Đánh giá ô nhiễm sông rạch đĩa năm 2024

TPHCM đã dành hàng chục ngàn tỷ đồng để giải tỏa nạo vét kênh, rạch bị lấn chiếm. Trong khi đó, tình trạng lấn chiếm ngày càng diễn biến phức tạp.

Đánh giá ô nhiễm sông rạch đĩa năm 2024

TPHCM đã dành hàng chục ngàn tỷ đồng để giải tỏa nạo vét kênh, rạch bị lấn chiếm. Trong khi đó, tình trạng lấn chiếm ngày càng diễn biến phức tạp.

Ngang nhiên lấp rạch

Việc di dời, giải tỏa nhà lụp xụp trên rạch Ụ Cây, quận 8 nằm trong chương trình chỉnh trang đô thị, giải quyết thoát nước, cải thiện môi trường của UBND TPHCM với tổng kinh phí bồi thường, hỗ trợ cho toàn bộ dự án lên đến 4.180 tỷ đồng. Ngoài ra, TP cũng đầu tư hàng chục ngàn tỷ đồng để thực hiện các dự án chỉnh trang đô thị di dời nhà trên kênh, rạch như Tân Hóa - Lò Gốm, kênh Đôi - kênh Tẻ, Nhiêu Lộc - Thị Nghè…

Trong khi đó, nhiều đơn vị vì lợi ích riêng cố tình lấp kênh rạch. Đơn cử, ngay tại chân cầu Phú Thuận nằm trên rạch Cả Cấm tại khu phố 3, phường Tân Phú, quận 7, chủ đầu tư dự án khu căn hộ Rivera Point đã lấp con rạch này làm hạn chế dòng chảy gây ngập úng khi có triều cường hay mưa lớn. Không chỉ lấp rạch, công ty này còn tự ý đập ta-luy đường và phá tường chắn chịu lực của cầu Phú Thuận để làm đường tạm vào dự án của mình. Công ty Phúc Kiến Khang đóng cọc bê tông tại khu đất dài 41m dọc sông Sài Gòn thuộc khu phố 6, phường Thảo Điền, quận 2. Cũng tại quận 2 đoạn dọc mé sông Sài Gòn từ chân cầu sài Gòn đổ về hướng thượng lưu đều bị lấn chiếm xây dựng nhà cửa kiên cố.

Đánh giá ô nhiễm sông rạch đĩa năm 2024

Nhà lấn chiếm kênh rạch gây cản trở dòng chảy. Ảnh: Phạm Kim Ngân

Tại quận Bình Thạnh, có khoảng 3.000 trường hợp lấn chiếm kênh, rạch, xây nhà trái phép. Các công trình xây dựng chống sạt lở đang triển khai cũng như nạo vét, xây dựng hệ cống thoát nước ở các kênh rạch, nhiều đơn vị không thể thi công được vì vướng mặt bằng nằm trong hành lang kênh rạch bị lấn chiếm. Đơn cử, rạch xuyên tâm, quanh bán đảo Thanh Đa… bị hàng ngàn ngôi nhà lấn chiếm.

Hiện nay, tại các quận 2, 7, 8, 9, 12, Thủ Đức và các huyện Bình Chánh, Hóc Môn, Nhà Bè, Củ Chi vẫn tràn lan các trường hợp lấn chiếm sông, rạch, nhiều trường hợp có diện tích lấn chiếm lên đến cả ngàn mét vuông. Đơn cử tại khu vực Công ty cổ phần Thủy hải sản Liên Thành, phía sau nhà số 84 đường 36, khu phố 8, phường Linh Đông, quận Thủ Đức đóng cừ tràm lấn chiếm dọc sông Sài Gòn dài 95m; khu đất cách cầu Trau Trảu khoảng 150m về phía thượng lưu, bờ phải, phường Long Thạnh Mỹ, quận 9, xây dựng bờ kè không phép lấn chiếm dọc theo rạch này. Ngoài ra, còn hàng loạt khu vực trên sông Sài Gòn, sông Vàm Thuật, sông Chợ Đệm, rạch Đĩa, rạch Gò Dưa, rạch Chiếc, rạch Tôm, rạch Xóm Củi… là các “điểm nóng” về lấn chiếm sông, rạch.

