Dân số Bến Tre hiện nay là bao nhiêu?

Tham dự buổi họp mặt có ông Trần Ngọc Tam - Phó Bí thư Tỉnh ủy, ông Trần Dương Tuấn - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy - Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, ông Nguyễn Hữu Phước - Tỉnh ủy viên - Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh; đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể chính trị - xã hội tỉnh. Đặc biệt là sự có mặt của 86 đại biểu đồng bào các dân tộc đại diện cho 6.208 người của 22 dân tộc đang sinh sống trên địa bàn tỉnh.

Dân số Bến Tre hiện nay là bao nhiêu?

Đại đức Thích Trí Thuận - Trưởng Ban từ thiện xã hội Giáo hội Phật Giáo Việt Nam tỉnh Bến Tre trao kinh phí hỗ trợ xây dựng nhà tình thương cho các các hộ đồng bào dân tộc         

Tại buổi họp mặt, ông Dương Phú Hưng - Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh phát biểu chào mừng và báo cáo tình hình dân tộc, công tác dân tộc năm 2017. Nhìn chung, tình hình dân tộc trên địa bàn tỉnh thời gian qua ổn định, đồng bào các dân tộc hiện nay đều hòa nhập vào cuộc sống cộng đồng, đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ nhau, không có sự phân biệt đối xử. Đối với tỉnh Bến Tre hiện có dân số trên 1,2 triệu người ngoài dân tộc Kinh còn có 22 dân tộc anh em cùng sinh sống trên địa bàn tỉnh (giảm 02 dân tộc so năm 2017), đông nhất là dân tộc Hoa 5.183 người; dân tộc Khmer 773 người, còn lại các dân tộc có số lượng từ vài chục người và có dân tộc cũng chỉ có 2, 3 người như: Chơro, X’Tiêng, Thượng, BaNa, XơĐăng,… các dân tộc trên địa bàn tỉnh định cư lâu đời nhất có dân tộc Hoa và dân tộc Khmer, các dân tộc còn lại ở Bến Tre chủ yếu là thông qua hôn nhân theo vợ, theo chồng về Bến Tre sinh sống. Các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của người dân trong đó có đồng bào các dân tộc đều được quan tâm giải quyết tốt. Từ đó, đồng bào các dân tộc trên địa bàn tỉnh ngày càng có cuộc sống ổn định hơn về vật chất và tinh thần, luôn đoàn kết gắn bó với cộng đồng dân cư, tích cực tham gia thực hiện các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước do Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể phát động; nhiều cá nhân tiêu biểu, ưu tú trong đồng bào các dân tộc được kết nạp vào Đảng; tham gia trong các tổ chức chính trị, chính trị - xã hội các cấp; nhiều con em đồng bào các dân tộc học hành thành đạt. Công tác chăm lo hỗ trợ cho người nghèo các dân tộc cũng được quan tâm. Trong năm 2017, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên trong tỉnh đã vận động hỗ trợ xây dựng 13 căn nhà tình thương cho hộ người dân tộc khó khăn về nhà ở trị giá trên 450 triệu đồng; hỗ trợ vay vốn sinh kế thoát nghèo và vận động tặng quà cho 100% hộ nghèo dịp tết Nguyên đán Mậu Tuất 2018.

Trong không khí đầm ấm của buổi họp mặt, ông Dương Phú Hưng kêu gọi đồng bào các dân tộc chung sức, chung lòng cùng Nhân dân tỉnh nhà, phấn đấu vượt qua khó khăn, quyết tâm thực hiện thành công 09 trọng tâm trong năm “Tăng tốc” 2018 như: Kiên quyết giữ gìn trật tự, kỷ luật, kỷ cương trong tổ chức thực hiện; bảo đảm thông tin lãnh đạo, điều hành và được triển khai thông suốt đến cơ sở; xây dựng chuỗi giá trị trên một số sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh; huy động và hấp thu tốt các nguồn lực đầu tư phát triển; triển khai tốt các công trình, dự án, nhất là khâu giải phóng mặt bằng, chủ động tạo quỹ đất sạch cho đầu tư phát triển; thực hiện Chương trình “Đồng Khởi khởi nghiệp và Phát triển doanh nghiệp” đi vào thực chất; đẩy mạnh liên kết phát triển; thực hiện Đề án sinh kế, giảm nghèo bền vững; quyết tâm kiềm chế và không để phạm pháp hình sự, tệ nạn, tai nạn xã hội, khiếu nại, tố cáo tăng so với năm 2017, nhằm góp phần vào sự phát triển của tỉnh nhà trong năm 2018 và những năm tiếp sau, làm cho đời sống của Nhân dân không ngừng cải thiện về vật chất lẫn tinh thần; trong đó có đồng bào các dân tộc.

Tại buổi họp mặt, đại biểu các dân tộc đã phát biểu cảm tưởng về những cảm nhận của mình trước những phát triển chung của đất nước, địa phương hiện nay và sự hỗ trợ giúp đỡ của địa phương đã tạo điều kiện cho mỗi gia đình có nhiều cơ hội để phát triển kinh tế, con cái được học hành đàng hoàng hơn, các chính sách đối với người dân và đồng bào dân tộc đều được thụ thưởng đầy đủ,….góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của gia đình; thể hiện quyết tâm cùng với cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể trong tỉnh thực hiện tốt các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước đã đã đề ra, góp sức xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân trên địa bàn tỉnh Bến Tre ngày càng vững chắc. Đồng thời, nhiều đại biểu các dân tộc cũng đem đến buổi họp mặt những tiết mục giao lưu văn nghệ mang đậm bản sắc văn hóa của dân tộc mình thể hiện được tinh thần vui tươi, phấn khởi và thấm tình đoàn kết.

