Dấu hiệu trẻ 7 tháng bị táo bón

You got lucky! We have no ad to show to you!

Quảng cáo

Táo bón là gì? Tại sao trẻ 6-7 tháng tuổi thường bị táo bón? Bố mẹ phải làm gì để ngăn ngừa và điều trị tình trạng táo bón của trẻ sơ sinh?

Tình trạng táo bón thường gặp ở trẻ từ 6 hoặc 7 tháng tuổi trở lên do nhiều nguyên nhân. Hầu hết là do chế độ ăn uống của trẻ bước sang một giai đoạn mới. Tuy nhiên, việc táo bón ở 7 tháng tuổi thường khiến trẻ khó chịu, quấy khóc làm bố mẹ lo lắng.

Táo bón là gì?

Táo bón là tình trạng đi tiêu gặp khó khăn, mất nhiều thời gian để tống xuất phân ra ngoài và khoảng các giữa các lần đi tiêu dài hơn bình thường. Tình trạng này xảy ra có thể là dấu hiệu cảnh báo hệ tiêu hóa không khỏe mạnh, thiếu nước, chế độ ăn thiếu chất xơ…

Tình trạng táo bón khiến quá trình chuyển hóa thức ăn trong hệ tiêu hóa diễn ra chậm. Theo đó, chất thải tích tụ trong ruột già lâu ngày sẽ gây khó chịu và có thể ảnh hưởng đến sức khỏe. Có thể kẻ đến như nứt hậu môn, trĩ và một số vấn đề khác…

Khi nào thì trẻ 7 tháng được chẩn đoán là táo bón?

Quan sát một số biểu hiện sau có thể chẩn đoán tình trạng táo bón của bé:

  • Dựa vào tần suất bé đi tiêu trong một ngày hoặc trong một tuần. Nếu bé không đi tiêu trong 5-10 ngày, có thể bé đã bị táo bón
  • Bé đi tiêu khó khăn
  • Bé phải cong lưng, thắt chặt mông và khóc khi cố rặn
  • Phân cứng, khó ra
  • Trong phân của bé có lẫn máu hoặc có màu đen

Tuy nhiên, phương pháp này chỉ nên tham khảo. Mẹ cần có sự chẩn đoán chuyên môn của bác sĩ để xác định trẻ có táo bón hay không. Khi bạn thấy các biểu hiện trên hoặc cảm thấy lo lắng, thì nên đưa con đến gặp bác sĩ.

Nguyên nhân trẻ 7 tháng tuổi bị táo bón

Có nhiều nguyên nhân khác nhau khiến trẻ bị táo bón. Trong đó, có thể kể đến một số nguyên nhân thường gặp sau.

You got lucky! We have no ad to show to you!

Quảng cáo

  • Trẻ bị dị ứng với sữa công thức
  • Có thể hệ tiêu hóa của trẻ không thể dung nạp được lactose có trong thành phần sữa
  • Thực đơn ăn dặm của trẻ quá ít rau xanh và chất xơ
  • Trẻ ăn quá nhiều loại trái cây ít chất xơ mà lại thừa đường
  • Trẻ uống ít nước hơn nhu cầu
  • Có thể do trẻ ít vận động
  • Do hệ tiêu hóa của bé còn yếu và chứa ít vi sinh có lợi. Từ đó, khiến khả năng tiêu hóa thức ăn của bé còn thấp, sinh ra đầy bụng và táo bón.

Điều trị và phòng ngừa táo bón ở trẻ 7 tháng tuổi 

Nếu trẻ táo bón, bố mẹ nên đưa trẻ đi khám và tuân thủ điều trị của bác sĩ. Ngoài ra, để hỗ trợ khắc phục bệnh và ngăn ngừa tình trạng táo bón, mẹ cũng có thể làm theo những cách sau:

Cho trẻ uống thêm nước

Bên cạnh việc tích cực cho bú sữa mẹ, chị em cũng có thể bổ sung thêm nước cho trẻ. Lưu ý, nên cho trẻ uống mỗi lần vài ngụm, uống nhiều lần trong ngày. Không nên cho trẻ uống 1 lần quá nhiều nước. Điều này sẽ gây tình trạng rối loạn điện giải trẻ nhỏ.

