Dạy trẻ nói lời xin lỗi cảm ơin năm 2024

Ngày ban hành: 22/11/2023. Trích yếu: Phát động, triển khai Cuộc thi " An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai" dành cho học sinh và giáo viên trung học năm học 2023-2024

Việc dạy trẻ biết cảm ơn và xin lỗi rất quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ. Nhưng để ba mẹ làm được điều này vừa đơn giản nhưng lại không dễ dàng. Bài viết dưới đây chia sẻ cho ba mẹ các phương pháp dạy trẻ kỹ năng sống nói lời cảm ơn – xin lỗi đơn giản và hiệu quả.

Kỹ năng sống cảm ơn – xin lỗi quan trọng như thế nào đối với trẻ?

Lời cảm ơn và xin lỗi đều có ý nghĩa quan trọng trong giao tiếp của trẻ, là kỹ năng sống cho trẻ mầm non cực kỳ thiết yếu, nó giúp trẻ có sự tôn trọng và xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với mọi người xung quanh. Lời cảm ơn các con dùng để biểu lộ sự tri ân những hành động hoặc sự giúp đỡ của người khác; sẽ giúp người nghe cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc, xây dựng mối quan hệ tích cực.

Trong khi đó, lời xin lỗi được dùng để nhận trách nhiệm và sự thành tâm trong việc sửa sai khi con có hành động hoặc lời nói gây ra tổn thương cho người khác. Lời xin lỗi giúp xóa đi sự căng thẳng và giữ cho mối quan hệ không bị rạn nứt.

Dạy trẻ nói lời xin lỗi cảm ơin năm 2024
Lời cảm ơn và xin lỗi đều có ý nghĩa quan trọng trong giao tiếp của trẻ

Khi dạy trẻ biết cảm ơn và xin lỗi chân thành, điều này sẽ tác động đến suy nghĩ, hành vi tích cực của con sau này:

  • Học cách chịu trách nhiệm
  • Lời nói và hành động chân thành hơn
  • Dũng cảm hơn khi nhận lỗi
  • Giữ cho con nhiều mối quan hệ tốt đẹp

Kinh nghiệm dạy trẻ biết cảm ơn và xin lỗi ngay từ sớm!

Hãy làm tấm gương cho con!

Khi dạy trẻ nói lời cảm ơn và xin lỗi, ba mẹ nên làm tấm gương cho con trẻ của mình bằng cách áp dụng chúng trong cuộc sống hàng ngày. Ba mẹ muốn dạy con nói lời cảm ơn, hãy làm việc đó trước mặt con. Nếu con trẻ giúp ba mẹ trong những việc nhỏ, hãy cảm ơn con và dành tặng cho con những lời khen tích cực. Hoặc nếu ba mẹ nhận được sự giúp đỡ từ một người khác, hãy nói lời cảm ơn trước mặt con và cho con thấy tầm quan trọng của việc này. Tương tự, nếu ba mẹ có lỡ làm tổn thương con, hãy chân thành bày tỏ xin lỗi tới con. Để con trẻ hiểu rằng ai cũng cần phải nói lời cảm ơn – xin lỗi.

Việc làm tấm gương cho con sẽ giúp chúng hình thành một cách tự nhiên những hành vi đúng đắn và tạo ra một môi trường tích cực, lý tưởng để trẻ có thể học hỏi và phát triển khả năng giao tiếp xã hội tốt hơn. Nếu ba mẹ không làm tốt điều này thì với sự quan sát tinh ý của trẻ nhỏ sẽ thắc mắc tại sao người lớn không làm mà bắt mình phải làm.

Dạy trẻ nói lời xin lỗi cảm ơin năm 2024
Ba mẹ hãy làm tấm gương dạy con kỹ năng sống cảm ơn xin lỗi

Xem thêm: Kỹ năng sống xếp hàng chờ đến lượt VĂN MINH cho trẻ

Hãy để con hiểu lý do con cần cảm ơn hay xin lỗi

Khi ba mẹ dạy con nói lời cảm ơn – xin lỗi, hãy giải thích cho trẻ lý do tại sao con cần nói cảm ơn – xin lỗi trong trường hợp này. Ví dụ, khi ba mẹ dạy con nói lời cảm ơn, hãy cho trẻ hiểu đó là cách để thể hiện sự biết ơn và tôn trọng người khác. Khi ba mẹ dạy con nói lời xin lỗi, hãy giải thích cho trẻ biết rằng đó là cách để nhận trách nhiệm và sửa chữa sai lầm của mình, giúp duy trì mối quan hệ với người khác.Khi nhận được quà tặng, con nên nói “cảm ơn”, hoặc khi gây ra phiền toái cho người khác, con nên nói “xin lỗi”.

