Dạy học theo mô hình vnen là gì năm 2024

Mô hình trường học mới Việt Nam hay VNEN là một dự án thí điểm về sư phạm nhằm xây dựng và nhân rộng một kiểu mô hình nhà trường tiên tiến, hiện đại, phù hợp với mục tiêu phát triển và đặc điểm của giáo dục Việt Nam.

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Mô hình Trường học mới (tiếng Tây Ban Nha là Escuela Nueva) xuất phát từ Colombia giữa những năm 1970. Người xây dựng và phát triển mô hình này là bà Clara Victoria Colbert, con gái của nhà giáo lãnh đạo một trường trường sư phạm và một sĩ quan hải quân Mỹ, cùng với Beryl Levinger, một nhà giáo dục người Mỹ và Oscar Mogollón, hiệu trưởng một trường "thực nghiệm" ở Pamplona, Colombia.

Sau khi tốt nghiệp Đại học Stanford, Clara Victoria Colbert về nước và làm việc tại Bộ Giáo dục Colombia. Bà nhận thấy, nếu không có một nền giáo dục cơ bản, không hy vọng thay đổi được tương lai. Bà đã làm việc với Oscar Mogollón, hiệu trưởng một trường "thực nghiệm" ở Pamplona, Colombia để xây dựng một môt hình giáo dục cho phép mỗi học sinh trong lớp ghép có thể làm việc theo tốc độ của riêng mình, đồng thời kết hợp thực hành các hoạt động, và ứng dụng vào thực tế các khái niệm trừu tượng một cách dân chủ và hợp tác. Colbert đã dành 40 năm để truyền bá mô hình giáo dục này. Nó hiện được sử dụng ở khoảng 20.000 trường học nông thôn ở Colombia và 19 quốc gia trên toàn thế giới.

Mô hình VNEN[sửa | sửa mã nguồn]

Bắt đầu từ năm học 2012-2013, Bộ giáo dục đào tạo Việt Nam chính thức triển khai Phương pháp giáo dục VNEN ở 1.447 trường tiểu học. Dự kiến, dự án GPE-VNEN do Quỹ hỗ trợ giáo dục toàn cầu (Global Partnership for Education - GPE) tài trợ cho VN nghiên cứu, vận dụng để triển khai, ủy thác qua Ngân hàng Thế giới (World Bank); UNESCO tại VN là cơ quan giám sát và điều phối cùng một số đối tác phát triển giáo dục tại VN, được thực hiện ở cấp tiểu học kết thúc vào cuối tháng 5 năm 2016.

Từ 1.447 trường thuộc dự án, theo từng năm học, số trường tiểu học tự nguyện áp dụng mô hình VNEN (không có sự hỗ trợ kinh phí của dự án) không ngừng tăng lên. Năm học 2013 - 2014 tăng thêm 257 trường ở 20 tỉnh, thành; năm học 2015 - 2016 có 1.039 trường ở 31 tỉnh, thành phố và năm học 2015 - 2016 có tất cả 2.730 trường (ở 53 tỉnh, thành) tự nguyện áp dụng mô hình, nâng tổng số trường áp dụng VNEN lên 4.177 trường, chiếm gần 30% tổng số trường tiểu học trong toàn quốc.

Ngày 18 tháng 8 năm 2016, Bộ GD-ĐT đã có công văn số 4068/BGDĐT-GDTrH gửi các địa phương về việc triển khai phương pháp giáo dục này từ năm học 2016-2017.

Kết quả[sửa | sửa mã nguồn]

Thời gian đầu triển khai, mô hình trường học mới VNEN cũng đã đạt được một số thành công và có phản hồi tích cực. Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới, mô hình trường học mới VNEN đã đem lại nhiều kết quả khả quan, giúp nâng cao chất lượng thầy - trò, nhà trường thông qua học tập tích cực và hợp tác.

Tuy nhiên sau vài năm áp dụng, mô hình VNEN bắt đầu nảy sinh nhiều bất cập. Từ năm học 2017-2018 việc áp dụng mô hình trường học mới có sự phân hóa rõ rệt, trong khi nhiều địa phương quyết định dừng áp dụng mô hình đào tạo này thì vẫn có nhiều địa phương áp dụng thành công và đánh giá cao mô hình này. Trong hội nghị tổng kết năm học 2016-2017, triển khai nhiệm vụ năm học 2017-2018 bậc tiểu học, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ yêu cầu các Sở GD-ĐT phải rà soát lại, nếu trường nào chưa đủ điều kiện về giáo viên, cơ sở vật chất thì dừng triển khai Mô hình trường học mới Việt Nam (VNEN).

