Dđường số 6 là đường nối liền ahi tỉnh nào

Dịp lễ vừa rồi chắc là nhiều anh em Tinh tế đi chơi đi du lịch bằng đường bộ, vậy thì chúng ta hãy cùng tìm hiểu một chút về các định nghĩa thế nào là đường quốc lộ, đường Tỉnh, đường Huyện, và AH1 là gì nhé.

Theo định nghĩa của Luật Giao thông đường bộ 2008 và Nghị định số 11/2010/NĐ-CP thì:

  • Quốc lộ (QL) là đường nối liền trung tâm hành chính cấp tỉnh của 3 địa phương trở lên; hoặc đường nối liền từ cảng biển quốc tế / cảng hàng không quốc tế đến các cửa khẩu quốc tế; hoặc đường có vị trí đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển KT-XH của vùng, khu vực đó.

Ký hiệu của đường quốc lộ là QL.x ghi trên bảng trắng, chữ đen (QL ghi hoa, chữ và số phía sau là tên của đường quốc lộ, cách nhau bằng dấu chấm) ví dụ QL.1A / QL.13 / QL.20

Dđường số 6 là đường nối liền ahi tỉnh nào
Một đoạn QL.14

  • Đường Tỉnh (ĐT) trước đây chúng ta hay gọi là tỉnh lộ, là đường nối trung tâm hành chính của tinh với trung tâm hành chính của huyện hoặc nối với trung tâm hành chính của tỉnh lân cận; đường có vị trí quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Ký hiệu là ĐT.x ví dụ ĐT.410 / ĐT.499 / ĐT.999

  • Đường Huyện (ĐH) là đường nối trung tâm hành chính của huyện với trung tâm hành chính của xã, cụm xã hoặc trung tâm hành chính của huyện lân cận; đường có vị trí quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện.

    Ký hiệu của đường huyện là ĐH.x

  • Đường Xã (ĐX) là đường nối trung tâm hành chính của xã với các thôn, làng, ấp, bản và đơn vị tương đương hoặc đường nối với các xã lân cận, đường có vị trí quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của xã.

Ký hiệu của đường xã là ĐX.x

  • Đường cao tốc (CT) là đường dành cho xe cơ giới, có dải phân cách chia đường cho xe chạy hai chiều riêng biệt; không giao nhau cùng mức với một hoặc các đường khác; được bố trí đầy đủ trang thiết bị phục vụ, bảo đảm giao thông liên tục, an toàn, rút ngắn thời gian hành trình và chỉ cho xe ra, vào ở những điểm nhất định. Ký hiệu là CT.x ví dụ CT.07 / CT.04 / CT.02 / CT.01 - ghi trên bảng màu vàng, chữ đen

Dđường số 6 là đường nối liền ahi tỉnh nào
Quy hoạch các tuyến Cao Tốc ở Việt Nam

  • AH gọi là đường bộ xuyên Á - viết tắt của Asian Highway và là hệ thống đường bộ đối ngoại, kết quả của các hiệp định mà Việt Nam đã ký kết với các nước Asean. Vì vậy tất cả các tuyến AH đều dẫn tới các cửa khẩu quốc tế đường bộ, dẫn đến các quốc gia khác thuộc khối Asean.
  • Hiện nay ở VN có 8 tuyến đường thuộc một phần của Asian Highway (AH) là AH1, AH13, AH14, AH15, AH16, AH17, AH131 và AH132. Bảng hiệu AH ở VN sử dụng mẫu của Thái Lan, nền bảng màu xanh dương, chữ trắng.
  • AH1: Nối Tokyo (Nhật Bản) đến Thổ Nhĩ Kỳ - chiều dài 20.557km Khi đi qua Việt Nam, AH1 trùng với hầu hết tuyến đường QL.1A - bắt đầu từ của khẩu Hữu Nghị ở Lạng Sơn đi đến TP HCM, sau đó tiếp nối với QL.22 để đi cửa khẩu Mộc Bài, Tây Ninh. Chính vì vậy mà đường QL.22 còn có tên khác là đường Xuyên Á.
  • AH13: Nối Hà Nội (VN) với Nakhon Sawan (Thái Lan) - chiều dài 1429km
  • AH14: Nối TP Hải Phòng (VN) với Mandalay (Myanmar) - chiều dài 2077km
  • AH15: Nối TP Vinh (Nghệ An) với Udon Thani (Thái Lan) - chiều dài 566km
  • AH16: Nối TP Đông Hà (Quảng Trị, Việt Nam) với Tak (Thái Lan) - chiều dài 1032km
  • AH17: Nối TP Đà Nẵng (Việt Nam) với TP Vũng Tàu (VN) - chiều dài 980km
  • AH131: Nối TX Kỳ Anh (Hà Tĩnh) với Lào
  • AH132: Nối Quảng Ngãi với Lào

Quốc lộ 1A dài 2.482 km là con đường huyết mạch quan trọng nhất của Việt Nam và là đường quốc lộ dài nhất Việt Nam.

