Tổ của người bắc là từ gì của miền nam năm 2024

Mình có dịp theo cô bạn ra Bắc quê của cổ chơi. Mình phát hiện 1 chuyện. Ngoài Bắc họ gọi nhau chỉ bằng tên (bà Nga, bác Thắng, cụ Sơn) thôi chứ không gọi bằng thứ. Chẳng những anh chị, cô dì chú bác mà còn cả ông bà cụ kị cũng vậy. Mình hỏi cô bạn sao lại kỳ vậy, gọi vậy chẳng phải là kiêng kỵ, phạm thượng sao! Cô ấy trả lời rằng đó là bình thường mà, xưa giờ vậy. Mình mắc cười nói lạ quá.

Cô bạn ấy lại theo mình về miền Tây chơi. Chơi đâu một thời gian dài cô ấy phát hiện ra xóm mình có tới 5 bà Hai. Mỗi lần nói chuyện nhắc tới bà Hai là cô ấy phải hỏi lại là bà Hai nào. Rồi thắc mắc sao không gọi tên luôn cho tiện mà cứ gọi bằng thứ, có 5 bà Hai, 3 ông Tư, 2 ông Năm chả biết ai là ai. Mình nói không được, gọi thẳng tên là vô lễ đó. Xưa giờ gặp mấy ông bà là anh chị em của ông bà nội ngoại hay ông bà cố, sơ làm sao mà dám gọi thẳng tên ra được mèn đét ơi. Muốn gọi cũng có biết tên đâu mà gọi.

Sau đó mình và cô ấy hay tranh luận về vấn đề này. Nếu thống nhất thì không biết gọi cách nào là "hay" hơn?! Mọi người ở đây có ai thắc mắc giống mình không? Mình người Nam, cảm thấy gọi bằng thứ (anh Sáu, cô Ba, dượng Bảy) nó thân thương, trìu mến, tình cảm gì đâu. Mà mỗi lần gọi bà Hai, ông Tư đều y như rằng bị cô bạn người Bắc này hỏi bắt chẹt lại là bà Hai nào, ông Tư gì; mình trả lời à là bà Hai Chiến, là ông Tư Xem xong cổ hỏi tiếp có mệt không? Mình nói 'không' và cười.

Tổ của người bắc là từ gì của miền nam năm 2024
(Cô bạn đã rủ mình đi 1 chuyến đến Cột cờ Lũng Cú-Hà Giang nhớ mãi không quên)

Tổ của người bắc là từ gì của miền nam năm 2024

  • 2

    Cô bạn đã rủ mình đi 1 chuyến đến Cột cờ Lũng Cú-Hà Giang nhớ mãi không quên

Rồi kết quả ra sao?

Bài đã được tự động gộp: 29/10/21

cô ấy phát hiện ra xóm mình có tới 5 bà Hai

Phát hiện ra năm bà Hai và hai bà Năm, 3 cô Sáu và sáu cô Ba. Từ đó cô ấy không hỏi gì thêm nữa =))

Lần chỉnh sửa cuối: 29/10/21

  • 3

Tại vì người Nam có tật sợ kỵ huý (các vua triều Nguyễn). Gọi trại hoài mất công cho nên gọi thứ luôn cho tiện.

Đùa thôi. Nguyên do chính là trong Nam mấy cha nội hay lợi dụng gọi tên con cháu để chửi xéo quan chức. Sau một thời gian, quan chức mới ra lệ không thành văn, bắt khải kiêng cữ tên quan, tên gia đình quan, bố mẹ quan, bố mẹ vợ quan,... Một đống quan, một đống họ hàng quan xong thì còn chỗ nào để gọi tên thật nữa. Thế là bắt buộc phải gọi thứ.

Quên mất, cần phải chú thêm chỗ này: Bảo người Nam chỉ gọi thứ thì không hoàn toàn đúng. Rất nhiều trường hợp thứ đi với tên: Cô Ba Trà, Anh Sáu Tửng,...

Lần chỉnh sửa cuối: 29/10/21

  • 4

Văn hóa vùng miền thôi mà.

Nếu "kỳ" trong "kỳ lạ" thì không ý kiến, nếu "kỳ" trong "kỳ kỳ"... thì dễ gây hiểm nhầm.

Tên, tự nhiệm vụ của nó để được gọi lên, và hãnh diện mỗi khi được gọi lên. Ngược lại mới gọi là "kỳ lạ".

Tổ của người bắc là từ gì của miền nam năm 2024

  • 5

Phong tục như thế nào thì ứng xử thế ấy. Nếu thắc mắc chuyện khác nhau giữa phong tục bắc nam thì thắc mắc cả đời không hết.

  • 6

Kết quả là "Cô bạn ấy lại theo mình về miền Tây chơi. Chơi đâu một thời gian dài..."

