Thị trường chứng khoán điều chỉnh là gì năm 2024

Bạn có đang thắc mắc giá đóng cửa điều chỉnh là gì? Giá đóng cửa điều chỉnh là giá đã được chỉnh lại để phản ánh chính xác giá trị của cổ phiếu trong ngày hôm đó. Điều này xảy ra khi có một sự kiện làm ảnh hưởng đến giá cổ phiếu.

Thị trường chứng khoán điều chỉnh là gì năm 2024
Giá đóng cửa điều chỉnh là gì?

Giá đóng cửa là gì?

Giá đóng cửa là giá của cổ phiếu trong cuối một phiên giao dịch. Sau khi kết thúc thời gian giao dịch trong ngày, giá cuối cùng được khớp lệnh chính là giá đóng cửa. Giá đóng cửa của ngày hôm trước sẽ trở thành giá tham chiếu cho ngày hôm sau.

Giá đóng cửa gồm giá mua và giá bán chứng khoán được xác định theo phương thức đấu giá. Theo đó, giá mua cao nhất và giá bán thấp nhất sẽ được khớp với nhau. Tại thị trường chứng khoán Việt Nam, giá đóng cửa được xác định trong phiên ATC. Trong phiên này, giá ATC sẽ là mức giá mà ở đó khối lượng giữa bên mua và bên bán gần nhau nhất. Giả sử ta có giá khớp lệnh, tổng khối lượng mua và bán như sau:

Tổng khối lượng mua Giá (nghìn đồng) Tổng khối lượng bán 620 40 210 450 41 200 320 42 300 200 43 80 100 44 620 80 45 450

Giá ATC lúc này sẽ là 42.000 đồng, do có tổng khối lượng mua (320) và tổng khối lượng bán (300) gần nhau nhất.

Giá đóng cửa điều chỉnh là gì?

Giá đóng cửa điều chỉnh là giá được điều chỉnh lại để xác định giá trị chính xác của cổ phiếu, trong trường hợp công ty có các hoạt động làm thay đổi số lượng cổ phiếu. Ví dụ như công ty trả cổ tức bằng cổ phiếu hay thực hiện chia tách cổ phiếu. Lúc này số lượng cổ phiếu của doanh nghiệp tăng lên mà giá trị vốn hoá không đổi nên giá cổ phiếu bị pha loãng. Do đó, giá của một cổ phiếu bị giảm xuống.

Giá đóng cửa điều chỉnh phản ánh chính xác giá thực sự của cổ phiếu. Vì vậy, giá đóng cửa điều chỉnh thường được sử dụng trong định giá để có được kết quả chính xác nhất.

Bản chất của giá đóng cửa điều chỉnh

Giá của một cổ phiếu thường bị ảnh hưởng bởi cung và cầu của nhà đầu tư trên thị trường. Tuy nhiên, một số hành động của công ty chẳng hạn như chia tách cổ phiếu, chia cổ tức và phát hành quyền mua sẽ ảnh hưởng đến giá cổ phiếu. Việc điều chỉnh giá giúp cho nhà đầu tư nắm được sự thay đổi trong số lượng cổ phiếu ở thời điểm hiện tại so với trong quá khứ.

Điều này ảnh hưởng đến vốn chủ sở hữu của công ty. Khi tăng số lượng cổ phiếu lên, công ty có thêm nguồn vốn để hoạt động kinh doanh. Các nhà đầu tư có thể kỳ vọng trong tương lai, doanh thu của công ty sẽ tốt hơn. Nhưng nếu việc bổ sung nguồn vốn không đem lại kết quả cải thiện, nhà đầu tư nên xem xét có nên tiếp tục đầu tư vào công ty này không.

Nhà đầu tư nên lưu ý rằng việc điều chỉnh giá không làm cổ phiếu rẻ đi. Số lượng cổ phiếu tăng lên sẽ phải tương ứng với giá giảm đi. Vậy nên, giá trị vốn hóa thị trường hay hệ số P/E vẫn bằng nhau trước khi điều chỉnh và sau khi điều chỉnh.

Các loại giá đóng cửa điều chỉnh

Thị trường chứng khoán điều chỉnh là gì năm 2024
Các loại giá đóng cửa điều chỉnh

Giá điều chỉnh trong tách cổ phiếu

Chia tách cổ phiếu nhằm làm cho cổ phiếu của công ty có giá cả hấp dẫn hơn. Thông thường, công ty sẽ chia tách cổ phiếu nếu thị giá của nó đã quá cao.

