Cua đồng là gì

Cua đồng là món ăn dân dã, giàu giá trị dinh dưỡng tuy nhiên không phải ai cũng có thể ăn được cua.
Cua bổ, giàu dinh dưỡng Theo tiến sĩ, bác sĩ Hồ Thu Mai – Chuyên gia dinh dưỡng Bệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec cho biết, cua đồng là loại thực phẩm giàu dinh dưỡng. Giá trị dinh dưỡng trong 100g thịt cua đồng gồm protid (12,3g); lipid (3,3g); glucid (2g); canxi (120 mg); sắt (1,4mg); phosphor (171 mg). Không chỉ như vậy, chất lượng protid trong cua cũng thuộc loại tốt và có 8/10 axit amin cần thiết như lysine, methionie, valine, leucin, isoleucien, phenylalanine, threoninne và trytophane.

Cua đồng là gì


Những người không nên ăn cua Tuy cua nhiều chất dinh dưỡng như vậy nhưng TS. Hồ Thu Mai lại cho biết thêm, không phải ai cũng có thể ăn được cua. - Người dị ứng với cua: Những người sau khi ăn cua có biểu hiện ngứa, nổi mề đay, tiêu chảy, thậm chí khó thở, co thắt phế quản, nguy hiểm đến tính mạng. - Người mới khỏi bệnh: Theo Đông Y, cua có tính hàn nên ăn vào dễ bị rối loạn tiêu hóa. - Người bị tiêu chảy: Những ai đang bị tiêu chảy tuyệt đối không nên các món chế biến từ cua đồng. Cua đồng có tính lạnh vì có thể khiến người đang bị bệnh, bị tiêu chảy càng bị nặng thêm, gây nguy hiểm đến sức khỏe. - Người bị bệnh tim mạch: Bởi vì gạch cua có chứa nhiều cholesterol (trong 100 gam thịt cua có đến 125 mg cholesterol) nên người huyết áp cao, bệnh tim mạch cần hạn chế ăn cua đồng.

- Người bị bệnh gout: Cua đồng chứa nhiều Kali và prunes nên không tốt cho người bị bệnh gout.


Không ăn cua trong một số trường hợp - Cua chết hoặc không còn tươi sống: Với những con cua chết sẽ tiết ra nhiều histidine khiến người ăn dễ bị ngộ độc, đau bụng, nôn mửa. Cua chết càng lâu thì lượng histidine càng nhiều, nguy cơ ngộ độc sẽ cao hơn. - Cua nấu chín nhưng thời gian để lâu: Cua đã luộc, nấu chín nhưng để lâu dễ bị ôi thiu, nhiễm khuẩn. Do đó, cua chế biến đến đâu, các bạn nhớ ăn hết tới đó. Lưu ý, hiện tại nhiều chị em vì muốn ăn cua sạch nên đã về quê hoặc nhờ người quen mua cua đồng ở quê rồi sơ chế sẵn, đem về bảo quản tủ lạnh và chế biến dần. Tuy nhiên, không nên để cua ở ngăn mát còn nếu để ngăn đá phải bọc cẩn thận và không để lâu quá 1 tuần.

- Cua còn sống: Nhiều người có thói quen ăn gỏi cua hoặc khi chế biến cua mà chưa chín tới sẽ rất nguy hiểm. Trong thịt cua còn sống có chứa nhiều loại sán và kí sinh trùng. Nếu ăn cua sống hoặc nấu chưa chín kĩ dễ bị nhiễm những loại ký sinh trùng này vào cơ thể, đặc biệt là sản lá phổi.

Theo Khám phá

Cua đồng là gì

Về giá trị dinh dưỡng, trong 100g cua đồng bỏ mai và yếm có 74,4g nước, 12,3g protid, 3,3g lipid, 2g glucid, cung cấp được 89g calo. Lượng vitamin và muối khoáng, đặc biệt là canxi trong cua đồng rất cao: trong 100g cua có tới 5.040mg canxi, 430mg photpho, 4,7mg sắt, các loại vitamin B1, B2, PP…

Chất lượng protid trong cua cũng thuộc loại tốt, qua phân tích người ta thấy có 8 trên 10 axit amin cần thiết, gồm lysine, methionie, valine, leucin, isoleucien, phenylalanine, threonine và trytophane (chỉ thiếu arginine và histidine).

