Đánh giá hoạt động thư viện đại học

Thư viện - Trường Đại học Ngân hàng Tp. Hồ Chí Minh / Library - Banking University of Ho Chi Minh City Địa chỉ : 56 Hoàng Diệu II, Phường Linh Chiểu, Tp. Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh / Address : 56 Hoang Dieu II Street, Linh Chieu Ward, Thu Duc City, HCMC Điện thoại / Tel : (028) 38971651 Email: [email protected]

Thư viện phải có đủ tài nguyên thông tin phù hợp với mỗi chuyên ngành đào tạo của cơ sở giáo dục đại học, gồm giáo trình, tài liệu tham khảo và tài liệu nội sinh

Theo Thông tư, mục đích áp dụng tiêu chuẩn thư viện đại học nhằm bảo đảm điều kiện thực hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ của thư viện đại học được quy định tại khoản 2 Điều 14 Luật Thư viện, đáp ứng yêu cầu bảo đảm chất lượng giáo dục đại học.

Đồng thời xác định tiêu chuẩn, định mức sử dụng diện tích công trình sự nghiệp, máy móc, thiết bị chuyên dùng thuộc lĩnh vực giáo dục và đào tạo để lập dự án đầu tư xây mới hoặc cải tạo, nâng cấp thư viện đại học đã có.

5 tiêu chuẩn thư viện đại học

Thông tư quy định 5 tiêu chuẩn thư viện đại học gồm: Tài nguyên thông tin; cơ sở vật chất; thiết bị chuyên dùng; hoạt động thư viện; quản lý thư viện.

Cụ thể, về tiêu chuẩn "Tài nguyên thông tin": Phải có đủ tài nguyên thông tin phù hợp với mỗi chuyên ngành đào tạo của cơ sở giáo dục đại học, gồm giáo trình, tài liệu tham khảo và tài liệu nội sinh.

Số bản sách cho mỗi tên giáo trình: Có ít nhất 50 bản sách/1.000 người học. Số bản sách cho mỗi tên tài liệu tham khảo: Có ít nhất 20 bản sách/1.000 người học. Tài liệu nội sinh được số hóa 100%...

Tiêu chuẩn "Cơ sở vật chất": Thư viện đại học được bố trí ở vị trí thuận tiện, đáp ứng yêu cầu của người sử dụng, đảm bảo cho người khuyết tật tiếp cận và sử dụng.

Số chỗ ngồi trong các phòng đọc được tính tối thiểu cho 5% tổng số người học và bảo đảm định mức 2,4 m2/01 chỗ (không bao gồm không gian mở). Tổng diện tích các phòng đọc không nhỏ hơn 200 m2.

Phòng đa phương tiện được trang bị các thiết bị chuyên dùng để khai thác, sử dụng tài nguyên thông tin số có định dạng nội dung khác nhau như văn bản điện tử, audio, hình ảnh, hoạt hình, video.

Về tiêu chuẩn "Thiết bị chuyên dùng": Có đủ thiết bị chuyên dùng bảo đảm các hoạt động thư viện, gồm: Tủ, kệ, giá sách, bàn, ghế cho người sử dụng thư viện; bàn, ghế, tủ cho người làm công tác thư viện; quầy thông tin; thiết bị phục vụ tra cứu, trưng bày, giới thiệu tài nguyên thông tin mới và ấn phẩm xuất bản của cơ sở giáo dục đại học;

Hệ thống máy tính kết nối internet, máy in, máy photocopy, máy quét, máy chủ, thiết bị lưu trữ dữ liệu, các phương tiện nghe nhìn, các thiết bị an ninh, tự động hóa trong công tác hoạt động thư viện và các thiết bị công nghệ thư viện khác…

Tiêu chuẩn "Hoạt động thư viện": Hoạt động phục vụ người sử dụng thư viện, gồm hướng dẫn người sử dụng thư viện nội quy thư viện, đọc hiểu các bảng biểu chỉ dẫn, ký hiệu; tra cứu, tìm kiếm, chọn lọc tài nguyên thông tin; Thư viện số có tính tương thích, kết nối được với cơ sở dữ liệu tài nguyên thông tin số và các hệ thống liên quan; bảo đảm tính xác thực và toàn vẹn thông tin tài nguyên thông tin số; tuân thủ theo tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế.

Tiêu chuẩn "Quản lý thư viện": Có hệ thống hồ sơ quản lý thư viện theo quy định, quy trình nghiệp vụ thư viện. Cơ sở vật chất, thiết bị chuyên dùng được kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa, thay thế kịp thời; được kiểm kê, đánh giá tình trạng sử dụng định kỳ hằng năm làm cơ sở cho việc thanh lý tài sản, bố trí kinh phí sửa chữa, thay thế hoặc đầu tư bổ sung

Hướng dẫn thực hiện đánh giá hoạt động thư viện? Cá nhân thành lập thư viện và cơ quan quản lý nhà nước đánh giá hoạt động thư viện như thế nào? Trách nhiệm thực hiện đánh giá hoạt động thư viện?

Nhờ anh/chị tư vấn!