Dạy trẻ nói lời xin lỗi cảm ơin năm 2024
Ba mẹ dạy cho con hiểu lý do con cần cảm ơn – xin lỗi

Nói thôi chưa đủ, cần nói lịch sự, lễ phép

Việc dạy trẻ biết cảm ơn và xin lỗi chỉ là bước đầu tiên trong việc giúp trẻ phát triển kỹ năng sống. Sau khi trẻ đã hiểu được tầm quan trọng của việc nói lời cảm ơn và xin lỗi, ba mẹ cần hướng dẫn trẻ cách nói chúng một cách lịch sự và lễ phép.

Ba mẹ nên khuyến khích trẻ sử dụng những từ ngữ lịch sự như “xin chân thành cảm ơn” thay vì chỉ nói “cảm ơn”. Khi trẻ nói lời xin lỗi, hãy hướng dẫn trẻ sử dụng các từ ngữ lịch sự và chân thành như “mình xin lỗi vì đã gây phiền toái cho bạn” thay vì chỉ nói “xin lỗi”.

Ngoài ra, ba mẹ cũng cần lưu ý đến ngôn ngữ cơ thể và thái độ của con khi nói lời cảm ơn – xin lỗi. Ba mẹ hướng dẫn trẻ cách đứng thẳng, nhìn thẳng vào mắt người mình đang nói chuyện và cử chỉ nhẹ nhàng, lịch sự. Đây cũng là một bài học quan trọng khi rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho trẻ.

Khen ngợi, khuyến khích khi dạy trẻ biết nói lời cảm ơn xin lỗi

Ba mẹ đều biết con trẻ rất thích được khen ngợi khi làm tốt điều gì đó và lần sau chúng sẽ làm lại điều đó để chờ đợi sự khen ngợi từ ba mẹ. Vì vậy, anh chị hãy dành chút thời gian khen ngợi con sau khi con nói cảm ơn – xin lỗi người khác. Hãy cho con thấy sự đánh giá cao của ba mẹ với những lời cảm ơn và xin lỗi của trẻ. Bên cạnh đó ba mẹ cũng cần nói những lời khuyến khích trẻ, phát huy tốt hơn cho lần sau “Hôm nay con ngoan lắm, ba mẹ rất đánh giá cao câu xin lỗi của con, lần sau mình làm tốt hơn nữa nha”

Dạy trẻ nói lời xin lỗi cảm ơin năm 2024
Ba mẹ hãy khen ngợi, khuyến khích trẻ khi con tự giác nói cảm ơn – xin lỗi

Giúp con “đối phó” với cảm xúc của mình khi xin lỗi

Khi con xin lỗi, đôi khi trẻ còn cái tôi cao và có thể cảm thấy sợ, bối rối hoặc đang phòng thủ, bực tức, ương bướng, cũng có thể là trẻ chưa có kỹ năng sống từ chối. Đây là cơ hội để ba mẹ giúp trẻ “đối phó” với cảm xúc của mình bằng cách:

  • Hãy cho trẻ biết rằng ba mẹ hiểu và ủng hộ trẻ trong quá trình xin lỗi của con
  • Hãy cho trẻ biết rằng con đang học hỏi và trưởng thành thông qua việc giải quyết tình huống và xin lỗi của mình
  • Hãy động viên trẻ và tạo niềm tin cho trẻ rằng việc xin lỗi là điều tốt và nó giúp con có tinh thần lễ phép và tôn trọng người khác
    Dạy trẻ nói lời xin lỗi cảm ơin năm 2024
    Giúp con “đối phó” với cảm xúc của mình khi xin lỗi

Xem thêm: Dạy trẻ cảm xúc sợ hãi, cách đối diện với hiệu ứng tiêu cực

Có thái độ trung lập khi con có xung đột

Hầu hết khi tình huống xảy ra, ba mẹ đều có hai thái cực – phòng thủ trước hành vi của con mình hoặc đổ lỗi cho con và ủng hộ người khác. Đây đều không phải lý tưởng tốt; ba mẹ nên giải thích cho con hiểu ai là nguyên nhân gây lỗi không quan trọng, bây giờ 2 người cùng xin lỗi nhau để giải quyết vấn đề trong hòa bình. Có thể nó không bình đẳng nhưng ba mẹ cần giải thích cho con trẻ hiểu rằng xung đột thường xảy ra khi có hai người tham gia, cả hai đều góp phần vào việc đó.

Dạy trẻ nói lời xin lỗi cảm ơin năm 2024
Ba mẹ cần giữ thái độ trung lập khi con có xung đột

Dạy con kỹ năng sống nói lời cảm ơn theo nhiều cách!