Rõ ràng cua đồng là nguồn chất đạm quan trọng trong bữa ăn hàng ngày của bà con nông thôn, một nguồn thực phẩm dễ kiếm, sẵn có ngay ở đồng ruộng. Cua có quanh năm, nhưng nhiều nhất vào mùa hè - thu, hàng năm chỉ sau mấy cơn mưa đầu hè lại thấy cua bò ra trên mặt ruộng, có nơi nhiều cua chỉ bắt một lúc được mấy giỏ.

Ngoài giá trị dinh dưỡng, cua đồng còn là một vị thuốc được nhân dân ta dùng từ lâu đời với tên điền giải. Theo Đông y, điều giải (cua đồng) vị mặn, mùi tanh, tính lạnh, có tác dụng tán huyết, bổ gân cốt, khớp xương.

Sách " Lĩnh Nam bản thảo" của Hải Thượng Lãn ông ghi: "Điền giải ngọt lạnh, ít độc, hay sinh phong, có tác dụng nối gân, tiết xương, chữa phong nhiệt, trừ mụn độc…"

Do có tác dụng bồi bổ sức lực, tán huyết, bổ gân xương, nước cua đồng được nhân dân ta coi là một loại thuốc tăng lực, được các đô vật trước đây vẫn dùng trước khi bước vào trận đấu (uống một bát nước cua đặc) để tăng cường sức lực, vật khỏe và dai sức hơn. Những người đấu võ bị đòn đau, bị đánh, bị ngã có ứ huyết trước kia cũng thường uống vài bát nước cua sống để trị chấn thương, chỗ đau chóng lành.

Đúng là trong nước cua có nhiều chất bổ dưỡng, nhưng nước cua đồng sống và gỏi cua đều là những món ăn sống có thể chứa nhiều mầm bệnh nguy hiểm gây ngộ độc thức ăn, đặc biệt là bệnh sán lá phổi.

Trong tình hình ở nước ta vừa phát hiện được một số ổ bệnh sán lá phổi, việc ăn gỏi cua và uống nước cua sống có thể làm lây lan loài sán nguy hiểm này.

Cần chú ý, sán lá phổi (Paragonimus ringeri) tuy ký sinh trong phổi và đẻ trứng ở những phế quản nhưng vẫn là một bệnh lây theo đường tiêu hóa và có liên quan mật thiết với tập quán ăn cua, tôm chưa nấu chín hoặc ăn sống (gỏi cua, uống nước cua sống…).

Trứng sán từ phổi bệnh nhân được bài xuất ra ngoài theo đờm, xuống nước và hình thành ấu trùng ở trong. Ấu trùng này ra khỏi vỏ trứng tìm đến một số loài ốc để ký sinh, sau đó vỏ ốc tìm các loài cua và tôm nước ngọt ký sinh dưới dạng nang trùng sán nói trên, và việc đun nấu chưa chín sẽ lây bệnh. Như vậy ăn gỏi cua và uống nước cua sống là đường lây truyền bệnh sán lá phổi rất thuận lợi nếu trong mớ cua chúng ta ăn gỏi hoặc giã lấy nước có một số con mang nang trùng sán này. 

Nguồn: Viện Dinh dưỡng Quốc gia

Cua đồng (tên khoa học: Somanniathelphusa sinensis) hay còn được gọi là điền giải, là một loại cua thuộc nhóm Cua nước ngọt. Chúng thường sinh sống tại các hang, lỗ trên bờ ruộng, kênh, rạch và phân bố rất nhiều tại Việt Nam.

Cua đồng có đặc điểm: phần mai màu vàng sẫm, trên thân có 2 càng không tương xứng, 1 càng to và 1 càng nhỏ. Gọng cua màu vàng cháy, toàn thân ánh lên màu nâu vàng.

Thịt của loại cua này có vị mặn ngọt, mùi tanh và chứa nhiều chất dinh dưỡng như: sodium và purines.

Cua đồng là gì

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trong 100gr thịt cua đồng cung cấp khoảng 89 calo cùng các chất dinh dưỡng nổi bật khác như:

Ngoài ra, thịt cua đồng còn chứa rất nhiều các loại khoáng chất khác như: Lipid, glucid, muối khoáng.

Được biết, hàm lượng protein mà thịt cua đồng mang đến là loại protein chất lượng cao. Chúng có chứa đến 8 loại axit amin thiết yếu mà cơ thể không tự tổng hợp được.