Quốc lộ 1A bắt đầu (km 0) tại cửa khẩu Hữu Nghị trên biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc và kết thúc tại thị trấn Năm Căn, tỉnh Cà Mau. Đây là tuyến đường quan trọng hàng đầu Việt Nam, nối liền 4 thành phố lớn là Hà Nội – Đà Nẵng – TP HCM – Cần Thơ. Vậy bạn có biết Quốc lộ 1A đi qua tổng cộng bao nhiêu tỉnh, thành?

A Pa Chải được mệnh danh là "1 con gà gáy cả 3 nước đều nghe thấy" và là mục tiêu chinh phục của không ít các phượt thủ nơi có cột mốc số 0. Khi mua vé máy bay đi Điện Biên, du khách đừng quên ghé thăm A Pa Chải để trải nghiệm được cảm giác mới lạ, khá mạo hiểm nhưng cũng không kém phần lí thú. A Pa Chải nằm ở độ cao 1864 m so với mực nước biển. Đây là nơi sinh sống của người dân tộc Hà Nhì và một số dân tộc thiểu số khác. Theo tiếng Hà Nhì A Pa Chải có nghĩa là “vùng đất bằng phẳng, rộng lớn”. Khoảng cuối tháng 10 âm lịch, sau khi thu hoạch xong vụ lúa người dân Hà Nhì khá thư nhàn. Các già làng, trưởng bản và cán bộ xã sẽ họp để thống nhất một ngày ăn Tết chung. Nếu đến đây vào dịp này, du khách sẽ được trải nghiệm cái Tết khó quên cùng người dân bản địa. Cột mốc 1378 Nếu cột mốc số 0 A Pa Chải là khởi đầu của đường biên giới Việt – Trung thì cột mốc số 1378 chính là cột mốc cuối cùng. Cột mốc này có vị trí đặc biệt khi nằm ở cửa sông Bắc Luân trên hòn Dậu Gót, trong cụm đảo nhỏ thuộc mũi Sa Vĩ thuộc phường Trà Cổ, thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh.

Dđường số 6 là đường nối liền ahi tỉnh nào

Mốc hình trụ được xây khá cao, để không bị chìm khi thủy triều lên. Trên đỉnh của mố trụ là một cột mốc đá hoa cương theo đúng hình mẫu của các cột mốc khác trên đất liền, cũng có hai mặt, mỗi bên đánh số và viết bằng ngôn ngữ quốc gia. Quá trình xây lại gian nan vì nền đất yếu. Từ ngày 18/11/2009 đến nay, cột mốc 1378 đứng vững giữa biển cả bao la. Ra đến được cột mốc này không phải chuyện đơn giản. Trước hết, bạn phải được Bộ chỉ huy bộ đội biên phòng tỉnh Quảng Ninh cấp phép, sau đó đồn biên phòng trực tiếp quản lý cột mốc sẽ sắp xếp thời gian và cử cán bộ đưa bạn đi. Đến đê Tràng Vỹ và sau nửa giờ đò máy, bạn sẽ ra đến cột mốc tròn to có 3 vạch sơn đen, vàng, đỏ trên nền trắng. Đứng đây, bạn Cột mốc 428 Nằm cách cột cờ Lũng Cũ chừng 4 - 5 km về phía Bắc, cột mốc 428 chính là điểm đánh dấu phần lãnh thổ Việt Nam với nước bạn Trung Quốc. Đây chính là nơi con sông Nho Quế bắt đầu dòng chảy vào đất Việt thuộc địa phận bản Xéo Lủng, xã Lủng Cũ, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang.

Dđường số 6 là đường nối liền ahi tỉnh nào

Đường lên cột mốc 428 dài chỉ 2 km nhưng lại mất gần 3 tiếng đồng đi bộ vì địa hình đồi núi ngoằn nghèo, với những đoạn dốc thẳng đứng. Chính vì nằm tại vị trí khá hiểm trở với phía dưới là sông, trên là vách núi như vậy mà phải mất tới hai năm, cột mốc này mới được hoàn thành. Từ cột mốc 428, du khách dễ dàng nhìn thấy đường con sông Nho Quế nằm cách đó 2km và cột mốc 427 nằm khuất phía bên kia sườn dốc. Nhiều người sau khi kết thúc hành trình chinh phục cột cờ Lũng Cú thường lựa chọn nơi này như điểm nghỉ chân ngắm nhìn một phần đất nước. Cột mốc 79 Cột mốc 79 là cột mốc biên giới cao nhất Việt Nam, nằm ở xã Mồ Sì San, huyện Phong Thổ, Lai Châu. Cột mốc được cắm vào ngày 24/10/2004 ở cao độ gần 3.000 m, trên vùng yên ngựa của đỉnh núi Phàn Liên San. Mốc giới số 79 là mốc đơn loại nhỏ, làm bằng đá hoa cương, đặt trên đỉnh núi, tọa độ địa lý 22°4514.145" N 103°2608.476" E.