Đổi sữa công thức

Hãy thử đổi sang loại sữa bột khác. Các chị em có thể nghiên cứu thành phần sữa. Hoặc đơn giản hơn là tham khảo ý kiến của bác sĩ nhi khoa và chuyên gia dinh dưỡng.

You got lucky! We have no ad to show to you!

Quảng cáo

Bổ sung chất xơ

Nếu trẻ đã ăn dặm, hãy thử bổ sung các loại rau và trái cây có tính chất nhuận tràng. Các mẹ có thể cho trẻ ăn như rau lang, khoai lang, mồng tơi, rau dền, đu đủ chín...

Thực đơn ăn dặm đa dạng

Không nên chăm chăm vào một món ăn dặm bất kỳ. Kể cả khi loại thực phẩm đó có "thần thánh" thế nào. Mẹ nên đa dạng thực phẩm dùng trong thực đơn ăn dặm. Điều này giúp bé bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng và tránh tình trạng táo bón.

Ăn đúng giờ cũng góp phần hình thành thói quen đi tiêu tốt ở trẻ.

Hỗ trợ trẻ vận động

Nếu trẻ không thích vận động nhiều, mẹ hãy hỗ trợ trẻ. Hãy tập cho trẻ lẫy, lật, co duỗi chân, vươn tay... để kích thích hệ tiêu hóa hoạt động tốt.

You got lucky! We have no ad to show to you!

Quảng cáo

Mẹ còn có thể nắm hai cổ chân hoặc ống quyển của bé, đẩy về phía bụng để hai gối bé gập lại, giữ trong vài giây. Tiếp đó, nhẹ nhàng kéo chân bé duỗi ra trở lại. Lặp lại động tác này vài lần sẽ giúp bé nhanh chóng thoát khỏi tình trạng đầy hơi. Động tác này còn kích thích hoạt động của ruột, rất hữu ích cho bé trong trường hợp táo bón.

Massage cho trẻ

Chị em nên sử dụng dầu massage để bàn tay có thể di chuyển trơn tru và đem lại cho bé cảm giác dễ chịu. Tư thế tốt nhất để massage cho bé là để bé nằm ngửa với chân hướng về phía mẹ. Sau đó, hãy nhẹ nhàng lấy đầu 2-3 ngón tay khép lại xoa bụng trẻ theo vòng tròn. Lưu ý là xoa theo chiều kim đồng hồ.

Ngoải ra, mẹ nên đợi ít nhất 1 giờ sau khi bé ăn mới có thể tiến hành massage.

You got lucky! We have no ad to show to you!

Quảng cáo

Hy vọng bố mẹ đã biết được những nguyên nhân gây táo bón và cách hỗ trợ điều trị cho trẻ 7 tháng.

Xem thêm:

7 loại nước ép trái cây giúp bạn không bị táo bón

Trẻ bị táo bón – Khi nào mới cần thụt hậu môn?

Thực đơn cho bé bị táo bón cung cấp nhiều chất xơ dễ tiêu hóa

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Trẻ em cơ thể còn non nớt nên dễ mắc phải các vấn đề về tiêu hóa. Một trong những rối loạn tiêu hóa thường gặp nhất là chứng táo bón. Táo bón lâu ngày khiến trẻ mệt mỏi, chán ăn và có nguy cơ suy dinh dưỡng. Nhưng liệu mẹ đã biết các dấu hiệu cụ thể khi trẻ em bị táo bón và cách xử lý chứng táo bón ở trẻ hiệu quả chưa? Hãy cùng Bio-acimin Fiber tìm hiểu qua bài viết sau.

Các dấu hiệu bị táo bón ở trẻ

Mẹ nên thường xuyên quan sát phát hiện các dấu hiệu táo bón ở trẻ để kịp thời có biện pháp giúp con không bị những khó chịu do chứng táo bón gây ra. Các biểu hiện trẻ táo bón gồm:

Dấu hiệu 1: Số lần đi ngoài ít hơn thông thường

Nếu mẹ chú ý tới số lần đại tiện của bé thì sẽ dễ dàng phát hiện ngay tình trạng táo bón. Bé có thể bị táo bón khi:

– Bé sơ sinh đại tiện dưới 2 lần/ngày

– Bé từ 6 – 12 tháng tuổi đại tiện dưới 3 lần/tuần

– Bé từ 1 tuổi trở lên đại tiện dưới 2 lần/tuần

Mẹ cần đối chiếu các số liệu trên với số lần đi ngoài thông thường của mỗi bé, từ đó mới khẳng định chắc chắn bé có bị táo bón hay không.