Cua đồng là gì

Không những chứa nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể, cua đồng còn chứa đựng những tác dụng rất tốt cho sức khoẻ.

Về khía cạnh Đông y, cua đồng có vị mặn, mùi tanh, tính hàn nên được dùng để điều chế những phương thuốc giải nhiệt, trị lở ngứa, trị còi xương cho trẻ.

Ngoài ra, cua đồng còn hỗ trợ chữa trị bệnh viêm thận cấp, trị chứng kém ăn, mất ngủ, chứng chướng bụng, phù tim hay đau răng lợi.

Cua đồng là gì

Mặc dù chứa rất nhiều chất dinh dưỡng, song nếu không sử dụng cua đồng đúng cách sẽ rất dễ gây ra những căn bệnh nguy hiểm cho cơ thể:

Quả hồng , trà và canh cua rất kỵ với nhau. Bởi chất tannin trong quả hồng và trà sẽ làm cho protein trong thịt cua rắn lại. Từ đó gây buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy.

Cua đồng là gì

Trong cua đồng chết có chứa thành phần histidine, khiến bạn bị đau bụng, nôn mửa, thậm chí là gây hại không tốt cho sức khỏe. Vì thế khi nấu canh, bạn nên chú ý không nên giã cua chết làm nguyên liệu.

Cua đồng là gì

Rất nhiều người dùng cua đồng sống để là gỏi. Điều này vô cùng nguy hiểm bởi cua sống chứa nang trùng hút máu phổi. Ăn sống sẽ rất dễ mắc bệnh sán lá phổi.

Cua đồng là gì

Trên đây là những thông tin về đặc điểm cua đồng và giúp bạn giải đáp thắc mắc cua đồng có tác dụng gì, kỵ với gì. Hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn có thêm nhiều điều bổ ích nhé!

*Tham khảo và tổng hợp thông tin từ nguồn: Wikipedia

Biên tập bởi Phạm Thị Phượng Nhiên • 11/05/2021

Tên tiếng Anh: Freshwater crab

Tên khoa học: Somanniathelphusa spp. H. Milne-Edwards, 1853

Kích thước tương đối lớn: 30-35 mm, mai hình hộp có gờ cao. Cua đồng cái có 4 đôi chân bụng, cua đực có 2 đôi chân bụng biến thành chân giao cấu. Ngoài ra cua đồng đực có sự chênh lệch rất lớn về độ lớn của đôi càng kẹp trong khi cua đồng cái thì tương đối đồng đều.

Phân bố tại Việt Nam là loài cua đồng Somanniathelphusa sinensis.

Chúng phân bố rộng ở vùng nước ngọt, từ đồng bằng, trung du, miền núi nước ta. Độ pH thích hợp từ 5,6 - 8, nhiệt độ từ 10 - 31oC, tốt nhất là 15 - 25oC, lượng oxy hòa tan thấp nhất là 2mg/l.

Cua đồng là động vật sống đáy, ưa nước sạch, đào hang thích nghi với bùn sét, bùn cát. Cua đào hang ven bờ ruộng, ao, mương… Hang cua khác với hang của rắn, ếch… bằng vết chân để lại trên ruộng

Cua đồng ăn tạp nhưng thiên về động vật, cua ăn các loại thức ăn như cá tạp, ốc, hến...

Cua đồng sinh sản quanh năm, tập trung chủ yếu vào mùa xuân, hạ, thu. Cua đồng đẻ mỗi lần từ 100 đến 350 trứng, trứng không qua giai đoạn ấu trùng mà phát triển trực tiếp thành cua con ngay trong yếm cua mẹ.

Trước đây cua đồng phân bố rộng và số lượng rất lớn trên đồng ruộng, tuy nhiên do ảnh hưởng của việc canh tác và thuốc trừ sâu làm số lượng cua đã giảm đi rất nhiều. Hiện nay cua đồng đã được sản xuất giống và đang được nuôi ở một số vùng miền nước ta.

Cua đồng được sử dụng làm thực phẩm rất ngon như bún rêu, canh cua... Ngoài ra cua đồng còn được dùng trong làm thuốc trị bệnh.

  1. http://vi.wikipedia.org/wiki/H%E1%BB%8D_Cua_%C4%91%E1%BB%93ng
  2. http://www.iucnredlist.org/details/134390/0
  3. http://decapoda.nhm.org/pdfs/31251/31251.pdf

Cập nhật ngày 29/06/2013

bởi D.PHONG