Đánh giá tình trạng mất máu sau mổ

Thanh bên bài viết

phẫu thuật tiêu hóa lớn, thay đổi huyết động, khí máu động mạch Thấu hiểu điều đó, bên cạnh việc chăm lo tận tâm cho cả hai mẹ con từ lúc mới hình thành phôi thai đến khi sanh bé, Phương Châu kết hợp chăm sóc sản phụ theo tiêu chuẩn Nhật Bản Kishokai bằng phương pháp đánh giá lượng máu mất cộng dồn trong 24 giờ đầu sau sinh. Đánh giá này với mục đích mang lại sự an toàn tuyệt đối nhất có thể cho các mẹ, từ đó phát hiện, xử trí kịp thời những tình huống băng huyết nếu có xảy ra.

.jpg)

1. Các yếu tố nguy cơ lúc chuyển dạ sanh:

Nguy cơ trung bình:

- Vết mổ lấy thai, phẫu thuật trên tử cung hay phẫu thuật bụng nhiều lần

- Đa thai

- Sanh > 4 lần

- Tiền sử băng huyết sau sanh

- U xơ tử cung to

- Ước lượng thai > 4000 gram

- Béo phì (BMI > 40)

- HCT < 30% và nguy cơ khác

Nguy cơ cao:

- Nhau tiền đạo/ bám mép

- Nghi ngờ nhau cài răng lược

- Tiểu cầu < 70,000

- Đang chảy máu

- Tiền sử rối loạn đông máu

- Có ≥ 2 yếu tố nguy cơ trung bình

2. Các yếu tố nguy cơ trong lúc sanh:

Nguy cơ trung bình:

- Nhiễm trùng ối

- Truyền oxytocin kéo dài > 24 giờ

- Giai đoạn 2 kéo dài

- Sử dụng Magnesium sulfate

Nguy cơ cao:

- Chảy máu mới

- ≥ 2 yếu tố nguy cơ trung bình (lúc nhập viện hoặc lúc sanh)

* Đối với mẹ sanh đường âm đạo, các cô nữ hộ sinh theo dõi lượng máu mất vào các thời điểm:

- Tại phòng sanh, ngay khi bé vừa ra đời, các mẹ được lót túi hứng máu dưới mông, lượng máu mất được tính bằng cách quan sát lượng máu mất qua túi hứng máu sau sổ nhau cộng gòn, gạc thấm máu trừ trọng lượng gòn, gạc khô (sử dụng trong quá trình may tầng sinh môn nếu có). Sau đó các cô nữ hộ sinh sẽ cân và ghi nhận vào bảng theo dõi thật chuẩn xác, rõ ràng.

- Tại phòng theo dõi sau sanh 2 giờ, mẹ được hướng dẫn theo dõi co hồi tử cung và lượng máu mất qua băng vệ sinh. Các cô tính tổng lượng máu mất tại phòng sanh, xác nhận an toàn trước khi chuyển khoa nội trú

* Đối với sản phụ sanh mổ, đánh giá lượng máu mất trong cuộc mổ bằng:

Lượng dịch trong bình cuối cuộc mổ trừ lượng nước ối và nước muối sinh lý nhúng gạc cộng với trọng lượng gạc thấm máu và nước ối sau khi trừ trọng lượng gạc khô.

- Tại hậu phẫu các mẹ được lót giấy thấm sản dịch và cân để tính lượng máu mất trước khi chuyển về khoa nội trú.

Dù sanh thường hay sanh mổ, trước khi lên phòng nội trú, các cô nữ hộ sinh sẽ đánh giá lại lượng máu mất lần nữa để đảm bảo sự sát sao trong quá trình chăm sóc sản phụ.

Các mẹ sau sanh/mổ được tiếp tục theo dõi lượng máu mất tại phòng nội trú vào giờ thứ 6, 12, 24 sau sanh/mổ. Trường hợp các mẹ ra huyết nhiều, gia đình phải báo ngay cho NVYT Phương Châu nha.

Lưu ý lượng máu mất được đánh giá bằng cách quần lót và băng vệ sinh nên khi các mẹ nằm tại khoa nội trú trong 24 giờ đầu các mẹ thay băng vệ sinh được bỏ vào túi màu vàng để các cô cân các mẹ nhé và các mẹ không sử dụng tã quần để đảm bảo an toàn cho các mẹ vì tã quần rất thấm hút dịch nên có thể xuất huyết một lượng máu nhiều mà các mẹ không cảm nhận được nên không báo NVYT kịp thời như vậy sẽ nguy hiểm.

Các mẹ xứng đáng có được sự thoải mái nhất từ khi chuyển dạ đến khi hoàn thành trọn vẹn sứ mệnh thiêng liêng của mình, Phương Châu chuẩn bị sẵn quần lót dạng giấy mỏng, nhẹ, thoáng mát và băng vệ sinh (loại chuyên dụng sau sanh) để các mẹ sử dụng trong suốt quá trình ở viện. Không những mang đến sự thuận tiện mà sự trang bị này từ nhà Châu còn giúp các mẹ được phát hiện sớm lượng máu mất, đảm bảo an toàn.