Đặc điểm thiên nhiên của châu á có ý nghĩa như thế nào đối với việc sử dụng và bảo vệ tự nhiên

Dựa vào hình 5.1 và thông tin trong bài, em hãy:

- Kể tên một số sông và hồ lớn ở châu Á.

- Trình bày đặc điểm sông ngòi châu Á.

- Nêu ý nghĩa của sông, hồ đối với việc sử dụng và bảo vệ tự nhiên.

Đặc điểm thiên nhiên của châu á có ý nghĩa như thế nào đối với việc sử dụng và bảo vệ tự nhiên

Câu hỏi: Nêu ý nghĩa của đặc điểm địa hình và khoáng sản đối với việc sử dung và bảo vệ tự nhiên châu Á?

Trả lời: Ý nghĩa của đặc điểm địa hình và khoáng sản đối với việc sử dụng và bảo vệ tự nhiên ở châu Á:

+ Tạo điều kiện cho châu Á phát triển nhiều ngành kinh tế.

+ Cần hạn chế các tác động tiêu cực làm biến đổi địa hình, ô nhiễm môi trường,...

+ Địa hình núi, cao nguyên và sơn nguyên tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển chăn nuôi du mục, trồng cây đặc sản; nhưng khai thác cần lưu ý chống xói mòn, sạt lở đất,...

+ Địa hình đồng bằng thuận lợi cho sản xuất và định cư.

+ Địa hình núi cao hiểm trở chiếm tỉ lệ lớn trong tổng diện tích, gây khó khăn cho giao thông, sản xuất và đời sống.

+ Địa hình bị chia cắt mạnh => khi khai thác cần chú ý vấn đề chống xói mòn, sạt lở đất.

Kiến thức tham khảo về thiên nhiên châu Á

1. Tìm hiểu về Châu Á

Châu Áphần lớn nằm ở Bắc bán cầu, làchâu lụccódiện tíchlớn nhất trênthế giới. Thiên nhiên của châu Á rất đa dạng. Diện tích châu lục này bao phủ 8,7% tổng diện tíchTrái Đất(hoặc chiếm 29,4% tổng diện tíchlục địa).

Đại bộ phận lãnh thổ châu Á nằm ởBắc Bán cầuvàBán cầu Đông. Ranh giới giữa châu Á vớichâu Philàkênh đào Suez, vớichâu ÂulàDãy núi Ural,sông Ural,Biển Caspi, mạch núi Kavcaz,eo biển Thổ Nhĩ Kì, biểnĐịa Trung HảivàBiển Đen. Bốn điểm cực đất liền lớn châu Á: điểm cực đông làmũiDezhnev ởeo biển Bering(66°4′45″B, 169°39′7″T), điểm cực nam làmũiTanjung Piai ởeo biển Malacca(1°16′B, 103°31′Đ), điểm cực tây làmũiBaba ởbiển Aegea(39°27′B, 26°3′Đ), điểm cực bắc làmũi Chelyuskinở eo biển Vilkitsky (77°44′B, 104°15′Đ).

Hanglớn nhất làHang Sơn Đoòng(hang động tự nhiên lớn nhất thế giới),Đỉnh núicao nhất làđỉnh Everest(cao nhất thế giới), điểm thấp nhất làsụt lúnBiển Chết(thấp nhất thế giới),cao nguyêncao nhất làcao nguyên Thanh Tạng(cao nhất thế giới),dòng sôngdài nhất làTrường Giang(dài thứ ba thế giới),hồlớn nhất làBiển Caspi(lớn nhất thế giới),hồsâu nhất làhồ Baikal(sâu nhất thế giới),sa mạclớn nhất làsa mạc Arabi(lớn thứ năm thế giới). Vượt quakinh độvàvĩ độrộng vô cùng, chênh lệch thời gian đông - tây đạt đến từ 11 đến 13 giờ đồng hồ. Vùng đất phía tây vàchâu Âunối liền lẫn nhau, hình thànhlục địa Âu – Á- lục địa lớn nhất trênTrái Đất. Trừ đất liền ra, diện tíchđảo lớnvàđảo cồncủa châu Á chừng 2,7 triệu kilômét vuông, chỉ đứng sauBắc Mỹ.

2. Các đới cảnh quan tự nhiên châu Á

Cảnh quan tự nhiên ở châu Á phân hóa rất đa dạng.

- Rừng lá kim (hay rừng tai-ga) ở châu Á có diện tích rất rộng, phân bố chủ yếu ở đồng bằng Tây Xi-bia, sơn nguyên Trung Xi-bia và một phần ở Đông Xi-bia.

