Nhựa số 7 as là gì năm 2024

Người tiêu dùng Việt Nam thường có thói quen sử dụng các đồ dùng từ nhựa để trữ, đựng thức ăn nhưng ít khi quan tâm đến ký hiệu các sản phẩm nhựa để tránh dùng phải các loại nhựa độc hại.

Nhựa số 7 as là gì năm 2024
Phân biệt các ký hiệu để sử dụng đồ nhựa an toàn.

Các loại nhựa được phân loại và ký hiệu như sau: PETE “1”, HDPE “2”, PVC “3”, LDPE “4”, PP: “5”, PS “6” và PC “7” và

Nhựa PETE - ký hiệu số 1

Đây là loại nhựa được các chuyên gia công nghệ thực phẩm khuyên người tiêu dùng hãy nói "không", mặc dù nhựa số 1 thường dùng để đựng các thực phẩm dạng lỏng như: Các loại chai nước ngọt, nước khoáng, các loại nước chấm, nước trái cây…

Nhựa số 1 chỉ nên sử dụng 1 lần duy nhất, không nên tái sử dụng nhiều lần vì có chứa BPA, có khả năng tan vào thức ăn gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Đặc biệt khi gặp nhiệt độ cao như trong xe hơi, để gần bếp gas, ngoài nắng. Không nên dùng đựng thực phẩm lâu dài.

Các nhà khoa học khuyến cáo không nên tái sử dụng loại nhựa này.

Nhựa HDPE - ký hiệu số 2

Đây là loại nhựa tốt nhất trong tất cả các loại nhựa, có thể dùng để đựng thực phẩm lâu dài. Loại nhựa này có độ bền nhiệt cao và trơ về mặt hóa học, không thải ra chất độc vào thực phẩm.

Nhựa số 2 được dùng để chế tạo các vật dụng như: Chai nhựa, bình đựng sữa, đựng dầu ăn, các loại bình nhựa cứng, đồ chơi và túi nhựa.

Có thể phân biệt loại nhựa này bằng màu sắc, nhựa này thường có màu xanh lam khác biệt.

Nhựa PVC - ký hiệu số 3

Nhựa số 3 gồm các loại màng bọc bao bì, màng bọc thực phẩm, màng nhựa kiếng trong suốt, bình đựng dầu ăn, đựng nước, thực phẩm dạng lỏng… Nhựa PVC là loại nhựa rất nguy hiểm vì chứa nhiều chất độc hại như phtalates và BPA, có thể tan vào thực phẩm dưới tác dụng của nhiệt độ.

Vì vậy, tuyệt đối không bọc thực phẩm khi còn nóng. Tuyệt đối không dùng màng bọc thực phẩm rồi cho vào lò vi sóng để hâm nóng. Đây là thói quen vô cùng nguy hại cho sức khỏe.

Không tái sử dụng nhựa số 3 để đựng thực phẩm, đặc biệt là thực phẩm nóng.

Nhựa LDPE - ký hiệu số 4

Được sử dụng trong các sản phẩm dùng một lần như túi nhựa hoặc găng tay nylon, túi nylon, túi đựng và hộp bánh.

Nhựa số 4 dù trơ về mặt hóa học nhưng chịu nhiệt kém, vì vậy không nên dùng trong lò vi sóng, tránh nhiệt độ cao.

Nhựa PP - ký hiệu số 5

PP là loại nhựa được các chuyên gia khuyên sử dụng, vì độ bền nhiệt cao và trơ về mặt hóa học, an toàn cho sức khỏe. Nhựa PP thường hơi trong suốt. Loại nhựa này có thể tái sử dụng. Có thể chứa nước trong thời gian dài mà không độc hại.

Nhựa số 5 có tính bền nhiệt cao nhất, chịu được từ 130 - 170 độ nên được dùng làm hộp đựng thực phẩm, có thể dùng trong lò vi sóng.

Tuy nhiên, chỉ nên sử dụng trong lò vi sóng từ 2 - 3 phút, không nên để quá lâu.

