơ sở để xác định giá trị của hàng hóa là

Các yếu tố cấu thành giá trị hàng hóa

Giá trị của hàng hóa do rất nhiều các yếu tố cấu thành khác nhau.

+ Lượng giá trị của hàng hóa là lượng lao động của người sản xuất ra chính hàng hóa đó bằng thời gian lao động.

+ Lượng giá trị đặc biệt của từng người sản xuất là khác nhau bởi mỗi người có một tay nghề riêng.

+ Khi hàng hóa được trao đổi trên thị trường thì chúng không căn cứ vào lượng giá trị của từng người sản xuất. Bởi như vậy người có tay nghề tốt thì có nhiều lợi thế hơn. Thay vào đó, giá trị của hàng hóa được căn cứ vào lượng giá trị xã hội.

+ Lượng thời gian sản xuất lao động tạo ra hàng hóa được tính là khoảng thời gian cần thiết để sản xuất ra hàng hóa trong điều kiện sản xuất trung bình của xã hội, tức trình độ kỹ thuật và tay nghề ở mức trung bình và thời gian làm việc cũng không cao.

Giá trị sử dụng hàng hóa

Khác với giá trị hàng hóa thì giá trị sử dụng là công dụng của sản phẩm có thể thoả mãn nhu cầu nào đó của con người, ví dụ: cơm để ăn, xe đạp để đi, máy móc, nguyên, nhiên vật liệu để sản xuất… Vật phẩm nào cũng có một số công dụng nhất định. Công dụng của vật phẩm do thuộc tính tự nhiên của vật chất quyết định. Khoa học kỹ thuật càng phát triển, người ta càng phát hiện thêm những thuộc tính mới của sản phẩm và lợi dụng chúng để tạo ra những giá trị sử dụng mới. Giá trị sử dụng chỉ thể hiện ở việc sử dụng hay tiêu dùng. Nó là nội dung vật chất của của cải. Giá trị sử dụng là phạm trù vĩnh viễn.

Giá trị sử dụng nói ở đây với tư cách là thuộc tính của hàng hoá, nó không phải là giá trị sử dụng cho bản thân người sản xuất hàng hoá, mà là giá trị sử dụng cho người khác, cho xã hội thông qua trao đổi – mua bán. Trong kinh tế hàng hoá, giá trị sử dụng là vật mang giá trị trao đổi.

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về vấn đề Giá trị của hàng hóa là gì đến bạn đọc. Trong quá trình nghiên cứu và tìm hiểu về vấn đề này nếu có bất cứ thắc mắc nào, Quý khách hàng đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi qua Tổng đài tư vấn: 1900 6557 để được đội ngũ chuyên viên tư vấn của chúng tôi hỗ trợ tốt nhất.