Với những người phản đối, dự án mô hình VNEN đã được coi là thất bại từ năm học 2018, nguyên nhân được cho là do sự thiếu chuẩn bị về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, tập huấn giáo viên... Ngược lại, với những người ủng hộ mô hình này, việc triển khai vẫn được coi là rất thành công, được sự ủng hộ của cả giáo viên lẫn phụ huynh học sinh, nguyên nhân những địa phương ngừng áp dụng được cho là do ngại thay đổi, tư duy bảo thủ.

Năm học 2018, Bộ giáo dục đào tạo buộc phải giải trình nguyên nhân bộ sách giáo khoa VNEN giá quá cao với Ủy ban Văn hóa Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội sau khi có kết quả khảo sát một số nội dung trong việc thực hiện chính sách, pháp luật về xuất bản, in, phát hành sách giáo khoa giáo dục phổ thông giai đoạn 2012-2017 của Ủy ban.

Cho đến nay, việc triển khai mô hình này không còn bắt buộc và vẫn được một số ít địa phương vẫn tiếp tục duy trì và áp dụng.

Mô hình trường học mới Vnen là một phương pháp sư phạm mang tính chuyển đổi nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. Mô hình trường học mới vừa kế thừa những mặt tích cực của mô hình đào tạo truyền thống, vừa có sự đổi mới căn bản về mục tiêu đào tạo, nội dung chương trình, tài liệu học tập, phương pháp dạy học, cách đánh giá, cách tổ chức lớp học. Mô hình trường học mới này sau khi được áp dụng bước đầu đã đem lại những hiệu quả nhất định.

Trong năm học 2015-2016, Trường Cao đẳng Sư phạm Hà Nam tổ chức chuyển đổi sang hình thức đào tạo theo học chế tín chỉ. So với mô hình đào tạo VNEN, tuy không giống nhau về hình thức tổ chức dạy học nhưng hoàn toàn giống nhau về phương pháp cũng như cách thức tiếp cận vấn đề dạy học mới. Đó là việc chuyển đổi từ hình thức dạy học một chiều sang hình thức dạy học tương tác. Thực chất phương pháp dạy học theo học chế tín chỉ hay mô hình VNEN đều đòi hỏi người dạy phải phát huy tính tích cực của người học.

Với những đánh giá đó tác giả mạnh dạn ứng dụng những bước cơ bản của mô hình đào tạo này trong việc xây dựng kịch bản lên lớp với mục đích nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường. Đồng thời thông qua các tiết dạy nhằm trao đổi với sinh viên những tiến trình dạy học cơ bản mà chúng tôi đã có điều kiện tìm hiểu thực tế của mô hình này giúp các em ý thức hơn trong quá trình học tập, rèn luyện.

1. Các yếu tố cần đảm bảo trong việc ứng dạy học theo mô hình VNEN cho môn Mĩ thuật

Dạy học VNEN là dạy học theo nhóm. Do đó để xây dựng kịch bản khi lên lớp cần phải đảm bảo các yếu tố:

Xác định rõ tiêu chí thành lập nhóm

Đối với nhóm thực hành, mỗi nội dung bài sẽ có những khối lượng kiến thức khác nhau. Giáo viên sẽ căn cứ vào nội dung từng bài cụ thể để có thể phân nhóm học tập để làm sao tất cả các sinh viên đều phải hoạt động. Ví dụ đối với nhóm bài trang trí trường mầm non thì sẽ phân nhóm theo cặp hoặc 3 sinh viên bởi nội dung các bài thực hành của dạng bài này thường phải làm trên giấy theo dạng mô tả nên nếu phân nhóm nhiều sinh viên thì sẽ có người làm và người không làm. Còn đối với dạng bài kỹ thuật làm đồ chơi đòi hỏi nhiều thời gian nên sẽ phân nhóm đông hơn, tùy từng số lượng sinh viên mà giáo viên có thể chia cặp.

Xác định phương pháp dạy học chủ yếu

Dạy học nhóm cần phải kết hợp với các phương pháp hay kỹ thuật dạy học khác mới có thể phát huy tính hiệu quả. Tùy theo nội dung mà giáo viên có thể sử dụng các phương pháp sao cho phù hợp. Ví dụ sử dụng các phương pháp nêu vấn đề, giải quyết vấn đề hay kỹ thuật khăn phủ bàn… để làm rõ phần lý thuyết. Sử dụng dạy học hợp tác trong phần thực hành.