Nguyên do chính là trong Nam mấy cha nội hay lợi dụng gọi tên con cháu để chửi xéo quan chức. Sau một thời gian, quan chức mới ra lệ không thành văn, bắt khải kiêng cữ tên quan, tên gia đình quan, bố mẹ quan, bố mẹ vợ quan,... Một đống quan, một đống họ hàng quan xong thì còn chỗ nào để gọi tên thật nữa. Thế là bắt buộc phải gọi thứ.

Điều này con mới biết luôn. Cảm ơn bác.

Nếu "kỳ" trong "kỳ lạ" thì không ý kiến, nếu "kỳ" trong "kỳ kỳ"... thì dễ gây hiểm nhầm. Tên, tự nhiệm vụ của nó để được gọi lên, và hãnh diện mỗi khi được gọi lên. Ngược lại mới gọi là "kỳ lạ".

Tất nhiên là kỳ lạ rồi bác. Tên, tự nhiệm vụ của nó để được gọi lên, và hãnh diện mỗi khi được gọi lên => không đúng với địa phương quê nội quê ngoại con đâu. Gọi thẳng tên là hỗn, phải né.

Phong tục như thế nào thì ứng xử thế ấy.

Có lẽ việc này đúng là 1 phong tục vùng miền thiệt anh ạ.

  • 7

Cũng có thể là do văn hóa người Quảng Đông hay người Triều Châu ảnh hưởng. Dễ thấy người Hoa hay dùng thứ tự trong xưng hô điển hình như nhị đệ, tam đệ, nhị ca, tam ca... Hay trong miền Nam, cha mẹ được gọi là tía - má mà theo các nhà văn hóa là do ảnh hưởng từ cách gọi cha mẹ trong tiếng Quảng hay Tiều gì đó.

Sự ảnh hưởng này có thể bắt nguồn sâu xa từ thời Trịnh - Nguyễn phân tranh. Ông Đào Duy Từ - kiến trúc sư tư tưởng cho công cuộc lập quốc chúa Nguyễn đã chủ trương ly khai triệt để không chỉ bằng đắp thành lũy mà còn cả trong văn hóa, tập quán, trang phục, văn nghệ.... Và vì không thể ta ra ngay một nền văn hóa riêng nên ông tham khảo văn hóa công đồng người Hoa bất mãn chế độ nhà Thanh trốn qua nước ta.

Thậm chí là ông Từ còn khai sinh ra hình thức văn nghệ "Hát tuồng" có lẽ nhằm thay thế cho những hình thức văn nghệ Đàng Ngoài (hát chèo...). Nếu các bạn có đủ sự tinh ý thì dễ thấy đây là phiên bản Việt hóa của hình thức kinh kịch Trung Hoa với nét đặc trưng không thể lẫn vào đâu ở bộ điệu, trang phục và đặc biệt nhất là hình thức vẽ mặt nhân vật.

Ảnh hưởng văn hóa này còn thể hiện ở món thịt kho Tàu (Tàu = China) xuất hiện trong mâm cơm Tết truyền thống người miền Nam nhưng lại khá xa lạ với người miền ngoài.

  • 8

    ...Phát hiện ra năm bà Hai và hai bà Năm, 3 cô Sáu và sáu cô Ba. Từ đó cô ấy không hỏi gì thêm nữa =))

Nhằm nhòi gì. Nói vầy thiên hạ mới ngớ ra: Ba thằng ba phải nuôi ba con ba ba. (riêng cái từ "ba phải" đã rắc rối ròi. Tuỳ theo viết hoa ra sao mà hiểu khác nhau)

Nhớ hồi xưa, mới ra Bắc, mấy cô ngoài ấy giả tiếng Nam chọc. Mình thách lại giọng Nam: Hôm qua qua nói qua qua mà qua hổng qua. Hôm nay qua hổng nói qua qua mà qua lại qua. Hoặc: Rầu rĩ râm ri râu ria ra rậm rạp. Rờ râu râu rụng rờ rún rún rung rinh. (ngày xưa người Bắc phát âm qu/w và r không rõ. Bi giờ họ quen rồi, lớp trẻ thấy phát âm bình thường)

  • 9

Không chỉ người Bắc gọi tên mà người Huế cũng gọi bằng tên.

Tui có nhỏ em dâu mới đầu cũng gọi tôi bằng thứ là "anh Hai". Sau đó một thời gian dài nó không gọi bằng thứ nữa mà chuyển sang gọi bằng tên. Nó là người miền Tây.

  • 10

    Gọi thẳng tên là hỗn, phải né.

Vậy thì căng nhỉ. Lúc đi làm thẻ căn cước công dân, đi tiêm vắc xin phải đi một mình hoặc đợi mọi người về hết rồi.

