Con ong lấy mật bằng cách nào

Phấn hoa là thức ăn chính của ong, nhất là ấu trùng ong thợ và ong chúa. Khi ong chúa đẻ nhiều, trong cầu có nhiều trứng đã kích thích ong đi lấy phấn càng mạnh. Nếu thiếu phấn hoa, ấu trùng ong sẽ chết đói. Người ta đã theo dõi có 25% ong thợ đi lấy phấn hoa, có 17% con ong thợ vừa lấy phấn hoa vừa lấy mật hoa (58% ong thợ đi lấy mật).
Cách thức ong lấy phấn hoa như sau: ong đậu trên hoa để lấy phấn, trước tiên ong dùng hàm trên để lấy phấn, hoặc dùng lông tơ quanh thân ong để dính hạt phấn, sau đó dùng các chân trước gom hạt phấn rồi vo tròn thành viên bỏ vào trong giỏ phấn ở đôi chân thứ 3. Lông tơ của giỏ phấn sẽ gìm chặt viên phấn hoa không bị rơi trong khi di chuyển hoặc bay về tổ.


Con ong lấy mật bằng cách nào

Về đến tổ, con ong mang phấn tìm lỗ tầng chưa có phấn hoặc phấn còn ít, dùng chân gạt viên phấn vào lỗ. Một số ong thợ còn non có nhiệm vụ nghiền nhỏ viên phấn trộn với mật ong và nén chặt lại. Qua quá trình hoạt động của vi khuẩn axít lactic phấn hoa trở thành thức ăn cho ong. Cũng chính vì điều này mà nhiều người nhầm lẫn rằng con ong tạo mật ong từ phấn hoa, nhận định này sai hoàn toàn.

Một đàn ong mạnh 1 năm có thể lấy và chế được 25 - 30 kg phấn hoa, trong đó ong ăn khoảng 18 - 25 kg, còn lại là dự trữ. Những con ong thợ đi lấy phấn lần đầu tiên được 2 cục, nặng khoảng 0,9mg, sau khi thạo việc rồi ong có thể lấy một chuyến được 8 – 10mg phấn. Một lỗ tầng chứa được khoảng 140mg phấn hoa, muốn đổ phấn đầy một lỗ tầng, ong phải đi được 13-17 chuyến phấn hoa.


Nguồn Internet

Con ong lấy mật bằng cách nào
       Cầu ong mật ( tổ ong)

Muốn có 100gram mật ong thât con ong đã phải tới thăm khoảng một triệu bông hoa. Ong dùng lưỡi để lưới mật hoa hút vào diều để dự trữ rồi bay trở về tổ, một con ong mật không mang gì có thể bay 65km/h nghĩa là gần tương ứng với tốc độ của một tàu tốc hành.

Khi mang nặng mật, trọng lượng mật có thể tới 3/4 trọng lượng toàn thân của ong, thì con ong chỉ có thể bay với vận tốc 30km/ giờ.

Muốn có 1kg mật ong, con ong phải đem về tổ từ 120.000 – 150.000 lần chuyển mật hoa. Nếu nguồn hoa ở cách tổ 1,5km thì mỗi lần đi lấy mật và trở về phải bay 3km và như vậy con ong đã phải xoay một khoảng cách 360.000km -450.000km. Khoảng cách này dài gấp 8,5 đến 2 lần đường vòng quanh trái đất ở trên đường xích đạo.

Con ong lấy mật bằng cách nào
  Ong hút mật hoa để làm mật ong

Về tới tổ, những con ong mang mật hoa trở về giao mật hoa cho những con ong thu nhận. Những con ong thu nhận này giữ mật ong trong diều của chúng một thời gian. Ở đây mật hoa chịu một sự biến đổi khá phức tạp, hoàn thành sự biến đổi đã được bắt đầu ngay từ diều của những con ong đi hút mật hoa. Khi ta mở hàm trên của ong , làm cho lưỡi hơi lòi ra phía trước, quay xuống phía dưới, thì trên lưỡi ta thấy một giọt mật hoa. Sau đó con ong lại nuốt lại giọt mật hoa và gấp vòi vào trong. Động tác đưa giọt mật hoa vào vòi rồi đưa trở lại diều được nhắc lại từ 120 -140 lần liên tiếp. Chỉ sau khi làm như vậy, con ong mới tìm  một ngăn chưa có mật để nhả giọt mật hoa vào. Tuy nhiên giọt mật hoa này cũng chưa thành mật ong ngay , những con ong khác tiếp tục nhiệm vụ phức tạp chuyển mật hoa thành mật ong thật.