Dđường số 6 là đường nối liền ahi tỉnh nào

“Nóc nhà biên cương” này nằm ở khu vực được xem là hiểm trở nhất trên đường biên giới Việt – Trung, giữ nhiệm vụ phân chia biên giới ở tỉnh Lai Châu, Việt Nam và tỉnh Vân Nam, Trung Quốc. Để tới được đây, bạn cần có giấy phép của Bộ chỉ huy bộ đội biên phòng tỉnh Lai Châu và trình báo với đồn biên phòng Vàng Ma Chải. Cột mốc số 42 Mốc 42 sừng sững trên đỉnh Phu Xì Lùng ở độ cao 3.083m, lồng lộng gió và mây trời xanh ngắt. Đây là cột mốc cao thứ 2 Việt Nam nằm ở xã Pa Ủ, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu, do đồn biên phòng Pa Vệ Sủ quản lý.

Dđường số 6 là đường nối liền ahi tỉnh nào

Tính từ trung tâm xã Pa Vệ Sủ, đi bằng xe máy khoảng 3 giờ đồng hồ qua những con đường chênh vênh trên sườn núi mới đến được bản Sín Chải A, rồi từ đây phải bỏ lại xe máy, tiếp tục tìm đường băng rừng già, lội suối sâu, vượt núi cao, hết hai ngày trời mới đến được mốc 42. Cột mốc số 92 Từ thành phố Lào Cai, ngược dòng sông Hồng, vượt qua thị trấn Bát Xát, rồi mất khoảng 1 giờ đi xe ô tô chúng tôi đến địa phận xã A Mú Sung. Trong hành trình đến đây, bạn sẽ được tận mắt nhìn thấy những ruộng bậc thang trải rộng và dòng nước đỏ nặng phù sa miệt mài trôi của con sông Hồng.

Dđường số 6 là đường nối liền ahi tỉnh nào

Từ trung tâm xã, đi gần 20km men bờ sông Hồng sẽ gặp cột mốc số 92. Đây là điểm ngã ba giữa sông Hồng và suối Lũng Pô. Bên kia sông và suối là đất Trung Quốc. Đây cũng là điểm đầu tiên của đất Việt tiếp nhận nguồn nước từ dòng sông Hồng. Cột mốc 92 được làm bằng đá hoa cương, cắm ngày 7/12/2004 ở độ cao 114 m, do đồn Biên phòng Lũng Pô quản lý. Mốc Ngã 3 Đông Dương Ngã ba Đông Dương không chỉ nổi tiếng trong kháng chiến chống Mỹ mà nơi này ngày nay đang trở nên rất hấp dẫn du khách trên hành trình thăm Kon Tum - cực bắc Tây Nguyên Việt Nam.

.jpg)

Cột mốc không số tại ngã ba Đông Dương nằm gần cửa khẩu Bờ Y thuộc huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum, giáp ranh tỉnh Ratanakari của Campuchia, tỉnh Attapư của Lào. Đây vừa là điểm khởi đầu của biên giới Việt Nam – Campuchia, vừa là điểm kết thúc của biên giới Việt Nam – Lào. Cột mốc làm bằng đá hoa cương, đặt trên đỉnh núi có độ cao 1.086 m so với mực nước biển, là một trong hai cột mốc biên giới ghi danh ba quốc gia của nước ta. Có hình trụ tam giác, mỗi mặt quay về hướng quốc gia đó có tên nước và quốc huy trang trọng. Bất kỳ ai chạm đến đây sẽ thấy rõ cảm giác chinh phục được nơi này sau một hành trình dài và phóng tầm mắt ngắm nhìn vùng biên trù phú thực sự đáng nhớ. Cột mốc 240 Trên đường đi ngang Đồng Tháp, đừng quên ghé qua cửa khẩu Thường Phước, nơi có cột mốc 240, và đây cũng chính là nơi dòng Mekong bắt đầu chảy vào Việt Nam. Từ nơi này nhìn ra, bạn sẽ cảm nhận được sự vĩ đại của con sông đã đi qua nhiều quốc gia. Bắt đầu từ Tây Tạng Trung Quốc, sông Mekong chảy qua Lào, Myanmar, Thái Lan, Campuchia, để rồi dừng lại ở Việt Nam, rẽ ra thành 9 nhánh tạo nên dòng Cửu Long huyền thoại đã vun đắp biết bao phù sa, tạo nên sự trù phú cho cả một miền Tây Nam Bộ rộng lớn./.

Nguồn: Bienphongvietnam.vn