Dạy học phân hóa đối tượng học sinh là gì năm 2024

Năm học 2013 - 2014, thực hiện sự chỉ đạo của Sở GD-ĐT, các trường học trên địa bàn tỉnh đều tổ chức dạy học phân hóa (DHPH) theo năng lực học tập của học sinh (HS). Đây là một trong những vấn đề đang được dư luận xã hội đặc biệt quan tâm. Vậy, tại sao phải DHPH, DHPH là gì, DHPH như thế nào?… thì vẫn còn có nhiều cách hiểu, cách làm khác nhau. Báo Bạc Liêu xin giới thiệu đến bạn đọc những chia sẻ của một người làm công tác quản lý giáo dục một số vấn đề xoay quanh nội dung này…

Dạy học phân hóa đối tượng học sinh là gì năm 2024

Dạy học phân hóa là xu thế tất yếu trong quá trình CNH-HĐH, hội nhập quốc tế. Trong ảnh: Giờ học của học sinh trường THCS Võ Thị Sáu. Ảnh: H.T

Trước hết phải khẳng định rằng, DHPH là xu thế tất yếu, là một đòi hỏi khách quan. Bởi lẽ, nhu cầu của xã hội đối với việc đào tạo nguồn nhân lực vừa có những điểm giống nhau về nhân cách người lao động trong cùng một xã hội, lại vừa có sự khác nhau về trình độ phát triển, về khuynh hướng và tài năng; HS trong cùng độ tuổi vừa có sự giống nhau, lại vừa có sự khác nhau về nhận thức, tư duy, năng khiếu, sở trường, điều kiện, hoàn cảnh, nền nếp gia đình...

Đặc điểm của DHPH là phát hiện và bù đắp lỗ hổng kiến thức, tạo động lực thúc đẩy học tập; biến niềm đam mê trong cuộc sống thành động lực trong học tập; DHPH là con đường ngắn nhất để đạt mục đích của dạy học đồng loạt. DHPH có thể thực hiện ở 2 cấp độ: Phân hóa ở cấp vĩ mô (phân hóa ngoài), là sự tổ chức quá trình dạy học thông qua cách tổ chức các loại hình trường, lớp khác nhau cho các đối tượng HS khác nhau, xây dựng các chương trình giáo dục khác nhau (trường chuyên, lớp chọn); phân hóa ở cấp vi mô (phân hóa trong, đặc biệt quan trọng), là tổ chức quá trình dạy học trong một tiết học, một lớp học có tính đến đặc điểm cá nhân HS, là việc sử dụng những biện pháp phân hóa thích hợp trong một lớp học, cùng một chương trình và sách giáo khoa.

Tư tưởng chủ đạo của DHPH là lấy trình độ phát triển chung của HS trong lớp làm nền tảng; tìm cách đưa diện yếu kém lên trình độ chung; tìm cách đưa diện khá, giỏi đạt những yêu cầu nâng cao trên cơ sở đạt được những yêu cầu cơ bản. Bỡi vậy, nguyên tắc của DHPH là giáo viên phải thừa nhận người học là khác nhau; xem trọng chất lượng hơn số lượng; tập trung vào người học, học tập là sự phù hợp và hứng thú; hợp nhất dạy học toàn lớp, nhóm và cá nhân…

Như vậy, có thể thấy DHPH có chức năng làm cho quá trình và hệ thống dạy học thích ứng cao hơn với cá nhân người học, với những đặc điểm của nhóm đối tượng để đảm bảo chất lượng học tập, đồng thời đáp ứng hiệu quả mục tiêu giáo dục, nhu cầu và lợi ích xã hội.

DHPH được tổ chức dưới các hình thức như: phân hóa theo hứng thú (căn cứ vào đặc điểm hứng thú học tập của HS để tổ chức cho người học tìm hiểu khám phá nhận thức); phân hóa theo sự nhận thức (lấy sự phân biệt nhịp độ làm căn cứ phân hóa. Nhịp độ được tính bằng lượng thời gian chuyển từ hoạt động này sang hoạt động khác, từ nhiệm vụ này sang nhiệm vụ khác); phan hóa giờ học theo học lực (căn cứ vào trình độ học lực có thực của người học để có những tác động sư phạm phù hợp với người học. Dựa trên trình độ khá, trung bình, yếu mà giáo viên giao cho HS những nhiệm vụ tương ứng); phân hóa giờ học theo động cơ, lợi ích học tập của người học (với nhóm HS có nhu cầu tìm tòi, hiểu biết cao cần xác định nhiệm vụ học tập cao hơn và đưa thêm nhiều nội dung, tài liệu học tập cho HS tự học. Với nhóm HS có nhu cầu học tập không cao thì việc phân hóa dạy học phải chú ý đến nhiệm vụ, nội dung cơ bản và bổ sung những vấn đề thực tiễn giúp người học hào hứng học tập).

