Còn thương rau đắng mọc sau hè nhạc sĩ nào năm 2024

Bài hát Còn Thương Rau Đắng… “coi cỏi đốt đồng…” hay “coi khói đốt đồng…”, “ba vá miếng dừa…” hay “ba vá miểng vùa…”

Còn thương rau đắng mọc sau hè nhạc sĩ nào năm 2024

Bài hát “Còn Thương Rau Đắng Mọc Sau Hè” của cố nhạc sĩ Bắc Sơn có 2 câu mà hầu hết ca sĩ hát sai, và có những tranh cãi về ý nghĩa, đó là:

coi khói đốt đồng để ngậm ngùi chim nhớ lá rừng…

và:

rong chơi những ngày đầu chừa ba vá miểng vùa…

Cách đây vài năm, trên một tờ báo lớn có đăng dòng cải chính về ca từ trong bài hát “Còn Thương Rau Đắng Mọc Sau Hè”, đó là “coi cỏi đốt đồng” hay là “coi khói đốt đồng”, cái nào mới đúng. Nguyên văn bài báo đó như sau:

Lâu nay trên các chương trình ca nhạc, sân khấu lớn nhỏ nhiều ca sĩ khác lại hát “coi khói đốt đồng để ngậm ngùi chim nhớ lá rừng…” là chưa đúng và chưa hiểu bối cảnh và không gian trong bài hát mà nhạc sĩ muốn chuyển tải đến người nghe…

Sinh thời, trong một lần phỏng vấn báo chí, cố nhạc sĩ Bắc Sơn từng nói đại ý rằng: Hát “coi cỏi đốt đồng…” mới đúng lời vì cỏi là loài chim đồng như gà nước làm tổ dưới đất chứ không phải trên cành cây. Mùa nắng, chim cỏi trốn vô mấy đống rơm, mỗi lần dân quê miền Tây dọn dẹp đồng cho mùa vụ tới hay đi đốt đồng bắt chuột thì chim cỏi sặc khói bay ra…

Tuy nhiên, sau bài báo đó, bài hát dùng chữ là “coi cỏi” hay “coi khói” vẫn còn nhiều tranh cãi. Đến nay, không thể tìm thấy được nhạc tờ gốc của bài hát Còn Thương Rau Đắng Mọc Sau Hè, bài phỏng vấn nhạc sĩ Bắc Sơn mà bài báo bên trên nhắc tới cũng không tìm thấy lại được. Vì vậy mọi việc chỉ có thể suy đoán chứ không thể chắc chắn chữ nào đúng, chữ nào sai.

Các ca sĩ Hương Lan, Phương Dung, khi hát bài này ở hải ngoại đều hát là:

“coi cỏi đốt đồng để ngậm ngùi chim nhớ lá rừng”

“Coi cỏi” có vẻ hợp lý hơn, và khớp với câu sau: “Chim nhớ lá rừng”. Tuy nhiên có một điều bất hợp lý trong câu hát này, nếu là “coi cỏi đốt đồng”, nghĩa là “coi/xem con chim cỏi đốt đồng”? Dĩ nhiên là chim cỏi không thể đốt được. Không có con chim cỏi nào có khả năng “đốt đồng” cho người ta xem cả.

Ca khúc Còn Thương Rau Đắng Mọc Sau Hè được nhạc sĩ Bắc Sơn viết làm nhạc nền cho vở kịch truyền hình Bếp lửa ấm phát trên Đài Truyền hình Sài Gòn vào năm 1974. Người trình bày đầu tiên ca khúc này là ca sĩ Hoàng Oanh. Nếu nghe lại bản thu âm trước 1975 của ca sĩ Hoàng Oanh, thật bất ngờ, người ta nghe rõ ràng cô hát là:

“Coi khói đốt đồng để ngậm ngùi chim nhớ lá rừng”

Nếu hiểu theo nghĩa này thì câu hát đơn giản, không phức tạp và không thiếu logic như ý nghĩa “coi cỏi”.