Nhựa PS - Nhựa tái sinh số 6

Nhựa PS là loại nhựa rẻ và nhẹ. Thường dùng làm hôp xốp đựng thức ăn hoặc dĩa, ly, muỗng dùng 1 lần.

Loại nhựa này ở nhiệt độ cao và gặp chất chua có thể giải phóng chất độc hại. Vì vậy, loại nhựa này không được phép dùng để đựng thực phẩm lâu dài.

Nhựa PC - Nhựa số 7 (hoặc không ký hiệu)

Đây là loại nhựa cực kỳ độc hại vì có chứa BPA, thường dùng để sản xuất thùng nhựa đựng hóa chất hoặc hộp đựng thức ăn như hộp sữa chua, hộp mì ăn liền, hộp đựng bơ…

Số 7 là ký hiệu các loại nhựa không an toàn cho sức khỏe, độc hại. Đặc biệt khi đựng đồ nóng nó có khả năng nhiễm độc vào thức ăn, rất nguy hiểm.

Nhựa là một trong những chất liệu có đa dạng hình thái tính chất khác nhau nên đôi khi khiến người dùng băn khoăn không biết nên lựa chọn và sử dụng thế nào để đảm bảo an toàn, hiệu quả. Hãy cùng Hành Tinh Xanh đi tìm câu trả lời cho vấn đề này thông qua các chia sẻ chi tiết về 7 loại nhựa thường gặp ngay tại bài viết bên dưới nhé!

Nhựa số 7 as là gì năm 2024

Ký hiệu 7 loại nhựa thường gặp

Các Nội Dung Chính

1. 7 loại nhựa thường gặp là những loại nào?

Nhựa là một trong những chất liệu được ứng dụng phổ biến nhất hiện nay dưới nhiều dạng thức khác nhau. Trong đó, nổi bật nhất chúng ta có thể kể đến 7 loại nhựa thường gặp như:

Nhựa số 1 - nhựa PET

Nhựa số 7 as là gì năm 2024

Nhựa số 1 - Nhựa PET

Nhựa số 1 PET hay Polyethylene tereohthalate là loại nhựa thông dụng nhất mà chúng ta có thể bắt gặp.

Đặc điểm nhựa PET

  • Nhựa PET là loại nhựa nhiệt dẻo, thuộc nhóm Polyester với các đặc tính nổi bật đó là:
  • Chịu lực và chịu nhiệt tốt, có thể giữ nguyên cấu trúc hóa học ngay cả khi gia nhiệt đến 200 độ C hoặc làm lạnh ở -90 độ C trong thời gian ngắn (2 phút).
  • Có khả năng chống thấm khí oxy và carbonic tốt hơn phần đa các loại nhựa khác ngay cả trong điều kiện nhiệt độ cao đến 100 độ C.
  • Tính bền vật lý cao, chịu được lực kéo và chống va chạm tốt, độ cứng cao, chịu được mài mòn.
  • Nhựa PET trong suốt, trên bề mặt sẽ có kết cấu lỗ rỗng với mật độ dày đặc nên không dễ làm sạch theo phương pháp thông thường.

Ứng dụng của nhựa số 1 PET

  • Làm vỏ chai đựng nước khoáng, bình đựng nước ngọt, nước giải khát có gas, chai đựng dầu ăn, chai nước ép,…
  • Làm khay nhựa đựng thực phẩm, hộp nhựa,…:
  • Ép phun để tạo hình bao bì đóng gói chất lỏng.
  • Ứng dụng làm sợi thủ công để gia công dệt may, làm túi xách.
  • Làm khay điện tử, ổ trục, ray trượt, vỉ nhựa, linh kiện điện tử, thiết bị văn phòng phẩm,…

Xem chi tiết tại Nhựa số 1

Nhựa số 2 - nhựa HDPE

Nhựa số 7 as là gì năm 2024

Nhựa số 2 - Nhựa HDPE

Nhựa số 2 – nhựa HDPE có tên đầy đủ là High-density polyethylene, nó cũng có thể được gọi là PEHD – polyethylene high-density là loại nhựa gốc PE. Trong 7 loại nhựa thường gặp, HDPE là chất liệu hiện đang được sử dụng tương đối rộng rãi ở nhiều ngành nghề.

