Công cụ kinh tế để quản lý rừng là gì

Các công cụ kinh tế trong quản lý môi trường gồm những loại nào?

Các công cụ kinh tế được sử dụng nhằm tác động tới chi phí và lợi ích trong hoạt động của tổ chức kinh tế để tạo ra các tác động tới hành vi ứng xử của nhà sản xuất có lợi cho môi trường. Các công cụ kinh tế trong quản lý môi trường gồm:

· Thuế và phí môi trường.

· Giấy phép chất thải có thể mua bán được hay "cota ô nhiễm".

· Ký quỹ môi trường.

· Trợ cấp môi trường.

· Nhãn sinh thái.

Việc sử dụng các công cụ kinh tế trên ở các nước cho thấy một số tác động tích cực như các hành vi môi trường được thuế điều chỉnh một cách tự giác, các chi phí của xã hội cho công tác bảo vệ môi trường có hiệu quả hơn, khuyến khích việc nghiên cứu triển khai kỹ thuật công nghệ có lợi cho bảo vệ môi trường, gia tăng nguồn thu nhập phục vụ cho công tác bảo vệ môi trường và cho ngân sách nhà nước, duy trì tốt giá trị môi trường của quốc gia.

Các chất thải độc hại gây ô nhiễm môi trường theo những con đường nào?

Các chất thải độc hại có thể gây ô nhiễm môi trường trực tiếp như bay hơi hoá chất trong khí quyển hoặc có thể gây ô nhiễm gián tiếp qua vận chuyển của gió hoặc bề mặt nước. Vấn đề quan trọng không phải chỉ phụ thuộc vào nơi đổ thải và tình trạng đất ở bên dưới.

Ðất và nước bị ô nhiễm

Sự có mặt của vùng chưa bão hoà ở bên dưới mặt đất của nơi đổ thải rất quan trọng. Ðó là vùng cao hơn mặt nước, ở nơi này nước thấm xuống dưới đến khi gặp mặt nước chảy ngang. Nếu bên dưới chỗ rác thải là vùng chưa bão hoà thì hoạt động đất nước như trên sẽ là một quá trình lọc bởi các hoạt động hoá và hoá sinh.

Ô nhiễm nước bề mặt

Bề mặt ngoài của nước ở gần chỗ chất thải có thể nhận những chất thải độc hại từ bề mặt chảy. Hơn nữa, dòng chảy đất - nước của các hoá chất cũng đưa ô nhiễm vào mặt nước. Trong điều kiện tiếp xúc không khí sẽ thúc đẩy quá trình phân huỷ hoá, hoá sinh các hợp chất hữu cơ. Quá trình bay hơi ở mặt nước cũng dễ hơn ở đất.

Các đường ô nhiễm khác

Các hợp chất hữu cơ có thể bay hơi trong không khí, gió có thể đưa chất thải độc hại vào môi trường, rau quả trồng gần nơi chất thải có thể hấp thụ những độc tố của chất thải.

Các hệ thống sản xuất tác động đến môi trường đất như thế nào?

Dân số trên trái đất tăng lên, đòi hỏi lượng lương thực, thực phẩm ngày càng nhiều và con người phải áp dụng những phương pháp để tăng mức sản xuất và cường độ khai thác độ phì của đất. Những biện pháp phổ biến nhất là:

· Tăng cường sử dụng các chất hoá học trong nông, lâm nghiệp như phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ.

· Sử dụng các chất tăng cường sinh trưởng để có lợi cho việc thu hoạch.

· Sử dụng công cụ và kỹ thuật hiện đại.

· Mở rộng mạng lưới tưới tiêu.

Tất cả các biện pháp này đều tác động mạnh đến hệ sinh thái và môi trường đất:

· Làm đảo lộn cân bằng sinh thái do sử dụng thuốc trừ sâu.

· Làm ô nhiễm môi trường đất do sử dụng thuốc trừ sâu.

· Làm mất cân bằng dinh dưỡng.

· Làm xói mòn và thoái hoá đất.

