Danh sách các cha dòng đồng công

Danh sách các cha dòng đồng công
LỄ MÌNH MÁU THÁNH CHÚA GIÊSU

Danh sách các cha dòng đồng công
Ngày Thánh Mẫu 2022 tại Carthage, Missouri ..... - Ban Tổ Chức CRM

Danh sách các cha dòng đồng công
Thánh vịnh đáp ca lễ Mình Máu Chúa ..... - Ca đoàn Nauy

Danh sách các cha dòng đồng công
Chúa nhật Mình Máu Chúa- ĐTC Phanxicô...... - Vaticannews/va ...

Danh sách các cha dòng đồng công
Chúa nhật Ba Ngôi..... - Lm Hồ Bạc Xái

Danh sách các cha dòng đồng công
Chúa nhật Ba Ngôi........ - Lm Đinh Lập Liễm

Danh sách các cha dòng đồng công
Chúa nhật Hiện xuống........ - Lm Nghĩa

Danh sách các cha dòng đồng công
Chúa nhật Hiện xuống..... - Lm Vũđình Tường

Danh sách các cha dòng đồng công
Chúa nhật Hiện xuống............ - Lm Jos. Tạ Duy Tuyền

Danh sách các cha dòng đồng công
Chúa nhật Hiện xuống..... - Huệ Minh

Danh sách các cha dòng đồng công
Chúa nhật VII phục sinh.... - Lm Nguyễn Hữu An

Danh sách các cha dòng đồng công
Thi ca Cầu nguyện ...... - Lm. Trần Việt Hùng

Danh sách các cha dòng đồng công
Chúa nhật tuần 12 TN.... - Lm Đan Vinh

Danh sách các cha dòng đồng công
Chúa nhật 12 thường niên..... - Lm Hương

Danh sách các cha dòng đồng công
Chúa nhật 12 thường niên......... - Trầm Thiên Thu

Danh sách các cha dòng đồng công
Chúa nhật tuần 12 TN.........- Thiên Phúc

Danh sách các cha dòng đồng công
Chúa Nhật tuần 12 TN....... - Lm Jude Siciliano, OP

Danh sách các cha dòng đồng công
Chúa nhật tuần 12 TN.......... - Tuyết Mai

Danh sách các cha dòng đồng công
MÙA THƯỜNG NIÊN

Danh sách các cha dòng đồng công
Bài viết của Lm Anmai, CSsR 5-2022...... - AnMai

Danh sách các cha dòng đồng công
Sống phục sinh 50 ngày...... - dongcong.net sưu tầm...

Danh sách các cha dòng đồng công
Giáo lý hàng tuần thứ Tư của ĐTC Phanxicô... - Vaticannews.va ...

Danh sách các cha dòng đồng công
PHỤNG VỤ GIỜ KINH ba

Danh sách các cha dòng đồng công
Phụng vụ giờ kinh Anh ngữ ... - Breviary- english
Danh sách các cha dòng đồng công
Daily Scripture and meditation ..., - dailyscripture.net
Danh sách các cha dòng đồng công
Today's Reading..., - usccb.org/bible
Danh sách các cha dòng đồng công
Daily Prayer Online...,
- Madonna..

Danh sách các cha dòng đồng công

ĐÔI NÉT SƠ LƯỢC 
LỊCH SỬ DÒNG ĐỨC MẸ ĐỒNG CÔNG CỨU CHUỘC

1. Nguồn gốc Hội Dòng:


Dòng Đức Mẹ Đồng Công Cứu Chuộc còn rất trẻ so với 500 năm truyền giáo tại Việt Nam và là người em nhỏ giữa những Hội Dòng anh chị đang phục vụ Giáo hội và chăm chút cho cánh đồng truyền giáo Việt Nam.   Địa chỉ Nhà Mẹ: 521 tỉnh lộ 43, Tam Phú, Thủ Đức,TP. HCM. Đt: 08 8968471. 