Bờ sông bị lấn chiếm để dựng quán nhậu, quán cà phê nhiều nhất là sông Vàm Thuật (trên địa bàn 2 quận Bình Thạnh và Gò Vấp). Việc hàng loạt quán nhậu lấn chiếm bờ sông, hoạt động trên sông Vàm Thuật còn làm nước sông ô nhiễm nặng, luôn bốc mùi thối do rác thải từ các quán nhậu xả thẳng xuống sông.

Tăng cường xử lý

TPHCM hiện có hơn 1.000km sông, kênh, rạch nhưng tình trạng người dân lấn chiếm sông, kênh, rạch để sinh sống và kinh doanh đang làm ảnh hưởng tới mạng lưới đường thủy và bến cảng. Trong những năm qua, TP đã nỗ lực giải quyết tình trạng lấn chiếm bờ sông, rạch xây nhà trái phép, thế nhưng thực tế, tình hình ngày càng diễn biến phức tạp đã gây khó khăn, trở ngại cho công tác xây dựng hệ thống thoát nước, nạo vét kênh rạch và đầu tư các công trình khác.

Theo Khu Quản lý đường thủy nội địa (thuộc Sở Giao thông Vận tải TP), tính đến tháng 6-2013, trên địa bàn thành phố phát hiện thêm 163 trường hợp vi phạm, lấn chiếm sông, kênh, rạch và xây dựng công trình trong hành lang bảo vệ bờ sông, kênh, rạch. Trong đó, nhiều trường hợp người dân ngang nhiên lấn chiếm, xây dựng các công trình dân sinh nhưng không hề bị địa phương xử lý.

Chỉ tính riêng kênh Đôi có đến gần cả ngàn căn nhà lụp xụp xây cất lấn chiếm khiến dòng kênh bị thu hẹp. Ông Phan Hoàng Trí, Phó Giám đốc Khu Quản lý đường thủy nội địa, cho rằng: “Do khu không có chức năng xử lý nên sau khi tuần tra phát hiện các vụ vi phạm lấn chiếm sông, rạch đều thông báo về các địa phương và yêu cầu xử lý. Tuy nhiên, thời gian qua các địa phương vẫn chưa kiên quyết xử lý nên các trường hợp tồn đọng hàng năm khá nhiều”.

Còn theo ông Trần Thế Kỷ, Phó Giám đốc Sở GTVT, các trường hợp vi phạm sau khi phát hiện đều được chính quyền địa phương lập biên bản vi phạm hành chính và ra quyết định xử phạt, thậm chí chính quyền địa phương đã ra quyết định áp dụng biện pháp khắc phục trả lại hiện trạng ban đầu, nhưng thực tế đối tượng vi phạm không chấp hành và cơ quan chức năng cũng không kiên quyết cưỡng chế đến cùng.

UBND TP đã yêu cầu các cơ quan chức năng tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với sông, kênh, rạch, hồ công cộng và trật tự an toàn giao thông đường thủy nội địa trên địa bàn thành phố. Thế nhưng, qua kiểm tra cho thấy, số trường hợp vi phạm không hề giảm, thậm chí còn tăng lên trong những năm gần đây. Các trường hợp vi phạm khi phát hiện và còn tồn đọng đều được Khu Đường sông và Thanh tra Sở GTVT gửi văn bản đến chính quyền địa phương đề nghị xử lý, nhưng cho đến nay, nhiều địa phương vẫn chưa xử lý tận gốc. Thậm chí còn để xảy ra các trường hợp lấn chiếm mới. Thực trạng lấn chiếm sông, kênh, rạch để làm nhà ở tạo ra những khu ổ chuột mới, không những gây ô nhiễm trầm trọng mà còn làm mất mỹ quan đô thị.

Theo thống kê của Sở Tài nguyên và Môi trường TPHCM, 3 năm gần đây, diện tích đất sông, kênh, rạch và mặt nước chuyên dùng đã giảm đi hơn 400ha. Nếu không được xử lý triệt để sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến quy hoạch chung về phát triển đường thủy mà Sở GTVT đã xây dựng đề án đến năm 2020.