Chuẩn bị dụng cụ, thiết bị

Cần nêu rõ những nội dung cần chuẩn bị sao cho phù hợp để có thể tạo điều kiện cho mỗi nhóm sinh viên hoạt động

Hoạt động của giáo viên và sinh viên

Đây là hoạt động trọng tâm, cần thiết kế hoạt động nhóm một cách cụ thể. Ví dụ: hoạt động của giáo viên là giao nhiệm vụ cụ thể cho từng nhóm, cần chuẩn bị những gì, nguyên vật liệu gì có thể thực hiện, thời gian thực hiện bao lâu, cách chia nhóm, phân công nhóm trưởng, thư ký và nhiệm vụ của mỗi nhóm…

Có thể thiết kế phiếu giao nhiệm vụ học tập trong phần lý thuyết. Ví dụ như: Để trang trí lớp học mầm non theo chủ đề cần đảm bảo các yếu tố gì, có thể trình bày quy trình thực hiện trang trí lớp theo chủ đề như thế nào?

Thiết kế nhiệm vụ củng cố, đánh giá

Dự kiến tổ chức đánh giá, tổ chức đánh giá kết quả hoạt động của nhóm thông qua việc đại diện các nhóm trình bày kết quả.

2. Các bước dạy học cơ bản trong mô hình VNEN

Trong mô hình dạy học VNEN thì cấu trúc tiết dạy được chia thành các hoạt động chính bao gồm: Hoạt động cơ bản - Hoạt động thực hành - Hoạt động trải nghiệm.

Quy trình dạy học trong VNEN được thực hiện theo 5 bước cơ bản bao gồm:

HĐ1: Tạo hứng thú; HĐ2: Trải nghiệm; HĐ3: Phân tích, rút ra vấn đề; HĐ4: Thực hành; HĐ5: Ứng dụng

3. Ứng dụng các bước dạy học VNEN trong việc xây dựng kịch bản lên lớp

Đối với việc ứng dụng này, chúng tôi chỉ xây dựng bằng cách tìm hiểu những vấn đề mang tính chắt lọc trong các bước dạy học của mô hình VNEN sao cho phù hợp với đối tượng, nội dung bài học chứ hoàn toàn không áp dụng nguyên mẫu hình thức tổ chức dạy học theo mô hình này. Việc tiến hành xây dựng các hoạt động lên lớp sẽ được dựa trên nguyên tắc: Làm việc cá nhân – Nhóm – Chia sẻ – Đánh giá. Cụ thể như sau:

Hoạt động 1: Khởi động tạo hứng thú

Hoạt động này kích thích trí tò mò, sử dụng những câu hỏi gợi mở, những hình ảnh trực quan và nêu vấn đề. Trong mô hình đào tạo VNEN, hoạt động này thường được giáo viên làm theo nhóm, ở đây do đặc thù của bộ môn cũng như về phương pháp giảng dạy giáo viên có thể tạo hoạt động sao cho phù hợp. Đối với phần này chúng tôi sẽ xây dựng dưới hình thức sử dụng phương pháp tổ chức trò chơi và sẽ tổ chức vào đầu phần mở đầu bài học vì đây là phần có tính chất khởi động tư duy, tạo tâm thế sẵn sàng học tập cho người học (vì người học thường vào lớp học với nhiều tâm thế khác nhau mà đa phần là chưa sẵn sàng cho việc tiếp nhận ngay kiến thức của giáo viên trong nội dung dạy học).

Bắt đầu một hoạt động vui có liên quan đến chủ đề học tập của giờ học hoặc kể một câu chuyện dẫn dắt người học vào nội dung theo kiểu nêu vấn đề. Hay đưa người học một tình huống nhỏ có liên quan đến chủ đề bài học. Cũng có thể là khởi động tư duy bằng việc trình bày cấu trúc bài giảng mà mình dự kiến cho sinh viên phản biện hoặc thông qua các câu test hay một hình chiếu kích thích tư duy.

* Cách thức tiến hành hoạt động

Giáo viên xây dựng tình huống để sinh viên nêu những đánh giá hiểu biết của mình về những nội dung đã tự nghiên cứu tìm hiểu được. Sử dụng hình thức nhóm, đưa ý kiến cá nhân, chia sẻ ý kiến cá nhân để các nhóm nhận xét và thống nhất ý kiến. Việc sử dụng hình thức này cũng là bước để cá nhân hay nhóm tự đánh giá về những sự chuẩn bị của mình cho bài học.

