Đại diện sở hữu công nghiệp tiếng anh là gì năm 2024

Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn (LLC) là cơ cấu doanh nghiệp được phép thành lập theo quy chế của tiểu bang. Mỗi tiểu bang có thể có các quy định khác nhau, và quý vị nên tham khảo với tiểu bang của quý vị nếu quý vị muốn mở một Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn.

Show

Chủ sở hữu của LLC được gọi là thành viên. Ða số tiểu bang đều không hạn chế quyền sở hữu, vì vậy thành viên có thể là cá nhân, công ty cổ phần, LLC khác, và tổ chức nước ngoài. Không quy định số thành viên tối đa. Hầu hết các tiểu bang cũng cho phép thành lập LLC với "một thành viên duy nhất", nghĩa là chỉ có một chủ sở hữu.

Nói chung có một vài loại doanh nghiệp không thể là LLC, chẳng hạn như ngân hàng và công ty bảo hiểm. Hãy xem lại những yêu cầu tại tiểu bang của quý vị - cùng với các quy định thuế vụ liên bang - để biết thêm thông tin. Có quy tắc đặc biệt cho LLC nước ngoài.

Phân Loại

Tùy theo lựa chọn của LLC và số thành viên, IRS sẽ xếp loại một LLC là công ty cổ phần, công ty hợp danh, hay làm chủ một phần trên tờ khai thuế của chủ nhân LLC ("thực thể không xét đến"). Đặc biệt, một LLC nội địa có ít nhất hai thành viên được xếp loại là công ty hợp danh cho mục đích thuế thu nhập liên bang trừ khi họ nộp Mẫu 8832 và khẳng định muốn được xem là một công ty cổ phần. Và một LLC chỉ có một thành viên được xem làthực thể không được xét đến riêng với chủ nhân cho mục đích thuếthu nhập , trừ khi họ nộp Mẫu 8832 vàchọn được xem là một công ty cổ phần. Tuy nhiên, vì mục đích thuế việc làm và một số loại thuế tiêu thụ đặc biệt, công ty trách nhiệm hữu hạn chỉ có một thành viên vẫn được coi là một thực thể riêng biệt.

Quyền sở hữu công nghiệp là một trong những đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ và thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam. Vậy hiểu thế nào về loại quyền này?

I. KHÁI NIỆM QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP

1. Sở hữu công nghiệp là gì?

Thuật ngữ “Sở hữu công nghiệp” được dùng để chỉ các loại quyền tài sản đối với thành quả lao động sáng tạo trí tuệ của con người trong lĩnh vực công nghiệp, kinh doanh và thương mại.

2. Quyền sở hữu công nghiệp là gì?

Theo quy định tại khoản 4 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ thì quyền sở hữu công nghiệp là quyền của tổ chức, cá nhân đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh.

Về bản chất, quyền sở hữu công nghiệp cũng giống như các quyền sở hữu trí tuệ khác là quyền đối với các đối tượng sở hữu công nghiệp chứ không phải quyền đối với sản phẩm/vật mang các đối tượng sở hữu công nghiệp đó.

3. Thông tin sở hữu công nghiệp là gì?

Thông tin sở hữu công nghiệp là thông tin đã được công bố trong tài liệu sáng chế, giải pháp hữu ích, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý. Đó là các thông tin liên quan đến tình trạng kỹ thuật và pháp lý về các đối tượng quyền sở hữu công nghiệp.

Về tình trạng kỹ thuật, đối với sáng chế là thông tin về các giải pháp chứa trong bản mô tả, hình vẽ minh họa; đối với kiểu dáng công nghiệp là thông tin chứa trong bản mô tả và ảnh chụp hoặc hình vẽ kiểu dáng đó; đối với nhãn hiệu là thông tin chứa trong mẫu nhãn hiệu và danh mục sản phẩm, dịch vụ mang nhãn hiệu.

Về tình trạng pháp lý của văn bằng bảo hộ, thông tin cho biết đối tượng quyền sở hữu công nghiệp đó có được cấp bằng bảo hộ hay không hoặc còn hay hết hiệu lực, hay đã bị hủy hiệu lực.