Dấu hiệu 2: Phân của ở dạng khô, rắn

Bé bị táo bón sẽ thường đi ngoài ra phân khô, cứng, dạng xúc xích có nhiều đường rạn trên bề mặt, hoặc lổn nhổn như phân dê. Nếu quan sát bỉm thay ra, mẹ thấy phân có lẫn máu, đó là do tình trạng táo bón đã nặng hơn, khiến bé bị nứt kẽ hậu môn khi rặn.

Dấu hiệu trẻ 7 tháng bị táo bón

Dấu hiệu 3: Khó khăn trong việc đi ngoài

Một biểu hiện khác của chứng táo bón ở các bé là việc đi ngoài gặp rất nhiều khó khăn. Bé thường phải rặn nhiều, mặt đỏ bừng lên, vã mồ hôi, thậm chí khóc vì đau rát.

Dấu hiệu 4: Bụng bé bị chướng, sờ vào thấy cứng

Thức ăn sau khi tiêu hóa không được thải ra khỏi cơ thể sẽ khiến bụng của bé bị chướng, mẹ sờ vào thấy cứng và căng. Ngoài ra, bé còn có hiện tượng bị đầy hơi, ăn uống khó tiêu hay xì hơi nặng mùi.

Dấu hiệu trẻ 7 tháng bị táo bón

Chế độ ăn mẹ cần nhớ khi con yêu bị táo bón

Chế độ ăn ảnh hưởng trực tiếp nhất việc cải thiện tình trạng táo bón ở trẻ.

Nếu trẻ đang tuổi bú sữa mẹ mà bị táo bón, mẹ cần điều chỉnh chế độ ăn uống của bản thân như hạn chế đồ cay nóng, bổ sung nhiều trái cây, ăn những món giúp tăng cường chất xơ, làm mát cơ thể như: rau diếp cá, bột sắn dây, rau diếp xoăn,…. Nếu mẹ cho trẻ sử dụng sữa công thức, hãy chọn loại sữa có bổ sung chất xơ. Một số loại chất xơ rất tốt cho trẻ, thường được sử dụng là Inulin, FOS, GOS.

Dấu hiệu trẻ 7 tháng bị táo bón

Với trẻ đang ăn dặm, mẹ cần lưu ý:

Cho trẻ uống đủ nước

Mất nước là một trong những nguyên nhân góp phần gây nên tình trạng táo bón ở trẻ em.  Do đó, việc đảm bảo rằng cho trẻ uống đủ nước mỗi ngày sẽ giúp trẻ hạn chế bị táo bón. Hoặc khi mẹ nhận thấy trẻ có các dấu hiệu khó đại tiện, đại tiện rất ít trong một ngày thì hãy cho trẻ uống thêm nước.

Ăn nhiều trái cây

Một trong những cách tốt nhất để các mẹ có thể đối phó với táo bón ở trẻ em, đó là cho trẻ ăn nhiều các loại trái cây giàu chất xơ. Những loại trái cây có thể giúp các mẹ đánh bại táo bón ở trẻ nhỏ là: chuối, táo, cam, dứa, đu đủ, chanh,… Đây là những loại quả có hàm lượng vitamin và chất xơ rất cao, cực tốt cho hệ tiêu hóa.

  • Tham khảo ngay sản phẩm bổ sung chất xơ tự nhiên giảm táo bón hiệu quả 
  • Đặt mua online Bio-acimin, giao hàng và thu tiền tại nhà (COD)    
  • Sản phẩm có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc
  • Hotline chuyên gia tư vấn miễn phí 19006436

Bổ sung chất xơ

Chất xơ có tác dụng chống táo bón ở trẻ, đặc biệt là loại chất xơ hòa tan. Vì nó sẽ giúp giữ nước lại trong phân, làm mềm và tăng thể tích phân, từ đó kích thích nhu động ruột, đẩy phân ra ngoài dễ dàng hơn. Chất xơ hòa tan cũng là môi trường để vi khuẩn lên men sử dụng làm thức ăn, giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, đảm bảo cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Vì vậy, mỗi bữa ăn của trẻ nên được tăng cường lượng chất xơ (100 – 300g hoa quả và 100 – 300g rau xanh mỗi ngày, tùy theo tuổi của trẻ).

