Đánh giá kết quả dấu hiệu sinh tồn

Một máy gây mê tích hợp hệ thống theo dõi một số thông số quan trọng, bao gồm cả huyết áp và nhịp tim.

Dấu hiệu sinh tồn hay sinh hiệu (tiếng Anh: Vital signs) là một nhóm gồm 4 đến 6 dấu hiệu quan trọng nhất cho biết trạng thái sống còn (duy trì sự sống) của cơ thể. Những phép đo này được thực hiện giúp đánh giá tình trạng sức khỏe thể chất chung của một người, cũng như xác định các manh mối bằng chứng bệnh có thể xảy ra, và cho thấy tiến trình hồi phục của bệnh nhân. Phạm vi bình thường dấu hiệu sinh tồn của một người thay đổi theo độ tuổi, cân nặng, giới tính và sức khỏe tổng thể.

Có bốn dấu hiệu sinh tồn chính: thân nhiệt, huyết áp, mạch (nhịp tim), và nhịp thở (tần số hô hấp), thường được ký hiệu là BT, BP, HR và RR. Tuy nhiên, tùy theo bối cảnh lâm sàng, các dấu hiệu sinh tồn cũng bao gồm các phép đo khác gọi là "dấu hiệu sinh tồn thứ năm" hoặc "dấu hiệu sinh tồn thứ sáu". Dấu hiệu sinh tồn được ghi chép lại bằng cách sử dụng hệ thống mã hóa tiêu chuẩn quốc tế được chấp nhận của LOINC.

Điểm cảnh báo sớm được đề nghị phối hợp với những giá trị riêng lẽ của các dấu hiệu sinh tồn thành một điểm số duy nhất. Điều này giúp nhận ra sự xấu đi các dấu hiệu sinh tồn trước khi ngừng tim hay nhập viện vào đơn vị chăm sóc đặc biệt. Được sử dụng một cách thích hợp, một đội phản ứng nhanh có thể đánh giá, điều trị và ngăn chặn kết quả bất lợi cho bệnh nhân.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  • “Vital Signs, my.clevelandclinic.org”.
  • “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 2 năm 2015. Truy cập ngày 11 tháng 10 năm 2018.
  • “Vital Signs Table - ProHealthSys”.
  • “Logical Observation Identifiers Names and Codes”.
  • “LOINC - A Lingua Franca Critical for Electronic Medical Records and Health Information Exchange”. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 11 tháng 10 năm 2018.
  • National Early Warning Score Development and Implementation Group (NEWSDIG) (2012). National Early Warning Score (NEWS): standardising the assessment of acute-illness severity in the NHS. London: Royal College of Physicians. ISBN 978-1-86016-471-2. National Institute for Health and Clinical Excellence. Clinical guideline 50: Acutely ill patients in hospital. London, 2007.

- Mạch, nhiệt độ, huyết áp, nhịp thở là các chỉ số chức năng sống trên cơ thể (hay còn gọi là Dấu hiệu sinh tồn – DHST)

- Mục đích đo: Đánh giá chức năng hệ tuần hoàn, hô hấp của cơ thể khi đến khám, điều trị tại các cơ sở y tế hoặc theo dõi sức khỏe tại nhà.

-Tại cơ sở y tế: Nhân viên y tế dựa vào các DHST để đưa ra các can thiệp điều trị và chăm sóc phù hợp với tình trạng NCT.

- Tại nhà: NCT hoặc người nhà theo dõi DHST cơ bản giúp theo dõi tình trạng sức khỏe tại nhà.

II. ĐO HUYẾT ÁP

  1. Nguyên tắc

- NCT phải nghỉ ngơi hoàn toàn trước khi đo 15 phút, không hút thuốc lá, cà phê trước đó 30phút.

- Mỗi lần đo HA cần đo 2 lần trên cùng 1 vị trí, cách nhau ít nhất 2 phút.

2. Các lưu ý

- Vị trí đo: Thường tại bắp tay. Nếu không đo được tại bắp tay thì có thể đo tại bắp chân. Có thể đo ở tư thế nằm hoặc ngồi, cánh tay đặt ngang mức tim.

- Đo theo chỉ định của Bác sỹ trong một số trường hợp đặc biệt: sau dùng thuốc, theo dõi huyết áp dao động.