Nếu những con ong thu nhận mật hoa không có thời gian tới thu nhận mật vì thời gian bận rộn thì những con ong đi hút mật treo giọt mật hoa mang về vào phần trên của những lỗ sáp, đấy là những phương pháp rất hay và có giá trị thực tiễn rất lớn.

Thật vậy, những giọt mật hoa cheo như vậy có một diện tích lớn giúp cho nước bốc hơi rất mạnh. mật hoa chứa từ 40% -80% nước và muốn biến thành mật ong thì con ong phải loại bớt đi 3/4 nước. Chúng làm như thế nào? rất đơn giản,chỉ cần chuyển những giọt mật hoa từ ngăn này quan ngăn khác cho tới khi giọt mật hoa có độ sánh như mật ong. cần ghi nhớ rằng trong động tác cô mật hoa này có sự tham gia rất nhiều của con ong khác, làm vai trò vỗ cánh ( mỗi con ong vỗ cánh 26400 lần trong một phút). Sự vỗ cánh này tạo ra trong tổ ong  một sự luân chuyển phụ của không khí làm tăng sự bốc hơi của mật hoa. Ngoài sự cô đặc mật hoa một cách đơn thuần cơ giới như vậy, sự cô đặc còn tiến hành cả trong diều của con ong. Nước trong mật hoa được hấp thu ở những tế bào của thành diều, chuyển sang hệ thống máu, rồi đến các tế bào Manpighi và từ đó bài tiết ra ngoài. Ngoài ra , trong cơ thể con ong,mật hoa được bổ sung các men Diattara, các axit hữu cơ, chất kháng khuẩn,…như vậy trong mật ong ( thành phần có thể lấy được ) thì hàm lược nước không được vượt quá 18% -20%.

Con ong lấy mật bằng cách nào
Mật ong được cho vào bánh tổ

Một khi các ngăn đã đầy mật ong, con ong mật vít nắp lại bằng một nắp bằng sáp. Giữ như vậy mật ong có thể để dành trong nhiều năm. Trong một vụ, một đàn ong có thể thu về tới 150 lít mật ong.

Con ong lấy mật bằng cách nào
Cầu ong đã đầy mật ong

Đăng nhập

Đăng nhập để trải nghiệm thêm những tính năng hữu ích

Zalo

  • Nóng

  • Mới

  • VIDEO

  • CHỦ ĐỀ

Mật ong quen thuộc với cuộc sống con người từ hàng nghìn năm nay, nhưng không phải ai cũng biết quá trình loài ong tạo ra những giọt mật sánh đặc.

Theo ScienceDirect, thế giới tự nhiên có hơn 20.000 loài ong và chỉ một số chủng tạo ra mật, trong đó có ong mật màu vàng.

Yếu tố cấu thành đàn ong hoặc tổ ong gồm: một ong chúa, hàng trăm con đực và hàng nghìn ong thợ (vốn là những con cái vô sinh). Nhiệm vụ của ong thợ là lấy mật từ hoa, tạo sáp, xây tổ và làm mật để nuôi sống những cá thể khác trong đàn.

Ong mật màu vàng là loài đặc biệt trong 20.000 giống ong hiện nay.

Loài ong hút mật hoa để tạo ra mật ong. Chúng phải bay xa đến 5 km tìm mật hoa. Mỗi cá thể có thể ghé thăm 100 đến 1.500 bông hoa trong mỗi chuyến đi để làm đầy dạ dày của chúng.

Theo nhiều nghiên cứu quốc tế, dạ dày ong có thể chứa đến 70 mg mật hoa và khi đầy, nó có thể nặng gần bằng trọng lượng của một cá thể ong.

Khi tìm được nguồn mật, các "công nhân" này sẽ dùng vòi dài để hút từng giọt từ tuyến mật của hoa vào dạ dày. Tiếp đó, dạ dày ong sẽ phân tích các loại đường phức hợp từ mật hoa thành nhiều loại đường đơn giản hơn và ít có xu hướng tinh thể hóa (còn gọi là kết tinh).

