Khương tử nha tên thật là gì năm 2024

Thời nhà Thương, Lã Thượng là con cháu chi thứ nên được xem là dân thường. Hoàn cảnh gia đình nghèo khó nên Khương Thượng tuổi già vẫn thường đi câu cá ở sông Vị. Một hôm, thủ lĩnh bộ tộc Chu là Tây Bá Cơ Xương đang đi săn, gặp Khương Thượng đang câu cá ở phía bắc sông Vị. Cơ Xương nói chuyện Khương Thượng thấy rất ngưỡng mộ tài năng của ông. Khi đó, Cơ Xương liền nhớ tới lời tổ tiên đã dặn sẽ có một vị thánh đến phò giúp nước Chu, giúp Chu hưng thịnh. Do đó, Cơ Xương đã khẳng định Khương Thượng chính là người Thái Công mong chờ bấy lâu nay, nên tôn ông lên làm Thái Công Vọng. Cơ Xương đón Khương Thượng lên xe đưa về bái làm thầy. Câu chuyện này được ghi chép sớm nhất trong bộ "Lục Thao", một bộ binh thư do Khương Thượng viết. Tuy nhiên, các học giả sau này cho rằng câu chuyện này đơn giản chỉ là huyền thoại được người đời thêu dệt để tăng thêm sự li kì.

Khương Thượng đã giúp Cơ Xương chấn chính lại nội trị, xây dựng lực lương nước Chu để đánh đổ nhà Thương tàn bạo. Ông còn giúp Tây Bá đánh đất Dùng, Khuyển, Di, Bí Tu, mở rộng lãnh thổ nước Chu, khiến nước Chu rộng lớn hơn.

Khoảng 9 năm sau khi Cơ Xương qua đời, Cơ Phát tập hợp chư hầu bàn kế đánh Đế Tân tức là Trụ Vương, Khương Thượng được giao sứ mệnh cầm quân. Tám trăm nước chư hầu đều hưởng ứng nhưng Cơ Phát cho rằng thời cơ chưa chín nên lệnh cho quân rút về. Năm thứ 11, (1124 TCN), nhà Thương đang suy đồi, Tây Bá Cơ và Khương Thượng xuất quân. Dù khi ra trận bói quẻ xấu nhưng ông vẫn khuyên Cơ Phát là quẻ lành, nên cơ Phát vẫn nghe theo và xuất quân. Khương Thượng dần đầu đội quân chư hầu ở bến Mạnh Tân. Tháng 2 năm thứ 12 (1123 TCN), quân Thương bị quân Chu tiêu diệt ở Mục Dã, dù quân đội của quân Thương mạnh hơn, nhưng vì Đế Tân tàn bạo nên bị quân lính oán hận, ngả theo bên Chu. Đế Tân thấy toàn quân tan rã nên chạy tháo thân đến Lộc Đài rồi tự thiêu chết.

Cơ Phát lên ngôi vua, tức Chu Vũ Vương. Khương Thượng trở thành công thần, được phong làm vua nước Tề ở Doanh Khâu. Khi đang trên đường từ phía đông về đất được phong, ông dừng chân nghỉ đêm tại một quán trọ, được người trong quán khuyên nên đi gấp kẻo sắp có sự tranh giành. Khương Thượng nghe theo và lập tức lên đường, tới tảng sáng thì về tới đất Doanh Khâu. Lúc này, Lai Hầu là vua đất Lai vốn là chư hầu cũ của nhà Thương vì chua thần phục nhà Chu nên có ý định tranh đất Doanh Khâu với Khương Thượng. Tuy nhiên, Khương Thượng sửa sang chỉnh sự, rất được lòng dân bản địa, nên có nhiều người ủng hộ và giúp ông đánh Lai Hầu. Ông chính thức trở thành quân vương của nước Tề.

Chu Vũ Vương mất, con trai Chu Thành Vương lên nối ngôi cha. Ba anh em Vũ Vương nghe theo con vua Trụ là Vũ Canh dấy binh làm phản nhà Chu. Tề Thái Công được lệnh mang quân đi chinh phạt các nơi. Sau 3 năm, nhà Chu dẹp loạn xong. Từ đó, đất nước Tề cũng mở rộng trở thành một nước lớn.