Email: 

DÒNG ĐỒNG CÔNG (C.M.C.: CONGREGATIO MATRIS COREDEMPTRICIS - CONGREGATION OF MOTHER CO-REDEMPTRIX)

    Lược sử: Dòng Đức Mẹ Đồng Công Cứu Chuộc, quen gọi là dòng Đồng Công, được chính thức thành lập theo Giáo luật ngày 2-2-1953 tại xứ Liên Thuỷ, giáo phận Bùi Chu.     Vị sáng lập dòng là linh mục Đa Minh Maria Trần Đình Thủ, sinh 19-11-1906, thụ phong linh mục 22-5-1937, khấn trọn đời 2-2-1955. Ngài là vị Bề trên tiên khởi của dòng. Được sự uỷ thác của Tổng Tu nghị năm 1970, ngài tiếp tục hướng dẫn hội dòng cho tới ngày nay.
   Châm ngôn: “Non ministrari, sed ministrare”: không phải để được phục vụ, nhưng là để phục vụ (Mt 20, 28).

   Mục đích: Dòng được thành lập nhằm mục đích đào tạo các linh mục, tu sĩ thánh thiện phục vụ công cuộc truyền giáo và Phúc Âm hoá dân tộc.

   Hoạt động: Hoạt động chính của dòng hướng theo mục tiêu truyền giáo.    Ở hải ngoại, ngoài việc phụ trách các giáo xứ người Việt, dòng còn hoạt động trong nhiều lĩnh vực như: phục vụ giáo sĩ dưỡng đường, truyền bá lòng sùng kính Mẹ Maria bằng việc phát hành Nguyệt san Trái Tim Đức Mẹ và tổ chức Ngày Thánh Mẫu hàng năm cho cộng đồng người Việt tại hải ngoại...    Tại Việt Nam, do hoàn cảnh chưa thuận tiện, công việc chính của các tu sĩ là nêu bật chứng tá Tin Mừng bằng đời sống cầu nguyện chiêm niệm. Ngoài ra, tuỳ theo yêu cầu của các giáo xứ, dòng cũng tổ chức các lớp huấn luyện giáo dân thực thi sống Tin Mừng trong môi trường gia đình và xã hội.
   Nhân sự: Dòng hiện có khoảng 700 tu sĩ trên cả thế giới. Tại Việt Nam, gồm có 360 tu sĩ vĩnh thệ, 170 tu sĩ hạn thệ, 10 tâïp sinh, không kể số dự tu. Hiện chỉ còn lại 2 cơ sở: một tại Thủ Đức, giáo phận TP. Hồ Chí Minh và một cơ sở tại giáo xứ Giang Điền giáo phận Xuân Lộc.

   Điều kiện tuyển chọn: Để gia nhập dòng Đồng Công, các chí nguyện sinh chỉ cần đáp ứng các điều kiện theo Giáo luật đòi hỏi.

   Địa chỉ Nhà Mẹ: 521 tỉnh lộ 43, Tam Phú, Thủ Đức,TP. HCM. Đt: 08 8968471. 

Email: 



Lịch Sử Dòng (bàn đầy đủ) 

Dòng Đồng Công đươc thành lập do một linh mục Việt Nam và trong bối cảnh chiến tranh với bao khó khăn thử thách. Do đó, lịch sử Dòng Đồng Công gắn liền với lịch sử cuộc đời của vị sáng lập, với biết bao thăng trầm từ ngày phôi dựng cho đến ngày thành Hội Đạo Đức (Pia Unio), từ ngày Lập Dòng trong chiến tranh và trải qua thời kỳ lận đận, nay đây mai đó. Khi di cư vào miền Nam, 1954, Dòng bôn ba rất nhiều nơi và mãi đến năm 1956 mới có chỗ “cắm dùi” tại Giáo xứ Châu Bình, Tam Hà, Thủ Đức, Gia Định, để định cư, từ đây khởi đầu xây dựng và từng bước phát triển…



