Công thức hóa học của muối amoni hidrocacbonat năm 2024

⇒ Có thể dùng quỳ tím ẩm để nhận biết khí amoniac, quỳ tím ẩm sẽ chuyển thành màu xanh. b) Tác dụng với dung dịch muối

  • Dung dịch amoniac có thể tác dụng với dung dịch muối của nhiều kim loại, tạo thành kết tủa hiđroxit của các kim loại đó. AlCl 3 + 3NH 3 + 3H 2 O → Al(OH) 3 ↓ + 3NH 4 Cl Al3+ + 3NH 3 + 3H 2 O → Al(OH) 3 ↓ + 3 NH 4 + c) Tác dụng với axit → muối amoni: NH 3 + HCl → NH 4 Cl (amoni clorua) 2NH 3 + H 2 SO 4 → (NH 4 ) 2 SO 4 (amoni sunfat)
  • Tính khử
  • Amoniac có tính khử: phản ứng được với oxi, clo và khử một số oxit kim loại. a) Tác dụng với oxi NH 3 cháy trong khí oxi cho ngọn lửa màu vàng, tạo ra khí nitơ và hơi nước.

4NH 3 + 3O 2 to ⎯⎯→ 2N 2 + 6H 2 O 4NH 3 + 5O 2 850 900 oC Pt

⎯⎯⎯⎯ − → 4NO + 6H 2 O

Hình 3: Khí amoniac cháy trong oxi b) Tác dụng với clo

  • Clo oxi hóa mạnh amoniac tạo ra nitơ và hiđro clorua: 2NH 3 + 3Cl 2 → N 2 + 6HCl
  • NH 3 kết hợp ngay với HCl vừa sinh ra tạo “khói trắng” NH 4 Cl. NH 3 + HCl → NH 4 Cl IV. Ứng dụng
  • Sản xuất axit nitric, các loại phân đạm như urê (NH 2 ) 2 CO; NH 4 NO 3 ; (NH 4 ) 2 SO 4 ; ...
  • Là tinh thể ion gồm cation NH 4 + và anion gốc axit. Thí dụ: NH 4 Cl (amoni clorua), NH 4 NO 3 (amoni nitrat). I. Tính chất vật lý
  • Tất cả các muối amoni đều tan nhiều trong nước.
  • Khi tan trong nước, điện li hoàn toàn thành các ion. NH 4 Cl → NH 4 + + Cl-
  • Tác dụng với dung dịch kiềm
  • Dung dịch đậm đặc của muối amoni phản ứng với dung dịch kiềm khi đun nóng sinh ra khí amoniac. Thí dụ: NH 4 Cl + NaOH ⎯⎯ to→ NH 3 ↑ + NaCl + H 2 O Phương trình ion rút gọn là: NH 4 + + OH− → NH 3 ↑ + H 2 O → Phản ứng này để nhận biết ion amoni và điều chế amoniac trong phòng thí nghiệm.
  • Phản ứng nhiệt phân Các muối amoni dễ bị phân hủy bởi nhiệt.
  • Muối amoni chứa gốc của axit không có tính oxi hóa khi nung nóng bị phân hủy thành NH 3. Thí dụ: NH 4 Cl (r) ⎯⎯ to→ NH 3 ↑ + HCl↑

Hình 5: Sự phân hủy của NH 4 Cl

  • Các muối amoni cacbonat và amoni hiđrocacbonat bị phân hủy dần dần ngay ở nhiệt độ thường, khi đun nóng thì phản ứng xảy ra nhanh hơn. (NH 4 ) 2 CO 3 (r) ⎯⎯ to→ NH 3 ↑ + NH 4 HCO 3 (r) NH 4 HCO 3 (r) t o ⎯⎯→ NH 3 ↑ + CO 2 ↑ + H 2 O Lưu ý: NH 4 HCO 3 (bột nở) được dùng làm xốp bánh.

Muối amoni chứa gốc của axit có tính oxi hóa như axit nitrơ, axit nitric khi bị nhiệt phân cho ra N 2 , N 2 O. Thí dụ: NH 4 NO 2 ⎯⎯ to→ N 2 + 2H 2 O NH 4 NO 3 to ⎯⎯→ N 2 O + 2H 2 O ⇒ Những phản ứng này được sử dụng để điều chế các khí N 2 và N 2 O trong phòng thí nghiệm.