  • 11

Tôi mới vừa hỏi ông anh tôi. Ông ta đưa ra một giả thuyết khá thú vị. Lưu ý là ở đây, trừ phi đưa ra được bằng chứng từ sử gia hay gia gì đó thời xưa chép lại thì hầu hết các giải thích đều là giả thuyết. Có chăng là kiểu giải thích nào dễ thuyết phục hơn thôi.

Theo lập luận đất lề quê thói thì người Nam tin vào cái dị đoan ma quỷ lựa người để bắt hồn hơn người Bắc. Trước khi quý vị nhảy cẫng lên thì tôi xin minh định rõ là dị đoan thì khó mà nói ai hơn ai, Tây nó chưa chắc đã ít hơn ta. Chỉ khác nhau là cái dị đoan đặt nhiều ở chỗ nào thôi.

Và theo lập luận "ma quỷ bắt hồn" thì người Nam có hai lệ khác hẳn người Bắc: 1. tránh gọi bằng tên, mục đích để tránh ma quỷ nhận ra người nó muốn bắt. 2. tránh chỉ đích con cả. Mục đích là nếu ma quỷ rình bắt đứa con đầu lòng thì chúng cũng chẳng biết đâu mà rờ. (trái với lập luận chung của người Nam rằng người ta tránh cái "cả" vì tôn trọng người cha)

Lưu ý là giả thuyết này hoàn toàn nghịch với giả thuyết "theo lệ người Tầu". Người Tầu có thể gọi thứ nhưng không hề kiêng cử "tài có" (anh cả). Trừ phi khi người cha trong gia đình còn đó thì từ "cú lũ" (đầu đàn) giành cho người cha. Tôi lúc nhỏ chơi với người Tầu nhiều nhưng cũng thấy có gia đình gọi theo thứ, và gia đình gọi theo tên. Thậm chí, hầu hết các gia đình gọi theo thứ thì còn có lệ gọi thứ tự con trai con gái riêng. Ví dụ, bạn vào một nhà người Quảng thấy họ gọi tài có và tài ché thì không có nghĩa tài ché là vợ của tài có (tài sủ mới là vợ tài có).

  • 12

    Tổ của người bắc là từ gì của miền nam năm 2024
    Vậy thì căng nhỉ. Lúc đi làm thẻ căn cước công dân, đi tiêm vắc xin phải đi một mình hoặc đợi mọi người về hết rồi.

Thớt nói thiếu nhiều trường hợp. Đâu phải câu chuyện cứng nhắc như vậy.

Tác giả "Đời Cô Lựu" chắc là người Bắc? Và đáng lẽ người Nam thì vở tuồng này phải tên là "Đời Cô Hai Lựu"? Còn "Cô Lành Cầu Bông" thì sao?

Nếu bảo cần ở bậc cao mới được kính trọng tránh gọi tên thì những tên như Ngã Ba Ông Tạ, Đồng Ông Cộ, Cù Lao Ông Chưởng chắc do người Bắc đặt? Thớt ở Mỹ tho thì có lẽ đã nghe qua Đìa Ông Khánh?

Đọc tiểu thuyết sẽ thấy những truyện bối cảnh miệt dưới thì hầu hết là cô Hai X, cậu Ba Y; nhưng những truyện bối cảnh SG thì chưa chắc.

Tổ của người bắc là từ gì của miền nam năm 2024

  • 13

Nới rọng ra 1 chút xíu: Người bắc gọi người được sinh đầu (lòng) là cả; Người nam gọi là anh/chị hai Nhưng anh cả, anh hai cả hai đều là anh cả.

  • 14

    Nới rọng ra 1 chút xíu: Người bắc gọi người được sinh đầu (lòng) là cả; Người nam gọi là anh/chị hai Nhưng anh cả, anh hai cả hai đều là anh cả.

Hình như bác sửa lời của người ta rồi. Vợ cả vợ hai, cả hai đều là vợ cả. (Tự Lực Văn Đoàn)

Tiếng Việt, từ "cả" trong ngữ cảnh so sánh có nghĩa là cao, lớn (chí cả, kẻ cả). Vì vậy, theo thứ hạng thì cả là trước tiên, hai là kế đó. Ở bài

11 tôi có nói quan niệm chung người ta cho rằng trong Nam tránh gọi con đầu là cả bởi vì muốn nhường ngôi vị đầu đàn cho người cha. Quan niệm dị đoan thì cho rằng trong Nam tránh nêu đích thị ngôi này vì sợ ma quỷ bắt người con đầu tiên.

Tổ của người bắc là từ gì của miền nam năm 2024

  • 15

Tôi lại nghe đồn rằng không gọi con cả, anh cả, chị cả vì muốn tránh tên Hoàng tử Cảnh (hoặc Cả). Nhưng đã là nghe đồn, truyền thuyết, giả thuyết, giả định, ... thì tôi chẳng tin cái nào.

