Cứu trợ nghĩa là gì

Từ khóa liên quan số lượng

Câu hỏi ngày hỏi

Ngày hỏi:16/01/2018

 Sử dụng tiền cứu trợ  Cứu trợ xã hội

Tiền cứu trợ là gì? Xin chào Ban biên tập, tôi là Thanh Tâm hiện đang sống và làm việc tại Long An. Tôi hiện đang tìm hiểu về việc cứu trợ thiên tai, hỏa hoạn, sự cố nghiêm trọng. Tôi thường nghe nói đến cụm từ tiền cứu trợ. Tôi thắc mắc không biết theo pháp luật hiện hành thì tiền cứu trợ được định nghĩa như thế nào? Tôi muốn tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này. Vì thế Ban biên tập cho tôi biết vấn đề này được quy định cụ thể tại văn bản nào? Mong Ban biên tập giải đáp giúp tôi trong thời gian sớm nhất. Chân thành cảm ơn và chúc sức khỏe Ban biên tập. 

Nội dung này được Ban biên tập Thư Ký Luật tư vấn như sau:

Cứu trợ nghĩa là gì

  • Định nghĩa hàng cứu trợ được quy định tại Điểm 2.4 Thông tư 72/2008/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 64/2008/NĐ-CP về vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng các nguồn đóng góp tự nguyện hỗ trợ nhân dân khắc phục khó khăn do thiên tai, hoả hoạn, sự cố nghiêm trọng, các bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo do Bộ Tài chính ban hành, theo đó:

    Tiền cứu trợ là khoản tiền huy động được từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đóng góp để thực hiện công tác cứu trợ đối với các địa phương, các hộ gia đình, cá nhân bị thiên tai hoả hoạn, sự cố nghiêm trọng, bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo.

    Trên đây là tư vấn về định nghĩa tiền cứu trợ. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn nên tham khảo tại Thông tư 72/2008/TT-BTC. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn.

    Chào thân ái và chúc sức khỏe!


Có nghiên cứu sâu vào tiếng Việt mới thấy Tiếng Việt phản ánh rõ hơn hết linh hồn, tính cách của con người Việt Nam và những đặc trưng cơ bản của nền văn hóa Việt Nam. Nghệ thuật ngôn từ Việt Nam có tính biểu trưng cao. Ngôn từ Việt Nam rất giàu chất biểu cảm – sản phẩm tất yếu của một nền văn hóa trọng tình.

Theo loại hình, tiếng Việt là một ngôn ngữ đơn tiết, song nó chứa một khối lượng lớn những từ song tiết, cho nên trong thực tế ngôn từ Việt thì cấu trúc song tiết lại là chủ đạo. Các thành ngữ, tục ngữ tiếng Việt đều có cấu trúc 2 vế đối ứng (trèo cao/ngã đau; ăn vóc/ học hay; một quả dâu da/bằng ba chén thuốc; biết thì thưa thốt/ không biết thì dựa cột mà nghe…).

Định nghĩa - Khái niệm

cứu trợ tiếng Tiếng Việt?

Dưới đây sẽ giải thích ý nghĩa của từ cứu trợ trong tiếng Việt của chúng ta mà có thể bạn chưa nắm được. Và giải thích cách dùng từ cứu trợ trong Tiếng Việt. Sau khi đọc xong nội dung này chắc chắn bạn sẽ biết từ cứu trợ nghĩa là gì.

- đg. Cứu giúp.
  • Tam Gia Tiếng Việt là gì?
  • cho biết Tiếng Việt là gì?
  • Quỳnh Minh Tiếng Việt là gì?
  • huyền thuyết Tiếng Việt là gì?
  • Vĩnh Nguyên Tiếng Việt là gì?
  • mũ cát-két Tiếng Việt là gì?
  • Tương Bình Hiệp Tiếng Việt là gì?
  • Chu Hoá Tiếng Việt là gì?
  • muối mỏ Tiếng Việt là gì?
  • trâu ngựa Tiếng Việt là gì?
  • nhiệt dung Tiếng Việt là gì?

