Công nhân máy thử việc bao nhiêu ngày

Tại Điều 25 Bộ luật Lao động 2019 quy định về thời gian thử việc, trong đó đối với công việc của người quản lý doanh nghiệp tối đa là 180 ngày; tối đa 60 ngày đối với công việc cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên.

30 ngày là thời gian tối đa cho công việc cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật trung cấp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ và không quá sáu ngày làm việc đối với công việc khác.

Cũng tại Điều 27 bộ luật này quy định khi kết thúc thời gian thử việc, người sử dụng lao động phải thông báo kết quả thử việc cho người lao động.

Trường hợp thử việc đạt yêu cầu thì phải ký HĐLĐ sau khi kết thúc hợp đồng thử việc đã ký trước đó. Hoặc tiếp tục thực hiện HĐLĐ (trước đó hai bên đã ký HĐLĐ có điều khoản thử việc).

Trường hợp thử việc không đạt yêu cầu thì chấm dứt HĐLĐ đã giao kết hoặc hợp đồng thử việc.

Như vậy, nếu sau thời gian thử việc và được nhận vào làm (thử việc đạt yêu cầu) thì công ty phải có trách nhiệm ký HĐLĐ.

Trường hợp công ty không ký HĐLĐ sẽ bị xử phạt theo quy định tại Điều 9 Nghị định 28/2020. Mức phạt cho hành vi không giao kết hợp đồng khi kết thúc thời gian thử việc, người lao động vẫn tiếp tục làm việc là 2-5 triệu đồng. 


Công nhân máy thử việc bao nhiêu ngày
Được điều chỉnh giá xăng mấy lần trong một tháng?

(PLO)- Kể từ 2-1-2022 một tháng sẽ có ba lần điều chỉnh giá xăng dầu, mỗi lần điều chỉnh giá xăng dầu vào các ngày mùng 1, ngày 11 và ngày 21, mỗi lần cách nhau 10 ngày.

Thử việc là gì? Thời gian thử việc được quy định như thế nào? Luật Minh Gia giải đáp thắc mắc liên quan đến thời gian thử việc qua nội dung tư vấn sau đây:

1. Luật sư tư vấn Luật Lao động

Trong quá trình xác lập quan hệ lao động, trước khi giao kết hợp đồng lao động chính thức, người sử dụng lao động và người lao động có thể thỏa thuận về vấn đề thử việc cũng như giao kết hợp đồng thử việc. Theo đó, căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc, pháp luật quy định thời gian thử việc cụ thể. Thời gian thử việc được quy định từ 06 đến 60 ngày, tuy nhiên chỉ được thử việc 01 lần đối với một công việc.

Để nắm rõ các quy định về vấn đề này, bạn hãy tìm hiểu Bộ luật Lao động 2012 hoặc liên hệ với Công ty Luật Minh Gia chúng tôi qua Hotline 1900.6169 để chúng tôi tư vấn cụ thể hơn về:

- Thời gian thử việc;

- Tiền lương trong thời gian thử việc;

- Kết thúc thời gian thử việc.

Ngoài ra, bạn tham khảo thêm tình huống chúng tôi cung cấp sau đây để tìm hiểu thêm và áp dụng vào trường hợp của mình.

2. Tư vấn về thời gian thử việc

Câu hỏi: Anh/Chị tư vấn giúp em về trường hợp của Công ty em. Hiện tại bên em đang áp dụng thử việc 1 tháng với công nhân, vị trí: đóng gói, kiểm tra, lắp ráp sản phẩm. Thường thì trình độ có người bằng trung cấp, tuy nhiên đa phần là trình độ phổ thông, tốt nghiệp cấp 2,3. Thực tế phải cần ít nhất 1 tháng để đào tạo, hướng dẫn NLĐ làm quen công việc và đánh giá xem có phù hợp với công việc hay không (100% là sau khi thử việc 1 tháng đều được nhận vào làm chính thức).

Tuy nhiên khi em xem luật: Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn kỹ thuật trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ.

Vậy trong trường hợp này bên em có coi công nhân trúng tuyển là công nhân kỹ thuật hoặc nhân viên nghiệp vụ được hay không? Vì nếu áp dụng là trường hợp khác thì 6 ngày ko đủ để thử việc. Bên em đang vướng mắc quá, hy vọng anh, chị hỗ trợ tư vấn cho bên em sớm để em sớm gỡ rối được việc này! Cám ơn anh, chị!

Trả lời tư vấn: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, trường hợp của công ty bạn chúng tôi tư vấn như sau:

Trong trường hợp của công ty bạn, nhân viên trúng tuyển không phải là công nhân kỹ thuật hoặc nhân viên nghiệp vụ.

Công nhân kỹ thuật là những người thực hiện hoạt động thừa hành kĩ thuật, đã trải qua giáo dục đào tạo nghề từ 1 tới 3 năm và phải có  bằng tốt nghiệp giáo dục nghề đó.