- Rừng cận nhiệt ở Đông Á và rừng nhiệt đới ẩm ở Đông Nam Á và Nam Á là các loại rừng giàu bậc nhất thế giới. Trong rừng có nhiều loại gỗ tốt, nhiều loại động vật quý hiếm.

Ngày nay, trừ rừng lá kim, đa số các cảnh quan rừng, xa van và thảo nguyên đã bị con người khai phá, biến thành đất nông nghiệp, các khu dân cư và khu công nghiệp. Các rừng tự nhiên còn lại rất ít, bởi vậy việc bảo vệ rừng là nhiệm vụ rất quan trọng của các quốc gia ở châu Á.

3. Những thuận lợi và khó khăn của thiên nhiên châu Á

* Thuận lợi:

- Châu Á có nguồn tài nguyên thiên nhiên rất phong phú :

+ Nhiều loại khoáng sản có trữ lượng rất lớn, đáng chú ý nhất là than, dầu mỏ, khí đốt, sắt, thiếc ...

+ Các tài nguyên khác như đất, khí hậu, nguồn nước, thực vật, động vật và rừng rất đa dạng, các nguồn năng lượng (thuỷ năng, gió, năng lượng mặt trời, địa nhiệt...) rất dồi dào. Tính đa dạng của tài nguyên là cơ sở để tạo ra sự đa dạng các sản phẩm.

* Khó khăn:

- Thiên nhiên châu Á cũng gây nhiều khó khăn cho con người:

Các vùng núi cao hiểm trở, các hoang mạc khô cằn rộng lớn, các vùng khí hậu giá lạnh khắc nghiệt chiếm tỉ lệ lớn so với toàn bộ lãnh thổ đã gây trở ngại lớn cho việc giao lưu giữa các vùng, việc mở rộng diện tích trồng trọt và chăn nuôi của các dân tộc.

Các thiên tai như động đất, hoạt động núi lửa, bão lụt... thường xảy ra ờ các vùng đảo và duyên hải Đông Á, Đông Nam Á và Nam Á, gây thiệt hại lớn về người và của.

4. Một số kỳ quan thiên nhiên châu Á

Hồ gokyo trek, nepal

Một cách thay thế tuyệt vời cho chuyến đi bộ Camp Everest Base Camp đang kết nối Gokyo Ri (17.576 feet) qua vùng nước màu ngọc lam của Hồ Gokyo. Nuôi dưỡng bởi khổng lồ Ngozumpa Glacier, sáu hồ quạt ra trong hơn sáu dặm đất, và tạo nên hệ thống hồ nước ngọt cao nhất thế giới. Hội nghị thượng đỉnh Gokyo Ri cho thấy khung cảnh của những người khổng lồ Hymalaya như Lhotse, Nuptse, Makalu, Cho Oyu và Gyachung Kang, thời tiết cho phép. Các khung cảnh của Sao Thổ Everest là một phần của hành trình hấp dẫn này – một quan điểm mà không cần đánh thuế vào cơ sở hạ tầng hạn chế ở bản thân Căn cứ Khu Everest.

Hang Sơn Doong

Nằm trong Vườn Quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng , Hang Sơn Doong là một trong những hang động lớn nhất thế giới, có hang động lớn đủ rộng để chứa máy bay Boeing 747. Một con sông rộng, nhanh chóng xuyên qua trái đất theo thời gian hình thành nên Hang Sơn Doong, tên được dịch từ tiếng Việt sang “hang động sông núi.” Ông Hồ Khánh, người trú ẩn trong cơn bão, phát hiện ra Sơn Đoong năm 1991. Mất lại cho đến khi Năm 2009, hang động bây giờ mở cửa cho du lịch. Các đề xuất phát triển, bao gồm một chiếc xe cáp treo, đã gây ra mối quan ngại với các nhà môi trường. Hiện tại, chỉ có Oxalis Tours được cấp phép để hướng dẫn khách du lịch qua Hang Son Doong.

Hồ Gokyo Cho, Nepal

Hồ nước với màu sắc đẹp rực rỡ này đã trở thànhđiểm đến tuyệt vời ở châu Ámà khi ghé thăm Vườn quốc gia Sagarmatha bạn sẽ được chiêm ngưỡng. Hơn thế nữa bạn sẽ bắt gặp rất nhiều khung cảnh tuyệt vời của ngọn núi tuyết Ganesh Himal, núi trời Manaslu và dãy Annapurna. Cùng với hồ Gokyo Chothu hút hàng triệu khách thì đây cũng là những địa điểm lui tới các các tín đồ Phật giáo châu Á.