Tóm lại nội dung ý nghĩa của cứu trợ trong Tiếng Việt

cứu trợ có nghĩa là: - đg. Cứu giúp.

Đây là cách dùng cứu trợ Tiếng Việt. Đây là một thuật ngữ Tiếng Việt chuyên ngành được cập nhập mới nhất năm 2022.

Kết luận

Hôm nay bạn đã học được thuật ngữ cứu trợ là gì? với Từ Điển Số rồi phải không? Hãy truy cập tudienso.com để tra cứu thông tin các thuật ngữ chuyên ngành tiếng Anh, Trung, Nhật, Hàn...liên tục được cập nhập. Từ Điển Số là một website giải thích ý nghĩa từ điển chuyên ngành thường dùng cho các ngôn ngữ chính trên thế giới.

Cứu trợ xã hội là một loại hình quan trọng trong lĩnh vực an sinh xã hội. Theo nghĩa thông thường, cứu trợ xã hội được hiểu là chế độ đảm bảo xã hội đối với các thành viên trong cộng đồng nhằm giúp họ khắc phục những khó khăn trước mắt cũng như lâu dài trong đời sống. Việc đảm bảo này thông qua các hoạt động cung cấp tài chính, tiền bạc, vật phẩm, các điều kiện vật chất khác trong một thời hạn hoặc trong suốt quá trình sống (suốt cuộc đời) của đối tượng.

Đối tượng của cứu trợ xã hội có thể là gia đình, có thể là cá nhân. Có những trường hợp cứu trợ xã hội được áp dụng để giải quyết khó khăn cho cả vùng gặp nạn hoặc cả một địa phương.

Cứu trợ xã hội được coi như là "lưới đỡ cuối cùng" trong hệ thống các lưới đỡ an sinh xã hội. Vì vậy nó được coi là chế độ đảm bảo cộng đồng mang tính nhân đạo, nhân văn rất cao, thể hiện tình người rõ rệt.

Tuy nhiên, hoạt động cứu trợ xã hội không chỉ là của cá nhân, tổ chức bất kỳ trong xã hội mà trách nhiệm chính là của nhà nước. Nhà nước có trách nhiệm cao nhất trong việc tổ chức các hoạt động cứu trợ xã hội, với tư cách là đại diện của xã hội. Các chính sách, pháp luật về cứu trợ xã hội do nhà nước ban hành, xây dựng là cơ sở quan trọng để các tổ chức, cơ quan, cá nhân tiến hành các hoạt động cứu trợ xã hội, đồng thời là tiêu chuẩn đảm bảo sự công bằng, minh bạch, đúng đắn và tính hợp pháp của cứu trợ xã hội.

Những quan điểm cơ bản về cứu trợ xã hội

- Mọi thành viên trong xã hội đều được cứu trợ xã hội khi cần thiết :

Mỗi các nhân trong cộng đồng đều có quyền sống và thụ hượng các thành quả của xã hội như các thành viên khác . Điều này được ghi rõ trong Điều 25 Bản tuyên ngôn về nhân quyền của Liên hiệp quốc. Khi các cá nhân đó rơi vào tình cảnh yếu thế họ sẽ được Nhà nước và toàn thể cộng đồng thực hiện các hoạt động để quyền con người của họ được đảm bảo, như vậy cứu trợ xã hội không phải một loại ban an.

- Nhà nước là chủ thể chính thực hiện cứu trợ xã hội :

Nhà nước với tư cách là người đại diện cho mọi tầng lớp nhân dân sẽ có trách nhiệm chính trong việc phân bổ các nguồn lực và phân phối lại thu nhập thông qua ngân sách nhà nước, ngoài ra Nhà nước còn có vai trò lớn trong việc định hướng và tổ chức thực hiện chính sách cứu trợ xã hội

- Xã hội hóa hoạt động cứu trợ xã hội là xu hướng tất yếu hiện nay :