Nhân viên nghiệp vụ là những người đã qua đào tạo nghề nghiệp vụ về công việc đó và chuyên làm về công việc đó.

Theo quy định tại Điều 27 Bộ Luật Lao Động năm 2012 và Điều 7 Nghị Định 05/2015/NĐ- CP thì người lao động của công ty bạn chưa qua đào tạo, không có kỹ thuật, chuyên môn, nghiệp vụ đối với một công việc nhất định thì không được thử việc tới 30 ngày như trên. Nếu tiếp tục thử việc người lao động trong vòng 30 ngày như trên, công ty bạn đang làm sai quy định của pháp luật.

Để khắc phục tình trạng trên, công ty bạn phải mở một khóa đào tạo nghề cho công nhân của công ty bạn, từ đó, công nhân của công ty bạn sẽ trở thành người lao động đã qua đào tạo nghề và có thể bắt tay vào làm việc.

Thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc nhưng chỉ được thử việc một lần đối với một công việc và bảo đảm điều kiện sau đây:

  1. Không quá 180 ngày đối với công việc của người quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp;

  2. Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên;

  3. Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật trung cấp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ;

  4. Không quá 06 ngày làm việc đối với công việc khác.


Quy định về người quản lý doanh nghiệp:

24. Người quản lý doanh nghiệp là người quản lý doanh nghiệp tư nhân và người quản lý công ty, bao gồm chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh, Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và cá nhân giữ chức danh quản lý khác theo quy định tại Điều lệ công ty.

(Theo khoản 24 Điều 4 Luật Doanh nghiệp số 59/2020/QH14)

Như vậy:
- Chỉ được thử việc 1 lần đối với 1 công việc.
- Thời gian thử việc không quá 180 ngày đối với người quản lý doanh nghiệp.
- Thời gian thử việc không quá 60 ngày đối với trình độ từ cao đẳng trở lên.
- Thời gian thử việc không quá 30 ngày đối với trình độ trung cấp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ.
- Thời gian thử việc không quá 6 ngày đối với các công việc khác.

------------------------------------------------------------------


Kết thúc thời gian thử việc:

Căn cứ theo Điều 27 Bộ luật lao động số 45/2019/QH14

1. Khi kết thúc thời gian thử việc, người sử dụng lao động phải thông báo kết quả thử việc cho người lao động.
  - Trường hợp thử việc đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động đã giao kết đối với trường hợp thỏa thuận thử việc trong hợp đồng lao động hoặc phải giao kết hợp đồng lao động đối với trường hợp giao kết hợp đồng thử việc.
  - Trường hợp thử việc không đạt yêu cầu thì chấm dứt hợp đồng lao động đã giao kết hoặc hợp đồng thử việc.

2. Trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền hủy bỏ hợp đồng thử việc hoặc hợp đồng lao động đã giao kết mà không cần báo trước và không phải bồi thường.


Như vậy:
- Sau khi kết thúc thời gian thử việc DN phải thông báo kết quả thử việc cho người lao động.
- Nếu đạt yêu cầu thì phải ký hợp đồng lao động (trường hợp khi thử việc ký hợp đồng thử việc) hoặc tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động (trường hợp khi thử việc ký hợp đồng lao lao động)

Công nhân máy thử việc bao nhiêu ngày

------------------------------------------------------------------------------------------
 

Quy định về mức lương thử việc tối thiểu:


Căn cứ theo Điều 26 Bộ luật lao động số 45/2019/QH14 quy định về Tiền lương thử việc

- Tiền lương của người lao động trong thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó.


---------------------------------------------------------------------------------------------------


Hợp đồng thử việc có phải đóng BHXH không?

Căn cứ theo Điều 4 Quyết định 595/QĐ-BHXH quy định:

1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, bao gồm:
  1.1. Người làm việc theo HĐLĐ không xác định thời hạn, HĐLĐ xác định thời hạn, HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả HĐLĐ được ký kết giữa đơn vị với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
  1.2. Người làm việc theo HĐLĐ có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;
  1.5. Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;

=> Như vậy đối tượng tham gia BHXH bắt buộc không gồm hợp đồng thử việc.

Căn cứ theo Công văn số 1734/BHXH-QLT ngày 16/8/2017 của BHXH TP.HCM
2.2. Chỉ tham gia BHXH, BH TNLĐ-BNN
a) Người làm việc theo HĐLĐ có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 (trừ hợp đồng thử việc theo quy định của pháp luật về lao động) thực hiện từ ngày 01/01/2018.

Như vậy: Hợp đồng thử việc thì không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.


=> Đó là trường hợp ký hợp đồng thử việc, vậy còn trường hợp thời gian thử việc ghi trong hợp đồng lao động thì sao?


