Cầu thê húc tiếng trung là gì năm 2024

Rủ nhau xem cảnh Kiếm hồ

Xem cầu Thê Húc, xem chùa Ngọc Sơn

Đài Nghiên, tháp Bút chưa mòn

Hỏi ai gây dựng nên non nước này…

Cầu thê húc tiếng trung là gì năm 2024

Cầu Thê Húc.

Khi nói tới hồ Gươm với liễu rủ, mặt hồ xanh biếc; nơi kết nối náo nhiệt của phố phường Hà Nội với vẻ tôn nghiêm, uy nghi của quần thể tháp Bút và Đền Ngọc Sơn, ta không thể không nhắc tới cây cầu son có một không hai, với tên gọi rất đặc biệt-Thê Húc. Đứng trên cây cầu phóng tầm mắt ra xung quanh, hay từ bên hồ ngắm nhìn toàn cảnh nước hồ lung linh in bóng cây cầu đỏ thắm, quyện với màu xanh của liễu rủ, những cây bàng, cây cơm nguội vàng đang buổi xuân thì đều cho ta cái cảm nhận-tuyệt đẹp. Thật không ngoa khi ai đó đã từng khẳng định: Thê Húc chính là biểu tượng chứa đựng nhiều ý nghĩa văn hóa của người Thủ đô nói riêng và người Việt nói chung.

Vậy cầu Thê Húc ra đời khi nào và vì sao lại có màu son có một không hai như thế? Theo các tài liệu, khi hồ Hoàn Kiếm còn được gọi là Tả Vọng và Hữu Vọng, trên hồ có đảo Ngọc, lối vào đảo khi ấy chỉ có chiếc cầu tre rất đơn sơ, mang đậm nét văn hóa của vùng đồng bằng Bắc Bộ; chủ yếu là nơi đi lại và rửa chân cho người dân địa phương; dáng cầu thẳng.

Tới năm 1865, dưới triều Tự Đức, Thần Siêu-tức Nhà giáo, quan án sát Nguyễn Văn Siêu đứng ra tu bổ ngôi chùa nhỏ trên đảo Ngọc, ông đã cho bắc cây cầu son dẫn lối vào Đền, với hình dáng như ngày hôm nay. Thê Húc hướng về phía Đông-nơi mặt trời mọc nên nó có thể hứng được toàn bộ dưỡng khí của buổi sớm mai. Vì vậy mà tên của cầu có nghĩa là “giọt ánh sáng đậu lại”, hoặc “ngưng tụ hào quang”, “đón nắng mai”. Cầu gồm 15 nhịp, có 32 chân cột gỗ tròn xếp thành 16 đôi, thành sơn màu đỏ sẫm, chữ Thê Húc được thếp vàng.

Màu đỏ của cầu tượng trưng cho sự sống và hạnh phúc-ước vọng của con người từ ngàn đời nay. Đặc biệt, không bằng, thẳng như những cây cầu khác, Thê Húc được thiết kế cong cong, uốn lượn. Mặt cầu được gép bởi những tấm gỗ nhỏ. Hai bên lan can được thiết kế bởi những thanh gỗ đan xéo nhau như dấu nhân, chia thành từng ô nhỏ, kết hợp với trụ đứng, vừa tạo dược sự mềm mại, thích mắt nhưng vẫn thể hiện được sự vững trãi cho bất cứ ai đứng trên cây cầu.

Theo các chuyên gia, cầu Thê Húc mang nhiều nét cổ xưa, phỏng theo hình chiếc nhà gỗ của người dân vùng châu thổ sông Hồng. Điều đặc biệt, những loại gỗ được làm trên cầu được đánh giá là gỗ tứ quý; trụ là những thân cây đinh, lim to chắc, có tuổi thọ cao; gỗ ở giữa cầu là những lớp lim, hai bên được pha trộn gỗ sến và táu… kể từ khi xây dựng đến nay, cầu trải qua hai lần tái thiết. Lần thứ nhất, vào năm 1897 triều Thành Thái. Lần thứ hai là năm 1952-Nhâm Thìn, trong đêm Giao thừa, do lượng người du Xuân, lễ chùa quá đông nên một nhịp cầu đã gãy. Sau đó, cầu đã được xây lại, móng, các dầm ngang, dọc được đúc lại bằng xi măng nhưng mặt cầu và thành vẫn là gỗ và vẫn mang dáng dấp của cây cầu son đỏ xưa kia.