Thực tế ở Việt Nam cho thấy khi chúng ta gặp phải những khó khăn bất thường như thiên tai, lũ lụt hay khủng hoảng kinh tế thì khả năng đáp ứng đầy đủ và thỏa đáng các chương trình An sinh xã hội dành cho người dân nhất là bộ phận dân cư nghèo là thách thức lớn mà Nhà nước khó vượt qua . Do đó để khắc phục điều này nhà nướccần mở rộng các hoạt động cứu trợ xã hội ra phạm vi toàn xã hội , huy động các nguồn vật lực từ cộng đồng trong nước và tranh thủ sự giúp đỡ của cộng đồng nước ngoài thông qua hoạt động nhân đạo và từ thiện

- Các đối tượng được cứu trợ xã hôi phải có trách nhiệm đối với bản thân và cộng đồng

Khi các cá nhân, gia đình được hưởng cứu trợ xã hội thì họ không được ỷ lại vào sự giúp đỡ này mà phải luôn phấn đấu , tự lực tự cường để vươn lên một cuộc sống tốt đẹp hơn . Ngoài ra Nhà nước cần quy định rõ các đối tượng , điều kiện được hưởng để đảm bảo sự cứu trợ đến kịp thời và đúng đối tượng .

- Cứu trợ xã hội là cơ sở để phát triển bền vững :

Một xã hôi muốn phát triển bền vững thì không chỉ có tăng trưởng kinh tế mà còn phải đảm bảo sự công bằng , bình đẳng và một môi trường chính trị ổn định . Vị thế cứu trợ xã hội là chính sách xã hội quan trọng để vừa đảm bảo phát triển kinh tế vừa đạt được mục tiêu công bằng và ổn định . Đông thời chính sách cứu trợ xã hội được thực hiện sẽ góp phần nâng cáo tính ưu việt của thể chế chính trị , tạo ra một xã hội nhân ái văn minh , từ đó góp phần đảm bảo an toàn xã hội ổn địn chính trị và thúc đẩy kinh tế phát triển.

Các loại cứu trợ xã hội

Cứu trợ xã hội thường xuyên.

Cứu trợ xã hội thường xuyên là sự giúp đỡ các điều kiện sinh sống một cách thường xuyên của xã hội cho các thành viên của mình, khi họ gặp phải rủi ro bất hạnh rơi vào tình cảnh rất khó khăn, cuộc sống thường nhật luôn bị đe doạ. Cứu trợ xã hội thường xuyên mang tính cứu tế, cứu giúp nhiều hơn là trợ giúp.

Đối tượng chung của Cứu trợ xã hội thường xuyên là những người vì những nguyên nhân khác nhau không thể tự đảm bảo cuộc sống của bản thân. Cụ thể:

- Người già không có nơi nương tựa và không có nguồn thu nhập nào khác ngoài sự cứu trợ thường xuyên của xã hội.

- Trẻ em mồ côi, lang thang không có người nuôi dưỡng, sống chủ yếu bằng sự hảo tâm và bố thí của mọi người hoặc trẻ em có gia đình mà gia đình đó quá ư túng thiếu, bố mẹ không nuôi sống được các thành viên trong gia đình.

- Những người tàn tật do nhiều nguyên nhân khác nhau, không thể tụ lao động được để tạo ra thu nhập, hoặc không có nguồn sinh sống nào khác.

- Những gia đình, những người đói thường xuyên, do sống ở những nơi không thuận lợi, hoặc không có điều kiện lao động tạo ra thu nhập không đảm bảo nuôi sống các thành viên của gia đình ở mức tối thiểu v.v..

Cứu trợ xã hội đột xuất

Cứu trợ xã hội đột xuất là sự giúp đỡ các điều kiện sinh sống củâ xã hội cho những thành viên khi họ gặp những rủi ro hoặc khó khăn bất ngờ như thiên tai đe doạ, hoả hoạn, tai nạn làm cuộc sống tạm thời bị đe doạ, nhằm giúp họ nhanh chóng khắc phục các hậu quả rủi ro, ổn định cuộc sống và hoà nhập trở lại với cộng đồng.

Cứu trợ xã hội đột xuất thường cho các đối tượng sau

- Những người bị thiên tai, hoả hoạn… làm mất một phần hoặc toàn bộ nhà ở, hoa màu, tài sản và các phương tiện sinh sống.