Về sau không rõ Tề Thái Công qua đời năm nào. Theo "Sử ký" của Tư Mã Thiên có viết, ông thọ hơn 100 tuổi. Ông có tác phẩm binh pháp Lục Thao, là bộ binh pháp lâu đời nhất của Trung Quốc và toàn nhân loại, còn được gọi là "Binh pháp Thái Công" gồm 6 quyển là: Văn Thao (12 thiên), Võ Thao (5 thiên), Long Thao (13 thiên), Hổ Thao (12 thiên), Báo Thao (8 thiên), Khuyển Thao (12 thiên).

Ông còn được xem là người viết cuốn "Càn khôn vạn niên ca - Những bài thơ dự đoán tương lai lịch sử Trung Quốc".

Trong Lễ ký có chép lời Khổng Tử: “Tam đại thánh thời cổ đại là Nghiêu, Thuấn, Vũ, lúc cầm quyền một mực đều tôn trọng thê tử, thuận theo đạo vợ chồng. Bởi vì mối quan hệ với thê tử là mối quan hệ chính yếu nhất trong các mối quan hệ thân tình, vậy thì sao có thể không tôn trọng thê tử được?”.

Khương Tử Nha không chỉ nổi tiếng trong các truyền thuyết dân gian mà xét theo lịch sử của Trung Quốc, ông còn được biết đến là một nhà mưu lược tài ba, góp công lớn cho nhà Chu tiêu diệt nhà Thương.

1.1. Khương Tử Nha là ai?

Khương Tử Nha tên thật là gì? Có sách nói tên thật của ông là Khương Thượng, tự là Tử Nha, cũng có tư liệu ghi tự là Thượng Phụ. Ông được biết với tư cách là một vị khai quốc công thần của Chu Văn Vương.

Ngoài ra, ông còn là người đầu tiên lập ra nước Tề, một nước chư hầu thuộc thời Tây Chu và tồn tại cho đến thời Chiến Quốc. Vì ông là quân chủ khai lập ra nước Tề nên ông còn có tên gọi khác là Tề Thái Công.

Khương Tử Nha lúc sinh thời có cuộc sống vô cùng gian khổ. (Ảnh: Sohu)

1.2. Gia cảnh khánh kiệt của Khương Tử Nha

Đề cập tới tổ tiên của Khương Tử Nha, có thể nói họ vô cùng hiển hách, nổi tiếng lẫy lừng. Tổ tiên của ông là Lã Bá Di, là một trong những người có công giúp Hạ Vũ trị thủy. Theo ghi chép trong sử ký, sau khi hoàn thành việc trị thủy, vua Hạ Vũ phong chức Tứ nhạc cho Lã Bá Di. Lã Bá Di sống ở đất Lã từ thời vua Thuấn đến thời nhà Hạ.

Tới thời nhà Thương, con cháu của Lã Bá Di bao gồm cả Khương Tử Nha lại không thể tiếp nối sự nghiệp của tổ tiên mà chỉ có thể thành dân thường. Với gia cảnh khốn khó, Khương Tử Nha và những con cháu khác của Lã Bá Di bị người đời xem thường.

Trước khi được Chu Văn Vương mời về phò tá, cuộc sống của Khương Thượng - Khương Tử Nha vốn không hề suôn sẻ, ông sống theo cách khánh kiệt. Vào năm ông 32 tuổi, nhà Thương chiến tranh liên miên, Khương Tử Nha quyết định lên núi tu Đạo để phòng tai họa. Sau 40 năm khổ luyện, tới tận năm ông 72 tuổi mới xuất sơn.

Thế nhưng, do không có nghề nghiệp cụ thể lại thêm tuổi cao, ông chỉ có thể nương nhờ bạn bè. Dù Khương Tử Nha đã dùng đủ cách để mưu sinh như đan sọt, xay bột, bán gia súc, mở quán ăn hay xem tử vi… nhưng đều thất bại. Vì thế ông luôn bị vợ mình là Mã Chiêu Đệ chê cười.