Ông Nguyễn Hữu Phước - Tỉnh ủy viên - Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phát biểu ghi nhận sự đóng góp của các tầng lớp Nhân dân tỉnh nhà, trong đó có đồng bào các dân tộc vào thành tựu chung của tỉnh và nêu một số nhiệm vụ trọng tâm cần tập trung thực hiện như:

- Tiếp tục quan tâm, đầu tư về mọi mặt để phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội; nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, củng cố vững chắc niềm tin của nhân dân và đồng bào các dân tộc đối với sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước. Đặc biệt quan tâm vấn đề nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực, sinh kế giảm nghèo và xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh, đảm bảo thế trận an ninh nhân dân, quốc phòng toàn dân.

- Tiếp tục nâng cao nhận thức của các cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể về dân tộc và công tác dân tộc. Thực hiện tốt các chế độ, chính sách của Đảng, Nhà nước đối với đồng bào các dân tộc; tuyên truyền, nêu cao tinh thần cảnh giác, kịp thời phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn các âm mưu, thủ đoạn chia rẽ khối Đại đoàn kết toàn dân tộc, tích cực tham gia xây dựng đời sống văn hóa, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, xóa bỏ các hủ tục lạc hậu, mê tín dị đoan.

- Thường xuyên cung cấp thông tin tình hình phát triển kinh tế - xã hội, chủ trương, chính sách mới cho đồng bào các dân tộc, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội, tập hợp, phản ánh, đề xuất giải quyết kịp thời những tâm tư, nguyện vọng, bức xúc chính đáng của đồng bào các dân tộc.

Thay mặt lãnh đạo Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, ông Trần Dương Tuấn - Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh ghi nhận những ý kiến phát biểu của các đại biểu; đồng thời biểu dương những đóng góp to lớn của các dân tộc trong thời gian qua. Mong rằng trong thời gian tới toàn thể đồng bào các dân tộc trên địa bàn tỉnh tiếp tục giữ vững đoàn kết, tích cực tham gia thực hiện tốt các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước do Đảng, chính quyền, Mặt trận và đoàn thể các cấp phát động; chung sức, chung lòng cùng với Đảng bộ và Nhân dân tỉnh nhà thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ kinh tế, xã hội mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh đã đề ra trong năm 2018 và những năm tiếp sau.

Dân số Bến Tre hiện nay là bao nhiêu?

Lãnh đạo tỉnh chụp ảnh lưu niệm với đại biểu các dân tộc.

Cũng tại buổi họp mặt, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh đã vận động Ban Từ thiện Xã hội Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Bến Tre hỗ trợ kinh phí 105.000.000 đồng xây dựng nhà đại đoàn kết cho 03 hộ đồng bào các dân tộc khó khăn về nhà ở; hiện tỉnh còn 35 hộ đồng bào các dân tộc là hộ nghèo, cận nghèo đời sống còn khó khăn trong đó có 28 hộ khó khăn về nhà ở, còn lại là cần hỗ trợ vốn để phát triển kinh tế gia đình. Trong thời gian tới, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh sẽ tiếp tục vận động nguồn lực để hỗ trợ, giúp sức. Ngoài ra, mỗi đại biểu các dân tộc đến dự họp mặt cũng được Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh tặng một phần quà làm kỷ niệm.

Dân số Bến Tre hiện tại là bao nhiêu?

Theo thống kê năm 2020, tỉnh Bến Tre có diện tích 2.394 km², dân số năm 2020 là 1.288.463 người, mật độ dân số đạt 538 người/km².

Bến Tre hiện tại là vùng gì?

một trong 13 tỉnh châu thổ vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Bến Tre xứ sở của những cây dừa được mệnh danh "Xứ sở dừa Việt Nam" mang đặc trưng của sông nước miệt vườn Nam Bộ được hợp thành bởi ba dãy cù lao: cù lao Minh, cù lao Bảo và cù lao An Hóa.

Bến Tre có bao nhiêu thị xã?

Tỉnh Bến Tre hiện có 9 đơn vị hành chính cấp huyện gồm Thành phố Bến Tre và 8 huyện: Châu Thành, Chợ Lách, Mỏ Cày Nam, Mỏ Cày Bắc, Giồng Trôm, Bình Đại, Ba Tri, Thạch Phú. Trong đó có với 164 đơn vị hành chính cấp xã, gồm có 7 thị trấn, 10 phường và 147 xã.

tỉnh Bến Tre có bao nhiêu đơn vị hành chính?

Tỉnh Bến Tre có 235.678 ha diện tích tự nhiên và 1.358.314 nhân khẩu, có 09 đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc, bao gồm các huyện: Bình Đại, Châu Thành, Giồng Trôm, Ba Tri, Chợ Lách, Mỏ Cày Nam, Mỏ Cày Bắc, Thạnh Phú và thị xã Bến Tre.