- Những người bị thiếu lương thực trong thời kỳ giáp hạt, do sống ở những vùng có điều kiện tự nhiên không thuận lợi hoặc những người bị mất mùa đột xuất mà không có nguồn hỗ trợ nào khác bị lâm vào cảnh thiếu đói.

- Những người bị tai nạn chiến tranh hoặc tai nạn xã hội, tạm thời bị mất nguồn sinh sống…

Như vậy, đối tượng của Cứu trợ xã hội đột xuất có thể bao gồm cả những người thuộc diện đối tượng Cứu trợ xã hội thường xuyên ở một thời điểm hoặc một hoàn cảnh nào đó. Ngược lại, những đối tượng thuộc diện cứu trợ đột xuất, sau một thời điểm xảy ra rủi ro, tuy được sự giúp đỡ tức thì nhưng sau đó "rủi ro" quá lớn, họ không còn khả năng tự đảm bảo cuộc sống được nữa, khi đó họ có thể trở thành đối tượng của Cứu trợ xã hội thường xuyên.

Nguồn kinh phí thực hiện Cứu trợ xã hội

Nguồn kinh phí thực hiện Cứu trợ xã hội trước hết do ngân sách nhà nước bảo đảm, bên cạnh đó còn dựa vào nguồn đóng góp tự nguyện (từ thiện) của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. Cụ thể:

- Nguồn kinh phí trợ cấp Cứu trợ xã hội thường xuyên thuộc cấp nào thì do ngân sách cấp đó đảm bảo theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Ngoài ra, các cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội tại cộng đồng được tiếp nhận, sử dụng và quản lý các nguồn kinh phí và hiện vật (nếu có) do các tổ chức, cá nhân đóng góp và giúp đỡ từ thiện.

- Nguồn kinh phí để thực hiện cứu trợ đột xuất bao gồm: Ngân sách địa phương tự cân đối; Trợ giúp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước hỗ trợ trực tiếp cho địa phương hoặc thông qua Chính phủ, các đoàn thể xã hội.

Trường hợp các nguồn kinh phí trên không đủ để thực hiện cứu trợ đột xuất thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Tài chính để tổng hợp đề xuất trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định hỗ trợ từ nguồn ngân sách trung ương.

Quy định về nguồn kinh phí thực hiện Cứu trợ xã hội như hiện nay thể hiện được vai trò, trách nhiệm của nhà nước, nhất là các địa phương đối với công tác Cứu trợ xã hội, đồng thời thể hiện được trách nhiệm của cộng đồng xã hội đối với các thành viên của mình. Tuy nhiên, qua quy định này cũng dễ dàng nhận thấy những bất cập sau đây:

- Kinh phí thực hiện Cứu trợ xã hội (cả thường xuyên và đột xuất) chủ yếu dựa vào ngân sách địa phương tự cân đối. Điều này gây ra rất nhiều khó khăn cho những địa phương nguồn thu ít hoặc các địa phương thường xảy ra thiên tai, dịch bệnh. Từ đó gây ra sự thiếu công bằng trong việc tiếp cận chính sách xã hội của người dân trong các địa phương khác nhau như đã đề cập.

- Sự trợ giúp trên tinh thần từ thiện của cộng đồng xã hội cho công tác Cứu trợ xã hội là thực sự cần thiết. Tuy nhiên với sự thiếu thuận tiện về mặt thủ tục và những biểu hiện tiêu cực trong việc sử dụng các nguồn tài chính, hiện vật thực hiện Cứu trợ xã hội (trong đó có phần đóng góp từ thiện của cộng đồng xã hội) đã làm ảnh hưởng không nhỏ tới sự tham gia của cộng đồng xã hội vào công tác này. Điều này thể hiện sự bất cập trong công tác quản lý nhà nước về công tác Cứu trợ xã hội nói chung, quản lý nguồn tài chính thực hiện Cứu trợ xã hội nói riêng, trong đó đáng chú ý là công tác tổ chức thực hiện Cứu trợ xã hội.

Người đăng: chiu Time: 2021-08-26 21:38:42