4. So sánh quyền sở hữu công nghiệp và quyền tác giả

a) Điểm giống nhau giữa quyền sở hữu công nghiệp và quyền tác giả

Quyền sở hữu công nghiệp và quyền tác giả đều là những quyền sở hữu trí tuệ được pháp luật bảo hộ theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ.

b) Điểm khác nhau giữa quyền sở hữu công nghiệp và quyền tác giả

Tiêu chí so sánh

Quyền tác giả

Quyền sở hữu công nghiệp

Về đối tượng quyền

Đối tượng của quyền tác giả bao gồm tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học và tác phẩm phái sinh từ các tác phẩm này.

Đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp bao gồm sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, bí mật kinh doanh, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh.

Căn cứ phát sinh quyền

Quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký.

Quyền sở hữu công nghiệp phát sinh tại từng thời điểm khác nhau tùy thuộc vào đối tượng được bảo hộ, trong đó phần lớn các quyền sở hữu công nghiệp phát sinh trên cơ sở được cấp văn bằng bảo hộ (sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý).

Thời hạn bảo hộ

Thời hạn bảo hộ dài: Quyền tài sản đối với tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm khuyết danh được bảo hộ 75 năm, kể từ khi tác phẩm được công bố lần đầu tiên. Quyền tài sản đối với các tác phẩm khác được bảo hộ suốt cuộc đời tác giả và 50 năm tiếp theo năm tác giả chết. Một số quyền nhân thân được bảo hộ vô thời hạn.

Phần lớn các đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp có thời hạn bảo hộ ngắn hơn so với thời hạn bảo hộ quyền tác giả (20 năm đối với sáng chế, 10 năm đối với giải pháp hữu ích, tối đa 15 năm đối với kiểu dáng công nghiệp, …)

II. ĐỐI TƯỢNG QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP BAO GỒM

1. Các đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp bao gồm:

  • Sáng chế: Là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên.
  • Kiểu dáng công nghiệp: Là hình dáng bên ngoài của sản phẩm được thể hiện bằng hình khối, đường nét, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố này.
  • Thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn: Là cấu trúc không gian của các phần tử mạch và mối liên kết các phần tử đó trong mạch tích hợp bán dẫn. Mạch tích hợp bán dẫn là sản phẩm dưới dạng thành phẩm hoặc bán thành phẩm, trong đó các phần tử với ít nhất một phần tử tích cực và một số hoặc tất cả các mối liên kết được gắn liền bên trong hoặc bên trên tấm vật liệu bán dẫn nhằm thực hiện chức năng điện tử. Mạch tích hợp đồng nghĩa với IC, chip và mạch vi điện tử.
  • Bí mật kinh doanh: Là thông tin thu được từ hoạt động đầu tư tài chính, trí tuệ, chưa được bộc lộ và có khả năng sử dụng trong kinh doanh.
  • Nhãn hiệu: Là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.
  • Tên thương mại: Là tên gọi của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động kinh doanh để phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên gọi đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh. Khu vực kinh doanh là khu vực địa lý nơi chủ thể kinh doanh có bạn hàng, khách hàng hoặc có danh tiếng
  • Chỉ dẫn địa lý: Là dấu hiệu dùng để chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hay quốc gia cụ thể.
  • Quyền chống cạnh tranh không lành mạnh: Là quyền được xác lập trên cơ sở hoạt động cạnh tranh trong kinh doanh.

Đại diện sở hữu công nghiệp tiếng anh là gì năm 2024

2. Đại diện sở hữu công nghiệp là gì?

Đại diện sở hữu công nghiệp gồm tổ chức kinh doanh dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp và cá nhân hành nghề đại diện sở hữu công nghiệp trong tổ chức đó.

3. Dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp bao gồm:

  • Đại diện cho tổ chức, cá nhân trước cơ quan nhà nước có thẩm quyền về xác lập và bảo đảm thực thi quyền sở hữu công nghiệp;
  • Tư vấn về vấn đề liên quan đến thủ tục xác lập và thực thi quyền sở hữu công nghiệp;
  • Các dịch vụ khác liên quan đến thủ tục xác lập và thực thi quyền sở hữu công nghiệp.