Trường hợp thời gian thử việc ghi trong hợp đồng lao động hiện tại đang có 2 quy định như sau:


Theo Công văn Số 2447/LĐTBXH-BHXH ngày 26/07/2011 của Bộ LĐTBXH

3. Đối với người lao động có thời gian thử việc ghi trong hợp đồng lao động mà hợp đồng lao động đó thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, thì người sử dụng lao động và người lao động phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho cả thời gian thử việc. Mức tiền lương, tiền công làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội trong thời gian thử việc là mức tiền lương, tiền công ghi trong hợp đồng lao động.


-----------------------------------------------------------------------------

Trên Cổng thông tin điện tử BHXH Việt Nam trả lời:

Nội dung câu hỏi:
Kính gửi BHXH VN, Tôi có một vấn đề mong được phía đơn vị giúp tôi phương hướng giải quyết, cụ thể như sau: Theo Điều 24 Bộ luật Lao động năm 2019,thì "Người sử dụng lao động và người lao động có thể thỏa thuận nội dung thử việc ghi trong hợp đồng lao động".
- Nếu công ty tôi ký HĐLĐ gộp cả thời gian thử việc, thì công ty tôi có thể đóng BH bắt buộc cho NLĐ trong thời gian thử việc được không ạ?
- Và thêm một trường hợp nửa là nếu trong thời gian thử việc đó NLĐ không đạt yêu cầu hoặc tự nghỉ việc thì nếu công ty đã đóng BH bắt buộc rồi, công ty có phải điều chỉnh lại do không đủ thời gian được đảm bảo tham gia BH bắt buộc không ạ? Công ty tôi thuộc BHXH Quận 2, TP.HCM Rất mong nhận được phản hồi của BHXH Việt Nam Xin cảm ơn

Trả lời bởi:Bảo hiểm xã hội Việt Nam trả lời
Ngày trả lời:08/02/2021
File đính kèm:Câu trả lời:

1. Căn cứ quy định tại, khoản 2 Điều 24 Bộ Luật lao động năm 2019, điểm a và điểm b khoản 1 Điều 2 Luật BHXH năm 2014 thì người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 01 tháng trở lên thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc; thời gian thử việc không phải tham gia BHXH bắt buộc.
2. Trường hợp Công ty đã đăng ký tham gia, đóng BHXH bắt buộc trong thời gian thử việc thì lập hồ sơ hoàn trả tiền đóng BHXH theo hướng dẫn tại tiết g điểm 3.1, điểm 3.2 và điểm 3.3 khoản 3 Điều 43 Quy trình thu BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ-BNN; quản lý sổ BHXH, thẻ BHYT ban hành kèm theo Văn bản hợp nhất số 2089/VBHN-BHXH ngày 26/6/2020 của BHXH Việt Nam. Đề nghị đơn vị Ông/Bà đối chiếu các quy định và hướng dẫn nêu trên để biết và thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.

-----------------------------------------------------------

Tham khảo thêm trên trang hệ thống thông tin Bộ với người dân và Doanh nghiệp của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, hướng dẫn:

Về hợp đồng thử việc và hợp đồng lao động

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 26 và Khoản 1 Điều 29 của Bộ luật Lao động năm 2012 thì “Người sử dụng lao động và người lao động có thể thoả thuận về việc làm thử, quyền, nghĩa vụ của hai bên trong thời gian thử việc. Nếu có thoả thuận về việc làm thử thì các bên có thể giao kết hợp đồng thử việc” và “Khi việc làm thử đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động với người lao động.”

Mặt khác, theo quy định tại khoản 3 Điều 85 Luật Bảo hiểm xã hội thì người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng bảo hiểm xã hội tháng đó.

Như vậy, trường hợp trong tháng vừa có thời gian thử việc, vừa có thời gian làm việc theo hợp đồng lao động mà tổng số thời gian không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng bảo hiểm xã hội tháng đó.

Thời gian thử việc đối với công nhân qua đào tạo và công nhân chưa qua đào tạo là bao lâu?

- Chỉ được thử việc 1 lần đối với 1 công việc. - Thời gian thử việc không quá 180 ngày đối với người quản lý doanh nghiệp. - Thời gian thử việc không quá 60 ngày đối với trình độ từ cao đẳng trở lên. - Thời gian thử việc không quá 30 ngày đối với trình độ trung cấp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ.

Tiền lương trong thời gian thử việc là bao nhiêu?

Về tiền lương thử việc, Điều 26 của Bộ luật này quy định: “Tiền lương của người lao động trong thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó”.

Làm bao nhiêu ngày thì được trả lương?

Thử việc dù chỉ 1 ngày cũng vẫn được trả lương, mọi người hãy nhớ điều này. Theo như điều 28, bộ Luật lao động 2012 quy định thì: “Tiền lương của người lao động trong thời gian thử việc do hai bên thoả thuận nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương chính thức của công việc đó”.