Công bố học là gì

Tác phẩm được xem là linh hồn của tác giả, vì đó chính là sản phẩm trí tuệ của con người, không ai có thể biết được ý tưởng trong suy nghĩ của họ. Chính vì vậy, bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm có vai trò rất quan trọng và ý nghĩa. Tuy nhiên, hiện nay có nhiều đối tượng đã bất chấp đạo đức và nhân cách mà ăn cắp tráo trợt, công khai một tác phẩm khi tác phẩm chưa được công bố. Vậy, công bố tác phẩm là gì? Ý nghĩa, trình tự và các hình thức công bố tác phẩm? Hy vọng bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc hiểu hơn về vấn đề nêu trên.

Căn cứ pháp lý:

  • Luật sở hữu trí tuệ 2019;

1. Công bố tác phẩm là gì?

Để hiểu được khái niệm của công bố tác phẩm là gì, tác giả sẽ giới thiệu cho bạn đọc hiểu về khái niệm của tác phẩm.

Theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ tác phẩm được hiểu là sản phẩm sáng tạo trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật và khoa học thể hiện bằng bất kỳ phư­ơng tiện hay hình thức nào.

Với những ai đã từng bước vào giảng đường đại học thì chắc chắn thời học sinh chúng ta đã bắt gặp rất nhiều tác phẩm của những tác giả nổi tiếng như tác phẩm Tắt đèn, Sóng…hay những bài hát được các ca sĩ thể hiện, một pho tượng khắc họa một nghệ danh nổi tiếng…đó chính là những sản phẩm được con người tạo nên và được đăng ký bảo hộ quyền tác giả.

Như vậy, công bố tác phẩm chính là tác phẩm đã đã được phát hành với sự đồng ý của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan để phổ biến đến công chúng với một số lượng bản sao hợp lý bằng nhiều hình thức khác nhau như xuất bản thành sách, trưng bày, biểu diễn, thuyết minh, phổ nhạc…hoặc chính là đăng ký tác phẩm đó tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

2. Những thuật ngữ pháp lý liên quan dịch sang tiếng Anh

Công bố tác phẩm Publication of work
Sản phẩm Product
Sáng tạo Creation
Phương tiện Vehicle
Bài phát biểu Speech

3. Ý nghĩa, trình tự và các hình thức công bố tác phẩm

Thứ nhất, ý nghĩa công bố tác phẩm

Công bố tác phẩm chính là hoạt động mang lại nhiều lợi ích về giá trị kinh tế cũng như giá trị tinh thần cho tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan. Cụ thể như sau:

– Việc xác định một tác phẩm đã được công bố có nghĩa xác định thời điểm công bố tác phẩm đó để làm căn cứ tính bảo hộ quyền tác giả. Theo quy định tại Điều 27 của Luật sở hữu trí tuệ 2019 thì thời hạn bảo hộ quyền tác giả đối với từng loại tác phẩm như sau:

+ Quyền nhân thân của các đặt tên cho tác phẩm, đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm, được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng và bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả sẽ có thời gian bảo hộ vô thời hạn để bảo vệ tối đa quyền lợi của tác giả, vẫn giữ được danh tiếng và hình ảnh sau này.

+ Đối với tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm khuyết danh có thời hạn bảo hộ là bảy mươi lăm năm, kể từ khi tác phẩm được công bố lần đầu tiên;

+ Đối với tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng chưa được công bố trong thời hạn hai mươi lăm năm, kể từ khi tác phẩm được định hình thì thời hạn bảo hộ là một trăm năm, kể từ khi tác phẩm được định hình; đối với tác phẩm khuyết danh, khi các thông tin về tác giả xuất hiện mà tác phẩm không thuộc đối tượng nêu trên thì có thời ghạn bảo hộ là suốt đời tác giả và năm mươi năm tiếp theo năm tác giả chết.

+ Tác phẩm không thuộc loại hình quy định tại điểm a khoản này có thời hạn bảo hộ là suốt cuộc đời tác giả và năm mươi năm tiếp theo năm tác giả chết; trường hợp tác phẩm có đồng tác giả thì thời hạn bảo hộ chấm dứt vào năm thứ năm mươi sau năm đồng tác giả cuối cùng chết;

– Việc xác định tác phẩm đã được công bố xác định giới hạn lãnh thổ mà tác phẩm được bảo hộ bởi lẽ phạm vi bảo hộ quyền tác giả mang tính lãnh thổ. Hiện nay trên các báo đài, hay các trang mạng internet chúng ta thường thấy nhiều nghệ sĩ Việt Nam đáng sử dụng những bản nhạc Âu Mỹ, nhạc nước ngoài nói chung để biểu diễn tại các chương trình nghệ thuật, hay các buổi hòa nhạc với mục địch kinh doanh, hoặc sử dụng giai điệu và hát theo lời Việt. Đây chính là những hành vi xâm phạm đến bản quyền của tác phẩm. Chính vì vậy, việc xác định tác phẩm đã được công bố giúp xác định giới hạn lãnh thổ, mà các cá nhân tại các quốc gia khác không được phép sử dụng. Tuy nhiên, thực tế vấn đề này thường rất khó giải quyết khi phát hiện ra hành vi xâm phạm.