III. PHÁP LUẬT VỀ SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP

1. Pháp luật quốc tế về sở hữu công nghiệp:

  • Công ước Stockholm về việc thành lập Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới
  • Công ước Paris về bảo hộ sở hữu công nghiệp
  • Hiệp ước hợp tác về sáng chế (PCT)
  • Hiệp ước Budapest về sự công nhận quốc tế đối với việc nộp lưu chủng vi sinh nhằm tiến hành các thủ tục về sáng chế
  • Thỏa ước Strasbourg về phân loại sáng chế quốc tế
  • Thỏa ước Madrid về đăng ký quốc tế nhãn hiệu
  • Nghị định thư liên quan đến Thỏa ước Madrid về đăng ký quốc tế nhãn hiệu hàng hóa
  • Hiệp ước luật nhãn hiệu
  • Thỏa ước Nice về phân loại quốc tế hàng hóa và dịch vụ dùng để đăng ký nhãn hiệu
  • Thỏa ước Vienna về phân loại quốc tế các yếu tố hình của nhãn hiệu
  • Hiệp ước Washington về sở hữu trí tuệ đối với mạch tích hợp
  • Hiệp định Lisbon về bảo hộ tên gọi xuất xứ và Đăng ký quốc tế tên gọi xuất xứ
  • Thỏa ước La Hay về đăng ký quốc tế kiểu dáng công nghiệp
  • Thỏa ước Locarno về phân loại quốc tế cho kiểu dáng công nghiệp
  • Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (TRIPs)
  • Hiệp định khung ASEAN về hợp tác sở hữu trí tuệ
  • Hiệp định Khu vực thương mại tự do ASEAN- Australia- New Zealand (phần sở hữu trí tuệ)
  • Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (các quy định về sở hữu trí tuệ)
  • Hiệp định thương mại song phương Việt Nam - Hoa Kỳ (các quy định về sở hữu trí tuệ)
  • Hiệp định hợp tác khoa học và công nghệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ (các quy định về sở hữu trí tuệ)
  • Hiệp định Việt Nam - Thụy Sỹ về bảo hộ sở hữu trí tuệ và hợp tác trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ
  • Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản (các quy định về sở hữu trí tuệ)
  • Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Chile (các quy định về sở hữu trí tuệ)
  • Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Hàn Quốc (các quy định về sở hữu trí tuệ)
  • Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Liên minh kinh tế Á Âu (các quy định về sở hữu trí tuệ)

2. Pháp luật Việt Nam về sở hữu công nghiệp

  • Hiến pháp năm 2013;
  • Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi bổ sung vào các năm 2009 và 2019.
  • Các Nghị định và Thông tư quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Sở hữu trí tuệ.

IV. GIỚI HẠN QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP

Theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ, quyền sở hữu công nghiệp có thể bị hạn chế bởi các yếu tố sau đây:

1. Quyền của người sử dụng trước đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp

Trường hợp trước ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên (nếu có) của đơn đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp mà có người đã sử dụng hoặc chuẩn bị các điều kiện cần thiết để sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp đồng nhất với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp trong đơn đăng ký nhưng được tạo ra một cách độc lập thì sau khi văn bằng bảo hộ được cấp, người đó có quyền tiếp tục sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp trong phạm vi và khối lượng đã sử dụng hoặc đã chuẩn bị để sử dụng mà không phải xin phép hoặc trả tiền đền bù cho chủ sở hữu sáng chế, kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ. Việc thực hiện quyền của người sử dụng trước sáng chế, kiểu dáng công nghiệp không bị coi là xâm phạm quyền của chủ sở hữu sáng chế, kiểu dáng công nghiệp.

Người có quyền sử dụng trước sáng chế, kiểu dáng công nghiệp không được phép chuyển giao quyền đó cho người khác, trừ trường hợp chuyển giao quyền đó kèm theo việc chuyển giao cơ sở sản xuất, kinh doanh nơi sử dụng hoặc chuẩn bị sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp. Người có quyền sử dụng trước không được mở rộng phạm vi, khối lượng sử dụng nếu không được chủ sở hữu sáng chế, kiểu dáng công nghiệp cho phép.

2. Nghĩa vụ trả thù lao cho tác giả sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí

Chủ sở hữu sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí có nghĩa vụ trả thù lao cho tác giả, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

Mức thù lao tối thiểu mà chủ sở hữu phải trả cho tác giả được quy định như sau:

  • 10% số tiền làm lợi mà chủ sở hữu thu được do sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí;
  • 15% tổng số tiền mà chủ sở hữu nhận được trong mỗi lần nhận tiền thanh toán do chuyển giao quyền sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí.