Tiểu sử vị sáng lập Hội Dòng
Linh mục Đaminh Maria Trần Đình Thủ, CMC - Sáng Lập Dòng Đức Mẹ Đồng Công Cứu ChuộcSinh ngày 29-11-1906, tại Đồng Quan, Thái Bình.Lãnh Bí tích Thánh Tẩy ngày 08-12-1906 tại nhà thờ Đồng Quan.Xưng tội và rước lễ lần đầu vào Mùa Phục Sinh năm 1914 Năm 1915, dâng mình cho Chúa.Năm 1924, nhập tiểu chủng viện Ninh Cường, Giáo phận Bùi Chu. Năm 1929, học Triết tại Bùi Chu và tại Giáo Hoàng Chủng Viện Thánh Albertô Nam Định. Năm 1933 học Thần tại Giáo Hoàng Chủng Viện Thánh Albertô Nam Định. Thụ phong Linh mục ngày 22-5-1937, do Đức Cha Đaminh Maria Hồ Ngọc Cẩn.Sau khi chịu chức, Đức Cha Đaminh đã cử Cha Thủ làm linh hướng và Giáo sư Đại Chủng Viện. Được ơn soi sáng lập dòng ngày lễ Đức Me Đau Thương 04-04-1941. Đầu năm 1942 Đức Cha chấp nhận cho Cha Thủ từ chức linh hướng và Giáo sư Đại Chủng Viện, đồng thời đặt Cha làm Trưởng Ban Truyền Giáo của Giáo phận Bùi Chu. Tháng 6-1943 Đức Cha đồng ý cho cha Thủ nghỉ làm Trưởng Ban Truyền Giáo và đầu tháng 7-1943 cử cha làm Chánh xứ Dương A. Chính tại đây, nhiều thanh niên thiện chí đến xin theo cha, vì thế, Dương A trở thành “trụ sở đón nhận và huấn luyện các tu sĩ Đồng Công tiên khởi”. Tháng 6-1946 Đức Cha đổi cha về làm Chánh xứ Liên Thủy, tại đây, Cha tiếp tục đón nhận những người đến xin theo Cha và đến năm 1948 đã có khoảng 40 người tình nguyện theo chí hướng của Cha. Ngày 15 tháng 8 năm 1948 Đức Cha Đaminh đã tự tay viết và ký giấy chính thức nhận nhóm của cha Thủ là một Hội Đạo Đức (Pia Unio) được hoạt động công khai theo Giáo Luật và trước khi Đức Cha qua đời 100 ngày, Ngài đã ký giấy ban phép cho Hội Đạo Đức của Cha Thủ thành Hội Truyền Giáo Đức Mẹ Đồng Công Cứu Chuộc. Tháng 02 năm 1950, Tòa Thánh cử Đức Cha Phêrô Maria Phạm Ngọc Chi làm Giám mục Bùi Chu. Nhận thấy Hội Truyền Giáo của cha Thủ đang dần lớn mạnh, xứng đáng trở thành một Hội Dòng theo Giáo Luật hầu giúp ích cho Giáo Hội nhiều hơn, Ngài đã gửi Hiến Pháp Dòng sang Tòa Thánh xin phê chuẩn và Tòa Thánh đã chấp thuận, ký duyệt y ngày 15 tháng 12 năm 1952.Ngày 02-02-1953, tại Giáo xứ Liên Thủy, Đức Cha Phêrô Chủ lễ và Ban Sắc Thành lập Dòng Đức Mẹ Đồng Công Cứu Chuộc theo Giáo luật, đồng thời trao áo dòng cho 36 tập sinh tiên khởi của Dòng và đặt cha Đaminh Trần Đình Thủ làm Bề trên tiên khởi Dòng Đồng Công.Thành lập Dòng chưa được bao lâu. Tình hình đất nước thay đổi, hiệp định Genève đã chia đôi nước Việt Nam và cha Thủ quyết định đưa toàn Dòng di cư vào Nam. Ngày 13-8-1954, Tầu cập bến Bạch Đằng, Sài Gòn. Vào miền Nam, cơ sở không có, anh em đã phải tạm cư nhiều nơi như ở Phú Nhuận, Biên Hòa, Mỹ Tho, Sa Đéc, Cù Lao Giêng và mãi đến cuối tháng 11-1955, Dòng di chuyển về định cư tại Thủ Đức và từ đây, Dòng bắt đầu bước vào một giai đoạn mới.
 Lịch sử Phát triểnKhi di cư vào Nam, toàn Dòng có khoảng 125 anh em, nhờ ơn Chúa, đến năm 1975 số anh em Dòng đã là 636, gồm 190 tu sĩ vĩnh thệ (kể cả 23 linh mục), 81 tu sĩ hạn thệ, 13 tập sinh, 54 cộng sự viên, 281 em đệ tử và 17 anh em đã qua đời. Đi đôi với sự thăng tiến về lòng đạo đức thánh thiện trong đời sống thánh hiến và tăng nhân số, Dòng còn phát triển thêm các cơ sở: Sài gòn-Thủ Đức: Nhà chính (Nhà Mẹ)ï thời gian đầu đặt tại Thủ Đức, đến năm 1963, chuyển ra Nhà Đá, xã Mỹ Hiệp, quận Phù Mỹ, tỉnh Bình Định, thuộc giáo phận Qui Nhơn. Năm 1974, vì tình hình chiến tranh, Nhà Mẹ phải về lại Thủ Đức. Tại đây, Dòng đã có tu viện Thánh Gia, trường Trung Tiểu Học và Ký Túc Xá Đồng Công thiết lập năm 1956, hàng năm có từ 800 đến 1.000 học sinh theo học; Giáo Sĩ Dưỡng Đường thiết lập năm 1957 để đón tiếp quí cha già yếu về hưu sau những tháng năm dài phục vụ Giáo hội và các linh hồn đồng thời cũng là nơi để quí cha đến tĩnh tâm; Tòa soạn Nguyệt san Trái Tim Đức Mẹ với số độc giả trên 40.000 vào năm 1975; Đệ Tử Viện với 300 em từ lớp đệ thất đến đệ nhất (lớp 6 - lớp 12).Tỉnh Phước