Đánh giá bệnh khô vằn lúa

Thời điểm này, bà con nông dân huyện Can Lộc đang phải đối phó với bệnh khô vằn phát triển mạnh trên đồng ruộng sau những cơn mưa kéo dài từ cuối tháng 7 đến nay.

Anh Trần Văn Hạnh (thôn Đồng Huề, xã Vượng Lộc, Can Lộc) cho biết: "Bệnh khô vằn thường xuất hiện trước tiên ở các bẹ, lá già sát dưới gốc và bắt đầu “ăn” dần lên lá phía trên, làm cho lúa bị vàng và lụi. Hiện nay, thời tiết chuyển sang tiết Lập Thu, mưa nhiều hơn, lượng nước trên đồng ruộng không thiếu là điều kiện thuận lợi để bệnh phát triển, đặc biệt ở các ruộng nhiều nước, gieo cấy quá dày, rậm rạp”.

“Năm nay, diện tích và mức độ nhiễm khô vằn cao hơn năm trước khá nhiều, nhất là trên các giống Nếp 98, Nếp 87, TBR225... Tôi đã phun thuốc phòng trừ nhưng thời tiết lúc mưa, lúc nắng nên cũng chưa yên tâm được” - chị Phan Thị Hạnh (thôn Ban Long, xã Quang Lộc, Can Lộc) chia sẻ.

Đánh giá bệnh khô vằn lúa

Bệnh khô vằn thường phát sinh trước tiên ở các bẹ và lá già sát dưới gốc.

Theo rà soát của ngành chuyên môn, Can Lộc hiện là địa phương có diện tích lúa bị nhiễm bệnh khô vằn nhiều nhất tỉnh. Đến nay, toàn huyện có 475 ha lúa nhiễm bệnh, tỷ lệ gây hại 7 - 10%, nơi cao 20 - 25%, tập trung nhiều ở các xã Vượng Lộc, Thuần Thiện, Tùng Lộc…; đặc biệt là trên những chân ruộng cấy dày, bón nhiều đạm.

Theo ông Phan Xuân Phượng - Giám đốc Trung tâm Ứng dụng KHKT và Bảo vệ cây trồng, vật nuôi huyện Can Lộc, huyện đang chỉ đạo cán bộ chuyên môn cùng các xã tập trung theo dõi, điều tra, khoanh vùng cụ thể từng đợt bệnh phát sinh, từng trà lúa nhằm thực hiện các biện pháp xử lý phù hợp; tập huấn hướng dẫn cho bà con các vùng có nguy cơ lây lan bệnh nhanh. Đồng thời, khuyến cáo người dân chủ động xem xét trên đồng ruộng để có phương án phun phòng trừ sớm.

Đánh giá bệnh khô vằn lúa

Bà con cần chú ý thăm đồng thường xuyên để theo dõi diễn tiến của bệnh khô vằn.

Tại huyện Cẩm Xuyên, bệnh khô vằn đã xuất hiện trên đồng ruộng từ khi lúa mới bắt đầu đẻ nhánh, làm đòng. Tuy nhiên, theo chia sẻ của bà con nông dân, trong 1 tuần trở lại đây, vết bệnh xuất hiện nhiều, tỷ lệ gây hại cao, một số chân ruộng cả bẹ và lá phía trên đều bị chết.

Ông Trần Văn Minh (thôn Yên Khánh, xã Cẩm Vịnh, Cẩm Xuyên) cho hay: “Lúa hè thu đang ở giai đoạn trổ bông, nhiều diện tích của gia đình đã bị nhiễm bệnh khô vằn, đe dọa trực tiếp đến năng suất cuối vụ thu hoạch”.

Một trong những nguyên nhân khiến bệnh khô vằn xuất hiện nhiều ở Cẩm Xuyên là do bà con bón thừa đạm, bón nhiều lần hoặc bón đạm muộn để thúc đòng, làm cho lúa phát triển rậm rạp khiến ẩm độ bên trong tán lúa tăng cao. Khi gặp trời mưa giông, nóng ẩm rất thích hợp cho nấm bệnh phát sinh và lây lan. Vì thế, cần lưu ý thăm đồng thường xuyên, kịp thời thực hiện các biện pháp phòng trừ. Nếu để bệnh phát triển mạnh, gây hại trên lá, đòng sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất, cây bị yếu, dễ ngã đổ khi xuất hiện mưa, gió lớn.

Thông tin từ Chi cục Trồng trọt & Bảo vệ thực vật tỉnh, đến thời điểm này, bệnh khô vằn tập trung gây hại trên những chân ruộng gieo cấy dày, bón thừa đạm, tỉ lệ 5 - 7%, nơi cao 15 - 20%, cục bộ 30 - 40%, diện tích gần 2.000 ha; trong đó hơn 20 ha nhiễm nặng, tập trung ở các huyện Can Lộc, Thạch Hà, Cẩm Xuyên, Đức Thọ....

Đánh giá bệnh khô vằn lúa

Cần thực hiện phun phòng khi bệnh khô vằn chớm xuất hiện, sử dụng một trong các loại thuốc hóa học sau: Vida5WP, Validacin 5SL, Anvil 5SC, Nevo 330EC, Tilt Super 300ND...

Theo dự báo, trong thời gian tới, thời tiết tiếp tục nắng nóng, xen kẽ có mưa rào và giông tạo hình thái thời tiết nóng ẩm, nhiệt độ ở khoảng 24 - 32 độ C, bệnh sẽ tiếp tục gia tăng cả về mức độ và phạm vi gây hại, đặc biệt gây hại nặng hơn trên những chân ruộng cấy dày, bón nhiều đạm.