Nghĩa vụ trả thù lao cho tác giả sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí tồn tại trong suốt thời hạn bảo hộ của sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí.

Đại diện sở hữu công nghiệp tiếng anh là gì năm 2024

3. Nghĩa vụ sử dụng sáng chế, nhãn hiệu

Chủ sở hữu sáng chế có nghĩa vụ sản xuất sản phẩm được bảo hộ hoặc áp dụng quy trình được bảo hộ để đáp ứng nhu cầu quốc phòng, an ninh, phòng bệnh, chữa bệnh, dinh dưỡng cho Nhân dân hoặc các nhu cầu cấp thiết khác của xã hội. Khi phát sinh các nhu cầu trên mà chủ sở hữu sáng chế không thực hiện nghĩa vụ đó thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền có thể chuyển giao quyền sử dụng sáng chế cho người khác mà không cần được phép của chủ sở hữu sáng chế.

Chủ sở hữu nhãn hiệu có nghĩa vụ sử dụng liên tục nhãn hiệu. Việc sử dụng nhãn hiệu bởi bên nhận chuyển quyền theo hợp đồng sử dụng nhãn hiệu cũng được coi là hành vi sử dụng nhãn hiệu của chủ sở hữu nhãn hiệu. Trong trường hợp nhãn hiệu không được sử dụng liên tục từ 05 năm trở lên thì Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu đó bị chấm dứt hiệu lực.

4. Nghĩa vụ cho phép sử dụng sáng chế cơ bản nhằm sử dụng sáng chế phụ thuộc

Sáng chế phụ thuộc là sáng chế được tạo ra trên cơ sở một sáng chế khác (sau đây gọi là sáng chế cơ bản) và chỉ có thể sử dụng được với điều kiện phải sử dụng sáng chế cơ bản.

Trong trường hợp chứng minh được sáng chế phụ thuộc tạo ra một bước tiến quan trọng về kỹ thuật so với sáng chế cơ bản và có ý nghĩa kinh tế lớn, chủ sở hữu sáng chế phụ thuộc có quyền yêu cầu chủ sở hữu sáng chế cơ bản chuyển giao quyền sử dụng sáng chế cơ bản với giá cả và điều kiện thương mại hợp lý.

Trong trường hợp chủ sở hữu sáng chế cơ bản không đáp ứng yêu cầu của chủ sở hữu sáng chế phụ thuộc mà không có lý do chính đáng thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền có thể chuyển giao quyền sử dụng sáng chế đó cho chủ sở hữu sáng chế phụ thuộc mà không cần được phép của chủ sở hữu sáng chế cơ bản.

5. Chuyển giao quyền sử dụng sáng chế theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Trong các trường hợp sau đây, quyền sử dụng sáng chế được chuyển giao cho tổ chức, cá nhân khác sử dụng theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà không cần được sự đồng ý của người nắm độc quyền sử dụng sáng chế:

  • Việc sử dụng sáng chế nhằm mục đích công cộng, phi thương mại, phục vụ quốc phòng, an ninh, phòng bệnh, chữa bệnh, dinh dưỡng cho Nhân dân hoặc đáp ứng các nhu cầu cấp thiết của xã hội;
  • Người nắm độc quyền sử dụng sáng chế không thực hiện nghĩa vụ sử dụng sáng chế theo quy định của pháp luật sau khi kết thúc 04 năm kể từ ngày nộp đơn đăng ký sáng chế và kết thúc 03 năm kể từ ngày cấp Bằng độc quyền sáng chế;
  • Người có nhu cầu sử dụng sáng chế không đạt được thỏa thuận với người nắm độc quyền sử dụng sáng chế về việc ký kết hợp đồng sử dụng sáng chế mặc dù trong một thời gian hợp lý đã cố gắng thương lượng với mức giá và các điều kiện thương mại thỏa đáng;
  • Người nắm độc quyền sử dụng sáng chế bị coi là thực hiện hành vi hạn chế cạnh tranh bị cấm theo quy định của pháp luật về cạnh tranh.

Người nắm độc quyền sử dụng sáng chế có quyền yêu cầu chấm dứt quyền sử dụng khi căn cứ chuyển giao không còn tồn tại và không có khả năng tái xuất hiện với điều kiện việc chấm dứt quyền sử dụng đó không gây thiệt hại cho người được chuyển giao quyền sử dụng sáng chế.