Phản ứng nhiệt phân NH4HCO3 hay NH4HCO3 nhiệt độ thuộc loại phản ứng phân hủy đã được cân bằng chính xác và chi tiết nhất. Bên cạnh đó là một số bài tập có liên quan về NH4HCO3 có lời giải, mời các bạn đón xem:

NH4HCO3 →toNH3 + CO2 + H2O

1. Phương trình phản ứng phân hủy NH4HCO3

NH4HCO3 →to NH3↑ + CO2↑ + H2O

2. Hiện tượng của phản ứng phân hủy NH4HCO3

- NH4HCO3 bị phân hủy dần dần giải phóng khí NH3 và khí CO2.

3. Cách tiến hành phản ứng phân hủy NH4HCO3

- Nung NH4HCO3 ở nhiệt độ cao.

4. Mở rộng kiến thức về muối amoni

Muối amoni là tinh thể ion gồm cation NH4+ và anion gốc axit.

Thí dụ: NH4Cl (amoni clorua), NH4NO3 (amoni nitrat).

4.1. Tính chất vật lý

- Tất cả các muối amoni đều tan nhiều trong nước.

- Khi tan trong nước, điện li hoàn toàn thành các ion.

NH4Cl → NH4+ + Cl-

4.2. Tính chất hoá học

  1. Tác dụng với dung dịch kiềm

- Dung dịch đậm đặc của muối amoni phản ứng với dung dịch kiềm khi đun nóng sinh ra khí amoniac.

Thí dụ:

NH4Cl + NaOH →to NH3↑ + NaCl + H2O

Phương trình ion rút gọn là:

NH4+ + OH- → NH3↑ + H2O

→ Phản ứng này để nhận biết ion amoni và điều chế amoniac trong phòng thí nghiệm.

  1. Phản ứng nhiệt phân

Các muối amoni dễ bị phân hủy bởi nhiệt.

- Muối amoni chứa gốc của axit không có tính oxi hóa khi nung nóng bị phân hủy thành NH3.

Thí dụ:

NH4Cl (r) →to NH3↑ + HCl↑

- Các muối amoni cacbonat và amoni hiđrocacbonat bị phân hủy dần dần ngay ở nhiệt độ thường, khi đun nóng thì phản ứng xảy ra nhanh hơn.

(NH4)2CO3 (r) →to NH3↑ + NH4HCO3 (r)

NH4HCO3 (r) →to NH3↑ + CO2↑ + H2O

Lưu ý: NH4HCO3 (bột nở) được dùng làm xốp bánh.

- Muối amoni chứa gốc của axit có tính oxi hóa như axit nitrơ, axit nitric khi bị nhiệt phân cho ra N2, N2O.

Thí dụ:

NH4NO2 →to N2 + 2H2O

NH4NO3 →toN2O + 2H2O

⇒ Những phản ứng này được sử dụng để điều chế các khí N2 và N2O trong phòng thí nghiệm.

5. Bài tập vận dụng liên quan

Câu 1: Muối NH4HCO3 thuộc loại

  1. muối hỗn tạp.
  1. muối trung hòa.
  1. muối axit.
  1. muối kép.

Hướng dẫn giải:

Đáp ánC

Muối NH4HCO3 thuộc loại muối axit vì gốc HCO3− vẫn có khả năng phân li ion H+.

Câu 2: Muối được làm bột nở trong thực phẩm là

  1. CaCO3.
  1. Na2CO3.
  1. NH4HCO3.
  1. NH4Cl.

Hướng dẫn giải:

Đáp án C

Người ta dùng muối NH4HCO3 làm bột nở trong thực phẩm.

Câu 3:Có ba dung dịch mất nhãn: NaCl; NH4Cl; NaNO3. Dãy hoá chất nào sau đây có thể phân biệt được ba dung dịch :

  1. Phenol phtalein và NaOH.
  1. Cu và HCl.
  1. Phenol phtalein; Cu và H2SO4 loãng .
  1. Quỳ tím và dung dịch AgNO3.

Hướng dẫn giải:

Đáp ánD

- Khi cho quỳ tím vào 3 mẫu thử thì chỉ có NH4Cl làm quỳ tím hóa đỏ. Do hiện tượng thủy phân của NH4Cl: NH4++H2O⇄NH3+ H3O+

- Cho AgNO3 vào 2 dung dịch còn lại thì NaCl tạo kết tủa trắng.