Ba mẹ hãy dạy con rằng cảm ơn người khác không chỉ qua mỗi lời nói. Chúng ta có thể bày tỏ lời cảm ơn thông qua việc tặng món quà cho người mình có ơn, hoặc con có thể giúp đỡ lại họ khi người đó gặp khó khăn. Con có thể cảm ơn qua bất kể hình thức nào miễn là con thấy tự tin, thoải mái.

Xem thêm: 12+ kỹ năng sống lịch sự khi đến nhà người khác dành cho bé

Dạy trẻ biết cảm ơn và xin lỗi đúng cách không phải là điều dễ dàng. Qua bài viết UPO hy vọng phần nào có thể giúp ba mẹ hiểu được tầm quan trong của việc dạy trẻ nói cảm ơn – xin lỗi và những phương pháp dạy con nói cảm ơn – xin lỗi chân thành, hiệu quả mà ba mẹ có thể áp dụng dễ dàng.

Bên cạnh việc rèn kỹ năng sống cho trẻ mầm non, ba mẹ cũng nên giáo dục trẻ về thái độ, tư duy sống của con. Ba mẹ có thể tham khảo khóa học KidUP của trường đào tạo kỹ năng UPO giúp trẻ khai phá tư duy, đào tạo cho trẻ kỹ năng sống cần thiết, tư duy khai phóng để trẻ có cái nhìn đúng đắn hơn, tự giác hơn; biết ơn ba mẹ nhiều hơn.

Đăng ký khoá học KidUP NGAY

Dạy trẻ nói lời xin lỗi cảm ơin năm 2024

Tác giả/Tham vấn: LÊ ĐẶNG MINH NHẬT

Founder - CEO Công Ty CP Tiềm Năng Vô Hạn UPO

Thầy Lê Đặng Minh Nhật là nhà đào tạo, nhà nghiên cứu tâm lý giáo dục vời hơn 10 năm giảng dạy và đào tạo hơn 30.000 học viên toàn quốc. Thầy cũng là nhà huấn luyện và tư vấn cho đội ngũ nhân sự và khách hàng của các tập đoàn và doanh nghiệp: FPT, PQC hospitality, J&T express, Amyra, ILA, RMIT, AIA EXCHANGE, Chubb Life, Global Media…

"Giáo dục nào đâu phải là quần áo để khoác lên cho đẹp, bởi giáo dục vốn dĩ là khơi dậy cái đẹp từ bên trong mỗi đứa trẻ" chính là châm ngôn của thầy trong giáo dục con trẻ.

Tại sao phải nói cảm ơn và xin lỗi?

Việc nói cảm ơn và xin lỗi không chỉ đánh giá phẩm hạnh và đạo đức của con người, mà còn giúp cho xã hội trở nên tốt đẹp hơn. Việc xin lỗi khi sai lầm và cảm ơn khi được giúp đỡ là một cách tối thiểu để thể hiện lòng biết ơn và đạo đức của con người.nullNghị luận về văn hóa cảm ơn và xin lỗi chọn lọc hay nhấtluatminhkhue.vn › nghi-luan-ve-van-hoa-cam-on-va-xin-loinull

Nói gì khi người khác cảm ơn?

My pleasure – Đây là vinh dự của tôi. Don't mention it – Không có vấn đề gì đâu. You're most welcome – Anh khách sáo quá/ Không có gì (dùng được trong đời thường lẫn cuộc sống) I'm glad I could help – Tôi rất vui vì có thể giúp đỡ anh.nullCách Cảm Ơn Và Đáp Lại Lời Cảm Ơn Bằng Tiếng Anh - Aromaaroma.vn › cam-on-va-dap-lai-loi-cam-on-trong-tieng-anhnull

Làm sao để cảm ơn người khác?

Cách nói lời cảm ơn hay, chân thành.

Trực tiếp nói ra lời cảm ơn đơn giản, chân thành. Đây là cách nhanh nhất để thể hiện sự biết ơn ngay tại thời điểm nói đối với người khác. ... .

Viết thư cảm ơn. ... .

Tặng một món quà nhỏ ... .

Làm thơ thay lời cảm ơn. ... .

Hẹn gặp mặt. ... .

Đãi họ một bữa ăn. ... .

Cảm ơn bằng cách lắng nghe chân thành. ... .

Đền đáp sự giúp đỡ.

Cảm ơn nghĩa là gì?

Từ dùng trong lời nói lịch sự, để bày tỏ sự cảm kích với người đã làm việc gì đó cho mình, hoặc để nhận lời hay từ chối điều gì.nullcảm ơn – Wiktionary tiếng Việtvi.wiktionary.org › wiki › cảm_ơnnull