Đặc điểm nhựa số 2 HDPE

  • Là vật liệu nhựa có tính nhiệt dẻo mật độ cao, ít phân nhánh nên lực liên kết mạnh mang đến độ bền cơ học cao. Nhựa HDPE có khả năng chống va đập và chịu lực tốt, chỉ số đàn hồi cao nên có thể uốn dẻo dễ dàng.
  • Nhựa HPDE có thể chịu được nhiệt độ thấp đến -40 độ C và nhiệt độ cao đến 110 độ C trong thời gian dài và 120 độ C trong thời gian ngắn. Nhựa HDPE nóng chạy ở 142 độ C và bị phân hủy ở 300 độ C.
  • Kháng hóa chất (trơ hóa học hoàn toàn) nên chịu được hầu hết các loại acid, bazo.
  • Kín nước, kín hơi rất tốt, không bị thấm nước, rò rỉ nước.
  • Bề mặt nhựa trơn nên khá khó liên kết và kết dính.
  • Nhựa HDPE có thể bị gãy nứt, biến dạng nếu sử dụng trong điều kiện nhiệt độ thay đổi đột ngột, thất thường.

Ứng dụng của nhựa HPDE

  • Sử dụng trong ngành sản xuất bao bì đóng gói thực phẩm: thùng, khay, nắp, chai đựng, bình nhựa đựng nước,…
  • Sản xuất thùng rác nhựa, thùng chứa đồ, làm đồ chơi,…
  • Làm đường ống dẫn nước, ống cấp thoát nước, ống dẫn nước thải sinh hoạt,…
  • Làm ống cống, ống dẫn nước thải nhà máy.
  • Làm ống bảo vệ dây cáp, dây điện, cáp quang,.…
  • Sản xuất ông dẫn hơi nóng, ống cấp nước lạnh với áp lực 4 – 10kg/cm2.
  • Ứng dụng trong ngành dệt may, làm vải lót công nghiệp, làm dây thừng, lưới đánh cá, làm thùng phuy nhựa,…

Một số sản phẩm được ứng dụng như: Thùng rác nhựa; thùng rác nhựa 240l; chai lọ; thùng nhựa; ống dẫn nước;...

Nhựa số 3 - nhựa PVC

Nhựa số 7 as là gì năm 2024

Nhựa số 3 - Nhựa PVC

Nhựa PVC hay Polyvinyl Chloride là một loại nhựa tổng hợp đa năng được sản xuất từ phản ứng trùng hợp vinyl clorua và có thể thêm một số loại phụ gia theo tỷ lệ nhất định để điều chỉnh tính chất cho nhựa tùy theo mục đích sử dụng. Nhựa số 3 PVC là chất liệu đầu tiên được tạo ra trong 7 loại nhựa thường gặp.

Đặc điểm nhựa số 3 nhựa PVC

  • Nhựa PVC có khả năng cách điện tốt, tuy nhiên độ cứng kém nên trong sản xuất thường được cho thêm phụ gia gia cố độ cứng.
  • Chống mài mòn khá tốt, trơ hóa chất (kháng hóa chất cao), có khả năng chống thủy phân và chống tia cực tím.
  • Độ mềm dẻo cao nên dễ ứng dụng trong gia công, sản xuất.
  • Bền kém trong điều kiện nhiệt độ thấp.
  • Dễ bắt lửa ở nhiệt độ cao (120 độ C).