AgNO3 + NaCl → AgCl↓ + NaNO3

Câu 4: Cho các thí nghiệm sau :

(1). NH4NO2 →to

(2). KMnO4 →to

(3). NH3 + O2 →to

(4). NH4Cl →to

(5). (NH4)2CO3 →to

(6). AgNO3 →to

Số thí nghiệm tạo ra đơn chất là :

  1. 6
  1. 5
  1. 4
  1. 3

Hướng dẫn giải:

Đáp ánC

Số thí nghiệm tạo ra đơn chất là (1), (2), (3) và (6).

(1). NH4NO2→t0N2↑+2H2O

(2). 2KMnO4→t0K2MnO4+MnO2+O2↑

(3). 4NH3+3O2→t02N2↑+6H2O

(4). NH4Cl→t0NH3+HCl

(5). NH42CO3→t0CO2+2NH3+H2O

(6). AgNO3→toAg+NO2+12O2

Câu 5:Sản phẩm phản ứng nhiệt phân nào sau đây không đúng?

  1. NH4NO2 →to N2 + 2H2O
  1. NH4NO3 →toNH3 + HNO3
  1. NH4Cl →to NH3 + HCl
  1. NH4HCO3 →to NH3 + H2O + CO2

Hướng dẫn giải:

Đáp ánB

NH4NO3 →to N2O + 2H2O

Câu 6:Nhận xét nào dưới đây không đúng về muối amoni?

  1. Muối amoni kém bền với nhiệt.
  1. Tất cả muối amoni tan trong nước.
  1. Các muối amoni đều là chất điện li mạnh.
  1. Dung dịch của các muối amoni luôn có môi trường bazơ.

Hướng dẫn giải:

Đáp ánD

D sai do NH4+ + H2O ⇄ NH3 + H3O+

→ muối amoni thường có môi trường axit.

Câu 7:Thể tích khí N2 (ở đktc) thu được khi nhiệt phân hoàn toàn 16 gam NH4NO2 là

  1. 0,56 lít.
  1. 11,20 lít.
  1. 1,12 lít.
  1. 5,60 lít.

Hướng dẫn giải:

Đáp ánD

NH4NO2 →to N2 + 2H2O

nN2=nNH4NO2=1664=0,25 mol

→nN2=0,25.22,4=5,6lít

Câu 8: Muối (NH4)CO3 không tạo kết tủa khi phản ứng với dung dịch của hóa chất nào sau đây?

  1. Ca(OH)2.
  1. MgCl2.
  1. FeSO4.
  1. NaOH.

Hướng dẫn giải:

Đáp án D

Ta có các phản ứng:

(NH4)2CO3 + Ca(OH)2 → CaCO3↓ + 2NH3↑ + 2H2O

(NH4)2CO3 + MgCl2 → MgCO3 + 2NH4Cl

(NH4)2CO3 + FeSO4 → FeCO3↓ + (NH4)2SO4

(NH4)2CO3 + 2NaOH → Na2CO3 + 2NH3↑ + 2H2O.

Câu 9: Trộn 300 ml dung dịch NaNO2 2M với 200 ml dung dịch NH4Cl 2M rồi đun nóng cho đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn. Thể tích khí thu được ở đktc là

  1. 22,4 lít.
  1. 13,44 lít.
  1. 8,96 lít.
  1. 1,12 lít.

Hướng dẫn giải:

Đáp án C

nNaNO2=0,6 mol; nNH4Cl=0,4 mol

NaNO2 + NH4Cl →to N2 + NaCl + 2H2O

→ nN2=nNH4Cl=0,4 mol

→ VN2=0,4.22,4=8,96lít

Câu 10: Hợp chất X tan trong nước tạo dung dịch không màu. Dung dịch này không tạo kết tủa với dung dịch BaCl2, khi phản ứng với NaOH tạo ra khí có mùi khai, khi phản ứng với dung dịch HCl tạo ra khí làm đục nước vôi trong và làm mất màu dung dịch thuốc tím. Chất này là

A.NH4HSO3.

  1. Na2SO3.
  1. NH4HCO3.
  1. (NH4)2CO3.

Hướng dẫn giải:

Đáp án A

- X+ NaOH sinh ra khí có mùi khai → cation là NH4+.

- Dung dịch X không tạo kết tủa với dung dịch BaCl2 → gốc axit không thể là SO42−, CO32−, SO32−.

- Dung dịch X + HCl sinh ra khí làm đục nước vôi trong và làm mất màu dung dịch thuốc tím → anion là HSO3−.