1. Hướng dẫn thực hiện đánh giá hoạt động thư viện?

Tại có hướng dẫn thực hiện đánh giá hoạt động thư viện như sau:

1. Lập kế hoạch
  1. Xác định thời gian, tiến độ, nội dung và dự toán kinh phí thực hiện; trường hợp cần thiết thành lập nhóm đánh giá;
  1. Tổ chức hướng dẫn điều tra, thu thập thông tin, số liệu, sử dụng phần mềm đánh giá (nếu có), xử lý số liệu (chuẩn hóa số liệu), báo cáo kết quả đánh giá (tính toán và báo cáo) cho các thành viên tham gia.

2. Thu thập thông tin, số liệu

  1. Thông qua báo cáo đánh giá hằng năm của thư viện;
  1. Thu thập trực tiếp tại thư viện theo biểu mẫu điều tra;
  1. Thông qua hệ thống phần mềm xử lý số liệu và các phương thức theo tiêu chuẩn quốc gia;
  1. Các phương thức khác;

3. Phân tích kết quả

  1. Tổng hợp, xử lý số liệu (chuẩn hóa số liệu); xây dựng báo cáo kết quả đánh giá (tính toán và báo cáo) bằng phần mềm đánh giá (nếu có);
  1. Hoàn thiện các báo cáo và số liệu điều tra.

4. Hoàn tất đánh giá

  1. Họp báo cáo kết quả đánh giá;
  1. Xây dựng hồ sơ và lưu giữ các báo cáo và số liệu điều tra.

2. Cá nhân thành lập thư viện và cơ quan quản lý nhà nước đánh giá hoạt động thư viện như thế nào?

Theo cá nhân thành lập thư viện và cơ quan quản lý nhà nước về thư viện đánh giá như sau:

1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân thành lập thư viện và cơ quan quản lý nhà nước về thư viện thực hiện đánh giá hoạt động thư viện theo một hoặc các phương thức sau:
  1. Thông qua báo cáo kết quả tự đánh giá hoạt động hằng năm của thư viện;
  1. Trực tiếp đánh giá hoạt động tại thư viện;
  1. Trực tuyến thông qua hệ thống phần mềm xử lý số liệu.

2. Cơ quan, tổ chức thành lập thư viện và cơ quan quản lý nhà nước về thư viện tổ chức việc đánh giá hoạt động thư viện theo hướng dẫn tại Điều 7 của Thông tư này và các quy định sau đây đối với trường hợp trực tiếp đánh giá hoạt động tại thư viện:

  1. Gửi thông báo, kế hoạch và các yêu cầu về việc tổ chức đánh giá hoạt động tới thư viện được đánh giá chậm nhất 10 ngày làm việc trước ngày dự kiến thực hiện đánh giá;
  1. Gửi dự thảo kết quả đánh giá hoạt động thư viện cho thư viện được đánh giá chậm nhất 02 ngày làm việc sau khi có kết quả phân tích, đánh giá.

Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được dự thảo báo cáo, thư viện có ý kiến phản hồi bằng văn bản đối với dự thảo đánh giá; trường hợp không nhất trí, phải nêu rõ lý do;

  1. Tổng hợp, ra kết quả đánh giá hoạt động chính thức trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được ý kiến phản hồi của thư viện;
  1. Gửi kết quả đánh giá hoạt động thư viện theo Mẫu số 02 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này về thư viện được đánh giá và cơ quan trực tiếp quản lý thư viện (nếu có).

3. Trách nhiệm thực hiện đánh giá hoạt động thư viện?

Tại quy định trách nhiệm thực hiện đánh giá hoạt động thư viện như sau:

1. Trách nhiệm của thư viện

  1. Thực hiện tự đánh giá hoạt động hằng năm theo quy định tại Thông tư này;
  1. Phối hợp với cơ quan, tổ chức thành lập thư viện, cơ quan quản lý nhà nước về thư viện tiến hành đánh giá hoạt động;
  1. Thực hiện kế hoạch nâng cao chất lượng hoạt động và các dịch vụ thư viện trên cơ sở kết quả tự đánh giá hoặc đánh giá hoạt động.

2. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân thành lập thư viện

  1. Tổ chức đánh giá hoạt động thư viện theo quy định tại Thông tư này;
  1. Hướng dẫn, chỉ đạo, giám sát thư viện thực hiện kế hoạch nâng cao chất lượng các dịch vụ và hoạt động thư viện; lập kế hoạch xây dựng, đầu tư cho thư viện trên cơ sở kết quả đánh giá hoạt động thư viện;
  1. Báo cáo kết quả với cơ quan quản lý nhà nước về thư viện; xây dựng kế hoạch phát triển thư viện và văn hóa đọc.

3. Trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước về thư viện

  1. Tổ chức đánh giá hoạt động thư viện theo quy định tại Thông tư này;
  1. Kiểm tra, giám sát quá trình và kết quả đánh giá hoạt động thư viện;
  1. Định hướng, hướng dẫn, chỉ đạo, giám sát thư viện thực hiện kế hoạch nâng cao chất lượng các dịch vụ, hoạt động thư viện và phát triển văn hóa đọc;