Ứng dụng của nhựa số 3 PVC

  • Sản xuất đồ chơi và các phụ kiện thể thao, làm ga trải giường,…
  • Làm bao bì đóng gói, màng PVC cứng/bán cứng/mềm, pano, băng rôn,…
  • Làm sàn nhựa Vinyl chống thấm, chống trơn.
  • Sản xuất các loại ống nhựa cứng, ống nhựa mềm.
  • Ứng dụng sản xuất dây điện, cáp điện
  • Sản xuất tấm nhựa ốp tường PVC ứng dụng trong thi công nội thất.
  • Làm màng chống thấm thủy lợi, thảm sàn,….
  • Sản xuất thiết bị y tế như túi đựng máu, ống thông, thiết bị lọc máu,….

Nhựa số 4 - nhựa LDPE

Nhựa số 7 as là gì năm 2024

Nhựa số 4 - Nhựa LDPE

Nhựa số 4 – LDPE hay còn được gọi với tên đầy đủ là Low density polyethylene là một loại nhựa nhiệt dẻo được sản xuất từ ethylene monomer. Nhựa LDPE có thể được xem là một dạng khác của PE với mật độ Poluetylen tương đối thấp.

Đặc điểm của nhựa LDPE

  • So với các loại chất liệu khác trong nhóm 7 loại nhựa thường gặp, nhựa LDPE được đánh giá khá nhẹ, mềm, linh hoạt và có khả năng chịu va đập rất tốt.
  • Nhựa LDPE có tính kháng hóa chất tuyệt vời, nó trơ với các loại dung môi, acid, bazo,…
  • Có khả năng chống ẩm mốc, tính cách điện, các nhiệt vô cùng tốt.
  • Bề mặt nhựa LDPE khá trơn, nhớt nên việc gia công, sản xuất đòi hỏi kỹ thuật cao.
  • Chất liệu nhựa LDPE có thể chịu được nhiệt khá tốt, từ -40 đến 90 độ C.

Ứng dụng của nhựa số 4 – LDPE

  • Làm túi nhựa, khay/hộp đa năng chứa đồ, chai đựng thực phẩm, gia vị, nắp hộp,…
  • Sản xuất thùng chứa đựng, chế tạo các bộ phận nhựa cho máy tính/thiết bị,…
  • Sản xuất thiết bị y tế như dụng cụ chỉnh hình, chân giả, tay giả,…
  • Tạo phôi đúc chai, lọ, ống và các thiết bị thí nghiệm,…
  • Sản xuất ống nhựa LDPE mềm dẻo

Nhựa số 5 - nhựa PP

Nhựa số 7 as là gì năm 2024

Nhựa số 5 - Nhựa PP

Nhựa PP hay còn được gọi là nhựa số 5, nhựa Polypropylen là một loại chất liệu có nguồn gốc polymer.

Đặc điểm của nhựa PP

  • Nhựa PP thường có màu trong suốt, không màu, không mùi, không vị và không có thành phần độc hại. Khi sản xuất các sản phẩm từ nhựa PP có thể pha trộn thêm các hạt tạo màu để đa dạng hóa màu sắc cho thành phẩm.
  • Bề mặt nhựa PP bóng, có khả năng chống thấm nước, thấm khí và chống oxy hóa tốt.
  • Tính bền nhiệt cao, nhựa PP có thể chịu nhiệt trong giới hạn từ 130 – 170 độ C.

Ứng dụng của nhựa PS

  • Sản xuất chai đựng nước, bình sữa trẻ em, hộp đựng thực phẩm, đồ chơi,…
  • Nhựa PS có thể làm bao bì đơn/đa lớp để chứa sản phẩm.
  • Tạo sợi để gia công thành bao bì đựng thực phẩm, ngũ cốc.

Nhựa số 6 - nhựa PS

Nhựa số 7 as là gì năm 2024

Nhựa số 6 - Nhựa PS

Nhựa PS hay nhựa số 6 Polyestyren/Plystiren là một loại chất liệu thuộc dòng nhựa dẻo, mềm có tính ứng dụng rộng rãi trong hơn một thế kỷ qua. Nhựa PS bao gồm 3 loại đó là nhựa EPS, HIPS và GPPPS.