- Nếu thấy bất thường cần theo dõi thêm và đi khám hoặc tham khảo ý kiến của nhân viên y tế để có hướng xử trí kịp thời

  1. Chuẩn bị

- Máy đo huyết áp điện tử (loại quấn bắp tay)

- Pin hoặc nguồn điện

  1. Quy trình kỹ thuật

STT

Nội dung

Lưu ý

Bước 1

Rửa tay. Lắp các bộ phận vào máy hoàn chỉnh

Máy đủ pin, giắc cắm chắc chắn

Bước 2

NCT được hoàn toàn nghỉ ngơi thư giãn ít nhất 15 phút

Ngồi/nằm tư thế đúng

Tay đặt trên mặt phẳng ngang mức tim.

Ngồi 2 bàn chân chạm đất, không gác chân lên nhau

Bước 3

Quấn vòng bít đúng cách vào bắp tay, ống dẫn khí đi ra ở mép dưới, mũi tên nằm giữa mép nếp gấp khuỷu.

Cách mép nếp gấp khuỷu 1-2cm

Quấn vừa với bắp tay, không quấn lên lớp áo dày, không xắn áo quá chật

Bước 4

Bấm nút START/STOP để bắt đầu đo.

Đo 2 lần và ghi lại.

Không nói chuyện hoặc cử động trong lúc đo.

Vòng bít sẽ bơm hơi tự động, sẽ thấy hơi căng tức ở bắp tay do máu bị chèn ép.

Sau khi vòng bít xả hơi hết, máy hiện kết quả.

Mỗi lần đo cách nhau ít nhất 2 phút.

Bước 5

Tháo vòng bít và bấm nút START/STOP để tắt máy.

Đặt NCT về tư thế thoải mái.

Rửa tay. Ghi kết quả vào sổ theo dõi

Thu dọn dụng cụ

  1. Đọc kết quả

- Giới hạn bình thường ở người lớn trên 18 tuổi:

- Giới hạn tối ưu: HA tối đa từ 90 đến dưới 120 mmHg và/ hoặc HA tối thiểu từ 60 đến dưới 80 mmHg

- Tiền tăng HA (có nguy cơ tiến triển thành tăng HA thực sự): HA tối đa từ 120 đến 139 mmHg và/ hoặc HA tối thiểu từ 80 đến dưới 89 mmHg

- Chỉ số bất thường:

+ Tăng huyết áp: khi HA tối đa ≥ 140 mmHg và/hoặc HA tối thiểu ≥ 90 mmHg

+ Cơn tăng HA (chăm sóc khẩn cấp): khi HA tối đa > 180 mmHg và/hoặc HA tối thiểu > 120 mmHg

+ Hạ huyết áp: khi HA tối đa dưới 90mmHg và/hoặc HA tối thiểu dưới 60mmHg. Tuy nhiên một số người thường xuyên có HA thấp dưới 95/60 mmHg nhưng không có biểu hiện bất thường.

- Ở người cao tuổi tùy theo mỗi cá nhân có đặc điểm thể chất và bệnh lý khác nhau mà bác sỹ có khuyến cáo mức huyết áp mục tiêu khác nhau. Thông thường huyết áp mục tiêu ở người 60 – 79 tuổi là <140/90 mmHg, người > 80 tuổi có thể chất và tinh thần tốt nên ở mức < 140 và 150 mmHg.

III. ĐẾM MẠCH

1. Nguyên tắc

- Nằm nghỉ ngơi 15 phút trước khi lấy mạch.

- Phải đếm trọn trong 1 phút.

- Trong khi lấy mạch NCT không thực hiện các vận động khác

- Không dùng ngón cái mà dùng 2-3 ngón tay (ngón trỏ, giữa và áp út) để đếm mạch.

2. Các lưu ý

- Theo dõi mạch trước và sau khi dùng thuốc có ảnh hưởng đến tim mạch

- Trường hợp đặc biệt lấy mạch theo yêu cầu của bác sỹ.

- Khi thấy mạch đập bất thường cần theo dõi thêm và đi khám hoặc tham khảo ý kiến của nhân viên y tế để có hướng xử trí kịp thời.