V. ĐĂNG KÝ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP

1. Quyền sở hữu công nghiệp phát sinh khi nào?

Quyền sở hữu công nghiệp được xác lập như sau:

  1. Quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký quy định tại Luật Sở hữu trí tuệ hoặc công nhận đăng ký quốc tế theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
    Đại diện sở hữu công nghiệp tiếng anh là gì năm 2024

Quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu nổi tiếng được xác lập trên cơ sở sử dụng, không phụ thuộc vào thủ tục đăng ký.

Quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký quy định tại Luật Sở hữu trí tuệ hoặc theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;

  1. Quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại được xác lập trên cơ sở sử dụng hợp pháp tên thương mại đó;
  1. Quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh được xác lập trên cơ sở có được một cách hợp pháp bí mật kinh doanh và thực hiện việc bảo mật bí mật kinh doanh đó;
  1. Quyền chống cạnh tranh không lành mạnh được xác lập trên cơ sở hoạt động cạnh tranh trong kinh doanh.

2. Cơ quan quản lý quyền sở hữu công nghiệp

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 11 Luật Sở hữu trí tuệ thì Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ, trong đó Bộ Khoa học và Công nghệ chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp.

3. Hồ sơ cần chuẩn bị

Đơn đăng ký sở hữu công nghiệp bao gồm các tài liệu sau đây:

  • Tờ khai đăng ký theo mẫu quy định;
  • Tài liệu, mẫu vật, thông tin thể hiện đối tượng sở hữu công nghiệp đăng ký bảo hộ theo quy định tương ứng với từng đối tượng sở hữu công nghiệp;
  • Giấy ủy quyền, nếu đơn nộp thông qua đại diện;
  • Tài liệu chứng minh quyền đăng ký, nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đó của người khác;
  • Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên, nếu có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên;
  • Chứng từ nộp phí, lệ phí.

4. Phí sở hữu công nghiệp

Mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí sở hữu công nghiệp hiện nay được thực hiện theo Thông tư số 263/2016/TT-BTC ngày 14/11/2016 của Bộ Tài chính và Thông tư số 31/2020/TT-BTC ngày 04/05/2020 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 263/2016/TT-BTC

VI. THỜI HẠN BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP

Thời hạn bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp được quy định tại Điều 93 Luật Sở hữu trí tuệ, cụ thể như sau:

1. Bằng độc quyền sáng chế có hiệu lực từ ngày cấp và kéo dài đến hết 20 năm kể từ ngày nộp đơn.

2. Bằng độc quyền giải pháp hữu ích có hiệu lực từ ngày cấp và kéo dài đến hết 10 năm kể từ ngày nộp đơn.

3. Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp có hiệu lực từ ngày cấp và kéo dài đến hết 05 năm kể từ ngày nộp đơn, có thể gia hạn 02 lần liên tiếp, mỗi lần 05 năm.

4. Giấy chứng nhận đăng ký thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn có hiệu lực từ ngày cấp và chấm dứt vào ngày sớm nhất trong số những ngày sau đây:

  • Kết thúc 10 năm kể từ ngày nộp đơn;
  • Kết thúc 10 năm kể từ ngày thiết kế bố trí được người có quyền đăng ký hoặc người được người đó cho phép khai thác thương mại lần đầu tiên tại bất kỳ nơi nào trên thế giới;
  • Kết thúc 15 năm kể từ ngày tạo ra thiết kế bố trí.

5. Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có hiệu lực từ ngày cấp đến hết 10 năm kể từ ngày nộp đơn, có thể gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần 10 năm.

6. Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý có hiệu lực vô thời hạn kể từ ngày cấp.