Thông thường, nếu ca sĩ là người đầu tiên thu âm một bài hát nào đó, thì khó có trường hợp hát sai lời. Bởi vì ca sĩ đó sẽ được hát theo văn bản chính thức do nhạc sĩ vừa sáng tác đưa cho. Vì trước đó bài hát chưa có ai hát nên không có chuyện bị tam sao thất bản. Ngoài ra, là người đầu tiên hát Còn Thương Rau Đắng Mọc Sau Hè nên ca sĩ Hoàng Oanh sẽ được chính tác giả Bắc Sơn nghe đầu tiên, góp ý, chỉnh sửa, nên càng không có trường hợp hát sai lời.

Giả sử là thời điểm đó (1974), nếu bài hát là “coi cỏi” mà Hoàng Oanh lại hát thành “coi khói”, thì sẽ bị nhạc sĩ Bắc Sơn chỉnh sửa ngay. Vì vậy có thể tạm chấp nhận rằng “coi khói” mới là đúng, như trong bản thu âm năm 1974 của ca sĩ Hoàng Oanh.

Theo thiển ý của người viết, câu hát này (Coi khói đốt đồng để ngậm ngùi chim nhớ lá rừng) có nghĩa là người nông dân đốt đồng, làm chim bị mất tổ ấm, rồi chim ngậm ngùi và nhớ lá rừng. Như vậy sẽ hợp lý hơn là “coi cỏi”.

Dĩ nhiên, như đã nói bên trên, tất cả chỉ là suy luận cho hợp lý và chưa có cơ sở xác thực để đối chiếu cái nào đúng, cái nào sai.

Ngay cả sau năm 1975, Hoàng Oanh hát lại bài này và một lần nữa, cô vẫn hát là “coi khói đốt đồng”. Phiên bản này được ca sĩ Hoàng Oanh hát trong hoàn cảnh xa quê hương, nghe tới đoạn “ghé chốn quê hương xa rời từ cất bước ly hương…”, cô nghẹn ngào, nức nở như muốn khóc. Chưa từng thấy ai hát bài này mà có nhiều cảm xúc như vậy.

Tuy nhiên, có thể nói, việc ca sĩ Hoàng Oanh hát bài này trước và sau năm 1975 không thể nào tạo được hiệu ứng một cách dữ dội bằng phiên bản của Hương Lan hát. Ca sĩ Hương Lan thu âm đầu tiên tại Pháp, rồi nhanh chóng lan truyền trong cộng đồng hải ngoại có chung tâm trạng vọng cố hương. Rồi từ hải ngoại, bản nhạc “dội” về Việt Nam.

Trong bài hát này, còn có thêm 1 câu hay bị nhiều ca sĩ hát sai là: “Rong chơi những ngày đầu chừa ba vá miểng vùa”.

Nhiều người không biết “miểng vùa” (hay còn gọi là mủng vùa, muỗng vùa) là gì, nên đã hát thành “ba vá miếng dừa”.

Có 4 câu thơ về tóc miểng vùa như sau:

Ngày xưa hớt tóc miểng vùa Ngày xưa mẹ bắt đeo bùa cầu ông Đôi ta cùng học vỡ lòng Dắt tay qua những cánh đồng lúa xanh

Mủng vùa (miểng vùa, cô Hoàng Oanh hát giọng Nam Bộ thành “miểng dùa”) là một cái gáo dừa khô chẻ ra làm đôi để làm gáo múc nước, đựng cơm. Trẻ em ngày xưa chừa tóc ba vá, nhìn như một cái mủng vùa úp ngược trên đầu. Trong bài thơ của thi sĩ Nguyệt Lãng (sẽ được nhắc bên dưới), có câu thơ như sau:

Thằng em nhỏ tóc vẫn chừa ba vá Như mủng vùa mẹ gọt, lúc lên ba?

Đó chính là khởi nguồn của câu hát: Ba vá miểng vùa… của nhạc sĩ Bắc Sơn.

Khi nghe lại phiên bản do ca sĩ Hoàng Oanh hát, cô phát âm rất rõ là “ba vá miểng dùa”.

Có một sự thật khác ít người biết nữa, đó là bài hát Còn Thương Rau Đắng Mọc Sau Hè được nhạc sĩ Bắc Sơn sáng tác dựa trên cảm hứng là một bài thơ của thi sĩ Nguyệt Lãng viết năm 1972, được chép ở bên dưới.