Khương Tử Nha khổ luyện suốt 40 năm mới có thể xuất sơn. (Ảnh: Sohu)

Sau này, ông được Trụ Vương giao cho chức vụ Đại phu. Khương Tử Nha thấy Trụ Vương hoang dâm vô độ, bắt người dân chịu khổ vô cùng nên đã khuyên vợ cùng mình đi đến Tây Kỳ (sau này là nước Chu) sinh sống. Nhưng vợ ông không những không đồng ý còn chê ông không có tài cán gì, đến chức quan nhỏ cũng không giữ được và nói không muốn cùng ông tiếp tục sống như vậy nữa.

Dù Khương Tử Nha đã hết lòng khuyên nhủ vợ chờ ngày ông đổi vận nhưng vợ ông một mực đòi đuổi ông ra khỏi nhà. Vì thế ông đành một mình rời đi, Khương Tử Nha và Mã Chiêu Đệ kể từ đó mà phân ly.

2. Sự tích Khương Tử Nha câu cá

Khương Tử Nha được nhắc đến như một khai quốc công thần tạo nên sự nghiệp hơn 800 năm của nhà Chu. Đây cũng là triều đại tồn tại lâu nhất của Trung Quốc. Trong sự kiện này, Khương Tử Nha gắn liền với điển tích Thái Công câu cá hay còn được biết đến với hình tượng Lữ Vọng câu cá.

2.1. Vì sao Khương Tử Nha câu cá?

Khi đó, Khương Tử Nha xin cáo lão không làm quan của Trụ Vương nữa rồi một mình đến Tây Kỳ. Ông đã đến bên bờ sông Vị, là một khu vực thuộc tỉnh Thiểm Tây, cũng là nơi mà Cơ Xương (tức Chu Văn Vương) cai quản, để sống một cuộc đời ẩn cư.

Hàng ngày Khương Tử Nha đi câu ở ven sông, nhưng cách câu của ông khác với người bình thường. Cần câu của ông không có lưỡi và mồi câu lại còn thả cách mặt nước tới tận hơn 3 thước (có ý kiến cho rằng mỗi thước cổ tương đương 40cm). Ông vừa buông cần câu vừa nói rằng nếu muốn sống thì hãy tự đến cắn vào cần câu.

Khương Tử Nha gắn với điển tích Thái Công câu cá nổi tiếng trong lịch sử. (Ảnh: Sohu)

Ngày ngày cứ như vậy mà trôi qua, cho tới một hôm, Chu Văn Vương tình cờ có việc đi qua bờ sông Vị. Thấy bộ dạng kỳ lạ của Khương Thượng, Chu Văn Vương lệnh cho binh lính theo hầu đến hỏi thăm. Nào ngờ, Khương Tử Nha chẳng buồn để ý cứ thản nhiên ngồi câu mà còn nói thêm rằng cá thì không cắn câu mà tôm tép đã đến quấy rối.

Hốt Tất Liệt là ai, tiểu sử và những "bí ẩn tuyệt mật" chưa kể Việt Vương Câu Tiễn và bí mật cổ kiếm hơn 2.000 tuổi vẫn sắc như mới

Chu Văn Vương nghe kể lại liền sai một viên quan lớn đến hỏi chuyện nhưng Khương Tử Nha vẫn không thèm để ý còn nói cá nhỏ đừng đến làm gì. Viên quan không hỏi được đành quay về, Chu Văn Vương ngẫm nghĩ một lúc rồi ngộ ra. Có thể kẻ lạ đời này là chính là người mình cần đích thân đến hỏi thì mới đáp lời. Sau khi biết chuyện, Văn Vương mới biết ông chính là Khương Tử Nha, một bậc kỳ tài binh pháp.

Chu Văn Vương mừng lắm, ông nói: "Năm xưa, tổ phụ từng nói với ta về việc rồi sẽ có ngày một bậc hiền tài đến giúp cho Chu tộc lên hương. Hóa ra chính là Khương Tử Nha đây, chúng ta đã mong ngài từ lâu lắm rồi".