– Việc xác định tác phẩm đã được công bố xác định giới hạn quyền tác giả và quyền liên quan. Quyền liên quan ở đây chính là những quyền của người biểu diễn, quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình, quyền của tổ chức phát sóng. Mục đích của những quyền này chính là quy định rõ những hành vi được phép thực hiện đối với tác phẩm. Chỉ những tác phẩm “đã được công bố” mới có thể được áp dụng hai điều luật nêu trên mà thôi, bởi việc công bố này là do cơ quan nhà nước yêu cầu là cơ sở để được xác định các quyền của tác giả, quyền liên quan.

Thứ hai, trình tự và hình thức công bố tác phẩm

Một, tác phẩm được công bố sẽ phải trải qua giai đoạn kiểm tra của cơ quan nhà nước và sau khi hợp lệ sẽ tiến hành cho phép công bố tác phẩm để phổ biến, đưa tác phẩm đến nhiều người. Mục đích của hoạt động công bố chính là giúp cho mọi người biết đến tác phẩm và là căn cứ để xác định các quyền tác giả và quyền liên quan đã được nêu ở trên. Về hình thức công bố, tác giả tự lựa chọn hình thức đăng ký công bố thông qua loa, báo, đài, biểu diễn, trên phương tiện thông tin đại chúng hoặc trên trang điện tử của mình hoặc niêm yết công khai tại trụ sở làm việc của mình. Việc phát hành tác phẩm văn học, hay sản phẩm điện ảnh sẽ có quy định giới hạn số lượng, chỉ đáp ứng vừa đủ số lượng công bố. Cụ thể như sau:

  • Công bố tác phẩm dưới dạng bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác quy định tại điểm b khoản 1 Điều 14 của Luật sở hữu trí tuệchính là những tác phẩm được thể hiện dưới dạng chữ viết, lời nói sau đó sẽ được in ra thành sách, hoặc bài diễn thuyết và được tác giả trình bày hoặc thuê người khác trình bày tại các cuộc hội nghị, giao lưu…dưới sự cho phép và quản lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Trong trường hợp được trình bày dưới dạng bản ghi âm, ghi hình thì tác giả, hoặc cá nhân liên quan tự bỏ thời gian và tài chính, cơ sở vật chất để thực hiện sản xuất bản ghi âm, ghi hình.
  • Công bố tác phẩm dưới dạng tác phẩm báo chílà tác phẩm có nội dung độc lập và cấu tạo hoàn chỉnh và thể thức theo quy định của trang báo tác giả lựa chọn.  Tác giả có thể lựa chọn 1 trong các hình thức sau đây: Phóng sự, ghi nhanh, tường thuật, phỏng vấn, phản ánh và các thể loại báo chi khác. Tuy nhiên khi lựa chọn hãng báo để đăng, bạn nên tuân thủ theo thể thức của hãng báo.
  • Công bố dưới dạng tác phẩm âm nhạc cũng là hình thức được nhiều người sử dụng, bởi vì dù ở bất kỳ thời đại nào thì nhu cầu sử dụng âm nhạc để giải trí không thể thiếu, chính vì vậy, nhiều tác phẩm được thể hiện dưới dạng bài hát. Tác giả được quyền thể hiện tác phẩm dưới dạng nốt nhạc nốt trong bản nhạc hoặc các ký tự âm nhạc khác được định hình trên bản ghi âm, ghi hình. Có nhiều bài nhạc chỉ có lời nhạc không có lời cũng được bảo hộ dưới dạng tác phẩm âm nhạc.
  • Công bố tác phẩm dưới dạng tác phẩm sân khấu, có thể biểu hiện dưới dạng nhạc kịch, tiểu phẩm, ca kịch, xiếc, tấu hài và các thể loại nghệ thuật biểu diễn khác.

Hai, các hình thức công bố tác phẩm

Hiện nay theo quy định thì tác phẩm được bảo hộ dưới dạng các hình thức sau đây, theo đó thì hình thức công bố tác phẩm cũng được thể hiện dưới dạng sau đây:

  • Đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học được bảo hộ như sau:

+ Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác.

+ Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác;

+ Tác phẩm báo chí;

+ Tác phẩm âm nhạc;

+ Tác phẩm sân khấu;

+ Tác phẩm điện ảnh và tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương tự (sau đây gọi chung là tác phẩm điện ảnh);

+ Tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng;

+ Tác phẩm nhiếp ảnh;

+ Tác phẩm kiến trúc;

+ Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, kiến trúc, công trình khoa học;

+ Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian;

+ Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu.

Ngoài ra, đối với tác phẩm phái sinh chỉ được bảo hộ theo quy định nếu không gây phương hại đến quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phát sinh.

Lưu ý: Những tác phẩm này muốn được bảo hộ thì bắt buộc phải do chính tác giả trực tiếp sáng tạo bằng lao động trí tuệ của mình, không phải là sản phẩm do hành vi sao chép từ công sức lao động  trí tuệ người khác.

Như vậy, hiện nay có rất nhiều hình thức công bố tác phẩm khác nhau, tác giả cần lựa chọn những phương thức công bố tác phẩm phù hợp với tác phẩm của mình. Một tác phẩm được phép công bố khi và chỉ khi tác phẩm này không bị sao chép từ các nguồn khác, phải là chính sản phầm do lao động trí tuệ của tác giả tạo nên, không phải sao chép tác phẩm từ người khác. Khi phát hiện ra dấu hiệu sao chép sẽ bị từ chối tiếp nhận, nêu rõ lý do từ chối và trả lại đơn.

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Dương Gia về công bố tác phẩm là gì, ý nghĩa, trình tự và các hình thức công bố tác phẩm. Trường hợp có thắc mắc xin vui lòng liên hệ để được giải đáp cụ thể.