  • 16

Theo một giả thuyết mà tôi thấy thuyết phục nhất thì dân ta vốn coi trọng việc thờ cúng và chăm sóc mộ phần tổ tiên. Trọng trách nầy đặt vào con cả. Bởi thế trong những thế hệ người Bắc đầu tiên di dân vào Nam đa phần là con thứ bởi những anh cả của họ phải ở lại quê hương để thực hiện nghĩa vụ thiêng liêng trên. Do vậy thế hệ người Việt ở Đàng Trong đầu tiên quy ước trong nhà không có anh cả nhằm ghi nhớ người anh lớn nhất đã phải ở lại quê hương thực hiện trọng trách nầy và quy ước này được truyền tiếp về sau.

Đào Duy Từ - một danh nhân có công khai quốc ở đàng trong sinh ra ở xứ Thanh Hóa. Cha mẹ ông vốn là đào hát và vì gốc gác này mà ông bị đánh trượt (vướng lý lịch) dù đậu tới Á Nguyên, điều khiến mẹ ông phẫn uất phải tự vẫn. Ông phẫn chí vào Nam đi chăn trâu chờ thời. Có lẽ đây chính là điều đã hun đúc tư tưởng phân ly triệt để với Đàng Ngoài - nơi đã để lại cho Từ những ký ức đau đớn. tủi nhục. Tôi đặt ra giả thuyết là khi ông Từ tiếp xúc với đông đảo người Hoa bất mãn với nhà Thanh di cư tới Đàng Trong, ông tìm được sự đồng cảm với họ vì chung hoàn cảnh phải rời bỏ quê hương. Và có thể ông có thiện cảm với văn hóa người Minh Hương nên đã chủ định đem nền văn hóa này thành nền tảng văn hóa Đàng Trong với công cuộc tạo ra một đất nước mới, một nền văn hóa mới.

Di sản tư tưởng tạo bản sắc riêng cho Đàng Trong bằng cách học hỏi văn hóa người Minh Hương của Đào Duy Từ không chỉ thể hiện ở môn hát tuồng (copy từ kinh kịch Trung Quốc) mà còn định hình trang phục cho người dân nơi đây. Một chuyên gia về trang phục cổ nhắc đến một sự kiện hy hữu là năm 1776 chúa Trịnh vào chiếm Thuận Hóa, có ra chỉ dụ bắt buộc dân chúng không được ăn mặc như người Trung Quốc, mà phải ăn mặc trở lại như Đàng Ngoài của triều Lê - Trịnh. Các anh chị có thể đọc nguyên văn sự việc này theo link sau.

Lần chỉnh sửa cuối: 29/10/21

Tổ của người bắc là từ gì của miền nam năm 2024

  • 17

Anh em bình phẩm vậy có gì đó chưa ổn với dân Bắc. Thực ra, dân Bắc ngày xưa cũng kỵ húy chứ, nhưng cách gọi của người Bắc lại khác: Người ta gọi tên theo con cháu trưởng hàng thấp nhất (Hàng chấp nhận gọi tên húy, nếu không có trai thì hàng bố mẹ gọi theo con gái còn ông bà trở lên gọi theo tên bố) Ví dụ: Nhà nọ là trưởng tộc và có cháu đích tôn tên là Hải sẽ gọi như sau Vợ chồng Hải sẽ gọi là cô chú anh chị Hải Bố mẹ Hải sẽ gọi bằng ông bà cô chú Hải. Ông bà Hải sẽ gọi bằng cụ Hải.... Vậy nên thời bé mình không biết tên tục ông bà nội, mãi lớn lên tiếp cận hồ sơ mới biết. Nhưng người Bắc sớm tiếp cận thời kỳ tem phiếu, phân phối và phức tạp quản lý nhân khẩu thời chiến tranh cách gọi này gây ra nhầm lẫn. Người ta tiếp cận cách gọi trực tiếp tên tục và xuất trình giấy tờ tùy thân nhiều dần rồi quen gọi trực tiếp tên tục. Đùa chút, người Bắc chửi : "Cả lò, cả ổ cái đứa ăn cắp gà nhà bà!!!!" (Hải đi ăn trộm thì cả họ nghe chửi)

Lần chỉnh sửa cuối: 30/10/21

Tổ của người bắc là từ gì của miền nam năm 2024

Tổ của người bắc là từ gì của miền nam năm 2024

  • 19

Lấy vợ hơn 1 năm , Vẫn ko nhớ cô 2, cô 3, dì 4 nào cả.

  • 20

    Tổ của người bắc là từ gì của miền nam năm 2024

việc ưu ái này có áp dụng nghĩa vụ đi lính không bác nhỉ, trước có đọc 1 bộ truyện tranh của Nhật, thấy bên Nhật con cả nhất là trưởng họ thì ưu tiên đi lính trước