Văn Vương lập tức mời Khương Thượng cùng mình hồi cung.

Cũng từ đó, Khương Tử Nha được gọi là Thái Công Vọng, hay còn gọi là Khương Thái Công, bởi vì ông là người mà tổ phụ của Chu Văn Vương vẫn luôn chờ mong từ lâu. Sau này Khương Tử Nha phò tá Chu Văn Vương tiêu diệt nhà Thương và lập quốc. Sau này được Văn Vương cho trấn giữ đất Tề và còn là khai lập ra nước Tề.

Ý nghĩa của việc Khương Tử Nha câu cá không lưỡi

Dân gian truyền tụng là Khương Tử Nha thả cần mà không dùng lưỡi, dùng mồi bởi thực tế ông không câu cá mà là "câu người". Nhưng trời vốn không phụ lòng người có tâm, cuối cùng tới năm ông 80 tuổi đã được Chu Văn Vương phát hiện tài năng và mời về làm quân sư.

Ít ai biết được rằng việc Khương Tử Nha câu cá không lưỡi là một phương pháp tu thân dưỡng tính độc đáo của ông. (Ảnh: Sohu)

Khương tử Nha cũng không làm phụ lòng của Chu Văn Vương. Bằng tài trí của mình, ông đã lập công lớn giúp xây dựng nền móng cho nhà Chu.

Có thể thấy, Khương Thượng chỉ lấy việc câu cá là để dưỡng sinh. Thậm chí ngay cả khi ông đã giữ chức tể tướng, ông vẫn luôn ra bờ sông câu cá.

Đối với Khương Tử Nha, câu cá không lưỡi, không mồi chỉ là một hình thức; cái ông cần là sự thanh tịnh của việc câu cá, việc có thể ngồi ngắm mây trời, nước non và cá bơi lượn tung tăng để lấy đó làm niềm vui cho mình. Cũng nhờ những thứ đó, ông mới có thể thư giãn, tâm tĩnh như nước mà rèn luyện ý chí của bản thân. Ngoài ra, đây cũng là phương pháp giúp ông rèn luyện sức khỏe, giúp thân thể thêm phần dẻo dai.

Có lẽ nhờ phương pháp tập luyện đặc biệt này mà Khương Tử Nha có thể sống thọ tới 97 tuổi, là độ tuổi "xưa nay hiếm"; và cũng nhờ phát minh độc đáo này của ông truyền lại mà hậu thế đã có thêm một bí quyết dưỡng sinh, dưỡng tâm vô cùng hiệu quả cho bản thân.

Khương Tử Nha yêu ai?

Tin vào duyên số nên Khương Tử Nha dễ dàng chấp nhận và kết hôn với Mã Chiêu Đệ. Tính tình hậu đậu nên Mã Chiêu Đệ gây ra đủ mọi chuyện khiến Khương Tử Nha phải giải quyết. Dù vậy, Khương Tử Nha vẫn nhẹ nhàng với nương tử của mình, từ chỗ không có tình cảm, dần dần Khương Tử Nha hết lòng yêu thương Mã Chiêu Đệ.

Khương Tử Nha giúp ai?

Giúp Tây Bá hầu Cơ Xương Sang thời nhà Thương, vì Lã Thượng là con cháu chi thứ nên dần dần trở thành dân thường.

Sư phụ của Khương Tử Nha là ai?

Phong thần diễn nghĩa là bộ tiểu thuyết chương hồi mang đậm tính huyền sử của Trung Quốc. Bộ truyện lấy bối cảnh chiến tranh Thương – Chu. Trong Phong thần diễn nghĩa, Thân Công Báo và Khương Tử Nha là huynh đệ đồng môn, cùng bái sư học đạo của Nguyên Thủy Thiên Tôn.

Khương Tử Nha sau khi Phong Thần đã đi đâu?

Khương Tử Nha trợ giúp Chu Văn Vương diệt nhà Thương, dựng lập nhà Chu, sau khi diệt nhà Thương và phong Thần xong, Khương Tử Nha vốn định quay trở về núi Côn Luân để tu Đạo thành tiên.