Để tổ chức DHPH thành công, người giáo viên cần tạo mối quan hệ dân chủ giữa thầy và trò, giữa trò và trò để giúp HS cởi mở, tự tin hơn. Đặc biệt, trong DHPH cần tuân thủ quy trình 4 bước, gồm: Điều tra, khảo sát đối tượng HS trước khi giảng dạy; lập kế hoạch dạy học, soạn bài từ việc phân tích nhu cầu của HS; trong giờ dạy, giáo viên phải kết hợp nhiều phương pháp dạy học, lựa chọn những hình thức tổ chức dạy học phù hợp với mục tiêu bài học; kiểm tra, đánh giá sự tiến bộ của HS trong suốt quá trình giảng dạy.

Tóm lại, để triển khai rộng rãi và có hiệu quả quan điểm DHPH thì các lực lượng tham gia công tác giáo dục cần nắm được bản chất của vấn đề, đồng thời phải thay đổi nhận thức trong xây dựng nội dung, chương trình cũng như trong giảng dạy và kiểm tra, đánh giá.

Dạy học phân hóa là gì? “Chiến lược Dạy học phân hóa đơn giản là người giáo viên hướng việc dạy học tập trung vào từng cá nhân hoặc một nhóm học sinh thay vì dạy cả một lớp học lớn, kể cả khi mỗi cá nhân trong lớp học đó có năng lực tương đương nhau” – Carol Ann Tomlinson (2000).

Dạy học phân hóa – con đường để nâng cao kết quả học tập của mỗi học sinh

Trong một vài năm qua, bối cảnh lớp học và trường học đã trở nên vô cùng đa dạng. Học sinh chuyên, học sinh trung bình, học sinh thuộc giáo dục đặc biệt, học sinh xuất sắc, học sinh kém và học sinh trung bình đều học cùng một lớp học. Mỗi học sinh lại có những cách học khác nhau, đến từ những nền văn hóa khác nhau, có những cảm xúc và niềm hứng thú khác nhau. Trong từng môn học, mỗi học sinh lại có một xuất phát điểm khác nhau. Nhưng các bài học lại được thiết kế theo một cách giống nhau cho tất cả các trường và các đối tượng học sinh. Mọi người đều nghĩ rằng mọi người trong cùng một lớp học đều học cùng một cách giống nhau. Chính điều đó đã và đang đặt ra những yêu cầu đối với giáo viên trong sự thay đổi về cách tiếp cận cũng như phương pháp giảng dạy… Làm thế nào để những yếu tố đó không khiến giáo viên cảm thấy áp lực và thử thách? Làm thế nào để các thầy cô giáo có thể tạo được môi trường học tập thích hợp cho các học sinh. Câu trả lời chính là Dạy học phân hóa

Dạy học phân hóa và những tác dụng của nó với học sinh:

– Phát huy tối đa năng lực của từng đối tượng học sinh. – Hứng thú với bài học và bài tập được giao. – Giúp giáo viên đánh giá đúng năng lực của học sinh. – Giáo viên có cách hỗ trợ hợp lí cho từng đối tượng nhóm. – Giúp tổ chức các hoạt động phù hợp với phong cách học cá nhân. – Tạo cơ hội học tập công bằng cho tất cả các học sinh. – Để học sinh cảm thấy được khuyến khích hoặc được thách thức. – Để đạt tất cả học sinh đều đạt được mục tiêu bài học. – Để giáo viên có thể bao quát hết cả lớp, cả lớp đều tham gia hoạt động.

Bạn hiểu lí thuyết nhưng lại gặp rất nhiều vấn đề khi thực hành. Ví dụ như:

– Cách phân nhóm theo đúng năng lực. – Cách tổ chức các hoạt động tạo ra cá thể hóa. – Cách hỗ trợ nhóm sao cho phù hợp với từng mức độ nhận thức. – Cách cá thể hóa ở một lớp mà các level không có sự rõ ràng. – Cách kết hợp cá thể hóa vào bài học. – Cách theo dõi mức độ nhận thức của học sinh. – Cách tự đánh giá hoạt động cá thể hóa.

– Cách để đảm bảo được thời gian của bài học .

Nội dung khóa học:

– Khái niệm về dạy học phân hóa và khả năng ứng dụng

– Các hình thức phân hóa trong dạy học

– Ba kĩ thuật dạy học phân hóa cụ thể

– Những lưu ý khi thực hiện dạy học phân hóa

Khóa học này sẽ giúp các bạn giải quyết vấn đề đó, để những hiểu biết của bạn về lí thuyết dạy học phân hóa sẽ có cơ hội đi vào thực tiễn dạy học, tạo nên sự chuyển biến trong kết quả học tập của học sinh.