Trả lời câu hỏi mục 2a trang 111 SGK Lịch sử và Địa lí 7

Đọc thông tin ở hình a và quan sát hình 1, hãy: 

- Xác định trên bản đồ các khu vực địa hình của châu Á.

- Nêu đặc điểm địa hình của châu Á và ý nghĩa của địa hình đối với việc sử dụng và bảo vệ tự nhiên.

Đọc thông tin ở mục a (Địa hình) và quan sát hình 1.

- Em tự xác định trên bản đồ các khu vực địa hình của châu Á.

- Đặc điểm địa hình của châu Á: đa dạng.

+ Phía bắc là các đồng bằng và cao nguyên thấp (ĐB. Tây Xi-bia và CN. Trung Xi-bia).

+ Ở trung tâm chủ yếu là các dãy núi  cao đồ sộ (Hi-ma-lay-a, Thiên Sơn, An-Tai,...).

+ Phía đông thấp dần về ven biển, gồm núi, cao nguyên và đồng bằng ven biển (ĐB. Hoa Bắc).

+ Phía nam và tây nam chủ yếu là các bán đảo với quần đảo (bán đảo Ấn Độ, Mã Lai….).

+ Địa hình núi cao hiểm trở chiếm tỉ lệ lớn trong tổng diện tích, gây khó khăn cho giao thông, sản xuất và đời sống.

+ Địa hình bị chia cắt mạnh => khi khai thác cần chú ý vấn đề chống xói mòn, sạt lở đất.

+ Các khu vực cao nguyên, đồng bằng rộng lớn thuận lợi cho sản xuất và định cư.

Trả lời câu hỏi mục 2b trang 111 SGK Lịch sử và Địa lí 7

1. Xác định trên hình 1, vị trí phân bố một số loại khoáng sản chính ở châu Á.

2. Đọc thông tin ở mục b, cho biết tài nguyên khoáng sản có ý nghĩa như thế nào đối với các nước châu Á.

Xác định sự phân bố khoáng sản trên hình 1 và đọc thông tin ở mục b (Khoáng sản).

+ Dầu mỏ: Tây Á, Đông Nam Á.

+ Than: CN.Trung Xi-bia và khu vực Đông Á.

+ Tài nguyên khoáng sản phong phú là cơ sở cho sự phát triển các ngành khai thác, chế biến và xuất khẩu. 

+ Cung cấp nguyên vật liệu cần thiết cho công nghiệp luyện kim, sản xuất ô tô.

+ Trong quá trình khai thác cần chú ý sử dụng tiết kiệm và hiệu quả.

Trả lời câu hỏi mục 2c trang 112 SGK Lịch sử và Địa lí 7

Dựa vào thông tin ở mục c và hình 2, hãy:

- Nêu đặc điểm khí hậu châu Á.

- Xác định phạm vi của các kiểu khí hậu gió mùa và các kiểu khí hậu lục địa.

- Nêu ý nghĩa của khí hậu đối với việc sử dụng và bảo vệ tự nhiên.

Đặc điểm thiên nhiên của châu á có ý nghĩa như thế nào đối với việc sử dụng và bảo vệ tự nhiên

Phương pháp giải:

Dựa vào thông tin ở mục c (khí hậu) và quan sát hình 2.

Lời giải chi tiết:

- Đặc điểm khí hậu châu Á:

+ Phân hóa đa dạng thành nhiều đới.

+ Mỗi đới khí hậu gồm nhiều kiểu, có sự khác biệt lớn về nhiệt độ, gió, lượng mưa.

+ Khí hậu gió mùa và lục địa chiếm diện tích lớn.

- Phạm vi biểu hiện và tính chất của các kiểu khí hậu:

+ Khí hậu gió mùa: Đông Á, Nam Á, Đông Nam Á (Mùa đông: lạnh và ít mưa; mùa hạ: nóng, ẩm và mưa nhiều).

+ Khí hậu lục địa: khu vực nội địa và khu vực Tây Nam Á (Mùa đông: khô và lạnh; mùa hạ: khô và nóng).

- Ý nghĩa của khí hậu đối với việc sử dụng và bảo vệ tự nhiên:

+ Tạo nên sự đa dạng về các sản phẩm nông nghiệp và hình thức du lịch.

+ Là nơi chịu tác động của nhiều thiên tai và biến đổi khí hậu => cần có các biện pháp phòng chống và ứng phó thích hợp.

Trả lời câu hỏi mục 2d trang 113 SGK Lịch sử và Địa lí 7

Dựa vào thông tin trong mục d và các hình 3, 4 hãy:

- Trình bày đặc điểm sông, hồ của châu Á.