Hãy thử tưởng tượng, mặc bộ áo dài trắng tinh khôi, bước trên cầu Thê Húc, soi mình trên mặt nước xanh biếc, ta không chỉ thấy một bức họa với các nét chấm phá, bảng màu hòa quện, làm nổi bật cho nhau mà còn thấy mình trở nên đẹp hơn bao giờ hết. Hay trong bộ áo dài khăn xếp bước trên cầu để vãn cảnh chùa uy nghiêm, ở vị trí rất đặc biệt của Thủ đô, của hồ Hoàn Kiếm, ta không chỉ thấy lòng thư thái hơn mà còn tạo nên nét văn hóa rất riêng mà chỉ Hà Nội mới có. Chỉ bấy nhiêu thôi cũng đủ làm say lòng người, để bất cứ ai khi thấy khung cảnh đó, khi một lần được chạm nét nhìn vào cầu Thê Húc sẽ không thể nào quên.

Hiền Mĩ

Du lịch Hà Nội nổi tiếng với nhiều danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử gắn liền với câu chuyện quá khứ hào hùng của dân tộc và các điểm đến hấp dẫn, trong đó có cầu Thê Húc, biểu tượng mang nét đẹp văn hóa kiến trúc ngàn đời của Thủ đô.

1. Cầu Thê Húc ở đâu? Hướng dẫn đường đi

  • Địa chỉ: Cầu Thê Húc thuộc cụm di tích lịch sử nổi tiếng Đền Ngọc Sơn, phố Hàng Trống, Q. Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội

Cầu Thê Húc với sắc đỏ đặc trưng, nằm nổi bật giữa hồ Hoàn Kiếm nối với đền Ngọc Sơn. Vì sở hữu thiết kế độc đáo nên du khách lẫn người dân rất thích đến đây để check in sống ảo. Hình ảnh cầu Thê Húc in bóng xuống hồ đầy lãng mạn từ lâu đã trở thành một trong những biểu tượng của Thủ đô.

_1676479397.jpg)

Sẽ có 3 tuyến đường cho bạn lựa chọn khi muốn đến cầu Thê Húc Hà Nội:

  • Tuyến đường 1: xuất phát từ Giảng Võ đến Nguyễn Thái Học - Hai Bà Trưng - Đinh Tiên Hoàng.
  • Tuyến đường 2: đi từ Khâm Thiên tới Trần Hưng Đạo - Hàng Bài - Đinh Tiên Hoàng.
  • Tuyến đường 3: khởi hành từ đường Đại Cồ Việt đến Phố Huế - Đinh Tiên Hoàng.

\>>> Gợi ý: Du lịch gần Hà Nội 1 ngày - TOP địa điểm ăn chơi vừa KHỎE vừa VUI

2. Cầu Thê Húc: ý nghĩa lịch sử & kiến trúc

Cầu Thê Húc ở Hồ Gươm không chỉ đơn giản là một cây mà nó còn chứa đựng nhiều ý nghĩa sâu sắc về lịch sử và kiến trúc.

2.1. Ý nghĩa lịch sử, sự tích cầu Thê Húc

Vào thời vua Tự Đức, năm 1865, Nguyễn Văn Siêu hay còn được gọi là Thánh Siêu đã cho xây dựng cây cầu với độ dài 45m, nối từ bờ hồ Hoàn Kiếm đến đền Ngọc Sơn, lấy tên là Thê Húc, có nghĩa là nơi ngưng tụ những hào quang sáng chói.

Khi đó, cầu chỉ được xây bằng gỗ, khá đơn sơ. Sau khi hoàn thành, các sĩ tử trước khi bước vào kỳ thi Hương đều tập trung đến đền Ngọc Sơn để thắp hương rất đông, nhiều người chen lấn, xô đẩy nhau khiến cầu có nguy cơ bị sập. Vì vậy, cầu đã trải qua 2 lần tu sửa, vào năm 1916 và năm 1954. Với lần trùng tu cuối cùng, móng cầu gỗ đã được thay thế hoàn toàn bằng móng cầu xi măng, cực kỳ chắc chắn và kiên cố.

