Đăng ký xe máy điện muộn bị phạt bao nhiêu năm 2024

- Thứ ba, 15/03/2022 15:52 (GMT+7)

Đăng ký xe máy điện muộn bị phạt bao nhiêu năm 2024

Nếu mua xe ôtô, xe máy mới, chủ xe phải đi đăng ký trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày mua.

Theo Thông tư 58/2020/TT-BCA, một trong những trách nhiệm của chủ xe đó là phải chấp hành các quy định của pháp luật về đăng ký xe.

Trong đó, Khoản 4 Điều 6 Thông tư 58 nêu rõ: Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày làm giấy tờ chuyển quyền sở hữu xe thì tổ chức, cá nhân mua, được điều chuyển, cho, tặng, được phân bổ, thừa kế xe phải đến cơ quan đăng ký xe làm thủ tục cấp đăng ký, biển số.

Như vậy, nếu mua xe mới thì chủ xe phải đi đăng ký trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày mua.

Và để được cấp giấy chứng nhận đăng ký xe và biển số xe, chủ sở hữu buộc phải đem phương tiện đến trực tiếp cơ quan đăng ký xe để làm thủ tục.

Nếu để quá thời hạn 30 ngày nói trên, chủ xe chậm đi đăng ký sẽ bị xử phạt lỗi không làm thủ tục đăng ký sang tên xe theo quy định sau khi mua.

Chậm đăng ký biển số xe có bị xử phạt không? Điều khiển xe không có biển số xe bị xử phạt bao nhiêu tiền?

Dự định của tôi là mua xe máy tại thành phố rồi gửi giấy tờ về nhờ bố, mẹ tôi làm thủ tục đăng ký tại quê. Nhưng qua tìm hiểu thì tôi được biết khi đi đăng ký xe phải có cả xe để thực hiện việc kiểm tra số khung, số máy. Nên chắc tết tôi đem xe về rồi làm thủ tục đăng ký luôn. Vậy cho hỏi tôi thực hiện việc đăng ký muộn như vậy có bị xử phạt không?

1. Chậm đăng ký biển số xe có bị xử phạt không?

Theo quy định tại Khoản 4 , có quy định về trách nhiệm của chủ xe trong việc đăng ký xe.

4. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày làm giấy tờ chuyển quyền sở hữu xe thì tổ chức, cá nhân mua, được điều chuyển, cho, tặng, được phân bổ, thừa kế xe phải đến cơ quan đăng ký xe làm thủ tục cấp đăng ký, biển số.

Và tại Điểm a Khoản 4 Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với cá nhân, từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

Không làm thủ tục đăng ký sang tên xe (để chuyển tên chủ xe trong Giấy đăng ký xe sang tên của mình) theo quy định khi mua, được cho, được tặng, được phân bổ, được điều chuyển, được thừa kế tài sản là xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô.

Như vậy, nếu bạn sử dụng xe đã mua nhưng chưa thực hiện việc đăng ký mà tham gia giao thông thì sẽ bị xử phạt đối với hành vi không làm thủ tục đăng ký theo quy định khi mua. Còn chưa có quy định về việc bạn đi làm thủ tục đăng ký xe muộn sẽ bị xử phạt.

2. Điều khiển xe không có đèn soi biển số xe bị xử phạt bao nhiêu tiền?

Theo Khoản 1 quy định về xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy định về điều kiện của phương tiện khi tham gia giao thông như sau:

1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
  1. Điều khiển xe không có còi; đèn soi biển số; đèn báo hãm; gương chiếu hậu bên trái người điều khiển hoặc có nhưng không có tác dụng;

...

  1. Điều khiển xe không có đèn tín hiệu hoặc có nhưng không có tác dụng;
  1. Sử dụng còi không đúng quy chuẩn kỹ thuật cho từng loại xe;

đ) Điều khiển xe không có bộ phận giảm thanh, giảm khói hoặc có nhưng không bảo đảm quy chuẩn môi trường về khí thải, tiếng ồn;

  1. Điều khiển xe không có đèn chiếu sáng gần, xa hoặc có nhưng không có tác dụng, không đúng tiêu chuẩn thiết kế;
  1. Điều khiển xe không có hệ thống hãm hoặc có nhưng không có tác dụng, không bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật;
  1. Điều khiển xe lắp đèn chiếu sáng về phía sau xe.

Theo đó, người điều khiển xe máy không có đèn soi biển số xe sẽ bị phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng.

3. Cá nhân không chấp hành thu hồi biển số xe sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?

Theo quy định Khoản 7 Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt chủ phương tiện vi phạm quy định liên quan đến giao thông đường bộ như sau:

7. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
  1. Tự ý cắt, hàn, đục lại số khung, số máy; đưa phương tiện đã bị cắt, hàn, đục lại số khung, số máy trái quy định tham gia giao thông;
  1. Tẩy xóa hoặc sửa chữa hồ sơ đăng ký xe;
  1. Không chấp hành việc thu hồi Giấy đăng ký xe; biển số xe; Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ theo quy định;
...

Theo quy định trên, cá nhân không chấp hành thu hồi biển số xe sẽ bị xử phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng.

Đi xe máy điện không có đăng ký thì bị phạt bao nhiêu?

Theo đó, kể từ ngày 01/07/2016, người điều khiển xe máy điện không có Giấy đăng ký xe theo quy định sẽ bị phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng. Mức phạt này căn cứ theo luật giao thông, quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều 17 Nghị định số 171/2013/NĐ-CP.

Đăng ký xe ô tô muốn bị phạt bao nhiêu?

Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ô tô. Bị tạm giữ phương tiện đến 07 ngày trước khi ra quyết định xử phạt.

Xe đạp điện bị phạt bao nhiêu tiền?

Hành vi của người tham gia giao thông không tuân thủ đúng quy định có thể bị xử phạt vi phạm hành chính. Như vậy, hành vi của người điều khiển xe đạp máy (kể cả xe đạp điện) vi phạm quy tắc giao thông đường bộ như tình huống trên theo quy định sẽ bị phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng.

Đăng ký biển số xe máy hết bao nhiêu tiền?

Đối với xe máy, nếu có giá trị từ 15.000.000 đồng trở xuống, thì lệ phí cấp mới giấy chứng nhận đăng ký kèm theo biển số là 1.000.000 đồng (khu vực I), 200.000 đồng (khu vực II) và 150.000 đồng (khu vực III); xe trị giá trên 15.000.000- 40.000.000 đồng, mức lệ phí là 2.000.000 đồng (khu vực I); 400.000 đồng (khu vực II ...