Hiện nay, lúa hè thu của tỉnh đang ở giai đoạn đòng già - trổ bông, dự kiến thời gian trổ tập trung từ 10-15/8. Đây cũng là thời điểm hoạt động mạnh nhất của bệnh khô vằn.

Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh đã có văn bản khuyến cáo các địa phương cần theo dõi tình hình thời tiết, thời điểm trổ bông của từng loại giống và cơ cấu giống để quyết định các phương án phòng trừ phù hợp, đúng lúc. Cần thực hiện phun phòng khi bệnh chớm xuất hiện, sử dụng một trong các loại thuốc hóa học sau: Vida5WP, Validacin 5SL, Anvil 5SC, Nevo 330EC, Tilt Super 300ND…;những ruộng bị bệnh nặng phun tiếp lần hai cách lần một 5 - 7 ngày.

Hiện nay, lúa Đông Xuân 2020 -2021 trên lúa đại trà đang giai đoạn làm đòng. Tuy nhiên, trong những ngày vừa qua, thời tiết diễn biến phức tạp, buổi sáng sương mù, trưa chiều trời nắng nhẹ, độ ẩm cao tạo điều kiện thuận lợi cho sâu, bệnh hại phát sinh trên cây lúa, đặc biệt là bệnh khô vằn lây lan rất nhanh.

Bệnh khô vằn trên lúa do nấm khô vằn có tên khoa học là Rhizoctonia solani gây nên, ngoài hại trên cây lúa loại nấm này còn gây hại trên một số loài cây trồng khác như đậu tương, ngô, mía, đậu đỗ.... Nấm này phát sinh phát triển mạnh nhất khi cây lúa xanh tốt, gieo cấy dày, ruộng thấp trũng; thời tiết ấm áp, có nắng mưa xen kẽ. Triệu chứng vết bệnh ban đầu trên cây lúa là những đốm hình bầu dục, màu xám trắng ở bẹ lá gần gốc lúa. Khi nấm tấn công lên lá thì vết bệnh không còn hình dạng nhất định mà loang lổ như hình vằn da hổ. Nếu không trừ bệnh kịp thời nấm sẽ ăn lên bông lúa làm bông bị lép, lửng.

Theo báo cáo tuần của Trung tâm dịch vụ nông nghiệp thị xã Hương vụ Đông Xuân 2020 – 2021 tính đến ngày 16/3/2021 bệnh khô vằn đã bắt đầu phát sinh gây hại, diện tích lúa bị nhiễm bệnh khô vằn toàn thị xã ước khoảng 140ha, chủ yếu ở các xã Hương Phong, Hương An, Hương Toàn, Hương Vinh, Hương Thọ tỷ lệ bệnh phổ biến 3 - 5%, nơi cao từ 7 - 10%. Bệnh thường xuất hiện phổ biến trên những chân ruộng gieo dày, bón nhiều đạm và gây hại nặng vào giai đoạn lúa trổ chín, do đó sẽ làm giảm năng suất, sản lượng lúa. Bệnh khô vằn phát triển mạnh, tốc độ lây lan nhanh trong điều kiện nhiệt độ khoảng 24 - 32 độ C, độ ẩm bão hoà hoặc lượng mưa cao thì bệnh phát sinh phát triển mạnh, tốc độ lây lan nhanh. Bệnh thường phát sinh trước tiên ở các bẹ và lá già sát mặt nước hoặc ở dưới gốc. Tốc độ lây lan lên các lá phía trên phụ thuộc rất nhiều và thời tiết mưa nhiều, lượng nước trên đồng ruộng quá cao, đặc biệt ở các ruộng nhiều nước, cấy quá dày, cấy nhiều dảnh. Để hạn chế thấp nhất thiệt hại do bệnh khô vằn gây ra trong vụ Đông Xuân này, Trung tâm khuyến cáo các phường, xã trên địa bàn cần khẩn trương thông báo tình hình bệnh hại và hướng dẫn biện pháp phòng trừ trên các phương tiện thông tin đại chúng; kịp thời chỉ đạo nông dân thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, phát hiện sớm bệnh khô vằn hại lúa để chủ động phòng trừ có hiệu quả. Đối với các chân ruộng có bệnh phát sinh gây hại, các địa phương cần sử dụng một trong các loại thuốc có hoạt chất Validamycin như Validacin 5L, Vali 5SL, Vivadamy 5WP,... hoặc thuốc Nevo 330EC, Mixperfect 525SC,… phun kỹ vào ổ bệnh và các dãy lúa gần bờ kết hợp vệ sinh bờ ruộng sạch sẽ; những diện tích bị nặng phun kép 2 lần cách nhau 5 - 7 ngày để phòng trừ; nên phun thuốc trực tiếp vào vết bệnh và phải đảm bảo đúng các loại thuốc, nồng độ và liều lượng theo hướng dẫn in trên bao bì sản phẩm;

* Lưu ý: Sử dụng thuốc hóa học để phun trừ bệnh chỉ mang lại hiệu quả cao khi vết bệnh chưa lan lên lá (nấm mới gây hại ở bẹ lá) và thuốc được tiếp xúc với tầng lá dưới của cây. Vì vậy cần tiến hành phun ngay khi cây chớm bị bệnh. Khi phun cần rẽ lối đưa vòi phun vào gốc lúa mới đạt hiệu quả cao. Cần bổ sung thêm vào mỗi bình phun từ 0,3 - 0,5 lạng kali trắng sẽ tăng thêm hiệu lực trừ bệnh và phun thuốc lên cả bờ cỏ xung quanh ruộng (nấm khô vằn gây hại cả cỏ).