Dấu hiệu trẻ 7 tháng bị táo bón

Tuy nhiên lựa chọn bổ sung thực phẩm giàu chất xơ là việc cần nhưng chưa đủ đối với việc xử lý táo bón ở trẻ em. Bởi việc chế biến và cho trẻ ăn rau củ quả đúng cách mới cung cấp được đủ hàm lượng chất xơ cần thiết cho trẻ. Ngoài nguyên tắc chung là không chế biến (nấu) rau củ quá kỹ  để tránh làm mất đi hàm lượng chất xơ và các loại vitamin có trong rau củ thì cần thiết phải cho trẻ ăn cả phần nước và cái của những thực phẩm này. Cụ thể:

  • Với trẻ nhỏ trên 4 tháng tuổi: Cha mẹ có thể cho con uống một số loại nước trái cây để giảm táo bón như mận, táo, lê với thể tích uống 60-120 ml nước trái cây nguyên chất mỗi ngày đối với trẻ từ 4-8 tháng tuổi. Với trẻ từ 8-12 tháng tuổi có thể dùng 180 ml. Đối với trẻ trên 1 tuổi, cha mẹ cũng lưu ý cho bé uống đủ nước là 960 ml chất lỏng (nước lọc hoặc các loại nước khác không phải sữa) trong một ngày. Nếu trẻ không khát thì không cần thiết.
  • Nếu trẻ bắt đầu ăn thức ăn đặc, cha mẹ có thể dùng bột ngũ cốc lúa mạch thay cho bột ngũ cốc gạo. Trẻ cũng có thể thử các loại trái cây có nhiều chất xơ và rau (nghiền nát) bao gồm mơ, khoai lang, lê, mận, đào, đậu, đậu Hà Lan, bông cải hoặc cải bó xôi. Cha mẹ cũng có thể trộn nước trái cây (táo/mận/lê), trái cây hoặc rau cải đã được nghiền nát với bột ngũ cốc.
  • Còn với trẻ em lớn, nếu con chỉ bị táo bón trong thời gian ngắn vài ngày, có thể chỉ cần thay đổi các loại thức ăn đang dùng để bé đi phân mềm, không khô cứng như dùng từ 120-180 ml nước trái cây nguyên chất mỗi ngày với trẻ dưới 5 tuổi. Còn với trẻ trên 7 tuổi có thể uống tối đa 240 ml nước quả/ ngày.

Bên cạnh đó, khi bị táo bón, trẻ thường có xu hướng chướng bụng, đầy hơi và biếng ăn. Nên việc mẹ ép ăn các loại rau củ quả để hàm lượng chất xơ đạt hiệu quả sẽ rất khó khăn. Vì vậy, ngoài việc bổ sung chất xơ từ dinh dưỡng, để việc phòng chống táo bón có hiệu quả, cha mẹ nên bổ sung cho con các chất xơ được chiết xuất từ tự nhiên như Synergy 1. 

Khi bổ sung Synergy 1 theo đường tiêu hóa, các mạch Polysaccharide (carbohydrate cao phân tử) hòa tan, hút nước và trương nở tạo thành hệ gel nhớt. Hệ gel nhớt này sẽ làm tăng thể tích phân, kích thích nhu động ruột để đẩy phân ra ngoài dễ dàng hơn theo đường tiêu hóa.

Ngoài ra, nhờ khả năng tạo hệ gel nhớt, Synergy 1 làm chậm quá trình tiêu hóa, tạo điều kiện cho cơ thể hấp thụ triệt để các dưỡng chất có trong thức ăn. Bổ sung Synergy 1 còn hấp thụ các chất độc có trong hệ tiêu hóa và đào thải chúng ra ngoài.

Bên cạnh đó, những vi khuẩn có lợi (lợi khuẩn) sống trong đường tiêu hóa còn dùng chất xơ làm thức ăn. Do vậy, bổ sung Synergy 1 sẽ giúp lợi khuẩn sinh sôi, ngăn ngừa sự phát triển của hại khuẩn, từ đó thiết lập lại hệ cân bằng vi sinh đường ruột.