2.2. Ý nghĩa kiến trúc cầu Thê Húc cong cong như con tôm

Về kiến trúc của cầu liên quan đến hướng và màu sắc cũng mang ý nghĩa rất đặc biệt mà không phải ai cũng biết:

  • Cầu được xây hướng về phía mặt trời mọc (phía Đông) nhằm đón được trọn vẹn nguồn dưỡng khí tốt lành, cầu chính là nơi ngưng tụ ánh sáng.
  • Cầu Thê Húc màu son, được xem là gam màu đại diện cho sự sống, hạnh phúc, niềm vui. Cùng với tên gọi Thê Húc, cầu được ví như “cầu của thần mặt trời”.

_1676479550.jpg)

\>>> Khám phá: [LƯU NGAY] 19+ Địa điểm vui chơi Hà Nội hấp dẫn, thú vị không thể bỏ qua

3. Tham quan cầu Thê Húc Hoàn Kiếm Hà Nội có gì hấp dẫn?

Vậy nếu đi tham quan cầu Thê Húc thì có gì thú vị không nhỉ? Dưới đây là 5 trải nghiệm hấp dẫn nhất mà bạn nên thử một lần khi tới đây.

3.1. Phóng tầm mắt bao quát cảnh quan hồ Gươm từ trên cầu

Đứng từ cầu Thê Húc, bạn có thể chiêm ngưỡng trọn vẹn khung cảnh yên bình ở khu vực hồ Gươm, ngắm nhìn những hàng cây xanh đổ bóng trên mặt hồ phẳng lặng, xanh trong mang đến cảm giác thư thái, yên bình đến lạ.

_1676479579.jpg)

\>>> Xem thêm: “Oanh tạc” 4 khu Phố đi bộ Hà Nội CỰC HOT dịp cuối tuần

3.2. Pose dáng, check in album ảnh đậm màu sắc truyền thống

Nếu bạn có ý định check in ở cầu Thê Húc thì nên chuẩn bị trước một bộ áo dài trắng cùng nón lá. Concept chụp ảnh truyền thống này rất được người dân Thủ đô lẫn du khách yêu thích. Hình ảnh tà áo dài trắng tinh khôi thướt tha trên cầu, gương mặt cô gái e thẹn, che giấu đằng sau chiếc nón lá nghiêng che cùng với những đường nét chấm phá tươi sáng của cầu tạo nên khung cảnh đẹp tuyệt mỹ khiến bất cứ ai khi nhìn thấy cũng phải xao xuyến, bồi hồi.

3.3. Ghé thăm ngôi đền Ngọc Sơn uy nghiêm, linh thiêng

Đền Ngọc Sơn là địa điểm thuộc cụm di tích quốc gia ở Hà Nội, nằm trên đảo Ngọc - Hồ Hoàn Kiếm. Đền Ngọc Sơn thờ vị Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn, Văn Xương Đế Quân (thần chủ quản công danh), Phật A Di Đà, Quan Vân Trường, Lã Động Tân,... Điều này cũng thể hiện rõ tư tưởng “Tam giáo đồng nguyên”, sự kết hợp hài hòa, nhất quán giữa các tôn giáo của người Việt.

_1676479619.png)

3.4. Chiêm ngưỡng Tháp Bút - Đài Nghiên, Tháp Rùa

Đến cầu Thê Húc, bạn cũng đừng bỏ qua cơ hội tham quan các địa danh nổi bật sau:

  • Tháp Bút - Đài Nghiên: tháp có hình dáng tương tự như chiếc bút đang dựng đứng lên trời. Tháp có tổng cộng 5 tầng, tại phần thân tháp được khắc 3 chữ khẳng định ý chí, sự quyết tâm của các bậc sĩ phu thời xưa “ Tả Thanh Thiên” (Viết lên trời xanh). Gắn liền với Tháp Bút là Đài Nghiên, được đặt ở đầu cầu. Đài được làm từ chất liệu là đá xanh, hình dáng lấy ý tưởng từ quả đào cắt đôi theo chiều dọc, trong lòng được khoét lõm. Trên thân nghiên có khắc một bài thơ do Nguyễn Văn Siêu sáng tác.
  • Tháp Rùa: có vị trí ở ngay giữa hồ Gươm, tháp gồm 4 tầng, có thiết kế độc đáo, giao hòa giữa phong cách Gothic huyền bí của châu Âu và phong cách cổ điển của Việt Nam.

_1676479894.jpg)

3.5. Ngắm nhìn cầu Thê Húc về đêm lấp lánh sắc đỏ

Khi màn đêm buông xuống, cầu Thê Húc lại càng trở nên lung linh, rực rỡ hơn. Hệ thống đèn đa sắc màu được lắp đặt dọc thành cầu. Khi được bật sáng vào buổi tối, chiếu đỏ rực cả một vùng hồ, khiến cây cầu này thêm phần nổi bật, lộng lẫy.