Ví dụ:

Tổ chức trò chơi “Giải ô chữ” trong bài giảng trang trí cơ bản

Gv giới thiệu hình thức khởi động vào đầu giờ học

* Bằng các câu hỏi gợi ý yêu cầu sinh viên giải ô chữ

- Các lĩnh vực thiết kế thời trang, thiết kế sân khấu, thiết kế nội thất… thuộc thể loại tạo hình nào?

- Nét tiêu biểu của nghệ thuật Điêu khắc dân gian Việt Nam?

- Sử dụng quy luật màu sắc nào khi 2 họa tiết đứng cạnh nhau (có hình minh họa)

*Gv hướng dẫn sinh viên giải ô chữ và khái quát các thuật ngữ được mở

*Sinh viên giải ô chữ từ khóa khi các nội dung gợi ý của 3 câu hỏi trên đã được mở.

*Thời gian thực hiện trò chơi là 5 phút.

Như vậy thông qua việc giải ô chữ, sinh viên không những kiểm tra được những kiến thức đã học mà còn là một hình thức khởi động tư duy hiệu quả để sẵn sàng vào bài học mới.

Hoạt động 2: Tổ chức trải nghiệm, phân tích khám phá

Hoạt động này là hoạt động nhằm huy động vốn hiểu biết, kinh nghiệm của sinh viên để chuẩn bị cho bài học mới đồng thời thông qua những tình huống, bài tập có vấn đề để giúp sinh viên rút ra được những kiến thức, khái niệm hay các quy tắc lý thuyết cần đạt.

Để tổ chức trải nghiệm có hiệu quả thì giáo viên cần xây dựng hình thức tổ chức theo nhóm và cần phải dựa vào các yếu tố cơ bản bao gồm:

Kết quả học tập của nhóm cần phải có sự phụ thuộc vào các thành viên trong nhóm. Khi xây dựng nội dung dạy học giáo viên cần chú ý đến đến từng thành viên trong nhóm trong đó mỗi cá nhân cần phải thể hiện được vai trò của mình và tích cực làm việc. Tránh tình trạng trong nhóm chỉ nhóm trưởng và số ít thành viên làm mà các thành viên khác không thực hiện.

Cần phát huy tính tương tác trong hoạt động nhóm. Các thành viên trong nhóm cần hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm và đưa ra các ý kiến cá nhân để có sự thống nhất chung của nhóm.

Tương tác giữa các nhóm. Các nhóm có sự trao đổi kinh nghiệm thực hiện nhiệm vụ, đánh giá và nhận xét lẫn nhau trong quá trình làm việc.

* Cách thức tiến hành hoạt động

Trong hoạt động này chúng tôi sẽ xây dựng theo các hình thức dạy học như thảo luận cặp đôi, thảo luận nhóm để có sự tương tác với các cá nhân. Thay vì giảng giải nội dung kiến thức N1, N2, chúng tôi sẽ xây dựng các bài tập, các câu hỏi có vấn đề nhằm giúp sinh viên tự trải nghiệm, kết hợp với những kiến thức tự chuẩn bị các nhóm sẽ phải tự trình bày phương thức thực hiện cũng như những phát hiện mới về nội dung bài học, các nhóm sẽ trao đổi kết quả nội dung thảo luận và tự nhận xét. Hoạt động này phải có sự giám sát chặt chẽ của giáo viên để các cá nhân trong nhóm tích cực tham gia, đưa ra những câu hỏi yêu cầu bất cứ cá nhân trong nhóm trả lời.

Kết thúc hoạt động, giáo viên sẽ cùng sinh viên tổ chức đánh giá, phân tích nhằm rút ra những bài học và giáo viên sẽ kết luận lại vấn đề.

Hoạt động 3: Thực hành củng cố

Hoạt động thực hành không chỉ diễn ra ở các giờ thực hành mà hoạt động này có thể diễn ra ở giờ lý thuyết nhằm giúp các em ghi nhớ. Đồng thời qua đó cũng có thể phát hiện, nảy sinh những vấn đề mà sinh viên chưa rõ thông qua các bài tập cơ bản được giáo viên xây dựng. Ở hoạt động này chúng tôi sẽ xây dựng trên 2 loại giờ đó là loại giờ lý thuyết và loại giờ thực hành.