Dấu hiệu trẻ 7 tháng bị táo bón

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Bio-acimin Fiber bổ sung chất xơ tự nhiên Synergy 1 và men vi sinh giúp giải quyết hiệu quả tình trạng táo bón ở trẻ

Synergy 1 là sự kết hợp hiệu quả giữa chất xơ hòa tan Inulin và FOS, được chiết xuất từ thực vật, khi được bổ sung vào đường tiêu hóa chúng hút nước, trương nở tạo hệ gel nhớt làm mềm và tăng thể tích phân, kích thích nhu động ruột giúp đẩy phân ra ngoài dễ dàng. Ngoài ra, Synergy 1 khi ở trong ruột già còn được các vi khuẩn có lợi lên men sử dụng làm thức ăn, do đó thúc đẩy sự phát triển của hệ lợi khuẩn đường ruột. Bên cạnh đó, Synergy 1 còn làm tăng hấp thu calci cũng như các khoáng chất ở đường tiêu hóa, giúp làm giảm tình trạng còi xương và suy dinh dưỡng ở trẻ.

Men vi sinh Lactobacillus acidophilus và Bifidobacterium là những chủng vi khuẩn có lợi ở đường ruột, giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, đảm bảo cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh.

Nhờ sự kết hợp của chất xơ tự nhiên Synergy 1 và các men vi sinh, Bio-acimin Fiber giúp cải thiện hiệu quả tình trạng táo bón của trẻ nhờ 3 tác dụng:

  • Làm mềm và tăng thể tích phân
  • Kích thích nhu động ruột
  • Bảo vệ hệ tiêu hóa còn non nớt của trẻ

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Viên nhai Bio-acimin Chew F: Bổ sung viên nhai – Ngại gì táo bón

Trải qua quá trình nghiên cứu và phát triển kéo dài suốt nhiều năm, thực phẩm bảo vệ sức khỏe viên nhai Bio-acimin Chew F đã được ra đời. Cùng với hương vị sữa thơm ngon và dạng bào chế viên nhai tiện sử dụng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe viên nhai Bio-acimin Chew F giúp trẻ dễ dàng sử dụng trực tiếp mọi lúc mọi nơi và tiết kiệm nhiều thời gian cho mẹ.

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe viên nhai Bio-acimin Chew F hỗ trợ cải thiện tình trạng táo bón cho trẻ một cách hiệu quả nhờ sự kết hợp giữa chất xơ tự nhiên Synergy 1 và men vi sinh. Nhờ cơ chế trương nở tạo hệ gel nhớt, Synergy 1 sẽ giúp làm mềm và tăng cường thể tích phân, kích thích nhu động ruột để đẩy phân ra ngoài dễ dàng, trơn mượt. Cùng với đó, men vi sinh Bacillus coagulans, Bacillus clausii đảm nhiệm vai trò thúc đẩy quá trình tiêu hóa thức ăn hiệu quả và bảo vệ hệ tiêu hóa còn non nớt của trẻ.

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe viên nhai Bio-acimin Chew F – Giải pháp đơn giản, tiện lợi hỗ trợ mẹ cải thiện tình trạng táo bón cho trẻ.

Sản phẩm có bán trực tiếp tại các nhà thuốc trên toàn quốc và bán trên kênh online. Để mua online, mẹ click mua ngay tại đây mẹ nhé! Khi mua online khách hàng sẽ được hỗ trợ giao nhanh, thanh toán tại nhà. Nhanh tay liên hệ mua hàng bằng cách truy cập:

*Sản phẩm không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

*Hiệu quả có thể khác nhau tùy cơ địa từng người

Số GPQC TPBVSK Bio-acimin Fiber: 01681/2016/XNQC-ATTP

Số GPQC TPBVSK Bio-acimin Chew F: 01306/2019/ATTP-XNQC

Hotline: 1900 6436

Website: bioacimin.com

Thương nhân sản xuất và chịu trách nhiệm về sản phẩm: CÔNG TY CP DƯỢC PHẨM QD-MELIPHAR

Địa chỉ: Duyên Trường, Duyên Thái, Thường Tín, Hà Nội

Website: ww.duocmelinh.com

Tiếp thị và phân phối: CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM VIỆT ĐỨC

Địa chỉ: Lô B10/D6 khu đô thị Cầu Giấy, P. Dịch Vọng, Q. Cầu Giấy, Hà Nội

Website: www.duocvietduc.com