Long: năm 1962 Dòng lập một nhà ở Đôn Luân, quận Bố Đức. Công việc đang tiến triển thì chiến tranh lan rộng. Dòng buộc phải bỏ cơ sở này vào năm 1964 nhưng vẫn còn một sở nhỏ tại xứ Châu Ninh, quận Bố Đức. Tỉnh Bình Định: từ năm 1957, Dòng phụ trách giáo điểm truyền giáo Mỹ Chánh, quận Phù Mỹ, tỉnh Bình Định thuộc địa phận Qui Nhơn, mở trường Trung Học Toàn Mỹ tại Mỹ Chánh dạy miễn phí cho 400 học sinh. Vì tình trạng chiến tranh, năm 1964 giáo điểm truyền giáo Mỹ Chánh cùng với trường Toàn Mỹ tạm đóng cửa, mãi đến 1967 mới mở lại khi Nhà Mẹ của Dòng chuyển ra Nhà Đá, xã Mỹ Hiệp, Phù Mỹ, Bình Định và thiết lập tại đây trường Trung Tiểu Học Đồng Công dậy miễn phí cho 1.000 học sinh. Dòng còn hai cơ sở: một tại Qui Đức thuộc thị xã Qui Nhơn và một Trường Trung Tiểu Học Đồng Công tại Phù Mỹ, khai giảng năm 1970 với khoảng 400 học sinh.Tỉnh Bình Dương: Dòng lập một tu viện (1965-1971) ở xã Bình Nhâm, quận Lái Thiêu, Bình Dương và thuộc Địa phận Phú Cường. Tu viện này là nhà tĩnh tâm của anh em Dòng.Tỉnh Lâm Đồng: tại Đà Lạt, năm 1970 Dòng lập cư xá sinh viên Rạng Đông để giúp các sinh viên nghèo theo học tại Đại học Đà Lạt. Cạnh đó là Tu xá dành cho những sinh viên tu sĩ Đồng Công. Một số tu sĩ Đồng Công giúp tiểu chủng viện Simon Hòa từ năm 1968, giúp đại học Đà Lạt từ năm 1969, và giúp tại xã Đồng Lạc, quận Di Linh, Tu viện này tọa lạc trong một đồn điền rộng 47 mẫu tây trồng cà phê, bơ, mít…đồng thời Dòng coi giúp Đại học Đà lạt hai đồn điền Đại Nga và Drjrato, mỗi đồn điền 100 ha. Tỉnh Phan Thiết: đầu năm 1974 Dòng lập một tu viện và trường Trung Tiểu Học dạy miễn phí cho 400 học sinh ở xã Lương Sơn, quận Hòa Đa. Ngoài ra, một đồn điền rộng 100 mẫu tây tọa lạc tại Bầu Ốc đang hình thành. Dòng Đồng Công đang trên đà phát triển, thì biến cố tháng 4 năm 1975 đã đưa Dòng vào một khúc quanh lịch sử, 170 linh mục, tu sĩ Đồng Công vượt trùng dương với mục đích bảo tồn Dòng và thi hành sứ mạng truyền giáo theo Hiến Pháp Dòng. Ở Việt Nam còn lại 114 người, linh mục, tu sĩ; các cộng sự viên, và gần 300 em đệ tử. Từ đây, lịch sử Dòng lật sang một chương mới, đầu tiên là Cha Thủ và hơn 50 linh mục, tu sĩ, cộng sự và tiền tập bị bắt tại Tu viện Thiên Mẫu, Đồng Lạc, Di linh, Lâm Đồng vào ngày 02-6-1975. Từ sự kiện này, tất cả các tu viện, cơ sở, tu xá, cư xá, đồn điền….đều ra đi không hẹn ngày trở lại. Sau hai năm bị giam, cha Thủ được cho về thì Dòng Đồng Công chỉ còn ít cơ ngơi tại Thủ Đức. Chưa hết, trung tuần tháng 5 năm 1987, Dòng nhận tiếp một biến cố bi thương: Cha Bề trên Trần Đình Thủ lại bị bắt lần nữa cùng với hầu hết ban lãnh đạo và một số anh em, linh mục và tu sĩ. Sau biến cố này, các cơ sở của Dòng tại vùng Thủ Đức cũng theo nhau ra đi không hẹn ngày tái ngộ, chỉ còn lại cơ sở Khiết Tâm, nơi trước đây là Tòa soạn báo Trái Tim Đức Mẹ, dành cho các tu sĩ già. Thế là, sau tháng 6 năm 1975, Dòng phải sống như một Giáo hội thầm lặng thì từ trung tuần tháng 5 năm 1987 Dòng sống cảnh Giáo hội hầm trú theo gương các tiền nhân. Và “trong gian truân chúng con đã kêu cầu…”, nhờ hồng ân đặc biệt của Thiên Chúa và Đức Maria Đồng Công, giữa bao nhiêu những khó khăn tủi nhục, thiếu thốn vất vả, Dòng vẫn âm thầm vươn lên, thăng tiến, phát triển cho đến hôm nay, năm 2009
Đặc sủng Hội Dòng“Phúc âm hóa những người ngoài Công giáo, nhất là những người nghèo khổ bị bỏ rơi trong xã hội đặc biệt trong xã hội Việt Nam” (Hiến Pháp Đồng Công số 3).
Linh đạo Hội Dòng “Tận hiến cho Chúa Giêsu nhờ Mẹ Maria” (ad Jesum per Mariam) (Hiến Pháp Đồng Công số 3).
Sứ mạng của Hội DòngTruyền giáo, đem Tin Mừng đến cho những người ngoài Công giáo.
Bổn mạng Hội DòngLễ Đức Mẹ Sầu Bi (15/9)
Địa chỉ: DÒNG ĐỨC MẸ ĐỒNG CÔNG CỨU CHUỘC521 Tỉnh lộ 43, Phường Tam Phú, Quận Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh.
Bề Trên Tổng Quyền đương nhiệm: Linh mục Gioan Maria Đoàn Phú Xuân, CMC