Đặc điểm của nhựa PS

  • Nhựa PS trong suốt nhưng dễ tạo màu để sản xuất các sản phẩm gia dụng.
  • Độ cứng cao, giòn nên dễ đứt gãy khi chịu lực va đập mạnh.
  • Kháng hóa chất kém nhưng có thể chống lại các dung môi.
  • Nhựa PS có tính dẻo, có thể làm chảy mềm ở nhiệt độ cao và đóng theo khuôn rắn khi nguội.
  • Chịu nhiệt kém, có thể bi biến dạng ở nhiệt độ trên 70 độ C.

Ứng dụng của nhựa PS

  • Sản xuất thùng xốp đựng thực phẩm, xốp cách âm, xốp cách nhiệt,…
  • Sản xuất vỏ nhựa, hộp nhựa, ly nhựa, bát chén nhựa, khay nhựa,…
  • Làm đồ chơi trẻ em, vỏ máy vi tính, máy sấy tóc, vỏ đựng CD/DVD, thiết bị nhà bếp,…

Nhựa số 7 - Các loại nhựa khác

Nhựa số 7 là chỉ nhóm các loại nhựa khác ngoài 6 loại kể trên. Trong nhóm này, phổ biến nhất là nhựa PC và Tritan.

Nhựa PC (Polycarbonate)

Nhựa số 7 as là gì năm 2024

Nhựa số 7 - Nhựa PC

Là một loại nhiệt dẻo, trong suốt 90% có độ cứng và độ dai cao, độ bền và ổn định tốt. Đây cũng là chất liệu có khả năng cách điện, chịu nhiệt và không có thành phần độc hại.

Nhựa PC có thể được ứng dụng nhiều trong lĩnh vực sau:

  • Sản xuất cốc nhựa, chai đựng nước, thiết bị nha khoa, hộp đựng thuốc,…
  • Sản xuất chao đèn, kính bảo vệ, làm tròng kính quang học,…
  • Sản xuất đầu nối cách điện, ổ cắm/bọc cách điện, vỏ điện thoại,….
  • Chế tạo bánh răng, ổ trục, giá đỡ, vỏ, khung bảo vệ,… thiết bị cơ khí.

Nhựa Tritan

Nhựa số 7 as là gì năm 2024

Nhựa số 7 - Nhựa Tritan

Là loại nhựa có nguồn gốc tự nhiên và được đánh giá cao nhất về tính an toàn trong các loại nhựa. Nhựa Tritan có bề mặt nhẵn bóng, không chứa BPA, có thể chịu nhiệt tốt (đến 109 độ C), khả năng chịu lực và độ bền cao, ít khi bị vỡ.

Nhựa Tritan có thể ứng dụng để sản xuất hộp đựng thực phẩm dùng được trong lò vi sóng, hộp đựng thực phẩm hút chân không, chai/bình đựng nước sôi, ống hút nhựa,… Ngoài ra, chất liệu này cũng được sử dụng để làm cối xay của máy sinh tố.

2. Loại nhựa nào có thể tái chế?

Nhựa số 7 as là gì năm 2024

Khả năng tái chể của từng loại nhựa phụ thuộc vào đặc điểm tính chất của chúng

Tùy theo đặc điểm tính chất của từng loại nhựa mà chúng ta có thể cân nhắc tái chế chúng cho các mục đích sử dụng khác nhau. Trong 7 loại nhựa kể trên, có những loại nhựa được phép tái sử dụng nhiều lần nhưng có loại được khuyến cáo không nên tái chế. Để hiểu rõ hơn về điều đó, bạn đọc có thể tham khảo các thông tin sau:

Nhựa PET: Đây là loại nhựa an toàn có khả năng tái chế cao. Hiện tại, ở Mỹ tỷ lệ tái chế của nhựa PET đạt 29.1% còn ở các nước Châu Âu, Ấn Độ và Hàn Quốc, tỷ lệ này có thể đạt đến hơn 50%.