  1. Cách thức tiến hành hoạt động giờ lý thuyết

Đối với hoạt động thực hành trong giờ lý thuyết, giáo viên sẽ xây dựng những bài tập cơ bản, bài tập thực hành nhanh hay đơn giản chỉ là những bài tập thực hiện nhanh các kĩ năng thao tác... Hoạt động này sẽ được xây dựng theo hình thức cá nhân để giúp các em tự đánh giá được kết quả của mình.

  1. Cách thức tiến hành hoạt động trong giờ thực hành

Đối với nhóm bài thực hành, trong các giờ dạy cũng sẽ áp dụng theo các bước dạy học trong mô hình VNEN. Bởi khi thực hành theo nhóm, sản phẩm của sinh viên sẽ có sự đầu tư hơn về các yếu tố tạo hình.

Ngoài những bài tập nằm trong nội dung chương trình chúng tôi sẽ xây dựng thêm những bài tập theo hình thức làm việc nhóm hoặc theo cặp đôi để các em được hỗ trợ nhau trong quá trình thực hiện. Sau khi thực hiện xong các nhóm có thể trao đổi, chia sẻ kết quả làm việc để góp ý nhận xét qua đó tạo nên được không khí học tập sôi nổi.

Hoạt động 4: Ứng dụng

Một trong những đặc điểm nổi bật trong mô hình đạo tạo VNEN là hoạt động ứng dụng. Đây không chỉ là hoạt động củng cố, khắc sâu kiến thức, nội dung bài học mà còn là phương pháp giúp các em vận dụng được những gì mà các em học được trong đời sống hàng ngày. Qua đó việc áp dụng hoạt động này trong việc xây dựng kịch bản lên lớp sẽ là một yếu tố quan trọng để các em có thể ghi nhớ hơn những nội dung kiến thức đã được học.

*Cách thức tiến hành hoạt động

Sinh viên thực hành, vận dụng từng phần, từng đơn vị kiến thức cơ bản của nội dung bài học, đặc biệt ứng dụng kiến thức trong lĩnh vực thực hành kĩ năng nghề nghiệp. Giáo viên gợi mở những vấn đề cụ thể để sinh viên có thể liên hệ trong thực tiễn. Mỗi sinh viên đều phải tự liên hệ về một vấn đề trong thực tế.

Ví dụ: Nguyên tắc sắp xếp trong loại hình trang trí ứng dụng được sử dụng như thế nào trong việc làm đồ dùng dạy học ở Mầm non và việc thiết kế các hoạt động góc.

Với việc ứng dụng các bước dạy học cơ bản trong mô hình VNEN trong dạy học môn Mĩ thuật cho sinh viên Trường Cao đẳng Sư phạm Hà Nam, chúng tôi hy vọng sẽ là một trong những giải pháp hữu ích, đem lại không khí học tập luôn sôi nổi và đặc biệt là phát huy được tính tự học của mỗi cá nhân.

Mô hình dạy học VNEN là gì?

Chương trình giáo dục VNEN là gì? Chương trình giáo dục VNEN là mô hình trường học mới khởi nguồn từ Côlômbia từ những năm 1995-2000 để dạy học trong những lớp ghép ở vùng miền núi khó khăn, theo nguyên tắc lấy học sinh làm trung tâm.

VNEN có nghĩa là gì?

Mô hình trường học mới Việt Nam hay VNEN là một dự án thí điểm về sư phạm nhằm xây dựng và nhân rộng một kiểu mô hình nhà trường tiên tiến, hiện đại, phù hợp với mục tiêu phát triển và đặc điểm của giáo dục Việt Nam.

Sách VNEN là sách gì?

Sách Hướng dẫn học theo mô hình VNEN được biên soạn theo Chương trình giáo dục phổ thông hiện hành (Chương trình ban hành kèm theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 5/5/2016 của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT), học sinh sử dụng sách hướng dẫn học theo mô hình VNEN thay cho sách giáo khoa hiện hành, trừ các môn Âm nhạc, Mỹ thuật, ...

VNEN toàn là gì?

Toán VNEN là chương trình giáo dục khởi nguồn từ Colombia từ năm 1995 – 2000 thuộc dự án GPE-VNEN, Global Partnership for Education – VNEN viết tắt của từ Viet Nam Escuela Nueva, mới xuất hiện tại Việt Nam.

Chủ đề