Ong thợ trở về đàn rồi chuyển nhượng mật này cho con khác gọi là ong nhai. Các "đồng đội" này tiếp tục thu thập mật hoa và nhai trong 30 phút. Các enzyme trong tuyến nước bọt của chúng sẽ biến mật hoa thành chất chứa mật ong cùng với nước trong lúc nhai. Chu trình này nhằm hạn chế khả năng xâm nhập của các loại vi khuẩn khi cất giữ.

Sau đó, ong sẽ đem mật hoa phân phối vào những lỗ sáp hình lục giác, mục đích khiến nước bay hơi để mật ong chứa ít nước hơn. Kế đến, chúng dùng cánh của mình quạt ra luồng khí nhằm đẩy nhanh sự bốc hơi nước cho đến khi mật ong đạt đến độ bão hòa (tỷ lệ nước gần 17 %). Khi mật đủ đặc, chúng sẽ đóng những lỗ chứa mật bằng một lớp sáp tươi, giúp lỗ sáp trở thành một lọ mật tí hon.

Ước tính một con ong cần phải bay hết 88.000 km và dùng đến hai triệu bông hoa để sản xuất 500 g mật. Trung bình, một cá thể ong có thể tạo ra 55-91kg mật trong một năm. Người nông dân sẽ kích thích cho ong sản xuất dư thừa lượng mật trong tổ để có thể thu thập mà không gây hại cho đàn.

Trong quá trình đi hút mật, ong còn thu thập cả phấn khi ghé thăm các loài hoa khác nhau. Quá trình đem phấn hoa từ cây này sang cây khác, loài ong cũng giúp thụ phấn cho hoa.

Nhờ quá trình thụ phấn được lặp đi lặp lại, các loài thực vật có thể tạo ra quả và hạt cho con người. Trên thực tế, một phần ba lượng thức ăn mà chúng có được là nhờ quá trình thụ phấn của ong.

Ong thu thập mật từ nhiều loài hoa, do đó mật của chúng sẽ có hàng trăm loại, có màu sắc, mùi và vị khác nhau. Một số loại mật ong còn có thể dùng làm thuốc.

Công ty TNHH Ong Mật Tracybee thành lập từ năm 2012, bởi gia đình có nghề nuôi ong truyền thống lâu năm. Thương hiệu áp dụng tiêu chuẩn của mật xuất khẩu cho tất cả sản phẩm cung ứng nội địa. Triết lý kinh doanh của Tracybee là: "Tình yêu sản phẩm luôn đến sau tình yêu con người, Tracybee nỗ lực để người dân, dù ở nước nghèo hay khó khăn, vẫn có thể sử dụng sản phẩm tốt".

Tracybee tuyển chọn nguồn mật khắt khe và kiểm soát từ khâu nuôi trồng, thu hoạch đến đóng gói, phân phối ra thị trường. Trước khi được gửi tận tay người tiêu dùng, mật ong phải trải qua kiểm nghiệm nghiêm ngặt nhằm đảm bảo các tiêu chí: không nhiễm đường, không tồn dư chất kháng sinh và không chứa chất biến đổi gen (non GMO). Chuỗi giá trị khép kín giúp doanh nghiệp chủ động áp đặt tiêu chuẩn cao nhất lên sản phẩm của mình.

CEO Lê Ngọc Thu Trang cho hay mật ong Việt thường được đánh giá là hàng thứ cấp, lòng tin của người tiêu dùng dành cho các sản phẩm sản xuất tại Việt Nam cũng chưa cao. Tuy nhiên, hồi tháng 6, Tracybee trở thành thương hiệu mật ong Việt đầu tiên giành giải thưởng cao nhất cuộc thi London Honey Awards 2021 (Anh).

"Giải thưởng quốc tế cho thấy chất lượng mật ong Tracybee không thua kém các thương hiệu hàng đầu trên thế giới. Vì vậy, người tiêu dùng đã có thêm tự tin khi sử dụng mật ong do chính người Việt Nam sản xuất", chị Thu Trang nói thêm.

Các sản phẩm của Tracybee.

Mật ong Tracybee đang được bán tại các hệ thống siêu thị Lotte, Aeon, Mega Market, Tops Market và các siêu thị khác trên toàn quốc.

Hiếu Châu