- Kể tên một số sông lớn ở châu Á và nêu ý nghĩa của chúng đối với đời sống, sản xuất và bảo vệ tự nhiên.

Đặc điểm thiên nhiên của châu á có ý nghĩa như thế nào đối với việc sử dụng và bảo vệ tự nhiên

Phương pháp giải:

Đọc thông tin mục d (Sông, hồ) và quan sát hình 3, 4.

Lời giải chi tiết:

- Đặc điểm sông, hồ của châu Á:

+ Mạng lưới sông ngòi khá phát triển với nhiều hệ thống sông lớn, tuy nhiên phân bố không đều và chế độ nước phức tạp.

+ Khu vực bắc Á: mạng lưới sông dày, sông thường bị đóng băng vào mùa đông, mưa lũ vào mùa xuân.

+ Khu vực Đông Á, Nam Á, Đông Nam Á: mạng lưới sông ngòi dày, nhiều sông lớn, mùa lũ trùng với mùa khô, mùa cạn trùng với mùa khô.

+ Tây Nam Á, Trung Á: mạng lưới sông ngòi kém phát triển.

+ Các hồ lớn như hồ Ca-xpi, Bai-can, A-ran... được hình thành từ đứt gãy hoặc miệng núi lửa.

- Tên một số sông lớn ở châu Á: I-ê-nít-xây, Hoàng Hà, Trường Giang, Mê Kông, Ấn, Hằng,...

 - Ý nghĩa của các con sông đối với đời sống, sản xuất và bảo vệ tự nhiên:

+ Cái nôi hình thành một số nền văn minh như sông Hoàng Hà, sông Ấn, sông Hằng,...

+ Ngày nay, có vai trò vô cùng quan trọng trong giao thông, thuỷ điện, cung cấp nước cho sản xuất, sinh hoạt, du lịch, đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản.

Trả lời câu hỏi mục 2e trang 114 SGK Lịch sử và Địa lí 7

Dựa vào thông tin và hình ảnh trong mục e hãy:

- Trình bày đặc điểm các đới thiên nhiên ở châu Á.

- Nêu vấn đề cần lưu ý trong sử dụng và bảo vệ tự nhiên ở châu Á.

Đặc điểm thiên nhiên của châu á có ý nghĩa như thế nào đối với việc sử dụng và bảo vệ tự nhiên

Phương pháp giải:

Đọc thông tin mục e (Đới thiên nhiên) và quan sát hình 5.

Lời giải chi tiết:

Đặc điểm các đới thiên nhiên ở châu Á (3 đới thiên nhiên):

- Đới lạnh:

+ Có khí hậu cực và cận cực, lạnh giá khắc nghiệt.

+  Phân bố ở 1 dải hẹp phía bắc.

+ Nghèo thành phần loài: thực vật chủ yếu là rêu, địa y, không có thân gỗ và các động vật chịu lạnh hoặc di cư.

- Đới ôn hòa:

+ Diện tích rất rộng, có sự phân hóa bắc - nam, đông - tây.

+ Vùng Xi-bia rộng lớn ở phía bắc: khí hậu ôn đới lục địa lạnh, khô về mùa đông. Rừng lá kim phát triển mạnh trên đất pốt dôn. Hệ động vật tương đối phong thú.

+ Phía đông, đông nam Trung Quốc và quần đảo Nhật Bản: khí hậu cận nhiệt gió mùa. Có nhiều loài cây gỗ và động vật quý.

+ Các khu vực nằm sâu trong lục địa: khí hậu khô hạn khắc nghiệt, hình hành các thảo nguyên, hoang mạc, bán hoang mạc.

- Đới nóng:

+ Chủ yếu có khí hậu nhiệt đới gió mùa và cận xích đạo.

+ Thảm thực vật điển hình là rừng mưa nhiệt đới và rừng nhiệt đới gió mùa phân bố ở Đông Nam Á, Nam Á.

+ Rừng nhiệt đới có thành phần loài đa dạng, gỗ tốt và động vật quý hiếm.

- Vấn đề cần lưu ý trong sử dụng và bảo vệ tự nhiên ở châu Á

+ Phần lớn rừng, thảo nguyên ở châu Á đã bị con người khai phá chuyển thành đất nông nghiệp, công nghiệp, khu dân cư, khu công nghiệp.

+ Rừng tự nhiên còn lại rất ít, nhiều loài thực, động vật bị suy giảm nghiêm trọng.

=> Việc bảo vệ, khôi phục lại rừng là vấn đề rất quan trọng ở các quốc gia châu Á.