Nhựa HDPE: Đây là chất liệu được chấp nhận ở hầu hết các cơ sở tái chế trên toàn thế giới. Tại Mỹ, tỷ lệ tái chế nhựa HDPE đạt khoảng 30%. Với độ dày và độ bền cao, nhựa HDPE có thể tái chế nhiều lần để làm các sản phẩm như chai/lọ đựng mỹ phẩm, sữa tắm,… hoặc làm thùng rác, thùng phuy nhựa, ống dẫn nước, đồ chơi trẻ em,…

Nhựa PVC: Nhựa PVC không thuộc nhóm nhựa có thể tái chế bởi quá trình sản xuất nhựa PVC khá phức tạp với sự có mặt của nhiều thành phần. Bởi vậy rất khó để tách nhựa PVC ra để tái sản xuất.

Nhựa LDPE: Loại nhựa này không dễ đưa vào công nghệ tái chế nhưng có thể làm sạch để tái sử dụng.

Nhựa PP: Nhựa PP cũng bị xếp vào nhóm khó tái chế bởi quá trình này thực hiện phức tạp và tốn nhiều chi phí. Ở Mỹ, tỷ lệ tái chế nhựa PP chỉ khoảng 1 – 3 %.

Nhựa PS: Nhựa PS truyền thống thường không tái chế được nhưng với loại mở rộng EPS thì có thể tái chế làm bao bì cách nhiệt, khay/hộp xốp đựng thực phẩm.

Nhựa PC: Trong nhựa PC có chứa BPA nên không được tái chế

Nhựa Tritan: Đây là loại nhựa hiếm hoi được đánh giá an toàn với sức khỏe và khả năng tái chế cực tốt với tỷ lệ lên đến 100%.

Trên đây là một số chia sẻ xoay quanh các 7 loại nhựa thường gặp trong đời sống hàng ngày. Hy vọng, thông qua đó bạn đọc đã có cái nhìn toàn diện hơn để lựa chọn sản phẩm phù hợp cũng như xem xét phương án xử lý tối ưu cho từng chất liệu sau khi sử dụng.

Nếu có bất cứ thắc mắc nào khác liên quan đến vấn đề này, xin vui lòng liên hệ Hành Tinh Xanh để được tư vấn hỗ trợ nhanh chóng!

Nhựa 7 AS là gì?

Nhựa số 7 là nhựa Tritan và nhựa PC, đây là loại nhựa không có ký hiệu. Bên cạnh đó, nhựa số 7 là loại nhựa cực kỳ độc hại vì chứa BPA nên sẽ không được sử dụng nhiều trong các vật dụng tái sử dụng nhiều lần. Đặc biệt khi đựng đồ nóng nó có khả năng nhiễm độc vào thức ăn, rất nguy hiểm.

Loại nhựa số 7 là gì?

Số 7 là những loại nhựa còn lại, phổ biến nhất là nhựa PC, ngoài ra còn có Tritan và BPA. - Nhựa PC: Loại nhựa này thường được sử dụng trong các sản phẩm công nghiệp, tuy nhiên bạn vẫn có thể thấy chúng được dụng đựng nước uống đóng chai, chai chứa thực phẩm tiệt trùng.

Nhựa số 2 là nhựa gì?

Số 2 - Nhựa HDPE - Dùng để chế tạo các bình nhựa cứng như bình đựng sữa, bình đựng chất tẩy rửa, dầu ăn, đồ chơi và một số túi nhựa. - Chịu được nhiệt độ 110 độ C, có thể cho vào lò vi sóng ở công suất thấp (khoảng 800 W).

Nhựa PP số 5 là gì?

Trong số 7 loại nhựa thường gặp, nhựa số 5 - PP là dòng nhựa an toàn, không mùi, quay lò vi sóng được và có thể tái chế nhiều lần nhất. Dù vậy, bạn nên ưu tiên dùng hộp đựng thực phẩm làm từ nhựa số 5 vô cơ để đảm bảo an toàn tối đa.