Ví dụ, một doanh nghiệp muốn chia tách theo tỷ lệ 1:3. Lúc này 1 cổ phiếu sẽ được chia ra làm 3. Số cổ phiếu lưu hành sẽ tăng theo bội số của ba, trong khi giá cổ phiếu sẽ được chia cho ba. Giả sử công ty có 3 triệu cổ phiếu, đóng cửa ở mức 60.000 đồng/cp vào ngày hôm trước. Sau khi cổ phiếu chia tách, giá đóng cửa điều chỉnh sẽ là 20.000 đồng/cp. Số lượng cổ phiếu lưu hành sẽ là 9 triệu cổ. Tất cả các giá đóng cửa trong quá khứ của công ty đều được chia cho 3 để có được giá đóng cửa đã điều chỉnh.

Giá điều chỉnh trong chia cổ tức

Có 2 cách cách chia cổ tức bao gồm chia cổ tức tiền mặt và cổ tức bằng cổ phiếu. Nếu chia cổ tức bằng tiền mặt, giá điều chỉnh sẽ bằng giá đóng cửa phiên trước đó trừ đi giá trị cổ tức. Ví dụ, công ty A có giá đóng cửa hôm trước là 50.000 đồng/cp và trả cổ tức 2.000 đồng/cp. Giá đóng cửa điều chỉnh sẽ là: 50.000 – 2.000 = 48.000 đồng

Nếu chia cổ tức bằng cổ phiếu, giá điều chỉnh sẽ được tính tương ứng với số lượng cổ phiếu tăng lên. Giả sử công ty B có giá đóng cửa là 50.000 đồng. Họ chia cổ tức bằng cổ phiếu với tỉ lệ 100:20 (tức là 20%). Vậy giá đóng cửa điều chỉnh sẽ là 50.000/(1+20%) = 41,700 đồng.

Giá điều chỉnh trong phát hành quyền

Giá đóng cửa được điều chỉnh của cổ phiếu cũng phản ánh các đợt chào bán quyền mua có thể xảy ra. Chào bán quyền mua là một đợt phát hành thêm cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu. Ví dụ, công ty A tuyên bố phát hành thêm theo tỷ lệ 2:1 giá 10.000đ. Tức là cổ đông có 100 cổ phiếu sẽ có quyền mua thêm 50 cổ phiếu với giá 10.000 đồng. Giả sử giá đóng cửa phiên hôm trước là 50.000đ. Vậy giá điều chỉnh sẽ được tính theo công thức [50.000 + (10.000 * 0.15)]/ (1+0.15) = 44,700đ

Xem thêm: Tại sao giá cổ phiếu sau khi phát hành thêm lại giảm mạnh?

Kết luận

Nhà đầu tư nên nắm vững khái niệm giá đóng cửa điều chỉnh là gì để từ đó, bạn có thể tính được giá cổ phiếu khi điều chỉnh, tránh bị bất ngờ, hoảng loạn khi giá đột nhiên giảm. Nên nhớ rằng giá cổ phiếu giảm xuống sẽ tương đương số lượng tăng lên. Về bản chất, vốn hóa thị trường của cổ phiếu sẽ không thay đổi.

Thị trường chứng khoán do ai điều chỉnh?

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước: Là đơn vị thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Tài chính quản lý thị trường chứng khoán. Ủy ban Chứng khoán trực tiếp quản lý, giám sát hoạt động chứng khoán và thị trường chứng khoán, đồng thời quản lý các hoạt động dịch vụ thuộc lĩnh vực theo quy định của pháp luật.

Điều chỉnh trong thị trường chứng khoán là gì?

Thị trường điều chỉnh là một giai đoạn trong chu kỳ kinh tế, khi giá cả tài sản hoặc các chỉ số chứng khoán giảm sau một thời gian tăng trưởng. Thị trường điều chỉnh có thể được xác định bằng cách sử dụng một số chỉ số chứng khoán như S&P 500 hoặc Dow Jones Industrial Average.

Cổ phiếu điều chỉnh giá khi nào?

Là trường hợp ở ngày doanh nghiệp chốt quyền nhân cổ tức cho cổ đông hiện hữu, giá tham chiếu của mã cổ phiếu đó sẽ được điều chỉnh giảm tương ứng với tỷ lệ cổ tức.

Ai là người điều chỉnh giá chứng khoán?

Sở Giao dịch Chứng khoán quy định biên độ dao động giá sau khi được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận. Bên cạnh đó, trong trường hợp cần thiết để ổn định thị trường, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước quyết định điều chỉnh biên độ dao động giá.