_1676479925.png)

\>>> Khám phá: 13+ địa điểm vui chơi Hà Nội buổi tối thú vị & lãng mạn nhất 2024

4. Các địa điểm du lịch gần cầu Thê Húc đền Ngọc Sơn

Cầu Thê Húc có vị trí ở trung tâm Hà Nội nên rất thuận lợi để bạn tham quan, khám phá các điểm đến nổi tiếng khác, chẳng hạn như:

  • Hoàng thành Thăng Long: cách cầu 2,2 km.
  • Nhà tù Hỏa Lò: cách cầu 1,7 km.
  • Bảo tàng Lịch sử Quốc gia: cách cầu 1,5 km.
  • Lăng chủ tịch Hồ Chí Minh: cách cầu 2,8 km.

Chuyến du lịch Hà Nội của bạn chắc chắn sẽ không thể nào trọn vẹn nếu thiếu đi những trải nghiệm thú vị tại khu vui chơi, giáo dục hướng nghiệp và thủy cung VinKE & Vinpearl Aquarium.

_1676479964.jpg)

Thủy cung Times City gây ấn tượng với du khách bởi không gian kỳ thú, bí ẩn, các show diễn nghệ thuật dưới nước đặc sắc, đặc biệt đây còn là nơi trú ngụ của hơn 30.000 cá thể sinh vật biển. Đến với thủy cung Times City, bạn sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng nhiều loài cá cực kỳ quý hiếm và tham gia tương tác, tiếp xúc với các bạn động vật đáng yêu.

_1676479994.jpg)

Cũng nằm trong khu đô thị Times City, cùng với Thủy cung Vinpearl Aquarium, VinKE là khu vui chơi rất được các gia đình yêu thích. Với mô hình “chơi mà học” bổ ích, thông qua việc để bé đóng vai thành nhiều nghề nghiệp khác nhau như lính cứu hỏa, cảnh sát giao thông, đầu bếp, giáo viên,... Qua đó, các bậc phụ huynh có thể phát hiện tài năng, đam mê của trẻ, tạo cơ sở và tiền đề để định hướng nghề nghiệp cho trẻ trong tương lai.

_1676480020.jpg)

\>>> Nhanh tay booking vé vui chơi VinKE & Vinpearl Aquarium để bắt đầu hành trình khám phá những điều thú vị tại đây!

Trên đây là một số thông tin về cầu Thê Húc. Nếu bạn đang lên kế hoạch ghé thăm Thủ đô nghìn năm văn hiến mà chưa biết nên đi đâu thì hãy tham khảo những gợi ý trong bài viết nhé. Chúc bạn sẽ có thật nhiều bức hình đẹp cùng nhiều kỷ niệm đáng nhớ tại Hà Nội.

Tại sao lại gọi là cầu Thê Húc?

Năm 1865 dưới triều Tự Đức, Nguyễn Văn Siêu cho xây cầu nối bờ với đền Ngọc Sơn và đặt tên nó là Thê Húc (nghĩa là "giọt ánh sáng đậu lại" hay "Ngưng tụ hào quang"). Cầu gồm 15 nhịp, có 32 chân cột gỗ tròn xếp thành 16 đôi, mặt cầu lát ván, thành sơn màu đỏ sẫm, chữ Thê Húc được thếp vàng.

cầu Thê Húc có bao nhiêu nhịp?

Cầu Thê Húc có màu đỏ với tất cả 15 nhịp và 32 chân cột gỗ tròn xếp thành 16 đôi.

cầu Thê Húc thờ ai?

Cầu được xây hướng về phía mặt trời mọc (phía Đông) nhằm đón được trọn vẹn nguồn dưỡng khí tốt lành, cầu chính là nơi ngưng tụ ánh sáng. Cầu Thê Húc màu son, được xem là gam màu đại diện cho sự sống, hạnh phúc, niềm vui. Cùng với tên gọi Thê Húc, cầu được ví như “cầu của thần mặt trời”.

đền Ngọc Sơn tiếng Trung là gì?

Đền Ngọc Sơn (Ngọc Sơn từ 玉山祠) là một ngôi đền thờ nằm trên đảo Ngọc của hồ Hoàn Kiếm ở Hà Nội, Việt Nam.