· Phá huỷ cấu trúc của đất và các tổ chức sinh học của chúng do sử dụng các thiết bị, máy móc nặng.

· Làm mặn hoá hay chua phèn do chế độ tưới tiêu không hợp lý.

Các khu bảo tồn được phân loại như thế nào?

Hiệp hội Bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN) đã xây dựng một hệ thống phân loại các khu bảo tồn, trong đó định rõ các mức độ sử dụng tài nguyên như sau:

Khu bảo tồn thiên nhiên là những khu được bảo vệ nghiêm ngặt, chỉ dành cho các hoạt động nghiên cứu khoa học, đào tạo và quan trắc môi trường. Các khu bảo tồn thiên nhiên này cho phép gìn giữ các quần thể của các loài cũng như các quá trình của hệ sinh thái không hoặc ít bị nhiễu loạn. Vườn quốc gia là những khu vực rộng lớn có vẻ đẹp thiên nhiên (ở biển hay ở đất liền) được gìn giữ để bảo vệ một hoặc vài hệ sinh thái trong đó, đồng thời được dùng cho các mục đích giáo dục, nghiên cứu khoa học, nghỉ ngơi giải trí và tham quan du lịch. Tài nguyên ở đây thường không được phép khai thác cho mục đích thương mại.

· Khu dự trữ thiên nhiên là những công trình quốc gia, có diện tích hẹp hơn được thiết lập nhằm bảo tồn những đặc trưng về sinh học, địa lý, địa chất hay văn hoá của một địa phương nào đó.

· Khu quản lý nơi cư trú của sinh vật hoang dã có những điểm tương tự với các khu bảo tồn nghiêm ngặt nhưng cho phép duy trì một số hoạt động để đảm bảo nhu cầu đặc thù của cộng đồng.

· Khu bảo tồn cảnh quan trên đất liền và trên biển được thành lập nhằm bảo tồn các cảnh quan. Ở ÐÂY CHO PHÉP KHAI THÁC, SỬ DỤNG TÀI nguyên theo cách cổ truyền, không có tính phá hủy, đặc biệt tại những nơi mà việc khai thác, sử dụng tài nguyên đã hình thành nên những đặc tính văn hóa, thẩm mỹ và sinh thái học đặc sắc. Những nơi này tạo nhiều cơ hội phát triển cho ngành du lịch và nghỉ ngơi giải trí.

· Khu bảo vệ nguồn lợi được thành lập để bảo VỆ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN CHO TƯƠNG LAI. Ở đây việc khai thác, sử dụng tài nguyên được kiểm soát phù hợp với các chính sách quốc gia.

· Các khu bảo tồn sinh quyển và các khu dự trữ nhân chủng học được thành lập để bảo tồn nhưng vẫn cho phép các cộng đồng truyền thống được quyền duy trì cuộc sống của họ mà không có sự can thiệp từ bên ngoài. Thông thường, cộng đồng trong một chừng mực nhất định vẫn được phép khai thác các tài nguyên để đảm bảo cuộc sống của chính họ. Các phương thức canh tác truyền thống thường vẫn được áp dụng để sản xuất nông nghiệp.

· Các khu quản lý đa dụng cho phép sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên, trong đó có tài nguyên nước, động vật hoang dã, chăn nuôi gia súc, gỗ, du lịch và đánh bắt cá. Hoạt động bảo tồn các quần xã sinh học thường được thực hiện cùng với các hoạt động khai thác một cách hợp lý.

Năm loại hình đầu tiên nêu trên có thể coi là những khu bảo tồn thực sự, trong đó các nơi cư trú chủ yếu được quản lý vì mục tiêu bảo tồn đa dạng sinh học. Mục đích đầu tiên cho các khu trong ba loại hình còn lại không phải là để quản lý đa dạng sinh học, mà là mục tiêu thứ yếu. Các khu quản lý này đôi khi có ý nghĩa và có tính đa dạng sinh học khá phong phú, đặc biệt quan trọng vì chúng thường rộng lớn hơn các khu bảo tồn rất nhiều.