- Vị trí thường dùng để bắt mạch: Thường sử dụng nhất là động mạch quay (bắt tại vị trí nếp gấp khuỷu tay hoặc cổ tay)

- Hiện nay hầu hết máy đo huyết áp điện tử đều có chức năng đếm mạch, do đó có thể sử dụng tại nhà để theo dõi mạch. Quy trình đo tương tự như đo huyết áp điện tử, sau đó ghi lại kết quả tần số mạch.-

3. Chuẩn bị

- Đồng hồ bấm giờ (nếu không có thì có thể sử dụng đồng hồ treo tường có kim giây)

- Sổ, bút ghi chép theo dõi

  1. Quy trình

STT

NỘI DUNG

1

Rửa tay. Giải thích cho NCT biết việc mình sắp làm

2

Đặt NCT ở tư thế ngồi hoặc nằm thoải mái. Nếu ngồi đặt tay lên bàn ngang tầm ngực, nếu nằm để tay ngửa dọc theo thân người.

3

Đặt và ấn nhẹ 3 ngón tay (trỏ, giữa, áp út) lên rãnh động mạch quay của NCT

4

Đếm chu kỳ mạch đập trong vòng 1 phút

5

Rửa tay. Ghi lại đúng kết quả vào sổ theo dõi

6

Thu dọn dụng cụ

  1. Đọc kết quả

- Tần số mạch bình thường: Tần số mạch khi nghỉ ngơi ở người lớn thông thường là 60 đến 100 nhịp/phút

- Tần số mạch bất thường:

+ Chậm: < 60 chu kỳ/phút

+ Nhanh: > 100 chu kỳ/phút

IV.THEO DÕI NHIỆT ĐỘ CƠ THỂ

1. Nguyên tắc

- NCT được nằm nghỉ ngơi tại giường ít nhất 15 phút.

- Nếu nghi ngờ kết quả phải dùng nhiệt kế khác đo lại

- Khi thấy nhiệt độ bất thường phải báo người nhà hoặc nhân viên y tế.

2. Các lưu ý

- Vị trí đo: Thường ở nách

- Đối với NCT không hợp tác nên dùng nhiệt kế điện tử và phải giữ nhiệt kế suốt thời gian đo.

- Nếu NCT rét run, hạ nhiệt độ: chườm nóng sưởi ấm, đắp chăn, cho NCT uống sữa, nước hoa quả…ấm.

- Nếu NCT sốt cao: báo người nhà hoặc nhân viên y tế, chườm mát (nhiệt độ nước 36-37 độ C), nới quần áo, lau mồ hôi, cho NCT uống đủ nước hoa quả, sữa, nước mát và phải đảm bảo đủ nước. Khi NCT đã hạ sốt, thay quần áo cho NCT.

  1. Chuẩn bị

- Nhiệt kế thủy ngân hoặc điện tử

- Bút, sổ theo dõi

- Khăn sạch

  1. Quy trình kỹ thuật đo thân nhiệt ở nách bằng nhiệt kế thủy ngân

STT

NỘI DUNG

1

Rửa tay. Giải thích cho NCT biết việc sắp làm

2

Lau sạch hố nách cho NCT

3

Kiểm tra và vẩy nhẹ cột thủy ngân trong nhiệt kế tụt xuống dưới 35oC

4

Đặt nhiệt kế vào hõm nách, bầu thủy ngân hướng vào hõm nách, thân nhiệt kế chếch theo hướng vú, khép cánh tay vào thân, đặt cẳng tay lên bụng trong vòng 3-5 phút

6

Lấy nhiệt kế ra, cầm nhiệt kế ngang tầm mắt đọc kết quả

7

Rửa tay. Ghi kết quả vào phiếu theo dõi

8

Vẩy nhẹ nhiệt kế cho cột thủy ngân tụt xuống rồi lau sạch lại nhiệt kế và cất vào hộp đựng cẩn thận, tránh làm vỡ loang thủy ngân.

Thu dọn dụng cụ

  1. Đọc kết quả

- Nhiệt độ bình thường: từ 36 đến 37 độ C

- Hạ thân nhiệt: Là khi nhiệt độ cơ thể < 36 0 C,

- Tăng thân nhiệt: Sốt là tình trạng cơ thể lên cao quá mức bình thường, lớn hơn 37 0C. Chia làm 4 mức độ:

Sốt nhẹ: 37-380 C

Sốt vừa: 38-390 C

Sốt cao: 39-400 C

Sốt cao: Trên 400 C

  1. ĐẾM NHỊP THỞ

1. Nguyên tắc

- NCT nằm nghỉ ngơi trước 15 phút, ở tư thế, môi trường thoải mái, dễ chịu - Đếm trong trọn 1 phút

- Không đếm nhịp thở khi NCT mới tiêm, hoặc sử dụng các loại thuốc kích thích hô hấp.