Các hoạt động tại Việt NamSứ vụ truyền giáo; Hoạt động giáo dục; Hoạt động Bác ái và Truyền bá ba Mệnh lệnh Fatima; Mục vụ Di dân và Người nghèo.
Số cộng đoàn:- Tại Việt Nam: 15 - Tại hải ngoại: 5
Nhân sựa/ Năm 1975 b/ Hiện nay (9/2008): Tại Việt Nam Tại hải ngoại- Tổng số 284 453 122- Linh mục 23 17 58- Khấn trọn 190 359 105- Khấn tạm 81 79 10- Tập sinh 13 15 7- Thỉnh Sinh 20 23 c/ Số tu sĩ qua đời trong Dòng từ năm 1975 đến 9/2008 là 57 tu sĩ.


Điều kiện gia nhập:

- Các em nam từ 17 tuổi trở lên.- Có thiện chí sống đời thánh hiến, đời sống đạo đức và có triển vọng trở thành tu sĩ Đồng Công.- Thân thể khoẻ mạnh và tinh thần lành mạnh.- Học lực: Hết lớp 12 bậc trung học.
Địa chỉ liên lạc về ơn gọi: Dòng Đức Mẹ Đồng Công
521 Tỉnh lộ 43, Nhà Mẹ: 
521 tỉnh lộ 43, Phường Tam Phú, Quận Thủ Đức, Tp. Hồ Chí MinhĐt: 08 8968471. 

Email: