Danh từ là gì cho vị dụ lớp 6 năm 2024

  • Danh từ là gì cho vị dụ lớp 6 năm 2024
  • * Lớp 1
    • Lớp 2
    • Lớp 3
    • Lớp 4
    • Lớp 5
    • Lớp 6
    • Lớp 7
    • Lớp 8
    • Lớp 9
    • Lớp 10
    • Lớp 11
    • Lớp 12
    • Thi chuyển cấp
    • Danh từ là gì cho vị dụ lớp 6 năm 2024
      • Mầm non

        • Tranh tô màu
        • Trường mầm non
        • Tiền tiểu học
      • Học tập

        • Luyện thi
        • Văn bản - Biểu mẫu
        • Bài dự thi
        • Dành cho Giáo Viên
        • Dành cho Phụ huynh
        • Hỏi đáp học tập
        • Cao học - Sau Cao học
        • Trung cấp - Học nghề
        • Cao đẳng - Đại học
      • Hỏi bài

        • Toán học
        • Văn học
        • Tiếng Anh
        • Vật Lý
        • Hóa học
        • Sinh học
        • Lịch Sử
        • Địa Lý
        • GDCD
        • Tin học
      • Trắc nghiệm

        • Trắc nghiệm IQ
        • Trắc nghiệm EQ
        • KPOP Quiz
        • Đố vui
        • Trạng Nguyên Toàn Tài
        • Trạng Nguyên Tiếng Việt
        • Thi Violympic
        • Thi IOE Tiếng Anh
        • Kiểm tra trình độ tiếng Anh
        • Kiểm tra Ngữ pháp tiếng Anh
      • Tiếng Anh

        • Luyện kỹ năng
        • Giáo án điện tử
        • Ngữ pháp tiếng Anh
        • Màu sắc trong tiếng Anh
        • Tiếng Anh khung châu Âu
        • Tiếng Anh phổ thông
        • Tiếng Anh thương mại
        • Luyện thi IELTS
        • Luyện thi TOEFL
        • Luyện thi TOEIC

Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Danh từ (noun) là từ dùng để gọi tên hay xác định người, đồ vật, con vật, địa điểm, … thường được ký hiệu là: “N” hoặc “n”.

Ví dụ:

- table (n): cái bàn - cat (n): con mèo - sea (n): biển

2. Vai trò của danh từ trong câu:

* Làm chủ ngữ trong câu:

Ví dụ:

-My catisgrey. (Con mèo của tôi màu xám.)

S V Adj

Trong đó: S (subject): chủ ngữ

V (verb): Động từ

Adj (adjective): tính từ

Ta thấy trong câu này danh từ “cat” đóng vai trò làm chủ ngữ trong câu.

* Làm tân ngữ trong câu:

Ví dụ:

-Wereadbooksevery day. (Chúng tôi đọc sách hàng ngày.)

S V O Adv

Trong đó: S (subject): chủ ngữ

V (verb): động từ

O (object): tân ngữ

Adv (adverb): trạng từ

* Làm bổ ngữ cho chủ ngữ:

Ví dụ:

- My mother isa teacher. (Mẹ tôi là một giáo viên.)

Ta thấy “a teacher” là một danh từ và được dùng làm bổ ngữ cho chủ ngữ “my mother”.

* Bổ ngữ cho giới từ

Ví dụ:

- I met himatthe stationyesterday. (Tôi đã gặp anh ấy tại nhà ga ngày hôm qua.)

Ta có: “at” là giới từ và “station” là danh từ -> Đây là một cụm giới từ chỉ địa điểm, nơi chốn.

* Bổ ngữ cho tân ngữ:

Ví dụ:

- They namedtheir dogKiki. (Họ đặt tên cho con chó của họ là Kiki.)

Ta thấy Kiki là danh từ chỉ tên riêng và nó đứng sau và làm bổ ngữ cho tân ngữ “the dog”.

* Làm bổ ngữ cho

II- CÁC LOẠI DANH TỪ

* Cách phân loại thứ nhất dựa vào tính chất đặc điểm: có 2 loại danh từ:

1. Danh từ cụ thể (Concrete nouns):Dùng để chỉ những đối tượng cụ thể có thể nhìn thấy được như con người, đồ vật, con vật, địa điểm,…)

Có hai loại danh từ cụ thể:

* Danh từ chung (Common nouns):Dùng để chỉ tên chung cho một loại đối tượng hay một loại vật dụng, nơi chốn …

Ví dụ:

-book(n): quyển sách zoo(n): sở thú man(n): người đàn ông

* Danh từ riêng (Proper nouns):Dùng để chỉ tên riêng (tên người, tên vật, tên địa điểm,..)

Ví dụ:

- His name isPeter: (Tên của anh ấy là Peter.)-> “Peter” là danh từ riêng chỉ tên người

- I live inHanoi. (Tôi sống ở Hà Nội.) -> “Hanoi” là danh từ riêng chỉ tên địa điểm.

2. Danh từ trừu tượng(Abstract nouns): Chỉ những thứ trừu tượng không thể nhìn thấy được mà chỉ cảm nhận được như (cảm xúc, cảm giác, vị giác,…)

Ví dụ:

-happiness(n): hạnh phúc -sadness(n): sự buồn bã -spirit(n): tinh thần

* Cách phân loại thứ hai dựa vào số lượng ta cũng chia làm 2 loại danh từ:

1. Danh từ đếm được:là những danh từ có thể thêm trực tiếp số đếm vào trước nó.

Ví dụ:

-onestudent: một học sinh -twopens: 2 cái bút -fivedollars: 5 đô la

Ta thấy “one”, “two” và “five” là số đếm. Và những danh từ theo ngay sau những số đếm này là gọi là các danh từ đếm được.

Có 2 loại danh từ đếm được:

+ Danh từ đếm được số ít:

- Đặc điểm: số lượng chỉ có 1. Thường đi đi sau “a/an” hoặc “one”. Không có dạng số nhiều (không có “s” hoặc “es” ở cuối từ.)

- Ví dụ: I haveacomputer. (Tôi có một cái máy vi tính.)

Ta thấy “một cái máy vi tính” là số ít và danh từ “computer” không có dạng số nhiều (không có “s” ở cuối từ).

+ Danh từ đếm được số nhiều:

- Đặc điểm: Số lượng từ 2 trở lên. Luôn ở dạng số nhiều (thường có “s” hoặc “es” ở cuối từ).

- Ví dụ: I havetwocomputers. (Tôi có 2 cái máy vi tính.)

Ta thấy “hai cái máy vi tính” là số nhiều và danh từ “computers” ở dạng số nhiều và có “s” ở cuối từ.

2. Danh từ không đếm được:Là những danh từ không thể đếm trực tiếp hay nói cách khác không thể cho số đếm đứng ngay trước danh từ và thường phải có đơn vị cân, đo, đong đếm phía trước.

- Đặc điểm: không sử dụng số đếm trực tiếp phía trước, và không bao giờ có dạng số nhiều.

Ví dụ:

- sugar (n): đường

Chúng ta KHÔNG sử dụng:onesugar (một đường)

Ta thường sử dụng:one kiloof sugar (một cân đường) -> ta phải thêm đơn vị cân vào phía trước. và “sugar” không có dạng số nhiều.

III- CÁCH SỬ DỤNG A/AN TRƯỚC DANH TỪ ĐẾM ĐƯỢC SỐ ÍT VÀ CÁCH BIẾN ĐỔI TỪ DANH TỪ SỐ ÍT SANG DANH TỪ SỐ NHIỀU

1. Cách sử dụng mạo từ “a”, “an” trước danh từ đếm được số ít.

- “a/an”: đều có nghĩa là “một”.

+Mạo từ “an”: được sử dụng trước một danh từ đếm được, số ít và được bắt đầu bằng một nguyên âm.

- Có 5 nguyên âm: a, e, I, o, u (cách nhớ: uể oải)

- Ví dụ: anapple (một quả táo) anumbrella (một cái ô) anorange (một quả cam)

+ Mạo từ “a”: được sử dụng trước một danh từ đếm được số ít và được bắt đầu bằng một phụ âm.

- Ngoài 5 nguyên âm kể trên thì còn lại sẽ là phụ âm.

Ví dụ: abook (n): một quyển sách ateacher (n): một giáo viên

2. Cách biến đổi từ danh từ số ít sang danh từ số nhiều:

* Hầu hết ta thêm “s” vào sau danh từ:

Ví dụ:

- a finger (một ngón tay) -> fingers(nhiều/những ngón tay)

- a ruler (một cái thước kẻ) -> rulers(nhiều/những cái thước kẻ)

- a house (một ngôi nhà) -> houses(nhiều/ Những ngôi nhà)

* Những danh từ tận cùng bằng: S, SS, SH, CH, X, O + ES

Ví dụ:

- a bus(một chiếc xe buýt) -> two buses(2 chiếc xe buýt)

- a class(một lớp học) -> three classes(3 lớp học)

- a bush(một bụi cây) -> bushes(những bụi cây)

- a watch(một cái đồng hồ đeo tay) -> five watches(5 cái đồng hồ đeo tay)

- a box(một cái hộp) -> two boxes(2 cái hộp)

- a tomato(một quả cà chua) -> tomatoes(những quả cà chua)

TRƯỜNG HỢP NGOẠI LỆ

Một số danh từ mượn không phải là tiếng Anh gốc, có tận cùng bằng “o” nhưng ta chỉ thêm “s” như:

- a photo (một bức ảnh) -> photos (những bức ản)

- a radio ( một cái đài) -> radios (những cái đài)

- a cuckoo (một con chim cu gay) -> cuckoos (những con chim cu gáy)

- a bamboo (một cây tre) -> bamboos (những cây tre)

- a kangaroo (một con chuột túi) -> kangaroos (những con chuột túi)

* Những danh từ tận cùng bằng “y”:

+ Nếu trước “y” là một phụ âm ta đổi “y” -> i+es

Ví dụ:

- a fly(một con ruồi) -> two flies(hai con ruồi)

Ta thấy danh từ “fly” tận cùng là “y”, trước “y” là một phụ âm “l” nên ta đổi “y” -> i+es

+ Nếu trước “y” là một nguyên âm (a,e,i,o,u) ta chỉ việc thêm “s” sau “y”

Ví dụ:

- a boy(một cậu bé) -> two boys(hai cậu bé)

Ta thấy danh từ “boy” tận cùng là “y”, trước “y” là một nguyên âm “o” nên ta giữ nguyên “y” + s.

* Những danh từ tận cùng bằng “f” hoặc “fe” ta biến đổi: f/fe -> v+es

Ví dụ:

- a leaf(một chiếc lá) -> leaves(những chiếc lá)

Ta thấy danh từ “leaf” tận cùng là “f” nên ta biến đổi “f” -> v+es

- a knife(một con dao) -> three knives(3 con dao)

Ta thấy danh từ “knife” tận cùng bằng “fe” nên ta đổi “fe” -> v+es

TRƯỜNG HỢP NGOẠI LÊ

- roofs: mái nhà - gulfs: vịnh - cliffs: bờ đá dốc - reefs: đá ngầm

- proofs: bằng chứng - chiefs: thủ lãnh - safes: tủ sắt- dwarfs: người lùn

- turfs: lớp đất mặt - griefs: nỗi đau khổ - beliefs: niềm tin

* Những danh từ từ số ít sang số nhiều đặc biệt:

- a tooth (một cái răng) -> teeth (những cái răng)

- a foot (một bàn chân) -> feet (những bàn chân)

- a person (một người) -> people ( những người)

- a man (một người đàn ông) -> men (những người đàn ông)

- a woman (một người phụ nữ) -> women (những người phụ nữ)

- a policeman (một cảnh sát) -> policemen (những cảnh sát)

- a mouse (một con chuột) -> mice (những con chuột)

- a goose (một con ngỗng) -> geese (những con ngỗng)

- an ox (một con bò đực) -> oxen (những con bò đực)

- a child (một đứa trẻ) -> children (những đứa trẻ)

- a fish (một con cá) -> fish (những con cá)

- a sheep (một con cừu) -> sheep (những con cừu)

- a deer (một con hươu) -> deer (những con hươu )

IV- CÁCH NÓI SỞ HỮU VỚI DANH TỪ

Ta cần phân biệt 2 thuật ngữ:

- Danh từ bị sở hữu: là đối tượng THUỘC về ai/cái gì, đối tượng BỊ sở hữu bởi ai/cái gì

- Danh từ sở hữu: là chỉ chủ thể sở hữu ai/ cái gì.

Khi muốn nói cái gì của ai/của cái gì ta có 2 cách nói:

1. Sử dụng “sở hữu cách”:

- Ta thêm “’s”vào sau danh từ sở hữu.

Ví dụ:

- My father’scar:Chiếc xe hơi của bố tôi

Trong đó: “my father” là danh từ sở hữu và “car” là danh từ bị sở hữu.

- Mary’sbook:quyển sách của Mary

CHÚ Ý:

+ Với những danh từ sở hữu ở dạng số nhiều có tận cùng bằng “s” ta chỉ thêm dấu “’” mà không thêm “s” vào sau nữa.

Ví dụ:

- The Browns’daughter:Con gái của gia đình nhà Brown

- The boys’ball:quả bóng của các cậu bé

+ Với những danh từ số nhiều KHÔNG có tận cùng bằng “s” thì ta vẫn thêm “’s” bình thường.

Ví dụ:

- The children’sbooks: Những quyển sách của bọn trẻ

- The men’sstrength:Sức mạnh của những người đàn ông

+ Với hai hay nhiều danh từ cùng chung một sự sở hữu thì ta sử dụng sở hữu cách ở danh từ sau cùng.

Ví dụ:

- Lan and Hoa’shair:Tóc của Lan và của Hoa

2. Cách nói sở hữu với “of”

Ta sử dụng cấu trúc:the + danh từ bị sở hữu + of + Danh từ sở hữu

Ví dụ:

-Thefour legsofthe table: 4 cái chân của cái bàn (4 cái chân bàn)

Ta có: “legs” là danh từ bị sở hữu và “table” là danh từ sở hữu

-Theroomsofthe house: Các phòng của căn nhà

Ta có: rooms” là danh từ bị sở hữu và “table” là danh từ sở hữu.

CHÚ Ý:

Khi DANH TỪ SỞ HỮU là một vật vô tri vô giác ta sử dụng cấu trúc với “of:the + danh từ bị sở hữu + of + Danh từ sở hữuchứ không sử dụng sở hữu cách với“ ’s ”.Ta thường sử dụng sở hữu cách“’s”khi chủ ngữ là người hay những sinh vật có tri giác.

Ví dụ:

Ta KHÔNG sử dụng:the book’s cover

Mà ta phải sử dụng:the cover of the book(bìa của cuốn sách)

Bài tập :

Exercise 1: Viết dạng số nhiều của các danh từ sau để điền vào chỗ trống:

1. These (person) ___________ are protesting against the president.

2. The (woman) ___________ over there want to meet the manager.

3. My (child) ___________hate eating pasta.

4. I am ill. My (foot) ___________ hurt.

5. Muslims kill (sheep) ___________ in a religious celebration.

6. I brush my (tooth) ___________ three times a day.

7. The (student ) ___________ are doing the exercise right now.

8. The (fish) ___________ I bought are in the fridge.

9. They are sending some (man) ___________ to fix the roof.

10. Most (housewife) ___________ work more than ten hours a day at home.

11. Where did you put the (knife) ___________?

12. (Goose) ___________ like water.

13. (Piano) ___________ are expensive

14. Some (policeman) ___________ came to arrest him.

15. - Where is my (luggage) ___________? - In the car!

ĐÁP ÁN

Exercise 1:

1. people

2. women

3. children

4. feet

5. sheep

6. Teeth

7. students

8. fish

9. men

10. housewives

11. knives

12. geese

13. pianos

14. policemen

15. luggage (vì luggage (hành lí) là danh từ không đếm được nên không có dạng số nhiều)

Exercise 2: Chuyển các danh từ sau sang số nhiều

1. a table -> tables 2. an egg ->………………………… 3. a car ->………………………… 4. an orange ->………………………… 5. a house ->………………………… 6. a student -> ………………………… 7. a class ->………………………… 8. a box ->………………………… 9. a watch ->………………………… 10. a dish ->………………………… 11. a quiz ->…………………………

12. a tomato ->………………………… 13. a leaf ->………………………… 14. a wife ->………………………… 15. a country ->………………………… 16. a key ->………………………… 17. a policeman ->………………………… 18. a bamboo ->………………………… 19. an ox -> …………………………

20. a child ->………………………… 21. a tooth ->…………………………

22. a goose ->………………………… Đáp án:

2. eggs 3. cars 4. oranges

5. houses 6. students 7. classes

8. boxes 9. watches 10. dishes

11. quizzes 12. tomatoes 13. leaves

14. wives 15. countries 16. keys

17. policemen 18. bamboos 19. oxen

20. children 21. teeth 22. geese

Xem thêm các loạt bài Ngữ pháp Tiếng Anh hay, chi tiết khác:

  • Cách sử dụng little/a little, few/a few
  • Phân biệt cách sử dụng It và There
  • Tính từ trong Tiếng Anh
  • Although
  • Mệnh đề quan hệ trong Tiếng Anh

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Danh từ là gì cho vị dụ lớp 6 năm 2024

Danh từ là gì cho vị dụ lớp 6 năm 2024

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Follow https://www.facebook.com/hoc.cung.vietjack/ để tiếp tục theo dõi các loạt bài mới nhất về ngữ pháp tiếng Anh, luyện thi TOEIC, Java,C,C++,Javascript,HTML,Python,Database,Mobile.... mới nhất của chúng tôi.

Danh từ là gì và cho ví dụ?

Danh từ (noun- được viết tắt là “n”), là những từ dùng để chỉ người, đồ vật, con vật, địa điểm, hiện tượng hay một khái niệm nào đó. Ví dụ: Danh từ chỉ người: mother (mẹ), father ( cha), boy (chàng trai), brother (anh trai), singer (ca sĩ) , Jack (tên người), she (cô ấy),…

Ngữ văn lớp 6 danh từ là gì?

Danh từ là một phần ngữ pháp cơ bản trong ngôn ngữ, được sử dụng để chỉ người, địa điểm, sự vật, hoặc khái niệm... Trong tiếng Việt, danh từ giữ vai trò quan trọng trong việc xác định và phân loại thông tin, giúp người nghe hoặc người đọc hiểu rõ được đối tượng hoặc khái niệm đang được thảo luận hoặc miêu tả.

Danh từ là gì trong tiếng Việt lớp 4?

Cụm danh từ là sự kết hợp danh từ và một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành. Danh từ khi hoạt động trong câu phải có nội dung ý nghĩa đầy đủ thì ta mới hiểu được chính xác người nói muốn nói gì. Muốn vậy ta phải thêm những từ ngữ phụ nghĩa cho danh từ.

Danh từ lớp là gì?

Danh từ Phần vật chất phủ đều bên ngoài một vật thể.