2. Các lưu ý

- Cần khéo léo để NCT không biết là người chăm sóc đang đếm nhịp thở

- Nếu nhận thấy thở bất thường cần theo dõi thêm hoặc đi khám, tham khảo ý kiến nhân viên y tế để có hướng xử trí kịp thời.

3. Chuẩn bị

- Đồng hồ bấm giờ

- Sổ ghi chép

4. Quy trình kỹ thuật

STT

NỘI DUNG

1

Rửa tay. Chuẩn bị dụng cụ: đồng hồ bấm giây, bút viết, phiếu theo dõi hoặc sổ nhỏ

2

Chuẩn bị NCT: để NCT nằm thoải mái, nghỉ 15 phút, đặt tay lên bụng hoặc phần ngực dưới.

3

Điều dưỡng cầm tay NCT như khi bắt mạch, tránh không cho NCT biết

4

Quan sát cả chu kỳ hít vào – thở ra = 1 nhịp thở. Đếm nhịp thở trong thời gian 1 phút

5

Trong khi đếm nhịp thở chú ý tính chất thở: tần số thở, kiểu thở

6

Rửa tay. Ghi kết quả vào phiếu theo dõi hoặc sổ nhỏ

5. Đọc kết quả

- Ở người lớn bình thường từ 16-20 lần/phút, nhịp đều, biên độ trung bình

- Nhịp thở bất thường: Khi động tác thở trở nên nặng nề, khó chịu cần phải chú ý để thở đó là hiện tượng khó thở.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Trần Thị Thuận (2008); Điều dưỡng cơ bản; Nhà xuất bản Y học; Hà Nội

2. Tài liệu thực hành lâm sàng cho điều dưỡng viên mới tập I (2020); Bộ Y tế - Nhà xuất bản Y học; Hà Nội

3. Nguyễn Quang Tuấn (2015); Tăng huyết áp trong thực hành lâm sàng; Nhà xuất bản Y học; Hà Nội

4. Các bệnh thường gặp ở người cao tuổi (2020); Bộ Y tế - Bệnh viện Lão khoa Trung ương; Nhà xuất bản Y học; Hà Nội

Tại sao cần đổ dấu hiệu sinh tồn?

Việc theo dõi dấu hiệu sinh tồn sẽ giúp phát hiện những vấn đề bất thường của người bệnh. Bên cạnh đó, những thay đổi về tình trạng sinh lý, đáp ứng về thể chất, tâm lý, môi trường,... đều gây ảnh hưởng tới dấu hiệu sinh tồn. Những thay đổi này có thể xảy ra đột ngột hoặc kéo dài một khoảng thời gian.

Dấu hiệu sinh tồn bao nhiêu là bình thường?

Đối tượng Mạch chậm (lần/phút) Bình thường (lần/phút)
Người lớn < 60 60 – 80
Trẻ em < 80 80 – 100
Trẻ <1 tuổi < 100 100 – 120
Sơ sinh < 140 140 – 160

Bài 9: PL5 - Đo dấu hiệu sinh tồn - Trường cao đẳng y tế Bạch Maibmmc.edu.vn › print-articlenull

Dấu hiệu sinh tồn gồm những gì?

Có bốn dấu hiệu sinh tồn chính: thân nhiệt, huyết áp, mạch (nhịp tim), và nhịp thở (tần số hô hấp), thường được ký hiệu là BT, BP, HR và RR. Tuy nhiên, tùy theo bối cảnh lâm sàng, các dấu hiệu sinh tồn cũng bao gồm các phép đo khác gọi là "dấu hiệu sinh tồn thứ năm" hoặc "dấu hiệu sinh tồn thứ sáu".

Sốt tăng 1 độ thì nhịp tim tăng bao nhiêu?

Những yếu tố ảnh hưởng mạch Nhiệt độ: thường nhiệt độ tăng 10C mạch tăng 10 nhịp. Ngoại trừ sốt thương hàn, mạch nhiệt phân ly. Kích thích hệ giao cảm: lo âu, stress, sợ hãi, đau đớn mạch sẽ tăng. Theo buổi trong ngày: buổi sáng mạch chậm hơn buổi chiều.