Đại diện sở hữu công nghiệp tiếng anh là gì năm 2024

VII. XÂM PHẠM QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP BỊ XỬ LÝ NHƯ THẾ NÀO

1. Căn cứ xác định hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp:

Hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp là các hành vi được quy định cụ thể tại các Điều 126, Điều 127, Điều 129 và Điều 130 của Luật Sở hữu trí tuệ. Các hành vi này được xem là hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp khi có đủ các căn cứ sau đây:

  • Đối tượng bị xem xét thuộc phạm vi các đối tượng đang được bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp.
  • Có yếu tố xâm phạm trong đối tượng bị xem xét.
  • Người thực hiện hành vi bị xem xét không phải là chủ thể quyền sở hữu công nghiệp và không phải là người được pháp luật hoặc cơ quan có thẩm quyền cho phép theo quy định của pháp luật.
  • Hành vi bị xem xét xảy ra tại Việt Nam. Hành vi bị xem xét cũng bị coi là xảy ra tại Việt Nam nếu hành vi đó xảy ra trên mạng internet nhưng nhằm vào người tiêu dùng hoặc người dùng tin tại Việt Nam.

2. Cơ quan xử lý xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp:

Theo quy định tại Điều 200 của Luật Sở hữu trí tuệ thì các cơ quan có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp bao gồm:

  • Các cơ quan Thanh tra, Công an, Quản lý thị trường, Hải quan, Ủy ban nhân dân các cấp có thẩm quyền áp dụng các biện pháp xử lý vi phạm hành chính.
  • Tòa án áp dụng các biện pháp dân sự, hình sự để xử lý hành vi xâm phạm.
  • Cơ quan hải quan áp dụng biện pháp kiểm soát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu liên quan đến sở hữu công nghiệp thuộc thẩm quyền.

3. Biện pháp, cách thức xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp

Có 04 biện pháp, cách thức xử lý đối với hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp tại Việt Nam, bao gồm:

  • Chủ thể bị xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp tự thực hiện các biện pháp để bảo vệ quyền của mình gồm: Áp dụng biện pháp công nghệ nhằm ngăn ngừa hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp; Yêu cầu tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp phải chấm dứt hành vi xâm phạm, xin lỗi, cải chính công khai, bồi thường thiệt hại.
  • Biện pháp dân sự được áp dụng để xử lý hành vi xâm phạm theo yêu cầu của chủ thể quyền sở hữu công nghiệp hoặc của tổ chức, cá nhân bị thiệt hại do hành vi xâm phạm gây ra, kể cả khi hành vi đó đã hoặc đang bị xử lý bằng biện pháp hành chính hoặc biện pháp hình sự. Thủ tục yêu cầu áp dụng biện pháp dân sự, thẩm quyền, trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp dân sự tuân theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.
  • Biện pháp hành chính được áp dụng để xử lý hành vi xâm phạm thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 211 của Luật Sở hữu trí tuệ, theo yêu cầu của chủ thể quyền sở hữu công nghiệp, tổ chức, cá nhân bị thiệt hại do hành vi xâm phạm gây ra, tổ chức, cá nhân phát hiện hành vi xâm phạm hoặc do cơ quan có thẩm quyền chủ động phát hiện. Hình thức, mức phạt, thẩm quyền, thủ tục xử phạt hành vi xâm phạm và các biện pháp khắc phục hậu quả tuân theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ và pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp. Biện pháp hình sự được áp dụng để xử lý hành vi xâm phạm trong trường hợp hành vi đó có đủ yếu tố cấu thành tội phạm theo quy định của Bộ luật Hình sự. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp hình sự tuân theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự.

SHTT trong tiếng Anh là gì?

- Sở hữu trí tuệ tiếng Anh là intellectual property (IP).

Đại diện quyền sở hữu công nghiệp là gì?

Đại diện sở hữu công nghiệp là một ngành nghề kinh doanh có điều kiện, tổ chức, cá nhân đáp ứng các điều kiện kinh doanh, hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp được cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp ghi nhận trong Sổ đăng ký quốc gia về đại diện sở hữu công nghiệp và công bố trên Công báo sở ...

Quyền sở hữu công nghiệp tiếng Anh là gì?

Quyền sở hữu công nghiệp (tiếng Anh: Industrial property rights) là quyền của doanh nghiệp đối với những sáng chế, sản phẩm, nhãn hiệu hàng hóa và bản quyền.

Tài sản trí tuệ tiếng Anh là gì?

Sở hữu trí tuệ tiếng Anh là Intellectual property (IP). Sở hữu trí tuệ đề cập đến những sáng tạo của trí óc, chẳng hạn như phát minh; tác phẩm văn học nghệ thuật; kiểu dáng; và các biểu tượng, tên và hình ảnh được sử dụng trong thương mại.