Đánh giá du lịch 6 tháng đầu năm 2023 năm 2024

Tổng thu du lịch 6 tháng năm 2023 ước đạt gần 81.000 tỉ đồng, tăng 62,7% so với cùng kỳ năm 2022 và đạt 50,5% so với kế hoạch năm 2023.

Đánh giá du lịch 6 tháng đầu năm 2023 năm 2024

Ngành du lịch TP.HCM phục vụ 16,4 triệu lượt khách nội địa trong 6 tháng đầu năm

Duy Phú

Theo bà Nguyễn Thị Ánh Hoa, Giám đốc Sở Du lịch, nửa đầu năm 2023, các sản phẩm du lịch đặc trưng, du lịch văn hóa lịch sử, du lịch đường thủy, du lịch y tế, du lịch MICE, nâng cao chất lượng dịch vụ ẩm thực đã góp phần gia tăng sức hấp dẫn điểm đến TP.

Bên cạnh đó, việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin đưa các hoạt động du lịch lên nền tảng trực tuyến đã tạo hiệu ứng, tính tương tác, độ lan tỏa cao.

"Lễ hội Áo dài TP.HCM, Ngày hội Du lịch TP.HCM thu hút sự chú ý của khách trong và ngoài nước, đồng thời kích cầu du lịch nội địa. Ngoài ra, những sản phẩm du lịch liên kết hấp dẫn đã kéo dài thời gian lưu trú, nâng cao mức chi tiêu của du khách, góp phần phục hồi ngành du lịch", bà Ánh Hoa nhìn nhận.

Đánh giá du lịch 6 tháng đầu năm 2023 năm 2024

Thị trường khách nội địa đến TP sôi động 6 tháng đầu năm

Hồng Phong

Bên cạnh các thành tích đạt được, Giám đốc Sở Du lịch TP.HCM cũng cho biết, trên địa bàn còn không ít doanh nghiệp lữ hành, khách sạn chưa thể phục hồi hoàn toàn sau đại dịch. TP vẫn thiếu hướng dẫn viên đối với các thị trường trọng điểm, số lượng doanh nghiệp vừa và nhỏ trong ngành du lịch chiếm tỷ lệ cao nên khả năng cạnh tranh, thâm nhập thị trường và mở rộng thương hiệu quốc tế còn hạn chế.

"Sản phẩm du lịch đường sông vẫn còn thiếu bến thủy, cầu tàu, môi trường kênh rạch còn ô nhiễm nên có nhiều tuyến du lịch đường thủy nội đô bị ảnh hưởng. TP vẫn chưa có cảng chuyên dụng đón khách tàu biển quốc tế cũng là những hạn chế của ngành du lịch", bà Nguyễn Thị Ánh Hoa chia sẻ.

Khách nội địa trong tháng 9 đạt 7,5 triệu lượt, trong đó có 4,6 triệu lượt khách có lưu trú. Tổng số khách nội địa 9 tháng năm 2023 đạt 93,5 triệu lượt. Tổng thu từ khách du lịch ước đạt 536,5 nghìn tỷ đồng.

Báo cáo thống kê cho thấy, doanh thu du lịch lữ hành 9 tháng năm 2023 ước đạt 26,5 nghìn tỷ đồng, tăng 47,7% so với cùng kỳ năm trước. Mức tăng trưởng này đạt được nhờ nhu cầu du lịch của người dân tăng cao sau một thời gian dài bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 và từ đầu năm đến nay các địa phương cũng đã tích cực triển khai nhiều hoạt động nhằm kích cầu du dịch.

Một số địa phương có doanh thu dịch vụ lữ hành 9 tháng năm 2023 tăng cao so với cùng kỳ năm trước là: Đà Nẵng tăng 139,9%; Quảng Ninh tăng 98,8%; Thành phố Hồ Chí Minh tăng 91,3%; Hà Nội tăng 67,4%; Hải Phòng tăng 50,9%; Cần Thơ tăng 39,6%.

Bên cạnh đó, doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống 9 tháng năm 2023 ước đạt 500,1 nghìn tỷ đồng, tăng 16% so với cùng kỳ năm trước. Một số địa phương ghi nhận doanh thu 9 tháng năm 2023 tăng cao so với cùng kỳ năm trước gồm: Thành phố Hồ Chí Minh tăng 24,6%; Đà Nẵng tăng 24,5%; Quảng Ninh tăng 22,5%; Hải Phòng tăng 13,8%; Hà Nam tăng 11,9%; Hà Nội tăng 10,5%...

Theo các chuyên gia du lịch, mức tăng trưởng này đạt được nhờ nhu cầu du lịch của người dân tăng cao sau một thời gian dài bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19. Cùng với đó, trong tháng 9 vừa qua cũng diễn ra nhiều sự kiện nổi bật giúp thu hút lượng du khách lớn. Ngoài kì nghỉ lễ mừng Quốc khánh 2/9, thì còn có nhiều hoạt động sôi nổi ở các địa phương như Hội chợ du lịch quốc tế Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ 17 năm 2023; Kỷ niệm 120 năm du lịch Sa Pa; Lễ hội Thành Tuyên 2023; Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn; Lễ hội Trà Shan Tuyết ở Yên Bái; Festival Chí Linh – Hải Dương 2023; Festival Thu Hà Nội; Lễ hội du lịch thác Bản Giốc ở Cao Bằng…

Thời gian từ nay đến cuối năm 2023, du lịch Việt Nam được đánh giá là còn nhiều dư địa để phát triển. Tuy nhiên nhiều chuyên gia du lịch cho rằng để có thể tăng tốc đòi hỏi cơ quan quản lý cần tháo gỡ những bất cập về giá cả và dịch vụ du lịch, nhất là khi thị trường du lịch nội địa đang khó cạnh tranh với các nước trong khu vực.

Theo khảo sát, các tour quốc tế hiện có mức giá khá cạnh tranh với tour nội địa. Một số tour du lịch trong nước như tour Thành phố Hồ Chí Minh – Huế - Hội An – Đà Nẵng, 5 ngày 4 đêm có giá khoảng trên 9 triệu đồng/người; Thành phố Hồ Chí Minh - Tây Bắc, 6 ngày 5 đêm, có giá trên 11 triệu đồng/người; Thành phố Hồ Chí Minh – Đông Bắc, 6 ngày 5 đêm có giá trên 10 triệu đồng/người; Hà Nội – Côn Đảo, 3 ngày 2 đêm, có giá khoảng 6,99 triệu đồng/người; Hà Nội – Phú Quốc, 4 ngày 3 đêm, có giá trên 7,29 triệu đồng/người.

Trong khi đó, cùng với mức chi phí, du khách cũng có thể lựa chọn các tour du lịch nước ngoài như tour Bangkok – Pattaya (Thái Lan) 5 ngày 4 đêm trọn gói chỉ từ 5,99 triệu đồng/người; Phượng Hoàng cổ trấn - Trương Gia Giới (Trung Quốc) 6 ngày 5 đêm giá từ 9,9 triệu đồng/người; Đài Loan (Trung Quốc), 5 ngày 4 đêm giá từ 10, 9 triệu đồng/người; Singapore – Malaysia 5 ngày 4 đêm 9,99 triệu đồng/người. Ưu điểm của các tour nước ngoài này là được làm mới liên tục, các dịch vụ vượt trội hơn và có nhiều điểm vui chơi dành cho trẻ nhỏ, gia đình.

Với giá cả vừa tầm, thủ tục đơn giản và thuận tiện cho việc di chuyển, nhiều tour nước ngoài đang là lựa chọn ưu tiên của nhiều du khách Việt. Chị Nguyễn Thị Minh Thúy (Tây Hồ, Hà Nội) cho biết: "Yếu tố giá tour, chi phí dịch vụ là một trong những yếu tố tác động đến lựa chọn của du khách. Với mức giá tương đương nhau, có chênh cũng không đáng kể, tôi và bạn bè thường chọn các điểm đến ở Đông Nam Á như Thái Lan, Indonesia, Malaysia thay vì các điểm đến trong nước đông đúc, ồn ào trong các dịp nghỉ lễ".

Theo các doanh nghiệp du lịch, thị trường nội địa khó cạnh tranh với các nước khi du lịch trong nước cứ đến hẹn lại tăng giá, nhất là ngành hàng không vì cơ cấu giá máy bay chiếm khoảng 30%-40% giá thành tour. Việc giá vé máy bay đẩy giá các tour du lịch trong nước tăng cao đang có tác động không tốt tới du lịch nội địa. Nhiều người đã thay đổi điểm đến, chọn những nơi không bắt buộc phải di chuyển bằng đường hàng không, thậm chí sẽ lựa chọn đi du lịch nước ngoài, với điểm đến là những thị trường gần và không tốn kém nhiều chi phí.

Cùng với đó, các ngành nghề, đơn vị liên quan tới ngành du lịch như lữ hành, cơ sở lưu trú chưa liên kết với nhau, dẫn tới phí du lịch nội địa không thể cạnh tranh với quốc tế. Ở nhiều nơi, các chính sách, chủ trương kết nối, kích cầu, ưu đãi giá tour du lịch chỉ mang tính mùa vụ ở giai đoạn thấp điểm, còn mùa cao điểm được điều chỉnh liên tục. Không chỉ vậy, nhiều ưu đãi không đủ sức thu hút khách, dẫn đến việc khách trong nước vẫn chọn các tour nước ngoài.

Để giải quyết vấn đề này, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Việt Nam Vũ Thế Bình cho rằng, các doanh nghiệp du lịch và hàng không cần họp bàn để tính toán mức giá vé phù hợp, qua đó hỗ trợ thị trường du lịch. Song song đó, cần có giải pháp đồng bộ ở nhiều khía cạnh, trong đó, các doanh nghiệp du lịch cần đẩy mạnh kích cầu du lịch quốc tế, tạo được nhiều sản phẩm du lịch độc đáo, có tính cạnh tranh về giá, tạo sức hấp dẫn. Đồng thời, tập trung nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực du lịch để nâng cao chất lượng dịch vụ, đáp ứng nhu cầu du khách.